Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến vật liệu của các chi tiết thuộc hệ thống nhiên liệu của động cơ xe máy

36 628 2
Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến vật liệu của các chi tiết thuộc hệ thống nhiên liệu của động cơ xe máy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

^ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ^ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ thuộc Đề tài: "Nghiên cứu khả năng tương thích của động cơ nổ thế hệ cũ sử dụng xăng sinh học có tỷ lệ etanol E100 lớn hơn 5%", mã số đ T.06.11/Nl SH thuộc Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 Sản phẩm 3.1: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến vật liệu của các chi tiết thuộc hệ thống nhiên liệu của động cơ xe máy Chuyên đề số: 7 Chủ nhiệm đề tài Người thưc hiện PGS.TS. Lê Anh Tuấn PGS.TS. Lê Anh Tuấn Cơ quan chủ trì Hà Nội, tháng 08 năm 2011 ĐT.06.11/NLSH MỤC LỤC Ạ Lời nói đâu 2 1. Một số tính chất lý hóa của cồn nhiên liệu và nhiên liệu xăng pha cồn 3 dùng cho động cơ xăng 2. Một số phương pháp đánh giá ảnh hưởng của xăng pha cồn tới vật 4 liệu 2.1. Một số phương pháp đánh giá ảnh hưởng của xăng pha cồn tới vật 4 liệu trên thế giới 2.2. Một số phương pháp đánh giá ảnh hưởng của xăng pha cồn tới vật 6 liệu ở Việt Nam 3. Quy trình thử nghiệm thực hiện trong đề tài 6 3.1. Xây dựng quy trình thử nghiệm 6 3.2. Lựa chọn các chi tiết nghiên cứu 8 3.3 Thiết bị sử dụng trong quá trình nghiên cứu 9 3.4. Phối trộn nhiên liệu E10, E15 và E20 13 4. Phân tích và đánh giá kết quả ngâm chi tiết 16 4.1. Sự thay đổi của chi tiết giclơ nhiên liệu chính 16 4.2. Sự thay đổi của vít điều chỉnh lượng không khí không tải 18 4.3. Sự thay đổi của vít xả xăng 19 4.4. Sự thay đổi vít điều chỉnh xăng chế độ không tải 19 4.5. Thay đổi màu của kim 3 cạnh 20 4.6. Sự thay đổi của chi tiết lọc tinh nhiên liệu 21 4.7. Gioăng cao su làm kín 25 5. Ảnh hưởng của nhiên liệu tới kích thước và khối lượng các chi tiết 25 5.1. Ảnh hưởng của nhiên liệu tới kích thước các chi tiết 25 5.2. Ảnh hưởng của nhiên liệu tới khối lượng các chi tiết 28 6. Phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu của xăng sinh học trước và sau 31 khi ngâm chi tiết 7. Kết luận 34 Tài liệu tham khảo 35 - 1 - ĐT.06.11/NLSH Lời nói đầu Môi trường sống của con người trên trái đất ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải độc hại kéo theo đó là tình trạng nóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. Một trong những nguồn khí thải gây ô nhiễm là khí thải từ các phương tiện giao thông. Việc cắt giảm khí thải từ các phương tiện giao thông đang ngày càng được chú trọng nghiên cứu với các hướng chính như thay đổi kết cấu động cơ, nâng cao hiệu suất giảm tiêu thụ nhiên liệu, xử lý khí thải sau khi ra khỏi động cơ và sử dụng nguồn nhiên sạch dcó khả năng tái tạo. Nhằm phát triển nguồn năng lượng sinh học ở Việt Nam, gần đây Thủ tướng chính phủ đã có quyết định phê duyệt đề án“ Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Nhiên liệu Ethanol là một nguồn nhiên liệu có nhiều tiềm năng đã và đang được các nước trên thế giới nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Ở Việt Nam đã nghiên cứu và cho ứng dụng nhiên liệu E5 tức là pha 5% ethanol vào xăng và các nghiên cứu khác đang được mở rộng. Tuy nhiên để đáp ứng được mục tiêu đề ra trong đề án, cần nâng cao hơn nữa tỷ lệ ethanol trong nhiên liệu. Với hàm lượng ethanol trong nhiên liệu lớn hơn 5% cần đánh giá ảnh hưởng tới vật liệu các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu, đặc biệt là đối với những động cơ có thiết kế cũ, sử dụng chế hòa khí. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu tính tương thích của xăng pha cồn với vật liệu của hệ thống nhiên liệu trên xe máy, một loại phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam, là nhu cầu bức thiết. Chuyên đề “Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến vật liệu của các chi tiết thuộc hệ thống nhiên liệu của động cơ xe máy" thực hiện việc đánh giá ngoại quan qua hình ảnh chụp trên kính hiển vi điện tử, kích thước và trọng lượng của chi tiết thuộc hệ thống nhiên liệu của động cơ xe máy khi ngâm trong xăng RON92, E10, E15 và E20 và phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu của xăng sinh học trước và sau khi ngâm chi tiết. - 2 - ĐT.06.11/NLSH Chuyên đề 7: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến vât liệu của các chi tiết thuôc hệ thống nhiên liệu của đông cơ xe máy 1. Môt số tính chất lý hóa của cồn nhiên liệu và nhiên liệu xăng pha cồn dùng cho đông cơ xăng Cồn được pha trộn vào trong xăng với các hàm lượng khác nhau. Tùy từng tỉ lệ cồn có trong xăng sẽ quy định tính chất của nhiên liệu. Bảng 1.1. liệt kê một số tính chất của xăng pha cồn E5 được quy định sử dụng ở Việt Nam: Bảng 1.1. Quy chuẩn xăng pha cồn E5 theo QCVN1: 2009/BKHCN [1] r r i A 1 • /V Tên chỉ tiêu Mức, không lớn hon Phương pháp thử 1. Hàm lượng chì, g/l 0,013 TCVN 7143 (ASTM D 3237) 2. Hàm lượng lưu huỳnh , mg/kg 500 TCVN 6701 (ASTM D 2622) hoặc TCVN 7760 (A s T M D 5453) 3. Hàm lượng benzen, % thể tích 2,5 TCVN 3166 (ASTM D 5580) 4. Hàm lượng hydrocacbon thơm, % thể tích 40 TCVN 7330 (ASTM D 1319) 5. Hàm lượng olefin, % thể tích 38 TCVN 7330 (ASTM D 1319) 6. Hàm lượng ôxy, % khối lượng 2,7 TCVN 7332 (ASTM D 4815) 7. Hàm lượng etanol, % thể tích 5 TCVN 7332 (ASTM D 4815) 8. Hàm lượng kim loại (Fe, Mn), mg/l 5 TCVN 7331 (ASTM D 3831) Khi sử dụng loại nhiên liệu có hàm lượng cồn lớn hơn như ở một số nước như Brazil (sử dụng đến E85), Mỹ (E85) thì cần thiết kế lại động cơ cho phù hợp. Bảng 1.2 thể hiện tính chất của một số loại nhiên liệu xăng pha cồn đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Bảng 1.2. Tính chất lý hóa của xăng pha cồn[2] So sánh thuộc tính của xăng pha cồn và xăng nguyên chất Đặc tính Nhiên liệu E0 E5 E10 E20 E30 Trọng lượng riêng(kg/l ở 15,50C) 0,7575 0,7591 0,7608 0,7645 0,7682 - 3 - ĐT.06.11/NLSH Chỉ số octan(RON) 95,4 96,7 98,1 100,7 102,4 RVP(kPa ở 37,80C) 53,7 59,3 59,6 58,3 56,8 Hàm lượng lưu huỳnh(wt%) 0,0061 0,0059 0,0055 0,0049 0,0045 Hàm lượng chất keo rửa trôi (mg/100ml) 0,2 0,2 0,2 0,6 0,2 Hàm lượng chất keo không rửa trôi (mg/100ml) 18,8 18,6 17,4 15 14,4 Hàm lượng chì(g/l) <0,0025 <0,0025 <0,025 <0,0025 <0,0025 Ăn mòn(3h ở 500C) 1a 1a 1a 1a 1a Nhiệt độ chưng cất(0C) IBP 35,5 36,5 39,5 36,7 39,5 10% thể tích 54,5 49,7 54,8 52,8 54,8 50% thể tích 94,4 88,0 72,4 70,3 72,4 90% thể tích 167,3 167,7 159,3 163 159,3 Điểm kết thúc 197,0 202,5 198,3 198,6 198,3 Nhiệt trị(cal/g) 10176 9692 9511 9316 8680 Cacbon (wt%) 86,60 87,70 86,7 87,6 86 Hydrogen (wt%) 13,30 12,20 13,90 12,3 13,9 Hàm lượng cặn (vol%) 1,7 1,5 1,5 1,5 1,5 Màu sắc vàng vàng vàng vàng vàng (RVP- Reid Vapor Pressure)- : Áp suất hơi bão hòa 2. Một số phương pháp đánh giá ảnh hưởng của xăng pha cồn tới vật liệu 2.1. Một số phương pháp đánh giá ảnh hưởng của xăng pha cồn tới vật liệu trên thế giới. - 4 - ĐT.06.11/NLSH Có nhiều phương pháp đánh giá tương thích vật liệu khi sử dụng nhiên liệu xăng sinh học được áp dụng trên thế giới, trong đó có thể kể đến tiêu chuẩn thường được sử dụng SAEJ 1747, SAEJ 1748 • Quy trình đánh giá khả năng tương thích vật liệu SAE J 1747. SAEJ 1747 là quy trình khuyến cáo áp dụng để đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu xăng pha ethanol tới các chi tiết kim loại của động cơ đốt trong. Hỗn hợp xăng pha ethanol có tính dẫn điện cao sẽ ảnh hưởng tới các chi tiết kim loại. Do vậy cần xây dựng quy trình nghiên cứu tính tương thích vật liệu của hỗn hợp này với các chi tiết của động cơ đốt trong. Trên những nghiên cứu về tương thích vật liệu này nhà sản xuất động cơ sẽ có những thay đổi thích hợp về vật liệu để thích ứng với xăng pha ethanol. Một số các đặc điểm chính của quy trình đánh giá được đưa ra dưới đây: - Nhiệt độ ngâm phải được duy trì ở 450C ± 20C trong khoảng thời gian thử nghiệm - Nhiên liệu được thay hàng tuần nhằm giảm thiểu sự thay đổi thành phần, giảm tính ôxy hóa của nhiên liệu. - Thời gian ngâm liên tục tối thiểu 2000h với các chu kỳ 1 tuần, 3 tuần, 6 tuần, 12 tuần. - Các chi tiết được đựng trong bình kín dung tích 1L làm bằng nhựa Polyethylene đặc biệt (High Density Polyethylene-HDPE) với sức bền kéo tối thiểu là 202.7 Kpa. Không sử dụng các bình bằng kim loại và không được đầy quá 80% thể tích của bình. • Tiêu chuẩn đánh giá khả năng tương thích vật liệu SAE J 1748. Quy trình SAE J1748 khuyến cáo dùng để đánh giá tính tương thích của vật liệu Polyme khi được ngâm nhiên liệu xăng được pha phụ gia tăng thành phần ôxy. Một số đặc điểm chính của quy trình này như sau: - Nhiệt độ ngâm chi tiết 550C - Thời gian ngâm tối thiểu 500 giờ hoặc đến khi chi tiết không thay đổi khối lượng - Trọng lượng của các chi tiết được đánh giá hàng tuần - Đối với chi tiết đàn hồi như cao su, nhiên liệu ngâm được thay hàng ngày trong ba ngày đầu, sau đó thay hàng tuần - Đối với chi tiết bằng nhựa, nhiên liệu ngâm được thay hai lần mỗi tuần. - Nhiên liệu và các chi tiết ngâm được đựng trong chai thủy tinh - Có thể thực hiện các quy trình thử riêng để đánh giá về các chỉ tiêu khối lượng, kích thước, độ cứng .của chi tiết - 5 - ĐT.06.11/NLSH • Ngoài ra còn có tiêu chuẩn SAE 2005 - 10 - 3710 của Hoa Kỳ để đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu đến các chi tiết nhôm. Tiến hành ngâm các chi tiết trong 720 giờ, ở nhiệt độ không đổi là 1000C. 2.2. Một số phương pháp đánh giá ảnh hưởng của xăng pha cồn tới vật liệu ở Việt Nam. Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam - Công ty Cổ phần phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ cũng đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các loại nhiên liệu sinh học đến các chi tiết của động cơ với các phương pháp: - Các phương pháp điện hoá: • Đo thế mạch hở EO • Đo dòng ăn mòn icorr- phương pháp đo phân cực tuyến tính • Phương pháp tổng trở điện hoá • Phương pháp phân cực anôt Các phương pháp điện hoá nêu trên có ưu điểm là không phá huỷ mẫu, có thể theo dõi liên tục theo thời gian. - Phương pháp chụp ảnh hiển vi điện tử quét: cho ảnh với độ phóng đại lớn, có thể tới hàng chục nghìn lần, là phương pháp rất hữu hiệu để quan sát hình thái bề mặt chi tiết. 3. Quy trình thử nghiệm thực hiện trong đề tài 3.1. Xây dựng quy trình thử nghiệm Trên cơ sở các quy trình khuyến cáo của thế giới cũng như các nghiên cứu đã thực hiện ở Việt Nam, đề tài đã xây dựng quy trình thử nghiệm phù hợp với yêu cầu thực tế như sau: - Tiến hành ngâm mỗi bộ chi tiết vào một loại nhiên liệu: RON92, E10, E15, E20 trong 2000 giờ, nhiệt độ ngâm duy trì không đổi tại 450C±20C trong khoảng thời gian thử nghiệm. - Nhiên liệu được thay hàng tuần nhằm giảm thiểu sự thay đổi thành phần, giảm tính ôxy hóa của nhiên liệu. - Thời gian ngâm liên tục tối thiểu 2000h với các chu kỳ 1 tuần, 3 tuần, 6 tuần, 12 tuần. - Các chi tiết được đựng chọn lọc và cắt được cho vào trong chai thủy tinh có nắp bằng nhựa và gioăng làm kín chịu được nhiệt độ và hơi nhiên liệu. - 6 - ĐT.06.11/NLSH - Đối với chi tiết đàn hồi như cao su và nhựa, nhiên liệu ngâm được thay hàng ngày trong ba ngày đầu, sau đó thay hàng tuần - Đối với chi tiết bằng kim loại nhiên liệu được thay theo chu kỳ 1 tuần, 3 tuần, 6 tuần và 12 tuần - Sau khi ngâm sẽ tiếp tục đánh giá tác động của từng loại nhiên liệu đến các chi tiết ngâm theo phương pháp đối chứng dựa trên các thay đổi về: - Cấu trúc kim loại (chụp ảnh hiển vi điện tử): Ngoại quan (phương pháp 1): đánh giá sự thay đổi màu sắc, độ bóng bề mặt của các chi tiết trước và sau khi ngâm trong nhiên liệu. Sử dụng máy ảnh Canon 8.0 Megapixel để chụp ảnh chi tiết. - Khối lượng (phương pháp 2): đánh giá sự thay đổi khối lượng (%tăng, %giảm) bằng cách cân các chi tiết trước và sau khi ngâm trong nhiên liệu. Khối lượng của các chi tiết được đo bằng cân điện tử (với độ chính xác 0,1mg) của Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam được dùng để tiến hành đo khối lượng và được thực hiện theo từng chu kỳ. - Kích thước (phương pháp 3): đánh giá sự thay đổi kích thước (%tăng, giảm) đường kính, chiều dài .bằng cách dùng thước cặp, pame .đo kích thước của chi tiết trước và sau khi ngâm. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những chi tiết có kết cấu đơn giản như: chi tiết hình trụ, ố n g . - Độ cứng (phương pháp 4): chỉ đánh giá sự thay đổi độ cứng cho các chi tiết làm bằng nhựa, cao su bằng cảm quan. - Cấu trúc kim loại (phương pháp 5) (chụp ảnh hiển vi điện tử): nhằm quan sát hình thái bề mặt chi tiết trước và sau khi ngâm trong nhiên liệu RON92 và E10, một số chi tiết quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nhiên liệu được chọn ra để tiến hành chụp vi điện tử thực hiện chụp bằng máy vi điện tử Hitachi S-4800. Các chi tiết này gồm: ồng tạo hỗn hợp, giclo nhiên liệu, vít xả xăng, vít điều chỉnh không tải, lọc tinh, gioăng làm kín, bộ báo xăng. Các chi tiết được chọn để chụp hiển vi điện tử được đánh dấu vị trí trước và sau khi chụp trên cùng một vị trí và độ phóng đại được ghi lại theo vị trí của từng mẫu để đánh giá. So sánh tính tương thích của vật liệu xem sự lão hóa hay ôxy hóa của chi tiết. Trong quá trình ngâm, các chi tiết được đo đạc và đánh giá tại các thời điểm như trong Bảng 3.1 dưới đây: - 7 - ĐT.06.11/NLSH Bảng 3.1. Bảng tiến trình đo Lần đo Thời điểm đo Phương pháp đo Lần 1 0h (trước khi ngâm) Phương pháp (1), (2), (3), (4) Lần 2 500h (~ 20 ngày) Phương pháp (1), (2), (3), (4) Lần 3 1000h (~ 42 ngày) Phương pháp (1), (2), (3), (4) Lần 4 2000h (~ 83 ngày) Phương pháp (1), (2), (3), (4), (5) Kết quả đo sẽ được ghi lại làm cơ sở để đánh giá kết quả nghiên cứu. 3.2. Lựa chọn các chi tiết nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hệ thống nhiên liệu của xe máy có mã sản phụ tùng là 16100- KTL-641. Dưới đây là hình ảnh của các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu. Hình 3.1. Bộ chế hòa khí của xe máy Bảng 3.2. Hình ảnh các chi tiết bên trong chế hòa khí của xe máy TT Tên chi tiêt - Ống tạo hỗn hợp - Ống giclơ - Vít xả xăng - Vít chỉnh xăng Hình ảnh - 8 - ĐT.06.11/NLSH 2 - Kim 3 cạnh - Vít chỉnh lượng không khí không tải 3 - Gioăng làm kín 4 - Vỏ và lõi lọc tinh - Kim ga, quả ga, loxo 5 6 - Phao báo xăng - Bộ báo mức xăng - Gioăng làm kín nắp bình xăng 3.3. Thiết bị sử dụng trong quá trình nghiên cứu 3.3.1. Thiết bị sấy Binder và chai thủy tinh dùng trong quá trình ngâm Thiết bị giữ nhiệt là tủ sấy Binder của Đức. Để tránh bay hơi xăng trong quá trình ngâm, toàn bộ các chi tiết được đặt vào chai thủy tinh và được đậy kín. Hình 3.2 dưới đây thể hiện hình ảnh của tủ sấy Binder. - 9 - [...]... để đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu tới bề mặt và cấu trúc vật liệu của các chi tiết kim loại và phi kim trong hệ thống nhiên liệu dùng chế hòa khí xe máy 4.1 Sự thay đổi của chi tiết giclơ nhiên liệu chính Giclơ nhiên liệu chính được chọn và cắt để đánh giá bề mặt đường dẫn nhiên liệu đi qua lỗ giclơ Hình 4.1 đến 4.4 thể hiện hình ảnh ngoại quan của ống gíclơ trước và sau 2000h khi ngâm trong nhiên. .. hỗn hợp xăng ethanol (Hình 3.9) Sản phẩm thu được là hỗn hợp xăng sinh học E10, E15, E20 và các hỗn hợp này được đánh giá tính chất nhiên liệu theo tiêu chuẩn thích hợp Tháo rời các chi tiết của hệ thống nhiên liệu trên xe ôtô dùng chế và phun xăng điện tử - Đánh dấu từng chai thủy tinh theo ký hiệu tương đồng Hình 3.9 Thiết bị khuấy trộn nhiên liệu với các loại nhiên liệu RON92, E10, E15, E20 Tiến... khí xe máy trước và sau khi ngâm trong RON92 và E10 Hình dạng gioăng cao su hầu như không thay đổi trước và sau khi ngâm trong RON92 và E10 Mặc dù độ cứng các chi tiết không đo được nhưng đánh giá theo cảm giác, gioăng ngâm trong E10 cứng hơn gioăng ngâm trong RON92 5 Ảnh hưởng của nhiên liệu tới kích thước và khối lượng các chi tiết 5.1 Ảnh hưởng của nhiên liệu tới kích thước các chi tiết Các chi tiết. .. đồng, nhiên liệu E10, E15 và E20 làm ôxy hóa bề mặt chi tiết gây thay đổi màu, bong tróc và làm rỗ bề mặt nhiều hơn so với xăng RON92 Điều này là do xăng sinh học có tính axít yếu và chứa nhiều ô xy nên khả năng ôxy hóa cao hơn RON92 Đối với các chi tiết nhựa màu, nhiên liệu xăng sinh học không ảnh hưởng đáng kể đến kích thước và khối lượng nhưng làm phôi màu chi tiết Đối với các chi tiết nhựa trắng, xăng. .. các chi tiết trước và sau khi ngâm cũng được đánh giá và so sánh, kết quả thể hiện ở các bảng dưới đây 5.2 Ảnh hưởng của nhiên liệu tới khối lượng các chi tiết Bên cạnh việc đo kích thước, khối lượng các chi tiết kim loaịi và phi kim cũng được cân để đánh giá về thay đổi về khối lượng trước và sau khi ngâm 2000h Khối lượng các chi tiết được thể hiện ở các bảng dưới đây Bảng 5.5 Khối lượng các chi tiết. .. kể Đối với các chi tiết phi kim, hàm lượng kim loại hầu như không thay đổi, trong khi hàm lượng nhựa tăng lên Điều này cho thấy các chi tiết phi kim đã bị phôi và hòa tan trong nhiên liệu So với xăng RON92, mức độ tăng hàm lượng nhựa khi ngâm trong E10, E15 và E20 rõ nét hơn 7 Kết luận: Tác động của nhiên liệu E10, E15 và E20 tới các chi tiết bằng thép là không đáng kể Tuy nhiên với các chi tiết kim... ảnh ngoại quan cho thấy van kim ba cạnh của bộ chế hòa khí xe máy trước và sau khi ngâm hầu như không thay đổi Điều này chứng tỏ rằng cả nhiên liệu RON92 và E10 đều không làm ảnh hưởng nhiều đến chi tiết vật liệu bằng thép của van kim ba cạnh Do vật liệu chi tiết van kim ba cạnh trong hệ thống nhiên liệu chế hòa khí xe máy làm bằng thép trước và sau khi ngâm không thay đổi và tăng khối lượng, vậy vật. .. trên bề mặt cắt chi tiết Với chi tiết ngâm trong E15 và E20, bề mặt lỗ giclơ cũng không còn độ bóng Sự thay đổi về độ bóng của bề mặt lỗ rõ ràng hơn đối với các chi tiết ngâm trong nhiên liệu E10, E15 và E20 so với ngâm trong RON92 Điều đó chứng tỏ nhiên liệu xăng sinh học có khả năng ôxy hóa cao hơn RON92 Để đánh giá ảnh hưởng của bề mặt sau khi ngâm trong nhiên liệu RON92 và E10 có sự khác biết như... các chi tiết không còn độ sáng bóng ban đầu mà bề mặt chi tiết bị rỉ và oxy hóa Sự thay đổi màu sắc đối với chi tiết ngâm trong E10 rõ hơn so với chi tiết ngâm trong RON92 4.3 Sự thay đổi của vít xả xăng Vít xả xăng thừa được chọn và cắt chi tiết để đánh giá bề mặt Hình 4.9 và 4.10 thể hiện hình ảnh ngoại quan của gíclơ trước và sau 2000h khi ngâm trong nhiên liệu RON92 và nhiên liệu xăng sinh học E10... E20 Qua các hình ảnh chụp, có thể thấy chi tiết trước khi ngâm bề mặt chi tiết có màu vàng và độ bóng cao Sau thời gian 2000h ngâm, chi tiết ngâm trong nhiên liệu RON92 có bề mặt lỗ giclơ không còn độ bóng, bề mặt của chi tiết biến thành màu sỉn hơn Với chi tiết ngâm trong E10, E15 và E20, bề mặt lỗ giclơ không còn độ bóng và bề mặt của chi tiết thể hiện màu sắc không đồng đều trên bề mặt cắt chi tiết . Chuyên đề Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến vật liệu của các chi tiết thuộc hệ thống nhiên liệu của động cơ xe máy& quot; thực hiện việc đánh giá ngoại quan. của xăng sinh học trước và sau khi ngâm chi tiết. - 2 - ĐT.06.11/NLSH Chuyên đề 7: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến vât liệu của các chi tiết thuôc hệ thống. SH thuộc Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 Sản phẩm 3.1: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến vật liệu của các chi tiết

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan