Mục tiêu và ý nghĩa của công tác quy hoạch xây dựng đô thị Nhiệm vụ của đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị

9 7.3K 106
Mục tiêu và ý nghĩa của công tác quy hoạch xây dựng đô thị Nhiệm vụ của đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN MÔN KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ Câu 1: mục tiêu và ý nghĩa của công tác quy hoạch xây dựng đô thị? Nhiệm vụ của đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị? TRẢ LỜI Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Mục tiêu và ý nghĩa của công tác quy hoạch xây dựng đô thị: Công tác quy hoạch xây dựng đô thị nhằm xác định sự phát triển hợp lí của đô thị trong từng giai đoạn và định hướng phát triển lâu dài cho đô thị về các mặt như: tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị. • Tổ chức sản xuất: Quy hoạch đô thị phải đảm bảo phân bố hợp lý các khu vực sản xuất trong đô thị trước tiên là các khu công nghiệp tập trung, các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp. quy hoạch đô thị giải quyết mối quan hệ giữa các khu công nghiệp với bên ngoài. • Tổ chức đời sống: - Quy hoạch đô thị cò nhiệm vụ tạo điều kiện tổ chức tốt cuộc sống và mọi hoạt động hàng ngày của người dân đô thị, tạo cơ cấu hợp lý trong phân bố dân cư và sử dụng đất đô thị. - Tổ chức việc xây dựng các khu ở, khu trung tâm và dịch vụ công cộng, khu nghỉ ngơi, giải trí cũng như việc đi lại, giao tiếp của người dân đô thị. - Ngoài ra nó còn tạo môi trường sống trong sạch, an toàn, tạo điều kiện hiện đại hóa cuộc sống của người dân đô thị. • Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị: - Đây là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của quy hoạch nhằm cụ thể hóa công tác xây dựng đô thị tạo cho đô thị một đặc trưng, một hình thái kiến trúc đẹp hài hòa với thiên nhiên và môi trường cảnh quan. - Quy hoạch đô thị cần xác định hướng bố cục không gian, kiến trúc, xác định vị trí và hình khối kiến trúc các công trình chủ đạo, xác định tầm cao, màu sắc và một số chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch. Quy hoạch đô thị tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, và là cơ sở để lập đồ án quy hoạch đô thị. Nhiệm vụ của đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị: Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị. Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. Quy hoạch chung đô thị là quy hoạch tổng thể có tính bao trùm, nó xác định hệ thống đường giao thông chính cho đô thị, hệ thống khung phát triển đô thị và phân vùng chức năng cho đô thị.nó có nhiệm vụ cải tạo và xây dựng đô thị về không gian, cơ sở hạ tầng và tạo lập môi trường sống thích hợp: - Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và hiện trạng của đô thị, xác định thế mạnh và động lực chính phát triển đô thị. - Xác định tính chất và quy mô, cơ sở kinh tế kỹ thuật và các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị. - Định hướng phát triển không gian kiến trúc, môi trường và cơ sở hạ tầng đô thị. - Quy hoạch xây dựng đợt đầu 5 ÷ 10 năm và hoàn thành các cơ sở để lập các đồ án quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng. - Xác lập các căn cứ pháp lý để quản lý, xây dựng đô thị. Quy hoạch chung đô thị phải xác định tính chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược. Trường hợp quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị, nhiệm vụ quy hoạch phải xác định yêu cầu nghiên cứu để bảo đảm đô thị hoặc khu vực lập quy hoạch phát triển cân bằng, ổn định, giữ gìn được không gian kiến trúc và nét đặc trưng của đô thị, nâng cao điều kiện sống của người dân. Trường hợp quy hoạch đô thị mới, khu đô thị mới, nhiệm vụ quy hoạch phải xác định yêu cầu nghiên cứu để bảo đảm sự đồng bộ và hoàn thiện về hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và kết nối hạ tầng kỹ thuật bên ngoài đô thị, có không gian kiến trúc và môi trường sống hiện đại. Câu 2: tại sao nói quy hoạch đô thị có tính tổng hợp và địa phương? Nêu và vẽ hình minh họa về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị? TRẢ LỜI I. Tính tổng hợp và địa phương của quy hoạch đô thị: 1. Tính tổng hợp: Quy hoạch đô thị có tính tổng hợp vì nó cần có sự đóng góp chuyên môn của nhiều bộ môn, nhiều chuyên ngành khác nhau như: kiến trúc, giao thông và hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị, xã hội, an ninh quốc phòng, đại diện đầu tư, đơn vị quản lý - ủy ban nhân dân các cấp – các sở ban ngành… • Về kiến trúc: khi quy hoạch đô thị cần phải quan tâm đến các công trình kiến trúc trong đô thị. Vì kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. - Khi lập đồ án quy hoạch cần phải chú ý đến sự tồn tại của các công trình kiến trúc, phải bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hoà giữa các khu vực trong đô thị. Việc lập quy hoạch phải giữ gìn, phát huy được bản sắc của không gian kiến trúc và cảnh quan của đô thị, bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan và bảo vệ môi trường. - Việc thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chung phải xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị; đề xuất tổ chức không gian trong các khu trung tâm, khu vực cửa ngõ đô thị, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh, mặt nước và điểm nhấn trong đô thị. - Việc thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch phân khu xác định chỉ tiêu khống chế về khoảng lùi, cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính, khu trung tâm; các khu vực không gian mở, các công trình điểm nhấn và từng ô phố cho khu vực thiết kế. - Việc thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chi tiết xác định các công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch theo các hướng tầm nhìn, tầng cao xây dựng công trình cho từng lô đất và cho toàn khu vực; khoảng lùi của công trình trên từng đường phố và ngã phố; xác định hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc; hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường. - Việc thiết kế đô thị của đồ án thiết kế đô thị riêng bao gồm việc xác định tầng cao xây dựng cho từng công trình; khoảng lùi của công trình trên từng đường phố và ngã phố; xác định màu sắc, vật liệu, hình thức, chi tiết kiến trúc của các công trình và các vật thể kiến trúc khác; tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước. Những việc này cần phải có sự tham gia của các nhà thiết kế kiến trúc, các kiến trúc sư. Các kiến trúc sư phải thiết kế các công trình phù hợp với quy hoạch của khu vực đó. • Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị được lập cho các đối tượng sau đây:  Giao thông đô thị;  Cao độ nền và thoát nước mặt đô thị;  Cấp nước đô thị;  Thoát nước thải đô thị;  Cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị;  Thông tin liên lạc;  Nghĩa trang và xử lý chất thải rắn. -Quy hoạch giao thông đô thị bao gồm việc xác định quỹ đất dành cho xây dựng và phát triển giao thông, vị trí, quy mô công trình đầu mối; tổ chức hệ thống giao thông đô thị trên mặt đất, trên cao và dưới mặt đất; xác định phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn giao thông. -Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị bao gồm việc xác định khu vực thuận lợi cho việc xây dựng trong từng khu vực và đô thị; xác định lưu vực thoát nước chính, khu vực cấm và hạn chế xây dựng, cốt xây dựng, mạng lưới thoát nước mặt và công trình đầu mối; giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. -Quy hoạch cấp nước đô thị bao gồm việc xác định nhu cầu và lựa chọn nguồn nước; xác định vị trí, quy mô công trình cấp nước gồm mạng lưới tuyến truyền tải và phân phối, nhà máy, trạm làm sạch, phạm vi bảo vệ nguồn nước và hành lang bảo vệ công trình cấp nước -Quy hoạch thoát nước thải đô thị bao gồm việc xác định tổng lượng nước thải, vị trí và quy mô công trình thoát nước gồm mạng lưới tuyến ống thoát, nhà máy, trạm xử lý nước thải, khoảng cách ly vệ sinh và hành lang bảo vệ công trình thoát nước thải đô thị. -Quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị bao gồm việc xác định nhu cầu sử dụng năng lượng, nguồn cung cấp, yêu cầu bố trí địa điểm, quy mô công trình đầu mối, mạng lưới truyền tải, mạng lưới phân phối; hành lang an toàn và phạm vi bảo vệ công trình; giải pháp tổng thể về chiếu sáng đô thị. -Quy hoạch thông tin liên lạc bao gồm việc xác định tuyến truyền dẫn thông tin, vị trí, quy mô trạm vệ tinh, tổng đài và công trình phụ trợ kèm theo. -Quy hoạch xử lý chất thải rắn bao gồm việc xác định tổng lượng chất thải, vị trí, quy mô trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn, công trình phụ trợ, khoảng cách ly vệ sinh của cơ sở xử lý chất thải rắn. -Quy hoạch nghĩa trang bao gồm việc xác định nhu cầu an táng, vị trí, quy mô và ranh giới nghĩa trang, phân khu chức năng, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật và khoảng cách ly vệ sinh của nghĩa trang. • Về xã hội: Việc quy hoạch đô thị phải đáp ứng được các nhu cầu xã hội của người dân đô thị. Khi lập quy hoạch cần phải quan tâm đến các công trình công cộng phục vụ đời sống xã hội của người dân, phải quy hoạch các công trình một cách hợp lý để người dân được phục vụ tốt nhất. các công trình bao gồm: - Các công trình hành chính trị: các cơ quan hành chính của trung ương và địa phương, các cơ quan an ninh, pháp chế, các cơ quan chính trị và tổ chức quần chúng. - Các công trình giáo dục đào tạo: nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông, đại học, trung tâm dạy nghề,… - Các công trình văn hóa: nhà văn hóa, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, phòng triển lãm,… - Các công trình thương nghiệp: các cửa hàng bách hóa, cửa hàng lương thực, ăn uống,… - Các công trình y tế, bảo vệ sức khỏe: bệnh viện, phòng khám, nhà an dưỡng, quầy thuốc,… - Các công trình thể thao: nhà thi đấu, sân bãi, bể bơi,… - Các công trình nghỉ ngơi, du lịch: trung tâm du lịch, khách sạn, bãi tắm,… - Các công trình dịch vụ: tiệm uốn tóc, may đo, giặt ủi,… - Các công trình thông tin liên lạc: bưu điện, trạm điện thoại công cộng, trạm phát thanh truyền hình,… - Các công trình tài chính tín dụng: ngân hàng, phòng bảo hiểm, sàn giao dịch,… • Về an ninh quốc phòng: các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị cần phải đảm bảo các điều kiện về an ninh quốc phòng. - Vụ an ninh quốc phòng cần nghiên cứu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo đảm cho nhu cầu quốc phòng, an ninh; phối hợp với các đơn vị có liên quan trong Bộ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ gắn với yêu cầu Quốc phòng, an ninh. - Chủ trì tổ chức thẩm định các quy hoạch, chương trình, dự án đặc biệt thuộc lĩnh vực Quốc phòng, an ninh, tư pháp được Bộ giao; phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định các dự án quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ, các dự án đầu tư; tham gia thẩm định thành lập mới, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp thuộc ngành Quốc phòng, an ninh. - Kiểm tra, theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án; báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quí và hàng năm của các ngành, lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách; đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. - Phối hợp với đơn vị liên quan hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư các dự án quy hoạch, dự án đầu tư liên quan đến Quốc phòng, an ninh, tư pháp thuộc thẩm quyền của Bộ. • Đại diện đầu tư: Chủ đầu tư dự án được xác định trong quyết định đầu tư có trách nhiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, không gian, kiến trúc theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt trong phạm vi ranh giới thực hiện dự án, trừ trường hợp việc quản lý được bàn giao cho Ủy ban nhân dân. Quy mô dự án quy hoạch đô thị phải được xác định trên nguyên tắc bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế của đô thị, mục đích đầu tư, khả năng tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư và hiệu quả xã hội. • Đơn vị quản lý - ủy ban nhân dân các cấp – các sở ban ngành: - Bộ xây dựng lập nhiệm vụ quy hoạch chng xây dựng các đô thị mới liên tỉnh, các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc thù, trình thủ tướng chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua, bộ xây dựng tổ chức thẩm định, trình thủ tướng chính phủ phê duyệt. đối với đô thị loại 3, ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. - Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị loại 4, loại 5 thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thông qua và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. 2. Tính địa phương: - Tùy từng địa phương có các đồ án quy hoạch khác nhau phù hợp với địa phương đó. Cần phải biết được quy mô dân số của vùng, chiến lược phân bố dân cư của quốc gia để lập đồ án quy hoạch cho phù hợp. - Phải tổ chức không gian các cơ sở công nghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với tiềm năng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng. - Cần tổ chức không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên của từng khu vực, bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý của từng vùng. II. Nêu và vẽ hình minh họa về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị: Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị gồm: chỉ giơí đường đỏ: là phần ranh giới phân chia phần đất giành cho giao thông và phần đất xây dựng công trình. Bao gồm toàn bộ lòng đường, lề đường, vỉa hè. Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng các công trình kiến trúc trên phần đất quy định được tính từ móng nhà. Giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng có một khoảng lùi từ 3 – 6 mét đối với nhà ở và lớn hơn đối với các công trình công cộng. tuy nhiên cũng có thể trùng nhau nếu cơ quan quản lý cho phép. Mật độ xây dựng: là tỷ lệ chiếm đất của công trình trên lô đất Tầng cao trung bình: là tầng cao trung bình của khu vực lập quy hoạch Hệ số sử dụng đất bằng mật độ xây dưng đất nhân với tầng cao trung bình  Nói lên hiệu quả sử dụng lô đất Chỉ giới đường đỏ Chỉ giới xây dựng Câu 3: Tự chụp 1 hình ảnh về cảnh quan đô thị ở Hà Nội và diễn tả thông điệp cần truyền tải ở hình ảnh đó I I Sắc màu Hà Nội =>Thông điệp: Hãy giữ gìn những nét đẹp của Hà Nội . TIỂU LUẬN MÔN KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ Câu 1: mục tiêu và ý nghĩa của công tác quy hoạch xây dựng đô thị? Nhiệm vụ của đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị? TRẢ LỜI Đô thị là khu vực tập trung. chung xây dựng đô thị: Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị. Quy hoạch chung. chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch. Quy hoạch đô thị tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, và là cơ sở để lập đồ án quy hoạch đô thị. Nhiệm vụ của đồ án quy hoạch chung

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan