Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi

85 471 0
Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn 2004- 2010 hoạt động xuất khẩu gạo đã đạt được thành tựu rực rỡ cả về số lượng và giá trị xuất khẩu qua mỗi năm và đều có xu hướng gia tăng với số lượng xuất khẩu luôn ở ngưỡng trên 4 triệu tấn/năm, giá trị xuất khẩu năm 2010 lên tới 3,23 tỷ USD tăng 2,76 lần tương đương 2,371 tỷ USD so với mức 0,859 tỷ USD của năm 2004.

  • Nếu năm 2008 là năm đánh dấu mốc kim ngạch xuất khẩu gạo vượt qua con số 2 tỷ USD thì năm 2009 là năm lập kỷ lục về số lượng gạo xuất khẩu với 6.052.586 tấn tăng 13,6% tương đương 708 ngàn tấn, so với mức 5,2 triệu tấn của năm 2005 và lập kỷ lục mới về khối lượng gạo xuất khẩu. So với năm 2008, xuất khẩu gạo tăng 29,49% về lượng tương đương 1,38 triệu tấn, tuy nhiên giá trị xuất khẩu lại giảm 8,49% tương đương 226 triệu USD, do giá xuất khẩu năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 nhưng giá trị xuất khẩu gạo năm 2009 vẫn cao hơn 27% so với mức giá trị xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006- 2008. Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam đạt kỷ lục cao nhất về lượng gạo xuất khẩu trong 20 năm qua.

  • Năm 2010, xuất khẩu gạo được đánh giá là đạt kỷ lục cả về khối lượng và giá trị. Lượng gạo xuất khẩu cả năm 2010 ước đạt 6,88 triệu tấn, kim ngạch là 3,23 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng 15,4% về lượng và tăng tới 21,2% về giá trị. Bình quân giá gạo xuất khẩu đạt 468 USD/tấn, tăng 5,02% so với năm trước. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu gạo nước ta vượt con số 3 tỷ USD, trong khi mục tiêu đặt ra đầu năm nay chỉ khoảng 2,5- 2,8 tỷ USD. Như vậy, xuất khẩu gạo năm 2010 đã đạt hai kỷ lục, cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu khi tình hình lương thực toàn cầu đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm, nguyên nhân chủ yếu là do một số nước đang gặp phải thiên tai, hạn hán, bão lụt kéo dài làm mất mùa, giảm năng suất nên nhu cầu lương thực ngày càng tăng cao đối với một số quốc gia.

  • Theo nhận định của các chuyên gia thì năm nay tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tiếp tục đạt khả quan vì nhu cầu về gạo của các nước đang gia tăng, trong khi tình hình sản xuất lại không đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, buộc các nước phải đẩy mạnh nhập khẩu gạo để dự trữ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra mục tiêu năm 2011 sẽ xuất khẩu ít nhất 6 triệu tấn gạo. Như vậy, xuất khẩu gạo năm nay có thể thấp hơn khoảng 10- 15% so với năm 2010, sở dĩ chỉ đặt ra mục tiêu khiêm tốn trên là do còn cân đối việc đảm bảo an ninh lương thực và lượng tồn kho thấp gần một nửa so với mọi năm. Nếu điều kiện mùa màng thuận lợi, Việt Nam sẽ xuất khẩu trên 6 triệu tấn, tập trung gạo chất lượng cao cho các thị trường khó tính.

    • Bảng 2.3: Các nước có GDP/người cao nhất Châu Phi năm 2008

    • Bảng 2.5 : Kim ngạch 7 loại gạo xuất khẩu lớn nhất sang Châu Phi

    • năm 2009

    • Các thị trường nhập khẩu gạo với số lượng lớn là Ghana, Angola, Cốt-đi-voa, Mô-dăm-bích, Nam Phi, Công-gô, Ni-giê-ri-a…. Từ bảng số liệu ta thấy giá trị xuất khẩu mặt hàng gạo vào thị trường Châu Phi đều có xu hướng tăng trong các năm 2007- 2009.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan