Đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại

98 1.3K 0
Đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

MỎ ĐÀU1 Lí do chọn đề tài

1.1 Văn chương vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, là lĩnh vực để con người

hóa thân và thăng hoa, vì thế nó vô cùng tinh vi và phức tạp “ Tác phâm văn học làmột công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thê sảng tạo nhằm thếhiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sổng con người ” và tư tưởng văn

hóa Nó đem lại cho con người sự hiểu biết, sự thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, giúp người đọc thanh lọc tâm hồn, góp phần hoàn thiện nhân cách con người, hướng con người đến cái Chân - Thiện - Mĩ.

1.2 Việc giảng dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường có ý nghĩa thời sự nóng hổi luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội Là một bộ phận của văn học Ngữ văn, là phương tiện công cụ để người giáo viên giáo dục học sinh một cách toàn diện về cái hay, cái đẹp, cái xấu nên tránh ở đời Tác phấm văn học là bằng chứng cụ thê, sinh động về cuộc sống và con người, thời đại từ đó giúp học sinh hiểu biết và lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo.

1.3 Giáo sư Trần Đình Sử trong bài viết “Con đường đoi mới con đườngcăn bản phương pháp dạy - học văn ” (Văn nghệ số 10 ra ngày 7 tháng 3 năm 2009)đã khẳng định: “Khởi điếm của môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc hiêu trực tiếp vănbản văn học của nhà văn Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ẩy, khônghiếu được các văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn đềuchỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học” Thực tiễn dạy họctrong nhiều năm nay nhất là việc dạy học môn Ngữ văn có tình trạng “thế bản ” lấn

át thay thế văn bản của nhà văn Văn bản mà học sinh phải học không phải là văn bản văn học mà là bài giảng của thầy cô, bài phân tích định giảng về tác phấm đó Điều đó dẫn tới việc học sinh coi nhẹ việc đọc văn bản tác phẩm từ đó làm hạn chế khả năng cảm thụ và sáng tạo của học sinh Điều đó dẫn đến việc học sinh chỉ biết tiếp thu một cách thụ động, mất dần kĩ năng đọc- hiểu văn bản, hay nói một

Trang 2

cách khác là thiếu đi năng lực đọc sáng tạo, đồng thời làm cho học sinh mệt mỏi và chán nản trong mỗi giờ học của môn Ngữ văn Bởi vậy vấn đề được đặt ra là: Trở về với văn bản văn học nghệ thuật và xem đây như là con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay: Dạy Ngữ văn theo con đường đọc - hiểu.

1.4 Hơn nữa, sách giáo khoa Ngữ văn đã được sắp xếp theo trục thể loại là chính Cho nên dạy văn còn là dạy cho học sinh đọc hiểu văn bản Ngữ văn theo đặc trưng thể loại vừa giúp học sinh có những kiến thức cụ thể ở từng bài, vừa có những kiến thức để đọc - hiểu các tác phẩm khác cùng thể loại.

1.5 Nguyễn Tuân là một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam và là một trong chín tác gia được chọn đê giảng dạy trong nhà trường phổ thông Ông là nhà văn có vị trí vững chắc trong lịch sử văn học dân tộc, người đã tìm được cho mình tiếng nói riêng nhờ một phong cách văn học đặc sắc Ngòi bút của ông đi vào nhiều vấn đề, nhiều vẻ của những hình tượng Và ở hai thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nguyễn Tuân có những khác biệt khá rõ nét Đi vào

văn chương Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám có thể thấy cái đẹp ở “Chữngười tử tù” trong tập truyện ngắn đầu tay “ Vang bóng một thời ” viết về nhữngcon người trong quá khứ, từng “vang bóng”’, những anh hùng hảo hán thất thế.

Nguyễn Tuân đã cố ý níu kéo những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của dân tộc còn ẩn sau hoặc lấp ló thú chơi chữ của các nhân vật trong tác phẩm này Đe cao vẻ đẹp thiên lương của những con người biết trân trong cái đẹp; biết ngông trên cái tài năng

của mình Vì vậy, dạy “Chữ người tử tù ” trong trường phổ thông sẽ góp phần đưa

những giá trị về vẻ đẹp của một thời đã qua đến với học sinh, và giúp các em tiếp

cận với “người chiến sĩ ngôn từ đã đưa cải đẹp thăng hoa đến một độ cao hiếm thaytrong văn học Việt Nam ” (Hoài Anh).

1.6 Là một sinh viên sư phạm, một giáo viên tương lai thông qua thực hiện đề tài này, người viết muốn tích lũy được những kiến thức quí báu, bước đầu tiếp

Trang 3

cận phương pháp dạy học đổi mới và phương pháp nghiên cứu khoa học.

Tất cả những cơ sở thực tiễn trên là lí do đế em lựa chọn và nghiên cứu đề tài

“Đọc - hiêu Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) ở trường trung học phô thông theo đặctrưng thê loại

2 Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về thể loại, về đọc - hiểu tác phẩm trong nhà trường là vấn đề không hoàn toàn mới mẻ Đã có nhiều công trình nghiên cứu đạt được những thành tựu, có tác dụng làm nền tảng mở ra nhiều con đường tiếp nhận và giảng dạy.

2.1 Các công trình nghiên cửu giảng dạy tác phẩm vãn học theo thểloại:

Từ xa xưa người phương Tây đã chia toàn bộ tác phẩm văn học ra làm ba loại xuất phát từ phương thức phản ánh của chúng Arixtốt (384-322 TCN) là người sớm

nhất đề xuất sự phân biệt này trong công trình “Nghệ thuật thi

> 9ca

Ở nước ta vấn đề nghiên cứu văn học theo loại thể cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

- GS Nguyễn Thanh Hùng trong “Hiếu văn, dạy văn” đã đưa ra phương pháp

giảng dạy theo đặc trưng thể loại.

- GS Trần Thanh Đạm trong cuốn “Vẩn đề giảng dạy văn học theo loại thể”

(1970) đã chia văn học thành ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch Sau đó tác giả gợi ý phân tích các thể loại nhỏ hơn như: Thơ, biền văn (hịch, cáo, phú, văn tế ), truyện, kí, và đưa ra các phương pháp giảng dạy theo đặc trưng từng thế loại

-“Thipháp hiện đại” của Đỗ Đức Hiểu tập trung vào nội dung thi pháp truyện

và giảng dạy truyện Tuy nhiên công trình này cũng mới thành công trên lĩnh vực

Trang 4

nghiên cứu phê bình, chưa đề cập đến nhiều phương pháp giảng dạy.

- “Mẩy vẩn đề thi pháp truyện ” (Nguyễn Thái Hòa) cũng đề cập đến một thể

loại của tự sự là truyện ngắn, song vẫn dừng lại ở mục đích khái quát.

- Giáo trình “Lỉ luận văn học” do Hà Minh Đức (chủ biên) cũng tán đồng ý

kiến chia văn học thành ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch Cũng trong giáo trình này, tác giả chủ trương tìm hiếu kĩ hơn một số thê loại nhỏ của từng loại trên Cụ thế: Loại tác phấm tự sự sẽ nghiên cứu tiếu thuyết và các các thế kí văn học; trong loại tác phẩm trữ tình tìm hiểu thơ trữ tình và ở loại kịch sẽ tìm hiểu chính kịch.

-Giáo trình “Lí luận văn học ” do Phương Lựu (chủ biên) đã đưa ra sự phân

chia văn học thành năm loại chính: Tự sự - trữ tình - kịch - chính luận - kí Ở đây, chính luận và kí được tách ra thành những loại nhỏ Vì theo tác giả đó chính là

những “lĩnh vực văn học đặc thù

Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu văn học theo thể loại đã được các nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra những kiến giải khác nhau.

2.2 Các công trình nghiên cứu về đọc - hiểu

Lịch sử đọc - hiểu xuất hiện từ thời loài người sáng tạo ra chữ viết để ghi lại các hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư tưởng, tình cảm Từ trước đến nay đã có không ít những công trình nghiên cứu bàn về vấn đề đọc - hiểu, trong đó có nhiều nhà nghiên cún khá tên tuổi.

Trước đây người ta coi “đọc” là một hoạt động nhằm tiếp nhận xử lí thôngtin, góp phần hoàn thiện tri thức con người, còn “hiểu” là đích của “đọc Đen năm

2002, khi đối mới phương pháp dạy học, đọc - hiếu chính thức được coi là một phương pháp.

Thuật ngữ “đọc - hiểu ” và việc dạy học Ngữ văn theo hướng dạy đọc - hiểu

được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.

Trang 5

-V A Nhicônxki trong “Phương pháp giảng dạy văn học ở nhà trường phổthông” đã chú ý đến hoạt động đọc, vị trí của người học sinh trong trường phổ

thông, đặc biệt tác giả chú ý đến đọc diễn cảm.

-Z.Ia.Rez trong “Phương pháp luận dạy học ” đã trình bày một cách có hệ

thống các phương pháp, biện pháp dạy học và đặc biệt chú ý đến đọc sáng tạo Ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỉ XX đã xuất hiện nhiều cuốn sách viết về các phương diện của đọc - hiểu.

-GS.TS Nguyễn Thanh Hùng (Đại học sư phạm Hà Nội) trong bài viết “Đọc-hiêu văn chương” trên Tạp chí giáo dục số 92, tháng 7-2004 cũng đưa ra những kiếngiải về khái niệm đọc hiếu Theo ông “Đọc hiêu văn chương là đọc cái chủ quancủa người viết bằng cách đồng hóa tấm hồn, tình cảm, suy nghĩ của mình trongtrang sách”, nghĩa là một quá trình đòng sáng tạo Tác giả bài viết cũng chia “đọc”

làm ba dạng: Đọc kĩ, đọc sâu, đọc sáng tạo.

-GS Phan Trọng Luận trong cuốn “Phương pháp dạy học văn ” đã xem đọc

diễn cảm là một trong ba phương pháp thường dùng trong quá trình thâm nhập tác

phâm Trong chuyên luận “Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học”, tác giả đã phân

tích rõ tầm quan trọng của hoạt động đọc.

- Trần Thanh Đạm trong bài viết “Dạy vãn: Dạy đọc và viết” (Báo “Văn

nghệ”, số 30 ra ngày 23-7-2005) đã xác định trung tâm của việc dạy văn, học văn là

dạy đọc văn và viết văn “từ đọc thông viết thạo chữ Việt Nam đến đọc thông viếtthạo văn Việt Nam Từ đó đặt ra yêu cầu mỗi thầy cô giáo dạy văn phải là những nhà

sư phạm của sự đọc văn và viết văn.

- Trong bài viết “Vẩn đề đọc - hiếu và dạy đọc - hiếu” trên Tạp chí Thông tin

khoa học sư phạm số 5, tháng 4-2004, PGS.TS Nguyễn Thái Hòa đã nghiên cứu vấn đề đọc hiểu trên các phương diện: Chiến lược đọc - hiểu, Các hình thức đọc - hiểu, Các cấp độ đọc-hiểu, Kĩ năng đọc - hiểu Theo đây, đọc-hiểu có hai cấp độ: cấp thấp nhất là đọc để ghi nhớ kí tự và cấp cao nhất là đọc đê tiếp nhận thông tin, phân tích,

Trang 6

giải mã, nhận xét bình giá

- TS Nguyễn Trọng Hoàn trong bài “Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn ở trunghọc cơ sở” cho rằng đọc là “một phương thức tiếp nhận”', thông qua “ngôn ngữnghĩ” mà người đọc có thể chuyển hóa kí hiệu thành những đơn vị thông tin thẩm

mĩ Ông cũng nhấn mạnh việc đọc kĩ văn bản, đọc những chú thích để vượt qua rào ngôn ngữ.

- GS.TS Trần Đình Sử trong bài viết “Dạy học văn là dạy học sinh đọc- hiểu văn bản ” đã bàn luận về vấn đề thế nào là đọc hiểu văn bản thông qua cắt

nghĩa đọc là gì và hiểu là gì Ông cho rằng đọc - hiểu văn bản có hai bước: Hiểu thông báo và hiểu ý nghĩa.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã tập trung vào nhiều khía cạnh, phương tiện cơ bản của thể loại, của đọc - hiểu Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của lí thuyết đã có và vận dụng vào một tác giả cụ thê - Tác giả Nguyễn Tuân, một tác giả có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam, người viết hi vọng có thể tìm ra một hướng tiếp cận tích cực, góp phần nhỏ vào việc hình thành các thao tác, các bước đọc - hiểu trong giảng dạy văn chương nói chung và cụ

thể trong truyện ngắn “Chữ người tử tù

3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cún

3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tập họp các vấn đề lí luận liên quan tới đề tài.

- Khảo sát, thống kê các công trình nghiên cưu đọc - hiếu và các công trinh nghiên cứu thể loại văn học.

- Xử lí và phát triển vấn đề đã khảo sát, vận dụng vào văn bản ílChữ người tử tù”.

3.2 Mục địch nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài nhằm:

Trang 7

- Củng cố và nâng cao hiểu biết về phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng đổi mới.

- Đưa văn bản “Chữ người tử tù ” đến với học sinh theo đúng hướng đúng

phương pháp.

- Bồi dưỡng năng lực đọc - hiếu, cảm thụ tác phấm, làm cơ sở cần thiết cho việc giảng dạy Ngữ văn sau này ở trường phổ thông.

4 Đối tượng nghiên cứu

- Đặc điểm của thể loại truyện ngắn qua “Chữ người tử tù ” (Nguyễn

- Đọc hiểu “Chữ người tử tù ” của Nguyễn Tuân ở trường trung học phổ

thông theo đặc trưng thể loại.

5 Phạm vi nghiên cửu

Đề tài này giới hạn phạm vi nghiên cứu:

-Đặc điểm loại hình tự sự qua truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn

Tuân ở trường trung học phổ thông

6 Phưong pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dung các phương pháp: -Phương pháp phân tích

-Phương pháp so sánh -Phương pháp thống kê -Phương pháp thực nghiệm

7 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận góp một phần nhỏ vào việc hình thành các thao tác, các bước đọc hiểu trong giảng dạy văn chương ở trường THPT Mặt khác khóa luận cũng góp một phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay.

Trang 8

8 Cấu trúc của khóa luận

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.

Chương 2: Đọc - hiểu truyện ngắn “Chữ người tử tù ” (Nguyễn Tuân) ở

trường THPT theo đặc trưng thể loại Chương 3: Thực nghiệm.

Kết luận.

NỘI DUNG Chương 1

Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ Cơ SỞ THựC TIỄN1.1.Cơ sở lí luận

/././ Cơ sở tâm lí và lỉ luận dạy học hiện đại1.1.1.1 Cơ sở tâm lí

Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống với mọi người Học tập là một hoạt động giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống và trong sự phát triển của học sinh, cấp “Trung học phổ thông” là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm học sinh đầu tuối thanh niên (từ 15 đến 18 tuổi) - Theo tâm lí học lứa tuối, đây là giai đoạn phát triến bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuối mới lớn.

Có thể nói đây là lứa tuổi có những biến đổi tâm lí hết sức phức tạp Ở lứa tuổi này, hoạt động của các em hết sức phong phú nên những hứng thú của lứa tuổi này không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lượng Với học sinh THPT ngày càng xuất hiện nhiều vai trò của người lớn và các em thực hiện những vai trò đó ngày càng có tính độc lập và tinh thần trách nhiệm hơn Tất cả các em đều đứng trước suy nghĩ về việc chọn ngành nghề định hướng cho tương

Trang 9

lai, cuộc sống của mình Nói cách khác đây là giai đoạn người thanh niên trẻ đang hình thành, tìm kiếm cái bản sắc riêng có mục đích xã hội của mình Cũng chính vì vậy, thái độ có ý thức của các em với học tập ngày càng phát triển Thêm vào đó, tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao Các em biết ghi nhớ lôgic có trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa Các em cũng có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã được học hoặc chưa được học trong nhà trường Học sinh hoàn toàn có khả năng chủ động trong việc tiếp nhận đối tượng văn học; Các em có thể phát hiện ra một lớp nội dung, các “tầng vỉa” tư tưởng ẩn sau lớp ngôn từ Việc áp đặt các cách hiểu của giáo viên về tác phẩm có thể sẽ gây ra sự chán nản, thậm chí là sự phản ứng chống đối.

Bởi thế, người giáo viên phải biết thiết kế tổ chức học sinh thực hiện các hoạt động học tập Ngữ văn nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ, rèn luyện kĩ năng nghe-nói-đọc-viết, năng lực cảm thụ tác phấm văn chương, Hay nói một cách khác là giáo viên biết lựa chọn những phương pháp phù hợp nhằm phát huy hết tính chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời phải tạo được hứng thú học tập cho các em Giáo viên phải tinh tế trong việc nắm bắt những đặc điểm tâm lí của học sinh để đưa ra biện pháp, phương pháp nhằm thu hút, tạo sự say mê với môn học từ phía học sinh.

ỉ ỉ 1.2 Lí luận dạy học hiện đại

Cách đây hơn 2500 năm, đức Khổng Tử đã đề cập đến vấn đề dạy và học, ông cho rằng có dạy mà không có học thì dẫu sự dạy có hay thế nào thì cũng không sao thành công được Chính vì vậy Khổng Tử luôn lấy cả sự dạy và sự học làm điều

trọng yếu - “Học đê sau đó biết là không bao giờ đủ, dạy đê sau đó biết là cònnhiều khó khăn Biết không đủ đê sau đó tự mình cố gắng Biết khó khăn đê sau đótự mình kiên cường lên ”

Trong thời đại ngày nay, việc dạy học và học trong trường phố thông cần có

một cách nhìn, một hướng đi phù hợp với thực tế Người Việt Nam có câu: “Khôngthầy đổ mày làm nên ” gắn bó chặt chẽ với phương pháp dạy học truyền thống vốn

Trang 10

tồn tại từ bao đời về cơ bản phương pháp này hướng trọng tâm hoạt động của người thầy Thầy giáo bằng tất cả tài năng, tâm huyết tiếp cận với kho tàng tri thức nhân

loại, lĩnh hội chúng và chuyển tải tới học sinh Quá trình dạy học ở đây “Là quảtrình thông tin được chuyển tải từ thầy sang trò và phụ thuộc căn bản vào tài năngsư phạm của thầy: Thầy thuyết trình, diễn giải; Trò nghe ghi theo, nghĩ theo

Dạy học theo lối truyền thống tồn tại cả hai mặt Trước hết, dạy học theo lối truyền thống tiết kiệm thời gian, đồng thời lượng kiến thức mà thầy truyền đạt cho trò là rất đầy đủ, liền mạch, có hệ thống Song mặt hạn chế của phương pháp dạy học này là khiến cho học sinh chán nản, ức chế, không hứng thú và không phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh.

Vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn luôn là vấn đề được

quan tâm hàng đầu Đáp ứng yêu cầu bức xúc của xã hội, trong “Chiến lược pháttriên giáo dục từ 2001-2010” của Đảng đặt vấn đề: “Đoi mới và hiện đại hóaphương pháp giảo dục, chuyên từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng tròghi chép sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quả trình tiếp cận trithức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệthong và cỏ tư duy phân tích, tỏng hợp; phát triên năng lực của môi cả nhân; tăngcường tỉnh chủ động và tính tự chủ cho học sinh Rõ ràng, đổi mới phương pháp dạy

học làm cho người học được nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn Giờ đây giáo viên không phải là trung tâm mà chỉ là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, gợi suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh, từ đó hệ thống hóa vấn đề, rút ra kết luận, hình thành bài học và khắc sâu những tri thức cần nắm vững.

Người học trong phương pháp dạy học mới trở thành trung tâm của giờ học, dưới sự gợi ý, cố vấn của giáo viên, người học tự chiếm lĩnh tri thức.

Đổi mới Phương pháp dạy học Ngữ văn là một tất yếu khách quan Trước đây, quan niệm về dạy Văn chủ yếu là giảng Văn thì nay dạy học Văn là dạy học

Trang 11

sinh đọc - hiểu văn bản Đứng trước một văn bản văn học, không còn con đường nào khác là đọc Đọc được coi là phương thức đặc thù trong tiếp nhận văn học Mặt khác không ai có đặc quyền nào khi tiếp nhận một văn bản văn học Đọc-hiếu vì thế vừa là một hoạt động đặc thù, có ảnh hưởng xuyên thấm đến các phương diện khác của qui trình tích hợp và liên thông kiến thức, vừa được xem là chiến lược trong đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay

1.1.2 Vấn đề tiếp nhận văn học ỉ 1.2 ỉ Khải niệm

Theo “Từ điên tiếng Việt”, “tiếp nhận ” là “đón nhận cái từ người khác, nơikhác chuyên giao cho

Theo đó, “tiếp nhận văn học ” là “hoạt động chiếm lĩnh giả trị tư tưởngthâm mĩ của tác phấm văn học, bat đầu từ sự cảm thụ vẫn bản ngôn từ, hình tượngnghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài năng tác giả cho đến sảnphấm sau khi đọc

Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương”lại quan niệm: “Tiếp nhận tác phẩm văn học là đem lại cho người đọc sự hưởng thụvà hứng thủ trí tuệ hướng vào người đọc đê củng cố và phát triên một cách phongphủ những khả năng thuộc thế giới tinh thần và năng lực cảm xúc của con ngườitrước đời sống

về thực chất, tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa

người đọc với nhà văn thông qua tác phẩm Nó đòi hỏi người đọc phải tham gia bằng tất cả trái tim, khối óc, hứng thú, nhân cách và tri thức của mình Có thế nói nó

được xem như một quá trình “ đoi tượng hóa sức mạnh bản chất người” của cá thể

trong xã hội Đe thực hiện quá trình đó, chủ thể tiếp nhận không chỉ dựa vào những phân tích văn bản ngôn từ một cách máy móc rồi khái quát giá trị ý nghĩa của tác phẩm Nói tới tiếp nhận chính là đề cập hai phương diện thống nhất bản chất của một vấn đề: về phía đối tượng- tức tác phẩm văn học, khi được tiếp nhận nó không

Trang 12

còn là những “kí hiệu tĩnh” không còn là hình thức tồn tại khách quan của những con chữ khô khan, mà trở nên một thế giới có hồn, có đời sống, có số phận, hoàn cảnh sự việc và tâm lí Có được điều đó hay không và có đến mức độ nào-nhân tố có vai trò quyết định lại do khả năng chuyển kí hiệu thẩm mĩ sang hoạt động thẩm mĩ của chủ thể tiếp nhận: người đọc.

Tiếp nhận văn học là quá trình sáng tạo hay còn gọi là quá trình “đồng sáng tạo” Và bạn đọc ở mỗi thời đại sẽ bồi đắp cho nó những lớp ý nghĩa sinh động khác nhau Bởi thế, tiếp nhận văn học có tác dụng thúc đẩy ảnh hưởng văn học, làm cho tác phấm không đứng yên mà luôn vận động, phong phú thêm trong quá trình phát triến văn học.

Việc dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường thực chất là dạy cho học sinh cách tiếp nhận văn học Nhưng tiếp nhận văn học với học sinh là tiếp nhận dưới sự giúp đỡ, gợi ý, dẫn dắt của giáo viên Giáo viên cần phải lưu ý: Mỗi tác phẩm văn học đều được người nghệ sĩ sáng tạo bằng những phương thức riêng, vì vậy giáo viên cần phải nắm được những phương thức đặc trưng ấy đê giúp học sinh có cách tiếp nhận cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

ỉ ỉ.2.2.Cơ sở tiếp nhận văn học

Mọi sự vật, sự việc đều có nguồn gốc, lịch sử; và để hiểu rõ bản chất sự vật, sự việc thì phải hiểu rõ nguồn gốc, lịch sử của những đối tượng đó Cũng như muốn tiếp nhận tác phẩm trước hết phải hiểu con đường mà nhà văn sáng tạo ra nó, từ đó tạo tiền đề cơ sở cho việc tiếp nhận văn học một cách đúng hướng.

*Con đường nhà vẫn sảng tạo tác phâm

Tác phẩm sinh ra từ tâm hồn và trí tuệ nhà văn trong một quá trình hoạt động tâm lí tư duy và ngôn ngữ, kết thúc thành một văn bản ngôn ngữ Có thể nói khi trí tuệ và cảm xúc đã đạt đến sự hài hòa, kết tinh sẽ cháy bùng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt nhà văn đến những mục tiêu nghệ thuật bằng con đường gần như trực giác bản năng Platôn gọi đó là “thần hứng” Còn như Lecmôntôp lại nói:

Trang 13

“có những đêm không ngủ, mat rực chảy và thôn thức, lòng tràn ngập nhớnhung khi tôi viết” hay Nêkratxốp cũng khẳng định: “Nếu những đau khổ từ lâu bịkiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết” Khi cảm hứng xuất hiện,

người nghệ sĩ có nhu cầu giãi bày, biểu hiện và cũng khi đó nhà văn sáng tạo ra tác phẩm văn chương.

Song con đường nhà văn sáng tạo ra các tác phẩm văn chương không thẳng tap, không giản đơn và không phải nhà văn, nhà nhà thơ nào cũng tạo ra các tác phâm mang giá trị sâu sắc một cách dễ dàng Nhà thơ Tản Đà đã từng nói:

“Bao nhiêu củi nước mới thành văn Được bán văn ra chết mấy lần

Đường văn, đời văn bao gập ghềnh, có những nhà văn, nhà thơ đã sáng tác, đang sáng tác nhưng đến một thời điểm nào đó cũng phải nhức nhối vì không thê viết, không thê phơi bày ý tứ trong tác phâm của mình.

Nhà văn đứng trước cuộc sống ăm ắp, bằng óc quan sát cảm thụ, bằng sự hồi tưởng và trí ttưởng tượng phong phú đã tạo ra tác phẩm văn học-“đứa con tinh thần” của mình.

Nhà văn hòa mình vào cuộc sống, hòa mình vào cuộc đời của muôn nghìn con người, vạn vật Nhà văn nhận thức, tích lũy, ghi nhớ đó là một giai đoạn tích lũy lâu dài Và thật khó xác định giai đoạn tích lũy của nhà văn bắt đầu từ khi nào, bởi nó được cất giấu trong lòng Cùng với sự rung động của đời sống chạm tới khối óc nhanh nhạy của nhà văn và nhanh chóng được nhà văn nhận diện Sự gặp gỡ, va chạm của hai yếu tố khách quan và chủ quan đã khiến rung động nghệ thuật, khát vọng biểu đạt bắt đầu Nhà văn gửi tất cả những điều đó vào tác phẩm Tuy nhiên

văn chương là địa hạt của sự sáng tạo, nó không “dung nạp” những “người thợ khéotay chỉ biết làm theo một vài kiêu mẫu đưa cho ” (Nam Cao) Đứng trước trang giấy

với một nghệ sĩ chân chính giống như đứng trước “pháp trường trắng” (Nguyễn

Trang 14

Tuân), đòi hỏi trách nhiệm và tài năng nghề nghiệp Bởi thế tác phấm văn chương đích thực sẽ vượt qua sự “băng hoại của thời gian và sống với loài người cho đến ngày tận thế”.

*Con đường chiếm lĩnh tác phấm văn học

“Chiếm lĩnh tác phấm văn học ” hay còn là “quả trình tiếp nhận văn học”;Nguyễn Thanh Hùng trong “Đọc và tiếp nhận văn chương”, khẳng định “tiếp nhậnvăn học là một quá trình Đọc văn là một quả trình tiếp nhận Tác phấm văn học làmột “đề án tiếp nhận ” và “đọc văn chương - một con người mới ra đời”, đọc văn

chương còn là một “lao động khoa học”, là một quá trình sáng tạo.

Quá trình tiếp nhận văn học bắt đầu từ việc đọc, phân tích, cắt nghĩa và cuối cùng là bình giá Đây là một hệ thống thao tác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trật tự của hệ thống này không thế đảo ngược Tiếp cận là một hoạt động định hướng cho sự phân tích.

Hoạt động đọc

Nhà văn là người sáng tạo ra văn bản, thực hiện quá trình kí mã Văn bản đó là ý đồ nghệ thuật của nhà văn, cách lí giải của nhà văn về văn bản chỉ là một khả năng hiểu văn bản Còn bạn đọc, người tiếp nhận văn bản là người thực hiện quá trình giải mã Như vậy văn bản là một bộ mã, có thế chấp nhận nhiều cách lí giải khác nhau nhưng phải phù hợp với các mã đã được nhà văn kí gửi Bởi vậy bước đầu tiên đê chiếm lĩnh tác phấm văn học là “đọc” đê giải mã hệ thống kí hiệu ngôn ngữ đó.

Đọc văn là lao động khoa học, người đọc phải phát huy trực cảm và khả năng hoạt động ngôn ngữ trong một môi trường văn hóa thẩm mĩ Đọc văn là để hiểu tác phẩm, để tiếp nhận nội sinh và ngoại sinh từ tác phẩm Với mỗi tác phấm khác nhau sẽ có cách đọc khác nhau.

Hoạt động phân tích

Trang 15

Trong cuốn “Đọc và tiếp nhận văn chương”, GS.TS Nguyễn Thanh Hùng chỉrõ: “Phân tích là hoạt động chia nhỏ đối tượng đê có cái nhìn cụ thế những yếu tốlàm nên chỉnh thê sâu hơn Tác phâm văn học là một chỉnh thể thống nhất Phân

tích tác phẩm văn học là thao tác tháo gỡ tất cả những tương quan vốn không thê tách rời nhau trong một chỉnh thê nghệ thuật, để rồi ghép hợp lại, người tiếp nhận sẽ có một cái nhìn phong phú và sâu sắc đối với tác phẩm văn học Không nên phân

tích tất cả các yếu tố trong tác phâm văn học “Phải lựa chọn những yếu tổ có bảnsac của tác phắm, biết đi sâu vào cảm xúc mãnh liệt, trung thực nhất trong thế giớinội tấm, vượt qua sự đầy đủ von quen thuộc và sảo mòn, kiếm tìm sự súc tích củangôn ngữ nghệ thuật ”

Hoạt động cat nghĩa

Cắt nghĩa là hoạt động quan trọng trong cơ chế tiếp nhận văn chương Cắt nghĩa để làm rõ nghĩa tác phẩm ấy, không chỉ làm tường minh nghĩa ngôn ngữ của tác phẩm mà còn phải cắt nghĩa hình tượng của tác phẩm để từ cái được phản ánh, người đọc nhận thức cái được biểu hiện trong tác phẩm, cắt nghĩa đem lại nhận thức chắc chắn, có cơ sở về tác phẩm văn học Có hiểu tác phấm văn chương thì mới có thê cắt nghĩa được, cắt nghĩa được một cách thuyết phục nội dung phân tích là bằng chứng về sức cảm, hiểu thấu đáo giá trị nội dung trong hình thức tác phẩm.

Hoạt động bình giả

Đọc - tiếp cận, phân tích và cắt nghĩa là ba giai đoạn chủ quan hóa khách thể thẩm mĩ trong tiếp nhận văn học Nó mở ra giai đoạn khách quan hóa chủ thế thấm mĩ của cá nhân người đọc Điều đó phản ánh qui luật trong cơ chế tiếp nhận văn chương bao giờ cũng kèm theo sự đánh giá, bình phâm về tác phẩm với những quan điểm, tư tưởng và tiêu chuẩn thẩm mĩ đậm màu sắc cá nhân chủ quan Bình giá trong tiếp nhận văn chương là hoạt động hoàn tất cơ chế tiếp nhận lĩnh hội tác phẩm văn học.

Khi bình giá, người đọc phải đề cao nội dung, lí tưởng về cuộc sống và con

Trang 16

người trên cơ sở khái quát hóa, điển hình hóa lí tưởng ấy trong hình tượng văn học Đồng thời trong hoạt động bình giá cũng cần lưu ý đến cái được nhận thức và đánh giá như thế nào, bởi vì bản chất nghệ thuật của tác phấm văn chương là cái đẹp của tư tưởng và quan niệm của nhà văn về cuộc sống, cái đẹp của hình thức thể hiện Trọng tâm của hoạt động bình giá là cái mới về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, cần tránh sự bình giá phiến diện, chủ quan, bảo thủ và càng nên tránh sự “nhại lại” ý kiến của người đi trước một cách thiếu bản sắc.

Như vậy, tiếp cận tác phấm văn học bao gồm một hệ thống hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau: đọc - tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa và bình giá Và như đã nói thì trình tự hệ thống này không thế đảo ngược Đọc là yêu cầu bắt buộc để tiếp cận tác phẩm văn học và định hướng cho sự phân tích Hoạt động cắt nghĩa xác định tính chính xác của nội dung phân tích Hoạt động bình giá mở rộng, đi sâu hơn vào giá trị tác phẩm bằng sự phong phú và đầy cá tính của người tiếp nhận

ỉ ỉ.2.3.Bạn đọc với vấn đề tiếp nhận văn học

Có thể nói, mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc là mối quan hệ tương tác giữa người lập mã và người giải mã Trong sự tương tác này, văn bản là sự mã hóa thông tin thẩm mĩ của nhà văn;còn người đọc thực hiện một qui trình ngược lại: giải mã văn bản để tiếp nhận thông điệp thẩm mĩ.

Bạn đọc đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn học Mỗi tác giả khi sáng tạo ra tác phấm đã gửi gắm vào đó bao hoài bão, ước mơ, lí tưởng lớn lao nhưng nó vẫn chỉ ở trên trang giấy tĩnh Khi bạn đọc giải mã văn bản đó thì tác phẩm văn học mới thực hiện được những chức năng xã hội của mình P.Valery nói:

“Ỷ nghĩa trong thơ tôi là do bạn đọc cho nó” Hay Giôn Điwây phân biệt “sảnphẩm nghệ thuật" do người nghệ sĩ sáng tạo ra khi nào được công chúng thưởng thức

tiếp nhận thì mới trở thành “tác phẩm nghệ thuật” Vai trò của bạn đọc đối với sinh mệnh, sự sống còn của tác phẩm nghệ thuật là vô cùng quan trọng.

Trong lời nói đầu góp phần phê phán chính trị và kinh tế học, Các Mác nói:

Trang 17

“Vói tư cách là một đòi hỏi, một nhu cầu bản thân sự tiêu dùng là một yếu tổ nội tạicủa hoạt động sản xuất” Tiếp nhận văn học của bạn đọc cũng là một hoạt động tiêu

thụ, bạn đọc cũng là một người tiêu thụ Nhưng người tiêu dùng thông thường chỉ sử dụng sản phẩm với những giá trị vốn có của nó, do đó giá trị sử dụng nói chung là ngang nhau giữa tất cả mọi người Trái lại, người đọc văn học làm phong phú thêm

cho tác phấm bằng những cảm thụ và đánh giá riêng của mình Bởi thế “Sêchxpiachỉ viết một Hamlet nhưng có hàng triệu Hamlet trong lòng bạn đọc

Nói tới vấn đề bạn đọc với tiếp nhận văn học không thể không nhắc tới khái

niệm tầm tiếp nhận (hay tầm đón nhận): “Với tư cách là chủ thể tiếp nhận với bấtcứ tác phấm văn học nào người đọc không bao giờ là một tờ giấy trang thụ động màvon có một “tầm đón nhận ” được hình thành một cách tông hợp bởi nhiều yếu tổ”.

Mỗi bạn đọc tùy vào điều kiện sống, lứa tuổi, tâm lí, trình độ, học vấn, nghề nghiệp, thời đại lại cón những kiến giải khác nhau về một tác phẩm Đó là một điều bình thường làm phong phú cho đời sống văn học.

Như vậy, mối quan hệ giữa gắn bó, biện chứng giữa người đọc và tiếp nhận văn học sẽ đưa ra những kết luận cho sự tồn tại và phát triển của tác phấm văn học đó Bạn đọc, công chúng chính là nhân tố chuyên hóa những giá trị tinh thần trong tác phấm trở thành những động lực tình cảm trong tiến trình lịch sử.

1.1.3 Vẩn đề thê loại

1.1.3.1 Khải niệm và phân loạiKhái niệm thê loại

Theo “Từ điến thuật ngữ văn học”: “Thê loại là dạng thức của tác phấm vănhọc được hình thành và tồn tại tương đối on định trong quá trình phát triến lịch sửcủa văn học, thế hiện sự giống nhau về cách thức tô chức tác phắm, về đặc điêmcủa các loại hiện tượng đời sổng được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ nhàvăn với các hiện tượng đời song ấy”

Trang 18

Từ “Genres” (Thể loại) là nguyên bản tiếng Pháp, và nghĩa đơn giản là “loại” hoặc “kiểu Khái niệm thể loại là kết quả của sự trừu tượng hóa, khái quát hóa thực

tế cụ thể, sinh động của sáng tác Nen văn học của mỗi dân tộc cũng như toàn bộ nền văn học của thế giới xưa nay là một kho tàng bao gồm rất nhiều tác phấm văn học cụ thê, con đẻ tinh thần của các nhà văn, nhà thơ thuộc các giai cấp, các dân tộc, các thời đại khác nhau Mỗi tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo độc đáo về nội dung và nghệ thuật Việc nghiên cứu văn học đòi hỏi nhiều cách phân loại khác nhau: Phân loại theo thời kì, trường phái, trào lưu, phương pháp, phong cách và

phân loại theo thể loại Vấn đề phân loại

Từ xa xưa, Aristốt (384-322 TCN) đã chia văn chương thành ba loại tương ứng với ba phương thức phản ánh đặc trưng Neu hình tượng thiên nhiều về mặt biếu hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả ta sẽ có tác phấm trữ tình Neu hình tượng thiên nhiều về mặt phản ánh con người, sự việc trong cuộc sống, ta sẽ có tác phẩm tự sự Tác phẩm tự sự tập trung cô đọng đến mức độ bản thân nhân vật, sự việc, câu chuyện có thể tự mình bộc lộ một cách độc lập trên trang sách hoặc trên sân khấu không cần sự dẫn chuyện của tác giả, như thế ta có tác phấm kịch.

Từ ba loại trên ta có thể chia nhỏ như sau:

Tự sự: - Tự sự dân gian gồm: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười

- Tự sự trung đại và hiện đại Trữ tình: - Trữ tình dân gian: Ca dao, câu đố

- Trữ tình trung đại và hiện đại: Thơ cố thế truyền thống và tự do.

Kịch: - Kịch dân gian: Chèo, tuồng, múa rối - Kịch hiện đại: Bi kịch, hài kịch

1.1.3.2 Thê loại tự sự

Trang 19

Khái niệm

Tự sự là “phương thức tải hiện đời sống trong toàn bộ khách quan của nỏ.Tác phắm tự sự phản ảnh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sổng trongkhông gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cổ xảy ra trong cuộc đời con người ”

Theo “7m* điến tiếng Việt 2005”: “Tự sự là loại văn học phản ảnh hiện thựcbằng cách kê lại sự việc, miêu tả tính cách qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh

Như vậy, tư tưởng, tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động của con người, nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là một thế giới tạo hình xác định đang tự tồn tại, phát triển, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của người viết Cũng có thể nói tự sự là loại tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan như một cái gì tách biệt ở bên ngoài đối với tác giả thành một câu chuyện có sự diễn biến của sự việc, của hoàn cảnh, có sự phát triến tâm trạng, tính cách, hành động của con người.

Đặc điêm

Thứ nhất: cốt truyện

Cốt truyện là "hệ thong sự kiện làm nòng cốt cho sự diên biến các moi quan hệvà sự phát triên tỉnh cách nhân vật trong tác phấm văn học” (Từ điển thuật ngữ văn

học) Nói đến tự sự là nói đến cốt truyện Đây được coi là đặc trưng cơ bản của các tác phâm thuộc loại này.

Có thế nói, nhờ cốt truyện, nhà văn thế hiện sự hình thành, đặc điếm của mỗi tính cách cũng như sự tác động qua lại giữa các tính cách Cũng nhờ cốt truyện, nhà văn tái hiện các xung đột xã hội, chứng tỏ năng lực, cách thức chiếm lĩnh thực tại khách quan của mình Dù đa dạng, mọi cốt truyện đều trải qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc Và mỗi thời đại lại có quan niệm khác nhau về cốt truyện.

Xét về phương diện kết cấu, qui mô nội dung có thể chia cốt truyện thành hai

Trang 20

loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện gọn gàng, đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính, có khi là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính.

Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống trong một thời kì lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật Do đó có dung lượng lớn.

Thứ hai: Nhân vật

Nhân vật được hiểu là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”; là chìa khóa để người đọc đi vào thế giới tư tưởng của nhà văn.

Dựa vào vị trí nhân vật trong tác phấm có thê chia thành: Nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.

Dựa vào cấu trúc nhân vật chia thành: Nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng

Thứ ba: Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một phương tiện để phản ánh cuộc sống thành hình tượng trong truyện, mặt khác cũng là phương tiện để biểu hiện thái độ tư tưởng, tình cảm, sự đánh giá của tác giả đối với cuộc sống.

Ngôn ngữ tự sự phân thành: Ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kế chuyện Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong tác phẩm Ngôn ngữ nhân vật có ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại.

Ngôn ngữ nhân vật được nhà văn sử dụng như một phương tiện để miêu tả đời sống tâm lí và khắc họa tính cách nhân vật Nhờ việc khảo sát ngôn ngữ nhân vật có thê biết được tính cách nhân vật, nhận diện nhân vật Qua đó nhà văn thê hiện tư tưởng tác phấm.

Ngôn ngữ người kể chuyện đứng ngoài tác phẩm với tư cách là người trần thuật Ngôn ngữ người kể chuyện chẳng những có vai trò then chốt trong phương

Trang 21

thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính tác giả.

I.I.3.3 Thê loại truyện ngan

Truyện ngắn, một thể loại văn học được coi là “xung kích” của đời sống văn học, một thể loại có tính chất “thuốc thử” đối với hầu hết nhà văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật đầy cam go

Theo quan điểm hiện nay, “Truyện ngắn” được định nghĩa là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: Đời tư, thế sự và sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn gọn Bởi truyện được viết ra là đế đọc liền một mạch Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu để phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự loại khác (các loại truyện kể dân gian cũng có độ dài tương đương với truyện ngắn) Truyện ngắn hiện đại hiện nay là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống rất riêng, mang tính chất thể loại.

Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp Neu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy Có nghĩa truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người, cốt truyện thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc

Trang 22

liên tưởng Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá Yeu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.

Ở truyện ngắn, mỗi câu chữ, mỗi dấu chấm phảy đều phải được chọn lọc tới mức tinh xảo, hoàn mỹ Ngôn ngữ của truyện ngắn phải là thứ ngôn ngữ kim cương

tuân theo những "Quy luật vàng” khắc nghiệt! "Trong các thể loại văn chương,truyện ngắn đóng vai trò hô bảo trong đại gia đình các loài vật Ở loài thủ dữ này,không được có chút mỡ thừa dính vào mọi cơ bẳp, nếu không chủng không thê sănmồi được Ngắn gọn là qui luật của việc cẩu tạo truyện ngan Nhờ cỏ khả năngphản ảnh hành động một cách ngan gọn, truyện ngan có khi còn có thê đạt tới trìnhđộ anh hùng ca và đó là cả một bỉ mật của nó ” (Hoan Bốtsơ - nhà văn Đức);"Truyện ngan là một thứ giọt nước mà không có nó không thê cố đại dương Theo tôihiêu toàn bộ truyện ngan là một tẩm thảm lớn lao về cả thòi đại Với những mảnhtưởng như rất nhỏ bẻ, nỏ góp phần tạo nên cả tẩm chân dung hoàn chỉnh Truyệnngan giong như tranh khẳc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đọng,các phương tiện phải được tính toán một cách tinh tế, nét vẽ phải chỉnh xác Đây làmột công việc vô cùng tỉnh tế Xoay xỏa trên một mảnh đất chật hẹp, chính đó là chôlàm cho truyện ngan phân biệt với các thê loại khác” (Ts Aitmatốp), v.v

ỉ A 3.4 Mối quan hệ giữa thê loại và tiếp nhận văn học

Giữa thể loại của tác phẩm và vấn đề tiếp nhận văn học có một mối quan hệ

gắn bó Cụ thế: “Nhà văn sảng tác theo thê loại nào thì người đọc cũng cảm thụtheo thê loại và người dạy cũng dạy theo thê loại” Nói một cách khác, phương thức

cấu tạo hình tượng mà tác giả sử dụng khi sáng tác qui định phương thức cảm thụ hình tượng đó của người đọc và cũng từ đó qui định phương thức giảng dạy của giáo viên.

Như vậy với mỗi thể loại ta có cách tiếp nhận khác nhau, vẫn biết “tất cả

Trang 23

mọi tác phấm dù được sảng tác theo thi pháp tất yếu nào cũng mở theo các kiêuđọc, moi kiếu đọc mang đến cho đời sống tác phấm một đời sống mới từ một trỉếnvọng nào đó theo thị hiếu cá nhân của người đọc” (Umberto Eco) thì việc đọc-hiểu

không thể tách rời những tri thức về thể loại.

SGK Ngữ văn hiện nay sắp xếp các văn bản Ngữ văn theo đặc trưng thể loại Đây được coi là giải pháp đê rút ngắn những “khoảng cách tiếp nhận”.

1.1.4 Vấn đề đọc-hỉếu

“Đọc” là một hoạt động sáng tạo của con người Đọc không chỉ là một hoạt

động nhận thức nội dung ý tưởng từ văn bản mà còn là hoạt động trực quan mang tính cảm xúc, có tính trực giác và khái quát trong nếm trải của con người Đọc còn là một hoạt động mang tính chất tâm lí, một hoạt động tinh thần của độc giả, bộc lộ năng lực văn hóa của con người.

1.1.4.1 Quan niệm về đọc - hiêu

Theo “Từ điên tiếng Việt” thì “đọc là phát minh thành lời những điều đãđược viết ra, theo đủng trình tự, là cách tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệubằng cách nhìn vào các kỉ hiệu Như vậy theo nghĩa đó ta có thê hiểu đọc văn là cách

tiếp cận nội dung của tác phẩm văn học bằng cách nhìn vào hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ miêu tả, kết cấu thời gian, không gian nghệ thuật của tác phẩm đó.

Xưa nay người ta cho rằng “đọc” là một vấn đề quen thuộc, là một hoạt động

rất quen thuộc đối với chúng ta Như ở Anh, việc hướng dẫn cách đọc được đặc biệt chú trọng ngay từ bài dạy học tác phâm thơ ở bậc tiêu học, nhằm tạo ra “những viễn

cảnh cho thế hệ mới” “Đọc ” ở đây được coi như điểm khởi đầu cho những nănglực khác Hoạt động “đọc” trở thành vấn đề quan tâm của nhiều người Đọc văn từrất lâu đã gắn liền với nhu cầu khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn, và “đọc”

còn gắn liền với khát vọng đổi thay xã hội Muốn đọc được, trước hết, phải có năng lực cảm thụ ngôn ngữ- suy rộng ra đó là năng lực cảm thụ văn hóa Với người nghèo vốn sống thì việc hiểu ngôn ngữ sẽ bị hạn chế; người không có khả năng giải mã tín

Trang 24

hiệu ngôn ngữ thì một kiệt tác có ở trước mặt cũng trở thành vô nghĩa Bởi suy cho

cùng, mục đích của “đọc” là để “hiểu” trực tiếp “Đọc” chính là hoạt động trả lờicâu hỏi “làm gì ?” Vì vậy, “ đọc” và “hiểu” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

“Hiêu ” là nhận ra ý nghĩa, bản chất, lí lẽ của cái gì, bằng sự vận dụng trí tuệ.Hiểu là biết được ý nghĩa, tình cảm, quan điểm của người khác “Đọc ” trong một sốlĩnh vực mục đích rõ ràng, nhưng ở một số lĩnh vực khác, “đọc” là hoạt động mang

tính tự phát, không phải là không có mục đích mà là mục đích ban đầu chưa rõ ràng,

sau khi “đọc” mới rõ đó là hoạt động có mục đích.

IA.4.2 Đọc - hiêu là phương pháp tiếp cận tác phắm văn học

“Đọc ” là một dạng khám phá sáng tạo “Đọc ” cũng là chối bỏ sự trì trệ củalối mòn và hướng tới thiết lập những quan hệ tư duy mới Nói “đọc - hiểu” hay“đọc để hiểu” không chỉ là phát ngôn mang tính “thói quen” mà đó là vấn đề có tính

nguyên lí Có lúc, ngỡ mới chỉ lướt qua xem văn bản bằng mắt thôi thì trong trí não của chủ thể đã nảy sinh những xung đột tâm lí nhất định, bằng chứng là đã ghi nhận một thông tin nào đó (dù mờ nhạt).Có vẻ như chưa là đọc, nhưng thực ra đó cũng là

một dạng thức của “đọc” Và trong cái hình thái dù chỉ như mới sơ khai ấy của đọc,đã bao hàm một dấu hiệu trao đổi với văn bản Như thế cũng có nghĩa “đọc ” trước

hết gắn với nhu cầu giao tiếp (hoặc ít nhiều mang đặc tính tác động qua lại của hoạt động giao tiếp) giữa chủ thể, người đọc với đối tượng (văn bản - thế giới nghệ thuật

- nhà văn) Giữa “đọc” và “hiểu ” vừa có mối quan hệ nhân quả (đọc để hiểu), đồngthời chúng có mối quan hệ biện chứng (hiêu đê đọc tốt hơn) “Đọc ” vì thế có thể

hiểu là cách thức, con đường, tức là một phương pháp; Viện sĩ Roman Ingaden (Ba

Lan) cũng quan niệm: “Đọc - hiểu là phương pháp toi ưu để tiếp cận tác phâm vănchương Đây là phương thức không thê thay thế” Chính vì vậy, “hiểu” là mục đích

cần đạt được khi đọc một văn bản, một tài liệu Trong dạy - học Ngữ văn, hiểu văn bản ấy không phải là mục đích mà là đích cuối cùng, là thực hiện các nhiệm vụ của môn Ngữ văn.

Trang 25

Nhằm tiếp cận và xử lí thông tin, hoạt động đọc - hiếu xảy ra theo cơ chế tác động hũu cơ giữa hai thành tố chính: Chủ thể (người đọc) và đối tượng (tác phẩm) Người đọc tác động vào văn bản bằng xúc cảm và khả năng tri giác, thông qua quá trình chuyển hóa kí hiệu ngôn ngữ thành những đơn vị thông tin thẩm mỹ Qúa trình này được thực hiện bởi hình thái tiếp nhận trung gian là “ngôn ngữ nghĩ” Như vậy, để “tường minh” ý tưởng có được từ hoạt động tri giác văn bản, người đọc phải cảm thụ được sự khơi gợi của âm thanh, nhạc điệu, sắc thái biếu cảm và phải có khả năng chuyến mã từ hệ thống ký hiệu ngôn từ sang những đường nét hình dung và kinh nghiệm mà dạng thức biểu hiện đầy đủ nhất của nó là tính sinh động của hình tượng nghệ thuật.

“Đọc” bao giờ cũng gắn liền với việc xác định “hệ qui chiếu”, ý nghĩa của

những dấu hiệu nghệ thuật, xác định “độ dôi” có tính khác biệt trước hết về mặt hình thức so với những qui ước thông thường của đời sống được thể hiện trong tác phấm Người đọc phát hiện ra những “mâu thuẫn” ấy, biến chúng thành những đối tượng có tính chất “đầu mối” đế tiếp cận và cắt nghĩa nghệ thuật Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc thê hiện chính mình, đồng thời, tìm tòi, phát hiện năng lượng của sự có mặt của nhà văn biểu hiện vừa hữu hình, vừa tồn tại ở dạng “tiềm năng” trong

văn bản Bởi vì nói như viện sĩ Roman ĩngaden (Ba Lan) thì “mọi tác phẩm văn họcđều dang dở, luôn đòi hỏi sự bô xung mà không bao giờ ta đạt tới giới hạn cuốicùng bằng văn bản” Mỗi cách đọc, theo đó được xem như một phương án, phản

ánh những mức độ khác nhau của khả năng tiếp nhận Hiệu quả của việc đọc văn học bao giờ cũng gắn với từng phương thức thể hiện nó Đọc thầm khác với đọc diễn cảm, đọc ngẫu nhiên khác với đọc có chủ định, đọc cá nhân khác với đọc trong môi trường cụ thể

“Đọc ” như trên đã trình bày, đó là quá trình xác định một kiểu quan hệ giaotiếp “Đọc ” là phương thức tiếp nhận nghệ thuật ngôn từ, qua đó người đọc biếu

hiện nhu cầu giao cảm, hưởng thụ văn hóa và phát triên nhân cách, đồng thời bộc lộ

Trang 26

chính mình.

Có thể nói rằng đọc-hiểu là một phương pháp tiếp cận tác phẩm văn chương.

“Đọc - hiểu ” được hiểu một cách toàn diện, là một quá trình bao gồm việc tiếp xúc

với văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ân, cũng như thấy được vai trò tiếp nhận của các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết và cả các giá trị tự thân của hình

tượng nghệ thuật “Đọc - hiểu ” là hoạt động duy nhất, con đường duy nhất để học

sinh tiếp xúc trực tiếp với các giá trị văn học.

1.1.4.3 Các cấp độ đọc - hiếuĐọc thông - Đọc thuộcĐọc thông

“Đọc thông” là đọc không vấp (giống đọc thơ) Mục đích là đế giúp người

đọc có thê tri giác toàn bộ văn bản, có được cảm nhận đầu tiên vê toàn bộ văn bản Nó là bước chuẩn bị về mặt ý thức và tâm thế khởi đầu cho quá trình làm việc với văn bản Đây được xem là yêu cầu thấp nhất của quá trình đọc văn bản nhưng lại là bước khởi đầu quan trọng không thê bỏ qua Không đọc văn bản sẽ không thế tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo một cách có hiệu quả.

Đọc thuộc

“Đọc thuộc ” là nhớ văn bản có thể đọc lại mà không cần có văn bản in hoặc

văn bản viết, nhưng đọc thuộc phải được xác định ở các mức độ khác nhau ở các văn bản thuộc thể loại khác nhau.

Đổi với thơ: “Đọc thuộc ” có nghĩa là đọc thuộc lòng, xong không thể đọc

thuộc lòng tất cả các văn bản thơ trong chương trình, bởi lẽ có những văn bản có dung lượng và qui mô tương đối lớn Với những tác phẩm đó thì đọc thuộc có nghĩa là nắm nội dung của toàn văn bản, thuộc một số trích đoạn, một số câu tiêu biểu tương ứng với những nội dung chủ yếu trong toàn bộ văn bản đó.

Đổi với văn xuôi: “Đọc thuộc ” có nghĩa là nhớ được những nội dung chủ

Trang 27

yếu, những tình tiết, chi tiết tiêu biêu, có khả năng tóm tắt văn bản đó một cách ngắn ngọn nhưng đầy đủ những nội dung cơ bản Đây là yêu cầu bắt buộc khi dạy tác phẩm văn xuôi ngay cả trong khi dạy đọc-hiểu văn bản văn xuôi thì trên lớp cũng không có đủ thời gian để đọc toàn bộ văn bản ấy, vì vậy mà bắt buộc cả người dạy và người học phải đọc trước, thuộc văn bản đó ở mức độ tóm tắt được Ngoài ra, do đặc thù của văn xuôi thì người dạy phải thuộc được một số đoạn tiêu biểu trong tác phẩm, từ đó hướng dẫn để học sinh làm theo.

Đọc kĩ - Đọc sâu

Đọc kĩ: “Đọc kĩ” có thể là đọc nhiều lần, nhưng không phải cứ đọc nhiều lầnlà đọc kĩ “Đọc kĩ” có nghĩa là tự phát hiện được bố cục, kết cấu của văn bản ấy (tức

chỉ ra hình thức tố chức sắp xếp văn bản ấy).

“Đọc kĩ” là phát hiện được (ý thức được) nội dung đề cập trong văn bản để

có được cái nhìn bao quát văn bản trên cả hai phương diện: Nội dung và hình thức.

Đọc sâu

“Đọc sâu ” sau khi có những cảm nhận khái quát về toàn bộ văn bản ấy.“Đọc sâu ” là đọc tập trung, chi tiết, hình ảnh vào một số đoạn, một số nhân vật có

vai trò quan trọng trong văn bản, một số yếu tố có vai trò đưa đẩy.

“Đọc sâu ” là hiểu được cấu trúc (logic bên trong), sự vận động tất yếu của

sự kiện, của cảm xúc, của hình tượng.

“Đọc sâu” buộc phải huy động kinh nghiệm, những hiểu biết của người đọc

về những lĩnh vực có liên quan về văn bản để có thể lí giải được cấu trúc nội tại của hình tượng nghệ thuật hoặc ý tưởng mà tác giả thể hiện trong văn bản.

Đọc hiểu - Đọc sáng tạo

Đọc - hiểu: “Đọc” là một động để tiếp cận và khám phá văn bản “Hiểu ” làmục đích Ở đây nói “đọc - hiểu ” với ý nghĩa là một yêu cầu - một yêu cầu trong

tiếp cận, khám phá văn bản bắt buộc chủ thể phải huy động kiến thức của nhiều lĩnh

Trang 28

vực đã được tích lũy có liên quan đến văn bản và tác phẩm cần tìm hiểu (kiến thức văn học, ngôn ngữ, lịch sử) đồng thời phải sử dụng một số phương pháp dạy học để tìm hiểu nội dung và ý nghĩa văn bản.

Như vậy: “Đọc - hiểu ” vừa là mục đích yêu cầu, vừa là mục tiêu chứ không

đơn thuần là một bước trong phương pháp dạy học.

Đọc sảng tạo: “Đọc sảng tạo” được áp dụng chủ yếu khi đọc văn bản nghệ

thuật vì tác phâm nghệ thuật là sản phấm của tưởng tượng, hư cấu, người làm ra nó không chỉ dựa vào sự hiêu biết mà còn dựa vào năng lực tưởng tượng, liên tưởng; do vậy, bất kì văn bản nghệ thuật nào, hay nói khác đi- bất kì một tác phẩm nghệ thuật văn chương nào cũng luôn luôn tồn tại những khoảng trống Đê hiếu văn bản, tác phấm ấy người đọc bắt buộc phải tưởng tượng, liên tưởng lấp đầy những khoảng trống.

Trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, gọi đây là quá trình “đồng sáng tạo” nghĩa là người đọc cũng là người sáng tạo và nhờ sự sáng tạo ấy, người đọc mới có thể hiểu và cảm tác phẩm, đó là lí do để văn học trường tồn Đây cũng là lí do để cắt nghĩa những tác phẩm ngoài ý nghĩa tự nó còn tồn tại một lớp nghĩa “cộng sinh” do tác động của môi trường, thời đại và công chúng độc giả thêm vào Nói như

Khrapchenko đây là hiện tượng “ẩn dụ thỉ vị”.

Theo N.I Kuriđasep, với nhà trường Xô viết trước đây - “Đọc sảng tạo đượcxem là một trong bốn phương pháp chính trong hệ thống các phương pháp và biệnpháp dạy học văn ” (Trong quá trình nhận thức tác phẩm) Có ý kiến cho rằng: Đọctác phắm là cơ sở của việc nghiên cứu tác phấm Không chỉ thế, đọc văn cũng làmột hình thức, một kiêu tiếp nhận, bat đầu bằng việc vận động những năng lực chủquan qua hình dung và tưởng tượng đê đến với hình tượng văn học.

Đọc văn sở dĩ biểu hiện năng lực sáng tạo của người đọc, bởi hoạt động đọc

Trang 29

bao giờ cũng gắn với nhu cầu của nhận thức, đồng thời thế hiện một mức độ nào đó của khả năng vận dụng kinh nghiệm cá nhân Đọc sáng tạo là phát hiện bề sâu cấu trúc, sự ngân rung và sức lan tỏa của nhịp điệu theo ý của riêng mình Điều đó sẽ giúp “sự cản trở” của hàng rào ngôn ngữ có khả năng gỡ bỏ “khoảng cách thời đại, khoảng cách tâm lí xã hội giữa nhà văn và bạn đọc mới có cơ hội rút ngắn và hứa hẹn những khả năng đồng điệu” Tác phẩm sẽ có cách hiêu mới thêm phong phú và đa dạng.

Đọc ứng dụng và Đọc đảnh giả

Yêu cầu của xã hội hiện đại và cũng là mục tiêu của việc học tập là học để làm việc, học để sống, học để chung sống với mọi người Bởi thế, yêu cầu đối với các môn học là khả năng ứng dụng.

Trong dạy đọc-hiểu văn bản, đọc ứng dụng bao gồm ba yêu cầu: Yêu cầu đầu tiên là yêu cầu ở mức thấp nhất - người đọc có khả năng tạo lập văn bản tương ứng Yêu cầu thứ hai, tất cả các tác phẩm văn học đều chứa đựng trong đó những ý nghĩa tư tưởng, những bài học nhân sinh, hiểu và cảm nhận tác phẩm văn học để cho mỗi người hiểu đúng bản thân mình, biết cách hoàn thiện nhân cách để cho cuộc sống tốt đẹp hơn Mặt khác, văn bản không phải chỉ là những văn bản ở các sách Ngữ văn, bao giờ cũng chứa trong đó những thông tin liên quan chặt chẽ đời sống, những thông tin ấy khi được tiếp nhận sẽ được phong phú thêm hiểu biết của mỗi người, giúp mỗi người làm việc tốt hơn.

1.2 Cơ sở thực tiễn

Môn Ngữ văn là một môn học chủ đạo của chương trình giáo dục phổ thông.

Bởi đúng như M.Gorki nói: “Văn học là nhân học” - dạy văn là dạy người, dạy cái

hay cái đẹp cho con người Bởi vậy, học sinh học văn không chỉ học những kiến thức của văn học mà còn phải nhận ra được chất nhân văn của bộ môn Tuy nhiên,

Trang 30

xã hội ngày nay phát triến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự bùng no của thời đại bên cạnh những mặt thành tựu xuất sắc vẫn tồn tại những điểm hạn chế, và trong dạy học Văn cũng đã chịu ảnh hưởng rõ nét Học sinh xem nhẹ việc học Văn, sự đam mê, thích thú của các em đối với môn Ngữ văn đã giảm Các em học Ngữ văn một cách uể oải, học để đối phó điều đó đòi hỏi PPDH Ngữ văn đưa ra những phương thức giảng dạy mới, những phương thức phù hợp với xu hướng của thời đại Từ đó nhằm đem lại những hiệu quả tốt nhất cho quá trình giảng dạy và đặc biệt là trau dồi tâm hồn thế hệ trẻ.

Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là điều tất yếu Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo Nhưng thực tế, việc giảng dạy Ngữ văn vẫn còn nhiều bất cập; quá trình giảng dạy vẫn theo lối cũ - thầy giáo đọc, học sinh ghi chép Với cách học như vậy, học sinh trở nên thụ động trong kiến thức, trở nên lười nhác, lười vận động trí não điều đó đã khiến tư duy của các em kém nhạy bén, linh hoạt Môn Ngữ văn cũng do đó mà trở nên tẻ nhạt, nặng nề.

Xét đến cùng, nguyên nhân của hiện tượng trên một phần do nếp nghĩ “cũ kĩ” đã in sâu vào trong tâm thức giáo viên và học sinh, rất khó xóa bỏ nhưng một phần cũng do khách quan Việc giảng văn hiện nay chủ yếu là ghi ý - giáo viên đọc, trò ghi bài mà xa rời vẻ đẹp của hình tượng Việc giảng văn hiện nay giáo viên chưa xác định rõ “tính chất của loại trong thể” của tác phẩm văn học Do đó việc khai thác tác phẩm còn hạn chế.

Như vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải đổi mới cách dạy học, giáo viên và học sinh có mối quan hệ qua lại trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể Người giáo viên không những giỏi chuyên môn mà còn phải nhạy bén với các phương pháp dạy học mới, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay.

Trong thực tế giảng dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” ngày nay, phần nhiềugiáo viên chỉ đi vào phân tích hình tượng nhân vật Nhưng “Chữ người tử tù ” đâu

Trang 31

chỉ có thế Cái gì làm nền cho Huấn Cao và viên quản ngục bộc lộ phẩm chất của mình nếu không phải là bức tranh không gian thời gian, là hệ thống ngôn ngữ giàu tính tạo hình của tác phấm Lâu nay, nhiều giáo viên phân tích “cảnh cho chữ” như là “cảnh tượng hiếm có” với những tương phản gay gắt giữa không gian nhà tù với “tấm lụa bạch”, giữa người cho chữ và người xin chữ, giữa cái đẹp và cái tầm thường nhưng dường như họ chưa xác định được tính kịch của đoạn văn này Vì vậy học sinh có thể hiểu được những hình ảnh đối lập nhưng đỉnh cao của nó là chất kịch - đó là sự thăng hoa của cái đẹp trong một hoàn cảnh không dễ để cái đẹp tồn tại, là sự chiến thắng của thiên lương khi thiên lương không dễ gì có được ở chốn ngục tù.

Điều đáng lưu ý là bấy lâu nay, giáo viên dạy cho học sinh là dạy “chữ” chứ

không phải dạy cho học sinh thấy cái tư tưởng của nhà văn Nguyễn Tuân, cái tư

tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc: “Chữ người tử tù” không chỉ là“chữ”, không chỉ là Mĩ, mà “là những hoài bão tung hoành của một đời người” Đây

là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối Đấy là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bấn, cũng là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ Sự hòa hợp giữa Mĩ và Dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, theo triết lí “duy mĩ” của Nguyễn Tuân.

Như vậy, không thể tiếp nhận “Chữ người tử tù ” như một truyện ngắn tự sự

cần khai thác nó trên những cơ sở lãng mạn trữ tình giàu kịch tính Và đưa tư tưởng của Nguyễn Tuân tới bạn đọc nói chung, cũng như đến với học sinh một cách trọn vẹn.

Với khóa luận này, người viết hi vọng sẽ phần nào làm thay đối được quan

niệm chưa đúng về vai trò, vị trí của truyện ngắn “Chữ người tử tù” và đề xuất đượcnhững giải pháp để khắc phục được khó khăn trong giảng dạy “Chữ người tử tù

Trang 32

Chưong 2 ĐỌC - HIỂU TRUYỆN NGẮN “CHỮ NGƯỜI TỦ TÙ” (NGUYỄNTUÂN) Ỏ TRƯỜNG THPT THEO ĐẶC TRƯNG THẺ LOẠI 2.1 Vị trí của

Nguyễn Tuân trong đòi sống văn học và trong nhà trường

2 ỉ 1 Vị trí của Nguyễn Tuân trong đời sống văn học

Xuất hiện trên văn đàn vào cuối thập niên 30 của thế kỷ trước, nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định tên tuổi của mình trong những tác phẩm “kết tinh mọi tinh hoa làm nên sự hoàn thiện và hoàn mỹ của một phong cách viết” Có thể nói, trên mỗi trang sách, Nguyễn Tuân đã sống thật với từng câu, từng chữ của mình.

Đọc mỗi chữ, mỗi câu của Nguyễn Tuân khiến ta thêm yêu những nét cổ truyền, phong tục của dân tộc như: tuồng, chèo, hát ả đào, hội họa cổ điển, tranh lụa Nguyễn Phan Chánh và đặc biệt là dòng văn học cổ điển của dân tộc Có thể nói, trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân thật xứng đáng ở tầm cỡ nhà văn lớn Nói đến ông, người ta nghĩ ngay đến một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, rất mực tài hoa và độc đáo.

Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái Đẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn Nhà văn Nguyễn Tuân "đặc Việt Nam" (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác Chất văn hóa như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là cái phần cơ bản nhất làm nên giá trị vĩnh hằng cho văn nghiệp của ông Do đó, vẻ đẹp của trang viết Nguyễn Tuân là kết quả tất yếu từ một cách viết mang chiều sâu, bề rộng và tầm cao văn hóa Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt biểu hiện ở thái độ thành kính trân trọng tiếng mẹ đẻ và các giá trị truyền thống chính là động lực bên trong, thôi thúc nhà văn không ngừng tìm tòi, khơi nguồn vốn

cữ và sáng tạo nên giá trị mới Ông xứng đáng được mệnh danh là "chuyên viên caocap tiếng Việt", là "người thợ kim hoàn của chữ" (Ý của Tố Hữu) Trong lâu đài văn

chương nghệ thuật dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20 rất dễ nhận ra phần chạm trố tinh xảo của người nghệ sĩ ngôn từ Nguyễn Tuân.

Với lối viết và đề tài mới lạ, ý tưởng và hành văn cầu kỳ nhưng độc đáo, Nguyễn Tuân đã một thời được nhiều người ngưỡng mộ và ngày nay những tác phâm

Trang 33

giá trị của ông như Vang Bóng Một Thời, Chùa Đàn, Phu Nhân Họ Bồ, Ngọn Đèn Dầu Lạc đã có địa vị xứng đáng trong văn học sử nước nhà Một điều không ai phủ nhận được là Nguyễn Tuân người đi tiên phong trong thể tùy bút, người đã mang lại cho nền văn chương Việt nam một lối sáng tác phong phú mới mẻ cho tới nay vẫn được bao người ưa chuộng.

2.1.2 Vị trí của Nguyên Tuân đối với nhà trường

Vị trí của tác giả Nguyễn Tuân một lần nữa lại được củng cố và trở thành niềm tin vững chãi trong lòng độc giả khi mà trải qua bao biến động đổi thay của thời cuộc, tác phẩm của ông vẫn được tuyển chọn và đưa vào giảng dạy trong chương trình THPT Điều đó khẳng định những tác phẩm của Nguyễn Tuân có sức sống, sức khơi gợi rung động thẩm mỹ, luôn đốt lên ngọn lửa mê say văn học trong tâm hồn rất nhiều thế hệ.

Sinh thời nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói: “Những đấng tài hoa sổng bằngnghệ thuật tự do phải cần đến một quần chủng hiêu biết và săn sóc tới nghệ thuật”.

Nghĩ về công việc dạy học văn hiện nay, ta lại thấy nhà văn thật thấu đáo, bởi một tác phấm văn học ra đời có giá trị là một công trình nghệ thuật và nó cũng đòi hỏi một lớp

độc giả biết thưởng thức cái “bề sâu, bề sau, bề xa” của nó Bởi vậy nhiệm vụ của mỗi

học sinh là giải mã những bức thông điệp nhà văn Nguyễn Tuân gửi gắm trong đó Từ đó, giúp học sinh-nhà văn tương đồng tư tưởng, giúp học sinh trau dồi kiến thức văn học cũng như khám phá những điều mới mẻ, sáng tạo trong văn Nguyễn Tuân, làm giàu vốn từ, nét văn hóa qua văn Nguyễn Tuân.

2.2 Đặc điểm CO’ bản của truyện ngắn Nguyễn Tuân trưóc Cách mạng tháng Tám

2.2.1 Cốt truyện

2.2.1 ỉ Tình huống trong truyện ngắn Nguyên TuânVẩn đề tình huống

Trang 34

Trong văn xuôi tự sự, tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật, chủ đề tác phẩm.

Có thể xem tình huống là loại hoàn cảnh bất thường, hoàn cảnh “có vấn đề” đòi hỏi con người trong đó phải xử lí, phải vượt qua Khi được hoặc bị đặt trong tình huống con người ta mới bộc lộ tính cách, bản chất của mình một cách đầy đủ, chân thực nhất Neu cuộc sống là một dòng sông thì tình huống là các xoáy nước Nó chính là phần đậm nhất của cuộc sống, nơi thê hiện tập trung bản chất một xã hội, một thời đại.

Theo “Từ điên tiếng Việt” thì “tình huống” chính là chỉ “toàn thê các sự việcxảy ra tại một nơi, trong một thòi gian hoặc một thời điếm nào đẩy buộc người taphải suy nghĩ, hành động, đổi phó, chịu đựng ”

Như vậy: Tình huống là một sự kiện nào đó đã xảy ra và có sức tác động tạo ra một bước ngoặt lớn đối với mỗi con người chúng ta.

Vai trò của tình huống trong truyện ngan

Đối với thể loại truyện ngắn, tình huống giữ vai trò quan trọng Nhà văn

Nguyễn Kiên, một cây bút truyện ngắn khá tiêu biểu từng viết: “Truyện ngắn cũng cótỉnh cách và so phận như truyện dài Nhưng vì khuôn khổ của truyện ngan bị hạn chếnên không thê nói nhiều, nói đầy đủ như truyện dài Do đó, điều quan trọng đối vớitruyện ngan là phải lựa chọn cho được cải tình thế tự nỏ bộc lộ ra nét chủ yếu củatính cách và số phận, tự nỏ đặc trưng cho một hiện tượng xã hội Theo tôi hiêu thì môitruyện ngan chỉ chứa đựng một tình thế như nào đỏ đã xay ra trong đời sống, nếu cóhai tình thế trở lên, truyện ngẳn sẽ bị phả vỡ” Nhà văn Nga A.Tolstoi cũng từngkhẳng định tính chất cô đúc, chắt lọc của truyện ngắn: “Truyện ngan là một hình thức

nghệ thuật khó khăn bậc nhất Trong các tác phấm thê tài lớn, chủng ta có thê dọn cho độc giả no nê với những món ăn đại loại như miêu tả cho thật sinh động, đổi thoại cho thật sac Còn trong truyện ngan, tất cả như trong bàn tay anh Anh phải thông minh, như anh đã phải hiêu biết Bởi lẽ, hình thức nhỏ không cố nghĩa là nội dung lớn lao.

Trang 35

Anh phải biết nói một cách ngan gọn, như nhà thơ chỉ được làm thơ tứ tuyệt” Nhưthế, tình huống đối với truyện ngắn cũng giống như cái tứ đối với bài thơ Nó chính làcái cốt lõi của nội dung phản ánh, là cơ sở để tổ chức cốt truyện, xây dựng hìnhtượng Trong văn xuôi, xây dựng tình huống dường như thành nhiệm vụ tất yếu củanhà văn, trở thành nơi thử thách tài nghệ của nhà văn Truyện diễn biến theo hướngnào là do việc hình dung, xây dựng tình huống qui định Nói tóm lại: Tình huống tiêubiêu phải cùng một lúc thực hiện cả nhiệm vụ như gắn kết các nhân vật (vốn gần gũihoặc xa lạ nhau) cùng tham gia vào sự kiện, biến cố có ý nghĩa nào đó đồng thời gópphần bộc lộ quan hệ và tính cách nhân vật cũng như thể hiện được chủ đề, tư tưởngnhà văn.

Tình huống trong truyện ngan Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một nhà văn có quan điếm duy mĩ, chỉ cần trọng cái đẹp hình thức không trọng nội dung, chủ chương viết văn không theo khuynh hướng, nghĩa là muốn đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ thiện ác ở đời Bởi vậy, nghệ thuật truyện của Nguyễn Tuân vô cùng đặc sắc Đặc biệt là cách sử dụng tình huống truyện của ông Tình huống truyện của ông mang tính kịch, kịch tính đó đã giúp cho tính cách các nhân vật được bộc lộ và giá trị tư tưởng của nhà văn được thê hiện một cách sâu sắc.

Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã xây dựng hai nhân vật

chính, một là ông Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, một nữa là viên quản ngục say mê chữ đẹp của ông Huấn, quyết tìm mọi cách để “xin chữ” treo trong nhà Lão coi chữ của Huấn Cao như báu vật Họ đã gặp nhau trong tình huống oái ăm là nhà ngục Người có tài viết chữ đẹp lại là một tên “đại nghịch” cầm đầu khỏi nghĩa nông dân (triều đình gọi là nổi loạn, giặc) đang bị bắt giam chờ ngày thụ hình Còn người mê chữ đẹp của ông Huấn Cao lại là một quản ngục đại diện cho cái trật tự xã hội ấy Trên bình diện nghệ thuật họ là tri âm tri kỉ, trên bình diện xã hội họ ở hai vị trí đối lập.

Trang 36

2.2.1.2 Vai trò của tình huống trong truyện ngan Nguyên Tuân

Tình huống truyện giúp truyện của Nguyễn Tuân thể hiện góc nhìn thế giới qua hành động Với tình huống truyện được xây dựng theo hướng kịch hoá thường lấy một hành động nhân vật làm nòng cốt Mọi vấn đề của tác phẩm thường xoay quanh việc phân tích hành động giàu xung đột, giàu kịch tính Từ đó yêu cầu cốt truyện gay cấn: sự kiện, hành động tập trung trong một tình huống điển hình và đòi hỏi kết thúc bất ngờ; lời trần thuật thường ngắn gọn, tính chất khẩu ngữ, tính chất cá thể hoá ngôn ngữ rất đậm nét.

Qua tình huống truyện, nhà văn phản ánh được hoàn cảnh, hiện thực của xã hội nước ta trước Cách mạng tháng Tám, đó là những mâu thuẫn của xã hội, suy đồi của xã hội đương thời.

2.2.1.3 Tình huống trong truyện ngan “Chữ người tử tù” (NguyễnTuân)

Xác định tình huống truyện

Sau khi lướt qua các tình tiết trong truyện ( Huấn Cao rỗ gông, Huấn Cao nhận cơm rượu, Huấn Cao xúc phạm Quản Ngục, Huấn Cao ân hận, Huấn Cao cho chữ ) ta thấy những tình tiết ấy đã họp lại để làm thành một sự kiện lớn hơn, và trong đó mới

chứa cái "tình thế nảy ra truyện" Sự kiện lớn ấy là : cuộc gặp gỡ oải oăm giữa Huấn

Cao và Quản ngục.

Phân tích tình huống.

Diện mạo của tình huống Nó oái oăm vì ba lí do sau :

Lỉ do thứ nhất: Không gian và thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ Không gian là nhà

tù Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ Người ta vẫn nói : có hai nơi mà con người không nên gặp nhau là nhà tù và bệnh viện Vì thế nhà tù chỉ là nơi gặp gỡ ngoài ý muốn, trái khoáy, bất đắc dĩ Thời gian là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao Không gian và thời gian như thế đã góp phần tạo nên

Trang 37

kịch tính cho tình huống.

Thứ hai: Sự éo le trong thân phận hai nhân vật Trước hết, xét ở bình diện xã

hội, họ là hai kẻ đối địch : Huấn Cao là "giặc" của triều đình - Quản ngục lại là quan của triều đình Nói một cách khác : Một người dám cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình mục nát - Một người lại là viên quan đại diện cho bộ máy cai trị của chính triều đình mục nát ấy Sau nữa, xét ở bình diện nghệ thuật, họ lại là tri kỉ Huấn Cao có tài hoa và khí phách còn Quản ngục lại ngưỡng mộ khí phách và tài hoa Huấn Cao chỉ cúi đầu trước “thiên lương” cao khiết của con người, trong khi đó Quản ngục lại là "một tấm lòng trong thiên hạ" Người nào cũng có những phẩm chất cao quí mà người kia khát khao ngưỡng mộ Sự éo le càng tăng gấp bội, bởi lẽ, Quản ngục bị đẩy đến trước một lựa chọn nghiệt ngã đầy tính xung đột Ông ta chỉ được chọn một trong hai

cách hành động, mà không thể dung hoà cả hai : Một là, muốn tròn chức phận quanlại thì chà đạp lên lòng tri kỉ Neu hành động theo hướng này, Quản ngục là kẻ tầm

thường Vì ông ta không dám thuỷ chung với những gì mình cho là cao quí, sẵn sàng phản bội lại những gì mình tôn thờ Và câu chuyện sẽ là khúc bi ca hoặc trang phẫn nộ về thực tại chỉ có chỗ cho sự tầm thường Thực tại này chỉ có sự tầm thường ngự trị.

Hai là, nếu trọn đạo tri kỉ thì phải phớt lờ chức phận quan lại Nếu hành động theo

hướng này, Quản ngục là người cao quí Vì thuỷ chung với những giá trị cao quí mình tôn thờ, ông ta đã dám bất chấp sự thiệt thòi về quyền lợi lẫn sự an nguy đến tính mệnh Và câu chuyện sẽ là khúc ca ca ngợi chiến thắng của cái đẹp Từ tình huống

như vậy, có thể đặt thêm cho truyện ngắn này một phụ đề nữa : Sổ phận của cái đẹp.Thứ ba: Cuộc đối mặt ngang trái Nhìn phía này, đó là cuộc giáp mặt giữa hai

loại tù nhân Huấn Cao là tử tù, theo nghĩa đen Còn Quản ngục là kẻ bị “tù chung thân”, không hoàn toàn theo nghĩa bóng Trước đến giờ, bề ngoài Quản ngục vẫn là một viên quan của cái triều đình thối nát, nhưng bên trong lại tôn thờ những giá trị cao quí tương phản với triều đình ấy (thuộc về những người chống đối triều đình) Con người chức phận trói buộc cầm tù con người khát vọng Quản ngục vẫn sống theo lối "xanh vỏ đỏ lòng" Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Tuân đã chọn một so sánh rất đẹp

Trang 38

để viết về Quản ngục :"Giữa cải chốn người ta sổng bằng lừa lọc phản trẳc, thì tẩmlòng biết giả người của viên quan cai tù là một thanh âm trong trẻo lạc vào giữa mộtbản nhạc mà nhạc luật đã trở nên hỗn loạn xô bồ” Ông ta bị cầm tù chính trong môi

trường sống của mình Neu không gặp Huấn Cao chẳng phải ông ta cứ bị cầm tù thế đến chung thân sao ? Nói cách khác : người này bị cầm tù về nhân thân nhưng luôn tự do về nhân cách, còn người kia tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách.

Nhìn phía kia, đó là cuộc đối chứng giữa hai thứ nhà tù Huấn Cao bị cầm tù trong cái

nhà tù hữu hình Còn Quản ngục bị cầm tù trong cái nhà tù vô hình Điều này cũng dẫn đến một kết cục không kém phần oái oăm : thoát khỏi cái nhà tù hữu hình đã khó, nhưng thoát khỏi cái nhà tù vô hình còn khó hơn ; Quản ngục không cứu được Huấn Cao và cũng không tự cứu được mình, còn Huấn Cao chẳng những không cần giải cứu, mà trước khi ra pháp trường lại còn cứu được Quản ngục.

Vẻ độc đáo mà truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có được phải

chăng chủ yếu do tình huống đặc sắc này đem lại ? Và cũng chính nó sẽ chi phối những thành tố khác tạo nên chỉnh thể tác phẩm.

Diễn biến của tình huống.

Nhìn chung, diễn biến của tình huống là : cuộc kì ngộ thành cuộc hạnh ngộ Sởdĩ như vậy là do sự chuyển biến trong quan hệ giữa Huấn Cao và Quản ngục : quan hệcó phần đổi địch nhường chỗ cho quan hệ tri kỉ hoàn toàn Nhìn trong mạch truyện thì

diễn biến này gắn liền với hai phiến trát mà Quản ngục phải tiếp nhận Trước tiên là chuyên biến trong thái độ, về sau là trong hành động.

Ban đầu Quản ngục vẫn có một tấm lòng, nhưng Huấn Cao chưa biết Tấm

lòng ấy chính là "biệt nhỡn liên tài", nó bộc lộ chủ yếu ở tâm nguyện lớn này : vừa nương nhẹ và biệt đãi, vừa muốn xin chữ Huấn Cao Nhưng sở nguyện ấy, xem ra khó đạt được, vì Huấn Cao tuy có tài viết chữ, song lại khoảnh, nghĩa là rất khí khái Ông chỉ cho chữ người nào là tri kỉ Nên, người muốn có chữ Huấn Cao, trước hết phải bước qua một khó khăn là phải được Huấn Cao "kết nạp" vào số tri kỉ hiếm hoi của

Trang 39

ông đã rồi hãy nghĩ đến việc xin chữ Trong khi đó, thái độ của Huấn Cao dành cho Quản ngục là khinh bỉ không cần giấu diếm, vì bấy giờ ông mới chỉ coi Quản ngục là một kẻ tiểu nhân làm nghề thất đức Một người như thế làm sao có thể thành tri kỉ của Huấn Cao ? Thái độ đối địch của Huấn Cao đã tạo ra một vực sâu ngăn cách giữa họ.

về sau Quan hệ đã hoàn toàn biến đối Nhận được phiến trát thứ hai, Quản

ngục đã choáng váng : thế là con người cao quí mà ông cảm phục ngưỡng mộ đã không thoát khỏi được cái chết, và thế là ông sẽ chang bao giờ có được chữ của Huấn Cao nữa rồi Tình thế ấy buộc Quản ngục phải hành động gấp Ông cần bày tỏ con người thật của mình cho Huấn Cao hiêu Bằng cách nào ? Thông qua viên Thơ lại Việc này cho thấy tâm nguyện lớn đã khiến Quản ngục bất chấp mối nghi ngại vây khốn bao năm, không còn nghĩ đến cảnh giác, giữ thân như trước đó nữa Thế là thoạt tiên tấm lòng Quản ngục đã chinh phục được khoảng cách với viên Thơ lại Rồi, sau

khi nghe viên Thơ lại kế tường tận, Huấn Cao đã vô cùng cảm động và ân hận "Ta cảmcải tẩm lòng biệt nhỡn liên tài của các người Ta biết đâu một người như thầy Quảnđây lại có được một sở thích cao quí đến thế Thiếu chút nữa ta đã phụ mat một tẩmlòng trong thiên hạ"- Đúng là sự ân hận của Huấn Cao- rất chân thành nhưng cũng rất

kiêu sang Có thể nói, kể từ câu nói ấy, Quản ngục đã trở thành tri kỉ trong lòng Huấn Cao Tấm lòng thuần khiết của Quản ngục đã xoá bỏ hoàn toàn vực sâu ngăn cách giữa hai nhân cách ấy Thế là quan hệ có phần đối địch đã nhường chỗ cho một quan hệ tri kỉ hoàn toàn Quản ngục cúi đầu trước Huấn Cao, mà Huấn Cao cũng cúi đầu trước Quản ngục Cả hai đều cúi đầu trước những vẻ đẹp cao quí mà mình tôn thờ.

Nhưng dầu sao đó mới chỉ ở trong thái độ Sự đổi thay thực sự trong quan hệ phải được biểu hiện quyết định bằng hành động Và Huấn Cao thuận cho chữ Việc này cho ta thấy một diễn biến rất tinh vi và rất cao đẹp trong cơ chế tinh thần và tâm lí sáng tạo nghệ thuật Từ xúc động lớn, Huấn Cao đã cho chữ Nghĩa là cái Tâm xúc động đã khiến Huấn Cao mang cái Tài ra để thực hiện Trong sự xúc động chân thành và mãnh liệt kia thấy có cả hai bình diện : Đó là mối xúc động đạo đức của con người

Trang 40

tri kỉ Huấn Cao trước những nghĩa cử mà Quản ngục dành riêng cho mình, nó khiến ông phải cầm lấy bút đế viết như một hành vi đáp nghĩa Đó cũng là mối xúc động thấm mĩ của con người nghệ sĩ Huấn Cao bởi bất ngờ đối diện với cái đẹp mà mình suốt đời tôn thờ, nó khiến ông phải cầm lấy bút để viết như một hành vi sáng tạo Tức là, trong hưng phấn sáng tạo ấy, cái Tâm và cái Tài đang chuyển hoá sang nhau để sinh thành cái Đẹp Thiếu một trong hai phía đó thì không thể có được cảnh cho chữ này Và, nhìn kĩ, cái đẹp nghệ thuật (của những bức thư pháp đó) có ngọn nguồn từ cái đẹp của tình người.

Cuối cùng, cảnh cho chữ là tình tiết sau chót hoàn tất cuộc gặp gỡ oái oăm này.Đen đây mọi khía cạnh mới bộc lộ trọn vẹn Nguyễn Tuân gọi đó là ''cảnh tượng xưanay chưa từng cỏ Lí do trước hết có lẽ thuộc về không gian và thời gian diễn ra cảnh

cho chữ Cho chữ vốn là cử chỉ văn hoá của những tao nhân mặc khách nên thường diễn ra ở những địa chỉ văn hoá, chang hạn thư phòng, văn phòng, trà thất, xưởng họa Còn ở đây nó lại diễn ra giữa nhà tù Nghĩa là nơi ngự trị của Bóng Tối và Cái Ác Nơi thù địch với Cái Đẹp Thế mà Cái Đẹp lại chọn đúng chỗ thù địch với mình đế diễn ra, đế chào đời Khía cạnh bất thường này đã phần nào chứa đựng một tinh thần nổi loạn, về thời gian, cho chữ vốn là việc đường đường chính chính bạch nhật thanh thiên, ở đây lại diễn ra vào canh khuya Canh khuya đã đem lại cho cảnh tượng một không khí bí mật và thiêng liêng Đồng thời, đó lại cũng là những giờ khắc cuối cùng của Huấn Cao Lẽ thường, ở vào thời điêm ấy, một người sắp lìa đời phải lo làm chúc thư, nói lời trăng trối với thân nhân Thế mà Huấn Cao lại dành những giây phút hiếm hoi cuối cùng ấy vào việc cho chữ, việc sáng tạo những bức thư pháp Bởi vậy, chang phải những bức thư pháp kia cũng chính là những con chữ thiêng, những di huấn, di chúc đặc biệt của một nhân cách cao đẹp gửi lại cuộc đời Tuy nhiên, điều quyết định

nhất khiến nó được xem là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có " hẳn phải là một sự đảo

lộn ghê gớm trong vị thế các nhân vật ở đây Có thể thấy ít nhất ba khía cạnh sau về

quyền uy : kẻ có quyền hành thì không có quyền uy (Quản ngục), uy quyền lại thuộc

Ngày đăng: 29/03/2015, 22:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan