ĐỒ án môn học CÔNG NGHỆ CHẾ tạo máy THIẾT kế QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ tạo CHI TIẾT TRỤC cán THÉP góc

42 749 0
ĐỒ án môn học CÔNG NGHỆ CHẾ tạo máy THIẾT kế QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ tạo CHI TIẾT TRỤC cán THÉP góc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT TRỤC CÁN THÉP GÓC LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc công nghiệp hiện đại hoá đất nước, nghành cơ khí có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong đó nghành chế tạo máy đóng một vai trò then chốt đảm bảo thiết kế, sản xuất ra các chi tiết máy, trang thiết bị và dụng cụ lao động, máy móc công cụ cho các ngành kinh tế khác. Để đáp ứng được nhu cầu của các nghành kinh tế quốc dân, với sự phát triển của Khoa họcKĩ thuật ngày càng cao thì lĩnh vực khoa học công nghệ về chế tạo máy cần phải được đầu tư phát triển. Mục tiêu cuối cùng của công nghệ chế tạo máy là nhằm đạt được chất lượng tốt, sản phẩm uy tín, độ tin cậy, năng xuất cao, giá thành hạ. Do vậy mà đối với các cán bộ ngành kỹ thuật nói chung cũng như các công nhân ngành kỹ thuật phải nhận thức đúng đắn, hiểu biết sâu rộng. Đặc biệt là các sinh viên với đồ án tốt nghiệp là một trong những nội dung cơ bản nhất mà mỗi sinh viên đại học ngành kỹ thuật phải thực hiện. Với bản đồ án “Thiết kế quy trình công nghệ gia công trục cán thép góc nhóm chúng em thực hiện đề tài này cho nhiệm vụ đồ án công nghệ chế tạo máy. Do kiến thức còn nhiều khuyết thiếu, tài liệu tham khảo còn hạn chế, nhưng được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn cũng như của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và sự lỗ lực của bản thân, tôi đã cơ bản hoàn thành đồ án môn công nghệ chế tạo máy này. Chúng xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Thanh Tuấn cùng toàn thể các thầy cô đã giúp chúng em hoàn thành đồ án. CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH SẢN PHẨM Trong nghành kĩ thuật đặc biệt là nghành cơ khí các sản phẩm cơ khí, thiết bị máy móc đều được chế tạo theo một quy trình nhất định. Các sản phẩm này đòi hỏi phải được tìm hiểu một cách tỉ mỉ và sâu sắc, do vậy việc thiết lập quy trình chế tạo ra một chi tiết nào đó thì việc nghiên cứu tìm chức năng, điều kiện làm việc, tính công nghệ là rất quan trọng để có thể tiến hành thiết kế. 1.1. Nguyên lý và điều kiện làm việc của chi tiết gia công. 1.1.1. Nguyên lý làm việc của chi tiết. Cán là quá trình làm cho kim loại bị biến dạng giữa hai trục quay ngược chiều nhau( gọi là hai trục cán ) có khe hở nhỏ hơn chiều cao của phôi làm cho phôi bị biến dạng dẻo. Kết quả là chiều cao của phôi bị giảm, chiều dài và chiều rộng phôi tăng lên. Đồng thời cán còn gọi là quá trình tác dụng một cách liên tục của dụng cụ nên kim loại do đó đạt được năng suất cao . Hình dạng của khe hở giữa hai trục quyết định hình dạng của sản phẩm . Phôi cán thường là phôi vuông, hình chữ nhật có khối lượng thay đổi tuỳ theo hình dạng kết cấu của từng loại máy. Có nhiều loại trục cán trong dàn cán như: trục cán thô, trục cán bán tinh và trục cán tinh. Mỗi loại trục cán khác nhau sẽ cho ta các sản nhất định khác nhau . Trục cán thô: Có nhiệm vụ cán giảm tiết diện đến một mức độ nhất định để chuẩn bị cho bước cán bán tinh và tinh sau này. Trục cán bán tinh: Có nhiệm vụ làm giảm tiết diện phôi và định hình theo đúng hình dạng của sản phẩm. Trục cán tinh: Có nhiệm vụ nắn và định hình dáng cho sản phẩm hoàn chỉnh. Chất lượng bề mặt sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác qua các trục cán. quá trình cán diễn ra phải đảm bảo đường tâm hai trục cán cũng như đường tâm của hai rãnh cán luôn trùng nhau. 1.1.2. Điều kiện làm việc của trục cán : Trục cán luôn tiếp xúc với phôi cán ở nhiệt độ cao của phôi vừa trong lò nung, khi đó lượng nhiệt sẽ truyền sang trục là rất lớn. Mặt khác khi dùng một ngoại lực để đưa vật cán vào hai trục cán đang quay ngược chiều nhau nhờ ma sát tiếp xúc vật cán được ăn liên tục vào trục cán và biến dạng làm tăng chiều dài, rộng và giảm chiều cao. Tại thời điểm vật cán tiếp xúc trục cán thành phần lực ma sát nằm ngang phải lớn hơn thành phần áp lực pháp tuyến nằm ngang mới đảm bảo phôi cán ăn vào trục cán (hay gọi là điều kiện ăn vào). Ngoài điều kiện làm việc trên khi cán trục cán chủ động phải truyền mô men xoắn từ động cơ truyền tới rất lớn, chịu va đập với phôi khi bắt đầu tiếp xúc với lỗ hình của trục cán đặc biệt bản thân trục cán còn phải chịu lực ma sát rất lớn khi cán tại hai ngõng trục lắp trên ổ trượt .  Trong điều kiện làm việc như vậy trục cán hay có hiện tượng cong vênh, mòn, sứt mẻ, bề mặt bị tróc rỗ hoặc bị

. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ - CƠ SỞ THANH HÓA  ĐỒ ÁN MÔN HỌC MÔN: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT TRỤC CÁN THÉP GÓC . đại học ngành kỹ thuật phải thực hiện. Với bản đồ án Thiết kế quy trình công nghệ gia công trục cán thép góc& quot; nhóm chúng em thực hiện đề tài này cho nhiệm vụ đồ án công nghệ chế tạo máy. Do. cán trong dàn cán như: trục cán thô, trục cán bán tinh và trục cán tinh. Mỗi loại trục cán khác nhau sẽ cho ta các sản nhất định khác nhau . Trục cán thô: Có nhiệm vụ cán giảm tiết diện đến

Ngày đăng: 26/03/2015, 20:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan