xác định quan hệ cha, mẹ, con- Lý luận và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Nghệ An

34 4.5K 14
xác định quan hệ cha, mẹ, con- Lý luận và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Nghệ An

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

xác định quan hệ cha, mẹ, con- Lý luận và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Nghệ An

PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nếu quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ pháp hôn nhân thì quan hệ giữa cha, mẹ con cái là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương chăm sóc như một lẽ tự nhiên “cá chuối đắm đuối vì con”, nhưng lại đầy ý thức trách nhiệm nghĩa vụ trước xã hội. Có thể thấy rằng quan hệ cha, mẹ, con vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội.Từ những ngày còn xa xưa thì mối quan hệ giữa cha, mẹ, con đã là mối quan hệ thiêng liêng cao cả, cho đến ngày nay khi đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt thì con người lại càng chú trọng đề cao mối quan hệ trong gia đình. Quan hệ cha, mẹ, con xác lập sẽ được pháp luật cộng đồng thừa nhận, là cơ sở để thực hiện tốt những quy định về nghĩa vụ quyền nhân thân giữa cha, mẹ con, nghĩa vụ quyền về tài sản giữa cha, mẹ con, về thừa kế tài sản . Bên cạnh đó quan hệ cha, mẹ con là điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con của con đối với cha, mẹ. Đồng thời khi có tranh chấp xảy ra giữa các thành viên trong gia đình thì mối quan hệ này sẽ là cơ sở để giải quyết nhanh chóng kịp thời. Đối với xã hội, việc xác định quan hệ cha, mẹ, con sẽ tạo lập được đơn vị là gia đình, gia đình là cơ sở, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò sản xuất ra con người duy trì nòi giống, tái sản xuất ra sức lao động bằng việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên, đồng thời giáo dục xã hội hóa con người. Cá nhân là thành viên của gia đình đồng thời là công dân của xã hội, vì vậy mỗi thành viên trong gia đình sẽ làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp phát triển mọi mặt. Bên cạnh ý nghĩa quan trọng về mặt pháp về mặt xã hội thì hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Pháp luật việt nam quy định chưa thực sự rõ ràng, còn tản mạn chưa đầy đủ, thủ tục chưa nhất quán, còn nhiều chồng chéo, vướng mắc dẫn đến tình trạng khi xảy ra tranh chấp thì cơ quan chức năng còn lúng túng trong vấn đề áp dụng pháp luật. Từ thực tế đó dễ dẫn đến tình trạng không tuân thủ chấp hành pháp luật của người dân khi xác định quan hệ cha, mẹ, con. Ví dụ như thực tế giải quyết các tranh chấp về xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú rất phức tạp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thủ tục vấn đề giải quyết tranh chấp về vấn đề nuôi con nuôi cung chưa rõ ràng, chưa đầy đủ. Hiện nay, cả nước nói chung tại địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng thực trạng về xác định quan hệ, cha, mẹ, con còn phức tạp có xu hướng tăng cao. 2. Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài niên luận này nghiên cứu vấn đề “xác định quan hệ cha, mẹ, con- luận thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Nghệ An”. Trên cơ sở nghiên cứu tham khảo các tài liệu Luật hôn nhân gia đình các năm 1959, 1986, 2000; Bộ luật tố tụng dân sự 2004; các nghị định, nghị quyết, thông tư… nhiều tài liệu liên quan khác đến vấn đề xác đinh quan hệ cha, mẹ con. 3. Phuong phap nghien cuu 4. Cơ cấu của niên luận: Cơ cấu của niên luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì niên luận phần nội dung được chia ra làm hai chương: Chương 1: Những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con. Chương 2: Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Nguyên nhân giải pháp hoàn thiện pháp luật. Chương 1 : Cơ sở pháp về xác định quan hệ cha, mẹ, con. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quết tâm giúp dỡ nhau về vật chất tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của nhà nước xã hội. 1.1. Một số khái niệm cơ bản. 1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền làm cha, mẹ. Quyền làm cha, mẹ là tổng hợp các quyền nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của con, giáo dục, tạo điều kiện cho con được phát triển lành mạnh, toàn diện cả về thể chất, trí tuệ đạo đức. 1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa của quan hệ cha, mẹ, con: Quan hệ cha,mẹ,con là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương chăm sóc như một lẽ tự nhiên ,nhưng lại đầy ý thức trách nhiệm nghĩa vụ trước xã hội. 1.1.3. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác định quan hệ cha, mẹ, con: Xác định quan hệ cha, mẹ, con là một hành vi pháp do các cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận hoặc không thừa nhận quan hệ cha - con, mẹ - con về mặt pháp lý, nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái ngược lại. 1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con. Trong thời kỳ Pháp thuộc, để xác định quan hệ cha, mẹ con pháp luật hôn nhân gia đình (Luật HN&GĐ) thời kỳ này đã dựa trên nguyên tắc suy đoán pháp xác định cha, mẹ cho con của Bộ Luật Dân Sự nước cộng hòa Pháp. Luật hôn nhân gia đình năm 1959 chưa dự liệu về nội dung nguyên tắc suy đoán pháp xác định cha, mẹ cho con trong giá thú cũng như con ngoài giá thú mà chỉ quy định quyền được xác nhận cha mẹ của con ngoài giá thú. Luật hôn nhân gia đình năm 1986 đã đưa ra được phương pháp suy đoán pháp xác định quan hệ cha, mẹ con Điều 28 Luật hôn nhân gia đình năm 1986 quy định: “Con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì đó là con chung của vợ chồng.”. Đối với việc xác định cha cho con ngoài giá thú, Điều 29, 31 LHNGĐ năm 1986 Điều 72, 73, 74, 75 Dự thảo LHNGĐ mới chỉ quy định phạm vi chủ thể có quyền yêu cầu xác định mối quan hệ cha mẹ con mà chưa quy định cụ thể những bằng chứng để xác định quan hệ đó. Luật hôn nhân gia đình năm 2000 đã quy định khá chi tiết cụ thể so với Luật hôn nhân gia đình năm 1986 về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ con. Vấn đề này được quy định tại chương VII. Đồng thời cũng có nhiều nghị định, nghị quyết hướng dẫn thi hành các điều luật liên quan đến vấn đề này. Luật HN&GĐ năm 1959 là đạo luật đầu tiên của nhà nước ta điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi. Trong Luật này, vấn đề nuôi con nuôi mới chỉ được quy định rất sơ sài bởi một điều luật (Điều 24). Theo quy định của điều luật này thì “việc nhận nuôi con nuôi phải được Ủy ban hành chính cơ sở mơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận ghi vào sổ hộ tịch”. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 1959 không có quy định gì về các điều kiện của việc nuôi con nuôi. Luật HN&GĐ năm 1986 quy định về nuôi con nuôi trong một chương riêng, với quy định về tuổi của người được nhận làm con nuôi, ý chí của các bên “việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ghi vào sổ hộ tịch”. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 Luật HN&GĐ năm 1986 đều quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ghi vào sổ hộ tịch thì mới có giá trị pháp lý. Với các quy định tại Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 như trên đã dẫn đến cách hiểu là việc nuôi con nuôi chỉ cần cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ghi vào sổ hộ tịch mà không bắt buộc phải đăng ký việc nuôi con nuôi như quy định tại Điều 72 Luật HN&GĐ năm 2000. 1.3.Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành: 1.3.1. Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con : Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con phát sinh dựa trên những sự kiện pháp nhất định do luật hôn nhân gia đình quy định , đó là sự kiện sinh đẻ sự kiện nhận nuôi con nuôi. 1.3.1.1. Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ, con phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ. Trong đời sống xã hội ,việc một người phụ nữ sinh con ,cho dù là kết quả của hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp với một người đàn ông là cơ sở làm phát sinh quan hệ giữa cha,mẹ con .Ðó là mối liên hệ huyết thống tự nhiên theo quy luật sinh học .Quan hệ cha ,mẹ con phát sinh không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không hợp pháp .Nhà nước bằng pháp luật phải quy định nguyên tắc suy đóan pháp xác định cha mẹ con .Vì đó là cơ sở nhằm xác thự mối quan hệ mẹ-con, cha-con , từ đó mới phát sinh các quyền nghĩa vụ về nhân thân tài sản trong quan hệ mẹ-con ,cha- con .Đồng thời nó còn là cơ sở pháp để Tòa án giải quyết các tranh chấp về việc xác định quan hệ cha ,me,con trong thực tế ,bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của cha ,mẹ ,con .Ví dụ : Các tranh chấp về nuôi dưỡng ,cấp dưỡng , thừa kế giữa cha,mẹ con , cũng như các thành viên khác trong gia đình được bảo đảm bằng pháp luật khi quan hệ pháp luật giữa cha ,mẹ con được xác định .Tuy nhiên trong thực tiễn giải quyết các loại án kiện cha ,me, con rất phức tạp . 1.3.1.2. Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ con phát sinh dựa trên sự kiện nhận nuôi con nuôi : Nuôi con nuôi – một hiện tượng xã hội ,một chế định pháp đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha ,mẹ con giữa người nhận nuôi con nuôi người được nhận làm con nuôi …; dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi. Trước đây ,pháp luật của nhà nước thực dân phong kiến ở Việt Nam quy định chế định nuôi con nuôi thường xuất phát từ lợi ích của người nhận nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa các con :con đẻ con nuôi, con trai con gái, con trong giá thú với con ngoài giá thú . việc nhận nuôi con nuôi nhằm nhiều mục đích bảo đảm quyền lợi của người nhận nuôi con nuôi (như nuôi con nuôi để có người thừa tự, nuôi con nuôi để có “người hầu kẻ hạ” trong gia đình; để có người làm công không phải trả tiền hoặc để “gánh vạ cho gia đình”) . Chế định nuôi con nuôi được xác lập trong luật hôn nhân gia đình nhà nước ta từ năm 1959 đến nay xuất phát trước tiên từ lợi ích của người con nuôi, đồng thời cũng bảo đảm lợi ích của người nhận nuôi con nuôi (Điều 24 Luật hôn nhân gia đình năm 1959; Điều 34 Luật hôn nhân gia đình năm 1986; Điều 67 Luật hôn nhân gia đình năm 2000). Việc nuôi con nuôi được quy định trong Luật hôn nhân gia đình có ý nghĩa góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đồng thời giải quyết một phần hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ gây trước đây. Vì vậy, mục đích của việc nuôi con nuôi theo điều 67 Luật hôn nhân gia đình năm 200 quy định: “1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ con giữa người nhận nuôi con nuôi người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội . 2. Nhà nước xã hội khuyến khích việc nhận trẻ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn tật làm con nuôi . 3. Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác”. Như vậy, quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp này được hình thành bằng con đường nuôi dưỡng để phân biệt với quan hệ giữa cha mẹ con hình thành do quan hệ sinh đẻ. Nuôi con nuôi nhằm mục đích gắn bó, xác lập quan hệ gia đình giữa cha mẹ nuôi con nuôi, đảm bảo cho đứa trẻ chưa thành niên được nhận làm con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trong môi trường gia đình, hay nói cách khác là tạo cho trẻ em “một mái ấm gia đình” để phát triển hài hòa thể chất nhân cách. Việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ lợi ích của người con nuôi, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của người nuôi cha, mẹ nuôi). Để việc nhận nuôi con nuôi có hiệu lực, phát sinh nghĩa vụ quyền giữa cha mẹ nuôi con nuôi trong quan hệ cha mẹ con, Luật hôn nhân gia đình năm 200 quy định cụ thể các điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp cũng như vè hậu quả pháp thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi. Điều kiện để việc nhận nuôi con nuôi hợp pháp. Trước hết, theo khoản 1 điều 67 Luật hôn nhân gia đình năm 2000, việc nhận nuôi con nuôi nhằm mục đích xác lập quan hệ cha mẹ con giữa người nhận nuôi con nuôi người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi : Theo quy định tại điều 68 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “1. Người được nhân làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu, cô đơn. 2. Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai vợ chồng”. Như vậy về độ tuổi con nuôi phải là người từ dưới mười lăm tuổi trở xuống( trừ trường hợp người được nhận làm con nuôi là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi người già yếu, cô đơn). Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của hai vợ chồng hay nói cách khác một người không thẻ làm con nuôi của nhiều người cùng một lúc mà chỉ cò thể tham gia vào một quan hệ nuôi con nuôi với tư cách là con nuôi. Giữa con nuôi ch mẹ nuôi có đầy đủ quyền nghĩa vụ như giữa cha mẹ đẻ con đẻ nên một người con không thể có hai người bố. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi : Theo quy định tại điều 69 Luật hôn nhân gia đình năm 2000, người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các điều kiện sau : Có năng lực hành vi dân sự đầu đủ ; Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên ; Có tư cách đạo đức tốt ; Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi ; Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi, hoặc hành hạ ông, ba, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc, hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội . Theo điều 67 điều 70 của luật hôn nhân gia đình năm 2000 một người có thể nhận một người hoặc nhiều người làm con nuôi.Người nhận con nuôi có thể là một cặp vợ chồng hoặc một người độc thân. Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng nhận con nuôi thì cả hai vợ chồng đều phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại điều 69 Luật hôn nhân gia đình năm 2000. Nếu một trong hai người không đủ điều kiện này thì xem như không bảo đảm điều kiện vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi. Ngoài ra theo quy định tại điều 71 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “1. Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha, mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ. 2. Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Theo các quy định trên thì thông thường việc nhận nuôi con nuôi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ đẻ (đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự). Trong trường hợp ch mẹ đẻ của người này đều đã chết, mất năng lục hành vi dân sự hoặc không xác định được cha mẹ thì phải có sự đòng ý bằng văn bản của người giám hộ. Đối với người được nhận làm con nuôi là người trên mười lăm tuổi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu ,cô đơn thì cần phân biệt: Nếu người được nhận làm con nuôi trên mười lăm tuổi nhưng chưa đến tuổi thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự thì việc cho họ đi làm con nuôi vẫn phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ hoặc sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ (khoản 1 Điều 71). Nếu người được nhận làm con nuôi là người đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thì không cần phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ. Trường hợp một bên cha, mẹ đẻ (của người được nhận làm con nuôi) đã chết hoạc bị mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia ( người mẹ đẻ, cha đẻ còn sống; có năng lực hành vi dân sự). Trường hợp cha, mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi đã ly hôn thì vẫn phải có sự đồng ý bằng văn bản của cả cha mẹ đẻ trong việc cho con mình làm con nuôi người khác. Như vậy: Sự đồng ý của cha,mẹ đẻ hoặc của người giám hộ phải được thể hiện bằng văn bản dựa trên ý chí tự nguyện, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối. Ý chí tự nguyện của người người nhận nuôi con nuôi phải phù hợp với mục đích của việc nhận nuôi con nuôi (khoản 1 Điều 67) . Trường hợp nhận nuôi con nuôi do bị cưỡng ép, bị lừa dối hoặc xuất phát từ động cơ, mục đích xấu xa (như nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của người con nuôi hoặc xúi giục con nuôi trong các hoạt động phạm tội : trộm cắp, hành nghề mại dâm thu lợi bất chính .) thì việc nuôi con nuôi sẽ bị Tòa án xử hủy theo yêu cầu của những người được quy định tại Điều 77 Luật hôn nhân gia đình năm 2000. Điều kiện về thủ tục : Trong đời sống xã hội Việt Nam, việc nhận nuôi con nuôi đã tồn tại từ lâu, với nhiều do mục đích khác nhau, nhưng do cơ bản, phổ biến nhất là vì lòng từ tâm, lòng thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Với quan niệm như vậy, việc nhận con nuôi, nhận cha mẹ nuôi đã được thực hiện khá rộng rãi trong đời sống nhân dân. Với ý nghĩa là một quyền tự do dân sự của cá nhân, việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau, tuỳ theo sự lựa chọn của cá nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Tuy nhiên có thể thấy, có hai cách thức xác lập quan hệ nuôi con nuôi trong thực tế. Đó là xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội xác lập về mặt pháp lý. Việc nhận nuôi con nuôi có thể được xác lập về mặt pháp lý, thông qua sự kiện đăng ký việc nuôi con nuôi tạiquan nhà nước có thẩm quyền. Đối với những trường hợp có đăng ký, giữa người nhận nuôi con nuôi phát sinh quan hệ cha mẹ con trước pháp luật. Quyền nghĩa vụ của cha mẹ con giữa người nhận nuôi con nuôi được nhà nước công nhận bảo vệ. Vấn đề này không nằm trong khuôn khổ phân tích của bài viết này. Trong phạm vi của bài viết này, chỉ xin bàn đến những dạng xác lập quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi trong thực tế mà không đăng ký tạiquan nhà nước có thẩm quyền. Trong thực tế đời sống tồn tại khá nhiều các trường hợp nhận con nuôi nhưng không đăng ký việc nuôi con nuôi tạiquan nhà nước có thẩm quyền. Đây là những trường hợp xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp nhận nuôi con nuôi không có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều là nuôi con nuôi thực tế. Theo quy định tại điều 72 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 , việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng kí ghi vào sổ hộ tịch. Thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi , giao nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Hiện nay theo nghị định 158/2005/NĐ-CP nghị định 68 /2002 / NĐ-CP ngày 10/7/2002 thì việc nhận nuôi con nuôi giũa các công dân Việt Nam với nhau phải được đăng ký tại UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận nuôi con nuôi hoặc con nuôi ; việc nhận nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phải được đăng ký tại UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam. 1.3.2. Nguyên tắc xác định quan hệ cha, mẹ con. 1.3.2.1.Xác định quan hệ cha ,mẹ ,con trong giá thú: Pháp luật hôn nhân gia đình không có quy định về khái niệm con trong giá thú . Theo cách hiểu thông thường thì con trong giá thú là con mà cha mẹ sinh ra do có quan hệ hôn nhân hợp pháp , tức là việc kết hôn đã được cơ quan nhàn nước có thẩm quyền công nhận (trước đây chế độ cũ gọi là hôn nhân chính thức). Trong thời kì Pháp thuộc, để xác định quan hệ cha, mẹ con pháp luật hôn nhân gia đình thời kì này đã dựa trên nguyên tắc suy đoán pháp xác định cha, mẹ cho con của Bộ luật tố dân sự nước Cộng hòa Pháp (Điều 311, 312), theo đó đứa trẻ sinh ra sau thời gian 180 ngày kể từ khi vợ chồng kết hôn đến thời hạnh 300 ngày kể từ khi hôn nhân chấm dứt (do một bên chết hoặc do ly hôn ) được xác định là con chung của cả hai vợ chồng. Luật hôn nhân gia đình của nhà nước ta năm 1959 chưa dự liệu về nội dung nguyên tắc suy đoán pháp xác định cha mẹ cho con trong giá thú cũng như con ngoài giá thú. Thông thường khi nam nữ kết hôn với nhau, trở thành vợ chông, trong thời kì hôn nhân mà người vợ sinh con thì con đó mặc nhiên được coi là con chung của hai vợ chồng. Trường hợp có yêu cầu Tòa án xác định lại quan hệ me – con, cha – con đã thiếu hẳn cơ sở pháp để giải quyết. Có trường hợp Tòa án trưng cầu giám định về máu hoặc xem xét sự giống nhau về hình thức giữa đứa trẻ đó với người được khai là cha ,là mẹ . Hệ thống pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình nước ta dưới chế độ cũ đã dựa hẳn vào quy định của Bộ dân luật Cộng hòa Pháp (Điều 311, Điều 312) để quy định nguyên tắc suy đoán pháp xác định cha, mẹ cho con , với nội dung : “Đứa trẻ thành thai trong thời kỳ giá thú có cha là chồng người mẹ. Được coi là thụ thai trong thời kỳ giá thú trẻ nào sinh quá 180 ngày kể từ khi kết hôn hoặc không quá 300 ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu” . Như vậy, nhà làm luật dưới chế độ cũ đã quy định về “thời kỳ thụ thai pháp định” là cơ sở cho việc suy đoán cha – con, mẹ – con . Điều 28 Luật hôn nhân gia đình năm 1986 Luật hôn nhân gia đình của nước ta đã quy định nội dung nguyen tăc suy đoán pháp xác định cha, mẹ cho con khác với chế độ cũ. Quá trình điều tra khảo sát thực tế các quan hệ hôn nhân gia đình ở nước ta cho thấy, ngày nay, nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu tìm hiểu trước khi kết hôn, có nhiều trường hợp hai bên nam nữ đã có quan hệ sinh với nhau, hoặc người phụ nữ đã thụ thai trước khi kết hôn ; sau khi kết hôn được một thời gian ngắn thì người vợ đã sinh con. Vì vậy Điều 28 Luật hôn nhân gia đình năm 1986 Điều 63 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 đã quy định trên nguyên tắc : “1. Con sinh ra trong thời hì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng. 2. Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ phải được Tòa án xác định. Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do chính phủ quy định”. Theo quy định trên đây thời kỳ hôn nhân (Điều 8 khoản 7 Luật hôn nhân gia đình năm 2000) là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Theo quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NQHĐTP ngày 23/12/2000, con chung của vợ chồng bao gồm : Con sinh ra trong thời kì hôn nhân có nghĩa là sinh ra sau khi tổ chức đăng kí kết hôn đến trước ngày chấm dứt hôn nhân. Con do người vợ có thai trong thời kì hôn nhân nhưng được sinh ra trong vong 300 ngày kể từ hôn nhân chấm dứt do người chồng chết hoặc từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn nhưng được cả vợ chồng thừa nhận. Theo Nghị định số 70 2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001, tại điều 21 , con chung của vợ chồng bao gồm: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân . Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn được cha, mẹ thừa nhận. Trên thực tế có những trường hợp người phụ nữ kết hôn với người khác trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt sau đó người phụ nữ sinh con, trong trường hợp này, người con đó được xác định là con chung với người chồng lấy sau theo nguyên tắc suy đoán “con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân”. Theo Điều 63 khoản 1 được coi là “người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân” là kể từ khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật , nếu trong hạn 300 ngày (người vợ chưa kết hôn với người khác mà sinh con thì con đó cũng được xác định là “con chung” của hai vợ chồng. Tức là người chồng của mẹ đứa trẻ đã chết, hoặc đã ly hôn sẽ được “suy đoán” là cha của đứa trẻ đó. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung trong giá thú của hai vợ chồng. Theo Điều 63 khoản 2 Luật hôn nhân gia đình năm 2000, trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ phải được Tòa án xác định. Bên cạnh đó Điều 64 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 cũng quy định “Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình”. Trong thực tế, có nhiều trường hợp quan hệ hôn nhân đang tồn tại, nhưng một bên (chồng) nghi ngờ vợ không chung thủy có ngoại tình, nên nghi ngờ đứa con sinh ra không phải là con mình. Trong trường hợp này về nguyên tắc người chồng phải có nghĩa vụ chứng minh đứa trẻ do vợ mình sinh ra không phải là con của người chồng. Việc chứng minh của người chồng dựa trên sự thừa nhận của người vợ là đã “có thai” với người khác trước khi kết hôn, hoặc người chồng chứng minh mình đã di công tác “xa vắng” trong thời kỳ người vợ có khả năng thụ thai đứa con đó. Như vậy trong trường hợp người chồng không thừa nhận con do người vợ sinh ra là con của mình , người chồng có quyền đưa ra bất cứ chứng cứ nào chứng tỏ con đó không phải là con của mình ( như trường hợp người chồng mắc bệnh vô sinh, bị bất lực hoàn toàn về sinh , không thể có khả năng có con ; hoặc người chồng thực sự đi công tác “xa vắng”, không thể có “quan hệ vợ chồng” ở vào thời kỳ người vợ có khả năng thụ thai đứa con đó ; hoặc có thể trưng cầu giám định về gien . ). Nếu người chồng chỉ vì nghi ngờ, không chứng minh được thì Tòa án vẫn buộc họ phải nhận con do người vợ sinh ra là con chung của hai vợ chồng. Đối với các trường hợp này, trước khi kết luận giải quyết vụ việc, Tòa án cần phải điều tra thận trọng, đánh giá chính xác. Còn người vợ không có nghĩa vụ chứng minh con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con của chồng mình. Theo tinh thần của điều 63 Luật hôn nhann gia đình năm 2000, thực tế cho thấy rằng, trường hợp quan hệ hôn nhân chấm dứt trước pháp luật ( từ ngày người chồng chết hoặc phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật ), người vợ không đợi sau hạn 300 ngày đã kết hôn ngay với người khác ; nếu sau này người vợ đó sinh con thì con được xác định là “con chung của vợ chồng”, tức là con của người chồng lấy sau (theo nguyên tắc suy đoán “con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”). Cũng theo nguyên tắc suy đoán, pháp luật coi sự có mặt của người chồng khi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ do vợ mình sinh ra, tạiquan hộ tịch là sự mặc nhiên công nhận đứa trẻ đó là “con chung của hai vợ chồng”. Ngoài ra, hiện nay còn có những trường hợp trẻ sinh ra do sự can thiệp của y học như : thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai hộ . chính phủ đã có nghị định số 12/2003/NĐ – CP ngày 12/02/2003 về sinh con theo phương pháp khoa học quy định cụ thể vấn đề này, theo đó trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân được nước xác nhận là con của cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân đó. Trường hợp này đứa trẻ sinh ra không cùng huyết thống với cha, mẹ của đứa trẻ. Do vậy để tránh phiền phức cho cuộc sống sau này của đứa trẻ cũng như cặp vợ chồng hay người phụ nữ đơn thân áp dụng sinh con theo phương pháp khoa học, Nghị định số 12/2003/NĐ – CP cũng đã quy định: con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm) thì không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi. Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp con thành thai trước khi vợ, chồng đăng ký kết hôn nhưng được sinh ra sau khi quan hệ hôn nhân đã chấm dứt giải quyết như thế nào? Nghị định 70/2002/NĐ - CP đã khắc phục được điểm hạn chế này tại điều 21 khoản 2 xác định con chung của vợ chồng : “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người”.Theo đó,Trường hợp bên vẫn được xác định là con chung của vợ chồng nếu đứa trẻ được sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt. 1.3.2.2. Xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú: Luật hôn nhân gia đình năm 2000 không có định nghĩa “con ngoài giá thú”, nhưng theo cách hiểu thông thường thì con ngoài giá thú là con do cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật hoặc do cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn sinh ra . Như vậy, trường hợp sinh cơn ngoài giá thú có thể do người mẹ không có chồng mà sinh con ; người mẹ có chồng nhưng ngoại tình sinh con với người khác; hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, trong thời gian sống chung, giữa hai người có con chung sống với nhau nhưng cha mẹ không có đăng ký kết hôn (kể cẩ trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn, phán quyết ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó họ lại tói hợp cùng sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn lại theo thủ tục luật định); người mẹ có thai với người yêu bị người yêu bỏ, không kết hôn nữa, sau đó sinh con; người phụ nữ bị hiếp dâm, cưỡng dâm, sau đó sinh con, . Những trường hợp này thường dẫn đến việc xin xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú. Hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam ngay từ những văn bản pháp luật đầu tiên đã ghi nhận “Người con hoang vô thừa nhận được phép thưa trước Tòa án để truy nhận cha hoặc mẹ của mình ”(Điều 9 Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước về sử đổi một số quy lệ chế định trong dân luật). Điều 31 Luật hôn nhân gia đình năm 1986 quy định “con ngoài giá thú có quyền xin nhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. Điều 65 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định quyền xin cha, mẹ của con : “ con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Con đã thành niên xin nhận cha không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha”. [...]... việc xác định cha, mẹ cho con thì cần có những giải pháp phù hợp: 1.3.4 Thẩm quyền trình tự thủ tục xác định quan hệ cha, mẹ, con: Chương 2: Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại Nghệ An, nguyên nhân giải pháp hoàn thiện pháp luật: 2.1 .Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An: ……… 2.1.1 Sơ lược điều kiện kinh tế - xã hội tại địa bàn tỉnh Nghệ An: …………... quy định của pháp luật, am hiểu pháp luật đọi ngũ cán bộ cũng được trang bị đầy đủ những kinh nghiệm 2.1.2 Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An Nhìn chung thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ con tại Nghệ An còn phức tạp có xu hướng tăng cao Dưới đây là bảng biểu thị xu hướng xác định quan hệ cha, mẹ, con, đơn vị là trường hợp trên năm Trong đó về xác định quan hệ cha,. .. nghĩa của quan hệ cha, mẹ, con: 1.1.3 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác định quan hệ cha, mẹ, con: 1.2 Sơ lược sự phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con: 1.3 Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật hiện hành: 1.3.1 Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con: 1.3.2 Nguyên tắc xác định quan hệ cha, mẹ, con: ... 1.3.2.1 Xác định quan hệ cha, mẹ, con trong giá thú: 1.3.2.2 Xác định quan hệ cha, mẹ, con ngoài giá thú: 1.3.3 Người có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con: 1.3.3.1 Xác định quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục tố tụng dân sự: 1.3.3.2 Xác định quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính: 1.3.2.3 Việc thu thập chứng cứ để xác định cha, mẹ cho con rất khó khăn vì những do sau:... đã hiểu sai dẫn đến tình trạng sinh con thứ ba đối với cán bộ công chức Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc xác định quan hệ cha, mẹ, con có chiều hướng gia tăng 2.2 Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc về xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An Trên thực tế vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con trong cả nước nói chung tại địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng... An: ………… 2.1.2 Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An: … 2.1.2.1 Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, theo thủ tục hành chính: …………………………………………………………………………………………… 2.1.2.2 Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, theo thủ tục tố tụng dân sự: …………………………………………………………………………………………… 2.1.2.3 Nguyên nhân dẫn tới thực trạng nói trên xác định quan hệ cha ,mẹ, con nói trên:... trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An 2.1.1 Sơ lược điều kiện kinh tế - xã hội tại địa bàn tỉnh Nghệ An Nghệ An là một tỉnh thuộc Duyên hải miền trung có diện tích rộng lớn trong cả nước, có một thành phố, hai thị xã, mười bảy huyện Nghệ An có đầy đủ tiềm năng về kinh tế xã hội, nền kinh tế đang trên đà phát triển theo nhịp độ phát triển của thời đại Nghệ An là một tỉnh. .. định nguyên tắc suy đoán pháp xác định cha, mẹ, con là cơ sở giải quyết các tranh chấp đối với loại án kiện xác định cha, mẹ, con trong thực tế; liên quan đến việc giải quyết ổn thỏa, chính xác các tranh chấp về nuôi dưỡng, thừa kế, bồi thường thiệt hại, … theo quy định của pháp luật 1.3.3 Người có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con 1.3.3.1 Người có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ,. .. Tòa án xác định cha, mẹ của mình Trường hợp yêu cầu xác định một người đã chết là cha, mẹ của mình thì chỉ có nguyên đơn, không có bị đơn (đã chết) nhưng vợ chồng con của người đã chết được tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi ích lien quan đến vụ kiện Chương 2: Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An Nguyên nhân giải pháp hoàn thiện pháp luật 2.1 .Thực. .. quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con Điều quan trọng cần phải dự liệu những căn cứ pháp để xác định cha, mẹ, con Việc xác định cha, mẹ, con là các chủ thể trong quan hệ pháp luật này Lâu nay chúng ta thường quan niệm chỉ xác định cha hoặc mẹ cho con, đặc biệt là con ngoài giá thú Luật quy định khi có tranh chấp trong việc xác định cha, mẹ, con thì phải có chưng cứ được tòa án chấp nhận Nhưng . trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện pháp luật. Chương 1 : Cơ sở pháp lý về xác định quan hệ cha,. này nghiên cứu vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con- Lý luận và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Nghệ An . Trên cơ sở nghiên cứu và tham khảo các tài

Ngày đăng: 02/04/2013, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan