Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour

35 1.1K 5
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Khoa Du Lịch LỜI MỞ ĐẦU Phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, thị trường du lịch không chỉ phát triển ở từng quốc gia mà phát triển toàn thế giới. Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam cũng có được những bước tăng trưởng đáng kể, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất cũng như tinh thần. Khi cuộc sống người dân được nâng cao, họ sẽ hướng tới những nhu cầu cao hơn, và trong đó, nhu cầu đi du lịch là một nhu cầu tất yếu. Ngoài ra, chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến Việt Nam cũng như khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài để tham quan, nghỉ ngơi, giải trí và tìm cơ hội đầu tư. Chính những lý do đó đã thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển, tạo ra thị trường kinh doanh đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt bằng nhiều hình thức khác nhau qua giá cả, chất lượng dịch vụ… Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour, với mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty và thỏa mãn tối đa nhu cầu du lịch cho khách, em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour” làm luận văn tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở hệ thống lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành để xác định ưu điểm và hạn chế cũng như những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp đó, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành. Để nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp: tổng hợp, thu thập, xử lý tài liệu, so sánh, phân tích và đánh giá. Kết cấu của đề tài ngoài lời mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành. Lê Đình Hưởng – DL1307 MSV: 08C01578 1 Luận văn tốt nghiệp Khoa Du Lịch Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH thương mại và du lịch Hoàn Hảo – Tiptop tour. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour. Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Trịnh Xuân Dũng và các anh chị tại công ty TNHH thương mại và du lịch Hoàn Hảo – Tiptop tour đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Lê Đình Hưởng – DL1307 MSV: 08C01578 2 Luận văn tốt nghiệp Khoa Du Lịch CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 1.1 KHÁI NIỆM VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH 1.1.1 Khái niệm về kinh doanh lữ hành Khái niệm về lữ hành và kinh doanh lữ hành có nhiều cách tiếp cận khác nhau, để hiểu rõ khái niệm này cần đứng trên các góc độ khác nhau để xem xét. Đứng trên góc độ khách du lịch: Theo thuật ngữ của Trung Quốc: “Lữ là hành khách và hành là cuộc hành trình của khách du lịch thực hiện chuyến du lịch”. Theo khái niệm này khách thực hiện chuyến du lịch có thể tự tổ chức chuyến du lịch và cũng có thể thông qua một tổ chức hoặc một cá nhân đứng ra tổ chức chuyến du lịch mà khách du lịch phải trả tiền theo sự thỏa thuận giữa hai bên. Đứng trên góc độ kinh doanh lữ hành: xuất phát từ hoạt động du lịch, hoạt động lữ hành là một bộ phận cấu thành của hoạt động du lịch. Khác với hoạt động kinh doanh du lịch, hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ giới hạn trong sản xuất và bán các chương trình du lịch. Luật Du lịch 2005 đã đưa ra khái niệm: “Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. Theo khái niệm này có thể hiểu nội dung kinh doanh lữ hành như sau: - Có một tổ chức đứng ra xây dựng các chương trình du lịch để bán cho khách du lịch. - Làm các dịch vụ cho khách du lịch: dịch vụ về visa, hộ chiếu, dịch vụ đăng ký chỗ khách sạn, nhà hàng, vận chuyển… - Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch theo yêu cầu khách theo giá thỏa thuận giữa khách du lịch và tổ chức kinh doanh lữ hành. - Làm đại lý bán các chương trình du lịch cũng như các loại vé của phương tiện vận chuyển như máy bay, xe lửa, tàu thủy, ô tô… Lê Đình Hưởng – DL1307 MSV: 08C01578 3 Luận văn tốt nghiệp Khoa Du Lịch Doanh nghiệp lữ hành hình thành và phát triển cũng tuân thủ những quy định của Luật doanh nghiệp 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Sự hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành không ngừng phát triển phù hợp với xu thế phát triển của ngành Du lịch nói chung, từ chỉ đơn thuần làm đại lý bán sản phẩm cho các doanh nghiệp du lịch khác đến sản xuất và tổ chức bán các chương trình du lịch cho khách, đồng thời còn hoạt động trung gian bán các sản phẩm của các nhà cung ứng cho khách du lịch thông qua các hợp đồng kinh tế. 1.1.2 Sự ra đời của hoạt động kinh doanh lữ hành Cách đây gần 2 thế kỷ, Thomas Cook, một nhà du lịch và nhà kinh tế Anh đã sớm nhìn ra yêu cầu cần có các tổ chức du lịch. Năm 1841, ông đã tổ chức một chuyến tham quan đặc biệt trên tàu hỏa từ Leicester đến Lafburroy (dài 12 dặm) cho 570 khách đi dự hội nghị. Giá dịch vụ vận chuyển là 1 bảng Anh 1 hành khách, có dàn nhạc phục vụ trên tàu, thăm thành phố, khách được phục vụ bánh mì kẹp thịt và nước uống. Chuyến đi rất thành công đã mở ra dịch vụ tổ chức các chuyến lữ hành cho du khách. Năm 1864, Thomas Cook cùng con trai là Sohn Mason Cook tổ chức chương trình du lịch đến Thụy Sỹ và công ty của Thomas Cook đổi tên thành công ty “Thomas Cook and Son”. Năm 1865, công ty “Thomas Cook and Son” mở nhiều đại lý lữ hành ở nhiều nước trên thế giới và cung cấp nhiều dịch vụ cho khách, đặc biệt là thiết lập quan hệ với các hãng cung cấp sản phẩm du lịch như vận chuyển đường sắt, khách sạn và nhà hàng. Đây là một mốc đáng nhớ đánh dấu sự hình thành một loại tổ chức kinh doanh du lịch rất quan trọng, các hãng du lịch hay còn gọi là các hãng lữ hành (Travel Agency) làm cầu nối giữa khách du lịch và bộ phận phục vụ du lịch để hoạt động du lịch thuận lợi và nhịp nhàng. Cũng từ đây, ngành công nghiệp lữ hành (Travel Industry) bắt đầu hình thành. Ở Việt Nam nhu cầu đi du lịch đã xuất hiện từ thời phong kiến nhưng chủ yếu là các chuyến đi của các vua chúa, quan lại, những người hành hương chứ Lê Đình Hưởng – DL1307 MSV: 08C01578 4 Luận văn tốt nghiệp Khoa Du Lịch chưa phổ biến trong xã hội, các chuyến đi này cũng chủ yếu là tự cung, tự cấp. Cho đến ngày 09/07/1960, theo nghị định 26/CP của Chính Phủ, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập (tiền thân là Công ty Du Lịch Việt Nam) thì hoạt động kinh doanh lữ hành mới thực sự hình thành song do đất nước còn bị chia cắt và cản trở bởi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên hoạt động lữ hành thời kỳ này cũng chưa phát triển. Khi đất nước thống nhất, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, hoạt động kinh doanh lữ hành cũng chỉ phát triển trong phạm vi quốc gia và số lượng không nhiều các chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam khôi phục đất nước. Hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ thực sự phát triển vào thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường năm 1986. Thị trường kinh doanh lữ hành trở nên sôi động hơn, các doanh nghiệp đa dạng về thành phần sở hữu, về sản phẩm và chất lượng. Cầu lữ hành cũng phát triển cả ở cầu quốc tế đến và đi. 1.2 KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH 1.2.1 Khái niệm Có thể hiểu: “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch (thông tư số 715/TCDL ngày 09/07/1994)”. Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa. - Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch. Thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa. - Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận Lê Đình Hưởng – DL1307 MSV: 08C01578 5 Luận văn tốt nghiệp Khoa Du Lịch ủy thác để thực hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ghép nối các dịch vụ của nhà cung cấp đơn lẻ thành chương trình du lịch chào bán mà còn trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý lữ hành làm trung gian bán các sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng. Từ đó, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa đầy đủ như sau: “Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.” 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành 1.2.2.1 Chức năng của doanh nghiệp lữ hành Trong lĩnh vực hoạt động của mình, doanh nghiệp lữ hành thực hiện chức năng mô giới các dịch vụ trung gian, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và khai thác các chương trình du lịch khác. Với chức năng này doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ bản của hoạt động lữ hành được quy định bởi đặc trưng của sản phẩm du lịch và kinh doanh đu lịch. Còn với chức năng sản xuất, doanh nghiệp lữ hành thực hiện xây dựng các chương trình du lịch trọn gói phục vụ nhu cầu của khách. Ngoài hai chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành còn khai thác các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển. 1.2.2.2 Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành Từ các chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là tổ chức các hoạt động trung gian và tổ chức chương trình du lịch trọn gói, trực tiếp tổ chức các chương trình du lịch trọn gói cho khách: - Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành Lê Đình Hưởng – DL1307 MSV: 08C01578 6 Luận văn tốt nghiệp Khoa Du Lịch mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xóa bỏ khoảng cách giữa khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch. - Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí… thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Các chương trình du lịch sẽ xóa bỏ những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, đồng thời tạo cho họ sự an tâm tin tưởng vào sự thành công của chuyến du lịch. - Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng. 1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành Kinh doanh lữ hành là một bộ phận của hoạt động du lịch, giữ vị trí quan trọng để phát triển ngành du lịch thể hiện trên các mặt. 1.2.3.1 Đối với ngành du lịch Hoạt động lữ hành đóng vai trò quan trọng thực hiện chiến lược phát triển ngành Du lịch, nó là cầu nối giữa nhu cầu du lịch và các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch. Là một đơn vị cấu thành nên ngành Du lịch, nó có vai trò thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành Du lịch. Nếu mỗi doanh nghiệp lữ hành kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt cho toàn ngành Du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. 1.2.3.2 Đối với khách du lịch Hiện nay đi du lịch trở thành một hiện tượng phổ biến, một nhu cầu thiết yếu với mọi người. Du khách đi du lịch sẽ được tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên hơn, được sống trong môi trường tự nhiên trong sạch, được tận hưởng không khí trong lành. Đi du lịch, du khách được mở mang thêm tầm hiểu biết về văn hóa xã hội cũng như lịch sử của đất nước. Doanh nghiệp lữ hành sẽ giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu đó. - Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyến du lịch của họ. Lê Đình Hưởng – DL1307 MSV: 08C01578 7 Luận văn tốt nghiệp Khoa Du Lịch - Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình vừa phong phú hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thường thức một cách khoa học nhất. - Một lợi thế khác là mức giá thấp của các chương trình du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn có giá hấp dẫn đối với khách. - Một lợi ích không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp lữ hành giúp cho khách du lịch cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi họ quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó. 1.2.3.3 Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch. - Doanh nghiệp lữ hành cung cấp các nguồn khách lớn, đủ và có kế hoạch. Mặt khác trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa hai bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp lữ hành. - Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo khuếch trương của các doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khi khả năng tài chính còn hạn chế thì các mối quan hệ các doanh nghiệp lữ hành trên thế giới là phương pháp quảng cáo hữu hiệu trên thị trường quốc tế. 1.2.3.4 Đối với doanh nghiệp khác Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong mối quan hệ tổng thể với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Và doanh nghiệp lữ hành cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thúc đẩy các doanh nghiệp và các ngành khác phát triển thể hiện ở chỗ doanh nghiệp lữ hành sử dụng đầu ra của các ngành sản xuất khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 1.2.3.5 Đối với cư dân địa phương Kinh doanh lữ hành du lịch đưa khách du lịch đến địa phương tham quan du lịch và nghỉ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương và Lê Đình Hưởng – DL1307 MSV: 08C01578 8 Luận văn tốt nghiệp Khoa Du Lịch cộng đồng dân cư ở địa phương. Khách du lịch đến địa phương tạo nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm du lịch ở địa phương và tạo cơ hội cho địa phương khai thác mọi tiềm năng ở địa phương là sản xuất các sản phẩm để cung ứng cho khách du lịch và đặc biệt là khách du lịch quốc tế để thu ngoại tệ, đây là hình thức xuất khẩu tại chỗ đạt hiệu quả kinh tế cao. Ở địa phương có nhiều tài nguyên du lịch để hình thành các điểm và khu du lịch hấp dẫn, khách du lịch đến tham quan các điểm và khu du lịch hấp dẫn càng đông và tạo cơ hội cho cộng đồng dân cư tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập và tiếp thu nền văn minh của các dân tộc. Thông qua hoạt động quảng bá, cung cấp thông tin về phong tục tập quán nền văn hóa dân tộc, tài nguyên góp phần tạo niềm tự hào về quê hương, đất nước và dân tộc của cộng đồng dân cư ở địa phương, thiết lập quan hệ hữu nghị và đoàn kết giữa các dân tộc và giữa các quốc gia. 1.3 CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH. 1.3.1 Lao động Đối với doanh nghiệp lữ hành thì lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng trong bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào. Nó quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì chính con người là chủ thể tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp lữ hành có 2 loại lao động: - Lao động quản trị bao gồm: giám đốc doanh nghiệp, phó giám đốc doanh nghiệp, trưởng các phòng chức năng, trưởng các bộ phận tác nghiệp và các quản trị viên. - Lao động thừa hành bao gồm: nhân viên thị trường, nhân viên điều hành, hướng dẫn viên du lịch và các nhân viên khác như nhân viên kế toán, bảo vệ, lái xe… Trong hoạt động kinh doanh lữ hành thì nhân viên ở bộ phận nghiệp vụ (nhân viên thị trường, nhân viên điều hành, nhân viên hướng dẫn) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ là những người trực tiếp quyết định đến chất lượng dịch Lê Đình Hưởng – DL1307 MSV: 08C01578 9 Luận văn tốt nghiệp Khoa Du Lịch vụ và thay mặt doanh nghiệp trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, cung cấp và thỏa mãn những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu giúp cho khách hàng có ấn tượng về dịch vụ, về doanh nghiệp. Vì vậy đội ngũ lao động này phải có trình độ chuyên môn vững vàng, am hiểu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhạy bén với những thay đổi bên ngoài nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành. 1.3.2 Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật Trong kinh doanh lữ hành vốn của doanh nghiệp không chỉ đầu tư để trang trải các hao phí thiết kế chương trình du lịch, trả lương nhân viên mà còn dùng để trang bị mua sắm cơ sở vật chất kỹ thuật… phục vụ hoạt động kinh doanh lữ hành. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp bao gồm tất cả các phương tiện vật chất và tư liệu lao động để sản xuất ra toàn bộ sản phẩm dịch vụ cho khách. Việc đầu tư cơ sở vật chất hợp lý có thể giúp các doanh nghiệp lữ hành tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như điều kiện lao động và năng suất làm việc cho doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành. 1.3.3 Sản phẩm Sản phẩm trong doanh nghiệp lữ hành là các loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho du khách: Chương trình du lịch, dịch vụ cung cấp và tư vấn thông tin, đại lý du lịch… Các dịch vụ cấu thành nên sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành phần lớn được cung ứng từ các đối tác. Các hãng lữ hành sử dụng sản phẩm của hệ thống đó sản xuất ra các loại sản phẩm đặc trưng của mình nhằm cung ứng cho du khách trong hoàn cảnh không gian và thời gian xác định. Căn cứ vào tính chất và nội dung của sản phẩm lữ hành có thể chia các sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành ra làm ba nhóm cơ bản: Các dịch vụ trung gian, các chương trình du lịch trọn gói và các dịch vụ khác như: kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí, vận chuyển du lịch, khách sạn, nhà hàng. 1.3.4 Thị trường khách hàng Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Như vậy khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường lữ hành nói Lê Đình Hưởng – DL1307 MSV: 08C01578 10 [...]... info@tiptoptour.com.vn Website: www.tiptoptour.com.vn 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour được thành lập năm 2009 Chức năng của Công ty chuyên kinh doanh du lịch, khách sạn, thương mại và dịch vụ vận tải Hiện nay Công ty có hơn 15 nhân viên, cộng tác viên Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop. .. mạnh dạn trình bày Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour với mong muốn Công ty sẽ khắc phục những tồn tại và yếu kém, phát huy được những ưu điểm và thế mạnh của mình, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty Trong suốt quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour, em đã được sự giúp... tiêu đã lựa chọn Lê Đình Hưởng – DL1307 22 MSV: 08C01578 Luận văn tốt nghiệp Khoa Du Lịch CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HOÀN HẢO – TIPTOP TOUR 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1 Những dự báo về tình hình phát triển du lịch trong những năm tới Cùng... các doanh nghiệp, công ty lữ hành trong nước và nước ngoài Đây cũng là tiền đề để Công ty phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour thực hiện đầy đủ chức năng kinh doanh lữ hành của mình Trước đây công ty chủ yếu Lê Đình Hưởng – DL1307 12 MSV: 08C01578 Luận văn tốt nghiệp Khoa Du Lịch hoạt động các dịch vụ du lịch từng phần: bán... Hưởng – DL1307 11 MSV: 08C01578 Luận văn tốt nghiệp Khoa Du Lịch CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HOÀN HẢO – TIPTOP TOUR CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HOÀN HẢO Địa chỉ: Phòng 304-306, số 142 Lê Du n, Hoàn Kiếm, Hà Nội Chi nhánh VP: P 1508, CT3A, KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội Điện thoại: 0433508344 Fax: 0433120261 YM: Tiptop_ tour Email: info@tiptoptour.com.vn... một vài năm nữa Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần đầu tư mua mới và nâng cấp các trang thiết bị, đặc biệt là trang thiết bị nghe nhìn để phục vụ khách tốt hơn 3.3 CÁC KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 3.3.1 Những kiến nghị và đề xuất với Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour là một công ty mới đi vào hoạt động trong lĩnh vực du lịch. .. hạt nhân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện 3.1.2 Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty 3.1.2.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh Cùng với chủ trương phát triển du lịch đất nước, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour cũng đề ra phương hướng phấn đấu nhằm tận dụng cơ hội để đạt hiệu quả tốt nhất cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới: - Tiếp... hành của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour Từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã trải qua nhiều biến động kinh tế trong nước cũng như sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực Đến nay, Công ty là một trong những đơn vị hoạt động có uy tín về hoạt động kinh doanh lữ hành trong nước và quốc tế Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh các dịch vụ thương mại thế mạnh khác,... mới và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch (2001-2010) là yếu tố quan trọng thúc đẩy Du lịch Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour đã mang lại những kiến thức thực tế vô cùng quan trọng đối với em, một sinh viên năm cuối chuyên ngành du lịch Trước xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch. .. phục vụ kinh doanh 2.1.3.1 Nguồn vốn của công ty Bao gồm vốn kinh doanh tự có và các nguồn vốn huy động khác khi cần thiết Đây là điều kiện rất cần thiết để phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty trong hai năm vừa qua đã có những bước phát triển đáng mừng, lượng khách mà kinh doanh lữ hành đón được tăng lên đáng kể Hiện nay nguồn vốn cố định mà Công ty có . tốt nghiệp Khoa Du Lịch CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HOÀN HẢO – TIPTOP TOUR CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HOÀN HẢO Địa chỉ: Phòng. vụ… Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour, với mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty và thỏa mãn tối đa nhu cầu du lịch cho khách,. VỀ CÔNG TY 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Hảo – Tiptop Tour được thành lập năm 2009. Chức năng của Công ty chuyên kinh doanh du lịch,

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Các chỉ tiêu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan