Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần sang thị trường Hoa Kỳ

51 489 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần sang thị trường Hoa Kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP THÚCĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ÁO SƠ MI CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 –

CÔNG TY CỔ PHẦN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đưa tới một sựđột biến trong tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và đưa xã hội loài người bước vàomột kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ Trong bối cảnh ấy, xuhướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa là đòi hỏi tất yếu đối với tất cả mọi quốc gia trênthế giới và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ

Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chứcThương mại Thế giới WTO sau 11 năm đàm phán Sự kiện này đánh dấu mốc quantrọng của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế thế giới Khi gia nhập tổ chứcWTO, hàng hóa của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường các nước dễ dàng hơn,kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm góp phần thúc đẩy hoạt động buôn báncủa doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiệu quả hơn và giảm được phí tổn Tuy nhiên, cácdoanh nghiệp cũng gặp không ít những thách thức và khó khăn khi gia nhập tổ chứcnày Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng nhìn nhận sự thay đổi và cónhững giải pháp phát triển trong việc xác định các chính sách, chiến lược, mục tiêukinh doanh của mình.

Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trongtiến trình mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề ưu tiên lớn nhất làđẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa – dịch vụ nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trườngkhu vực và thế giới Trong đó xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinhtế quốc dân Xuất khẩu giúp tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào quátrình phân công lao động quốc tế thêm sâu rộng; đem lại nguồn thu ngoại tệ cho nềnkinh tế Xuất khẩu giúp cân bằng những dư thừa của nền kinh tế, tiêu thụ sản phẩmđầu ra của nền kinh tế giúp nền kinh tế phát triển lành mạnh Hoạt động xuất khẩu tạonguồn thu cho ngân sách nhà nước, giúp nâng cao uy tín quốc gia, quảng bá hình ảnhđất nước trên trường quốc tế, truyền bá văn hóa nước mình sang các nước khác.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu mà các quốc gia đều hướng tới Tuynhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế 2009 đã ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sự pháttriển nền kinh tế của mỗi quốc gia Hoạt động xuất khẩu của các nước trên thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức Đối vớiViệt Nam, Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong những nămvừa qua Sự biến động của nền kinh tế Hoa Kỳ có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động

Trang 2

xuất khẩu của Việt Nam, làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có xu hướnggiảm.

Là một quốc gia có dân số khoảng trên 85 triệu người, thu nhập bình quân đầungười thấp thì lợi thế lớn nhất đối với Việt Nam là có nguồn lao động dồi dào với giánhân công rẻ Bởi vậy, phát triển công nghiệp dệt may có vai trò đặc biệt quan trọngđối với Việt Nam Ngoài việc sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân, tạo côngăn việc làm cho hàng triệu người lao động trong xã hội, xuất khẩu hàng dệt may còngóp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, đóng góp nguồn thu cho ngânsách Nhà nước Trong năm 2010, giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 6,99 tỷ USDchiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 15,4%) trong cơ cấu tổng kim ngạch xuất khẩu, đưahàng dệt may trở thành một trong số những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất củaViệt Nam.

Với sự biến động của nền kinh tế thế giới, ngành dệt may trong những năm gầnđây gặp không ít khó khăn, khiến cho kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm Do đó,chúng ta cẩn phải thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao khả năng canh của ngành Dệt mayViệt Nam trên thị trường thế giới.

Tổng công ty May 10 – công ty cổ phần là một trong những công ty may mặcxuất khẩu lớn của nước ta Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, công ty đã nhanhchóng thích nghi với thị trường, ổn định sản xuất và không ngừng phát triển hoạt độngkinh doanh xuất khẩu ra thị trường thế giới Hàng may mặc xuất khẩu là mặt hàng chủlực của công ty từ trước tới nay Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càngchiếm một tỷ trọng lớn và đem lại nguồn thu chủ yếu cho doanh nghiệp

Tuy nhiên trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, công ty cũngkhông tránh khỏi những tác động xấu của thị trường thế giới nói chung và thị trườngHoa Kỳ nói riêng Từ quá trình phân tích phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp cácchuyên gia trong công ty có thể thấy việc xuất khẩu hàng may mặc, đặc biệt là mặthàng áo sơ mi – mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty vẫn còn gặp một vài khó khănnhất định, khiến cho doanh thu xuất khẩu của công ty bị sụt giảm Do đó, thúc đẩyxuât khẩu đang là vấn đề cấp thiết tại công ty.

1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của việc xuất khẩu hàng may mặc, đặc biệt là mặthàng áo sơ mi đối với sự phát triển của doanh nghiệp, em đã lựa chọn đề tài cho luậnvăn tốt nghiệp: “ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của Tổng công tyMay 10 – Công ty cổ phần sang thị trường Hoa Kỳ”

1.3.Các mục tiêu nghiên cứu

 Về lý luận:

Trang 3

- Làm rõ một số lý thuyết cơ bản về xuất khẩu, các hình thức xuất khẩu cũng nhưcác biện pháp thúc đẩy xuất khẩu

 Về thực tiễn:

- Thứ nhất, nghiên cứu thực trạng xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của Công ty sangthị trường Hoa Kỳ, đặc điểm và ảnh hưởng của thị trường đó đến hoạt động xuất khẩucủa công ty.

- Thứ hai, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng áo sơ micủa công ty sang thị trường Hoa Kỳ.

1.4.Phạm vi nghiên cứu

 Về không gian:

Giới hạn tập trung nghiên cứu tại Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần và cụthể nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng may mặc nói chung, mặt hàng áo sơ mi nóiriêng của công ty.

 Về thời gian:

Phân tích, đánh giá dữ liệu trong 3 năm gần đây từ năm 2008 – 2010

1.5.Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Luận văn gồm 4 chương

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàngáo sơ mi của Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần sang thị trường Hoa Kỳ.

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về thúc đẩy xuất khẩu hàngmay mặc

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng của việcthúc đẩy xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của Tổng công ty May 10 – CTCP sang thịtrường Hoa Kỳ

Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng áo sơmi của Tổng công ty May 10 – CTCP sang thị trường Hoa Kỳ

Trang 4

CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀTHÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC

2.1 Khái niệm cơ bản về xuất khẩu hàng hóa2.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động ngoại thương đầu tiên giữa các quốc gia trên thế giớinhằm khai thác lợi thế của mình với các quốc gia khác Trải qua nhiều năm đến nayxuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia.Vậy xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia nàysang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việcbán các hàng hoá và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác, còn dưới giác độ phikinh doanh (làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ làviệc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia.

Xuất khẩu là hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấpnhất Với các nước có trình độ kinh tế thấp như các nước đang phát triển thì xuất khẩuđóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuấtkhẩu.

2.1.2 Khái niệm thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu là tập hợp những người mua, người bán có quốc tịch khácnhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượnghàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằngngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.

Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao hàm cả thị trường hàng hóa xuất khẩu trựctiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hóa gián tiếp ( xuất khẩuqua trung gian) Chẳng hạn, một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hóa của ViệtNam hoặc nhập hàng hóa của Việt Nam rồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũngđược coi là thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

2.2 Một số lý thuyết về xuất khẩu2.2.1 Vai trò của xuất khẩu 2.2.1.1 Đối với nền kinh tế

Hoạt động ngoại thương là hoạt động nhằm khai thác những lợi thế và khắc phụcnhững bất lợi trong cơ cấu nền kinh tế Vì vậy, đây là nhân tố có tác động đến sự tăngtrưởng và phát triển của nền kinh tế các quốc gia.

Trang 5

Hoạt động ngoại thương bao gồm hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu.Xuất khẩu là đem các hàng hóa và dịch vụ dư thừa hoặc là có lợi thế hơn để bán chocác nước khác làm cho các bên đều có lợi và làm tăng quy mô nền kinh tế thế giới.Còn nhập khẩu là mua hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia khác để khắc phục nhữngyếu kém trong khoa học, công nghệ, quản lý,… hay là đáp ứng nhu cầu mà nền kinh tếtrong nước không đáp ứng được Chính vì vậy, xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạtđông hỗ trợ cho nhau để cùng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗiquốc gia Trong đó xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu Xuất khẩu đem lại nguồnthu cho quốc gia và cho doanh nghiệp Đây là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vàocác lĩnh vực khác đặc biệt là nhập khẩu, vì ở các nước đặc biệt là các nước đang pháttriển nhu cầu nhập khẩu máy móc và thiết bị lớn nên nhu cầu về vốn lớn Mà xuấtkhẩu mang lại nguồn vốn sở hữu cho quốc gia nên quốc gia sẽ chủ động hơn và sẽkhông phụ thuộc vào các khoản đầu tư của nước ngoài để có thể nhập khẩu hàng hoávà dịch vụ đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế.

Không chỉ vậy, xuất khẩu còn tác động làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vàphát triển sản xuất Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ đi từ hướng chuyển từ nềnkinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế mà công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷtrọng lớn Sở dĩ như vậy là xuất khẩu sẽ khai thác lợi thế so sánh của quốc gia mình.Do vậy, quốc gia đó sẽ tập trung vào sản xuất những sản phẩm và cung cấp những sảnphẩm có lợi trên quy mô lớn (quy mô sản xuất công nghiệp) Điều này dẫn đến, cơ cấukinh tế sẽ chuyển hướng sang ngành công nghiệp (trong đó có công nghiệp xuất khẩu)mang lại những lợi ích nhiều hơn nhiều nông nghiệp Còn phát triển sản xuất thể hiệnở các điểm: Khi tập trung cho xuất khẩu thì phải có sự đầu tư cho khoa học- kỹ thuậtcũng như trình độ quản lý sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực sản xuất cũngnhư khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới Đây là một trongnhững yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển.

Xuất khẩu tạo ra khả năng thị trường tiêu thụ cũng như cung cấp đầu vào cho sảnxuất nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước phục vụ nhu cầu của thị trường.

Ngoài ra, xuất khẩu còn tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển Vì sảnxuất là chuỗi hoạt động tính móc xích với nhau cho nên phát triển của ngành này sẽkéo theo sự phát triển của ngành khác Ví dụ ngành dệt may xuất khẩu sẽ kéo theo sựphát triển của các ngành phụ trợ như: trồng bông, nuôi tằm, ngành sản xuất bao bì,nhuộm…

Xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ Nguồn ngoại tệ thu về lớn hơn (hay cán cânthanh toán thặng dư) là điều kiện để duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái theo hướngcó lợi cho xuất khẩu nhưng lại không tổn hao đến nhập khẩu vì vậy sẽ tạo điều kiện

Trang 6

phát triển kinh tế.

Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm Hoạt động xuất khẩu càngđược đẩy mạnh và không ngừng phát triển về quy mô thì sẽ càng thu hút được nhiềulao động, như vậy xuất khẩu đã tạo việc làm cho người lao động giúp người lao độngcó thu nhập chính đáng và nâng cao đời sống.

Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đấtnước Xuất khẩu là hoạt động ra đời sớm nhất trong các hoạt động kinh tế, khi có hoạtđộng xuất khẩu thì các nước sẽ có quan hệ với nhau trên cơ sở các bên đều có lợi Dovậy các quốc gia sẽ xây dựng các quan hệ kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động này Haihoạt động này có mối quan hệ qua lại với nhau và dựa vào nhau để phát triển Do đó,các quốc gia sẽ chú trọng phát triển đồng thời để đảm bảo sự cân xứng tạo điều kiện đểphát triển nhanh nhất.

Nói chung, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế của cácquốc gia, do vậy các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác tối đa lợiích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2.2.1.2 Đối với các doanh nghiệp

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty Mục đích của cáccông ty khi thực hiện hoạt động xuất khẩu là:

Tăng doanh số bán hàng: Khi thị trường trong nước trở lên bão hoà thì xuất khẩulà hoạt động làm tăng doanh số bán hàng của công ty khi mở rộng thị trường quốc tế.

Đa dạng hoá thị trường đầu ra: Đa dạng hoá thị trường đầu ra sẽ giúp cho công tycó thể ổn định luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp Việc đa dạng hoá thịtrường sẽ tạo ra nguồn thu cho công ty và từ nguồn thu này công ty có thể đầu tư tiếpđể tiếp tục đa dạng hoá thị trường tránh sự phụ thuộc quá mức vào một thị tường nàođó hay tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường đầu vào của doanh nghiệp.

Thu được các kinh nghiệm quốc tế: Các nhà kinh doanh và nhà quản lý sẽ thamgia kinh doanh quốc tế, các nhà kinh doanh và các nhà quản lý hoạt động trong nhữngmôi trường kinh tế xã hội, kinh tế, chính trị khác nhau Điều này đòi hỏi các nhà kinhdoanh quản lý phải học hỏi, do đó kiến thức của họ sẽ phong phú hơn và qua quá trìnhhoạt động lý luận sẽ được kiểm chứng trong thực tế Do vậy, họ sẽ tích luỹ được kiếnthức và kinh nghiệm hoạt động của mình qua quá trình kinh doanh quốc tế Trong đóhoạt động xuất khẩu là hoạt động mang lại kinh nghiệm với chi phí và rủi ro thấp nhất.

2.2.2 Đặc điểm hoạt động xuất khẩu hàng may mặc

Việc xuất khẩu hàng may mặc phải dựa vào ba đặc điểm chính của mặt hàngnày: tính thời trang, chu kỳ sống của sản phẩm và việc định giá sản phẩm.

Trang 7

* Tính thời trang: cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì yêu cầu của khách

hàng đối với sản phẩm may mặc cũng tăng cao Đó không chỉ là độ bền của sản phẩmmà hàng may mặc phải thể hiện được tính thời trang phù hợp với nhu cầu khách hàng.Tính thời trang của sản phẩm thể hiện ở tính mới lạ, phải thể hiện được cá tính củangười sử dụng và phải được cộng đồng chấp nhận.

* Chu kỳ sống của sản phẩm may mặc: Sản phẩm may mặc có chu kỳ sống rất

ngắn vì nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi Do đó các nhà thiết kế sảnphẩm phải không ngừng nghiên cứu để chế tạo ra các mẫu mới nhằm đáp ứng nhu cầucủa thị trường.

* Giá của sản phẩm: việc định giá sản phẩm là một quyết định sống còn của mỗi

doanh nghiệp Đặc biệt do hàng may mặc có tính thời trang và chu kỳ sống ngắn nênchính sách giá của công ty cần linh hoạt và hợp lý nhằm thu được lợi nhuân và đảmbảo cạnh tranh trong ngành.

2.2.3 Các hình thức xuất khẩu2.2.3.1 Xuất khẩu trực tiếp

Là phương thức giao dịch mà hai bên mua và bán trực tiếp quan hệ với nhau đểtrao đổi thiết lập nên một hợp đồng theo thông lệ quốc tế.

Trực tiếp ở đây có nghĩa là không có bên thứ ba tham gia vào giao dịch Nhà xuấtkhẩu trực tiếp xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của mình cho nhà nhập khẩu nước ngoàikhông thông qua bất kỳ một tổ chức trung gian nào

2.2.3.2 Gia công xuất khẩu

Là phương thức bên đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, phụkiện hoặc bán thành phẩm để bên nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuấtthành sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và giao lại cho bên đặt gia công để nhậnmột khoản thù lao gọi là phí gia công.

Giao dịch này được tiến hành theo sơ đồ sau:

2.2.3.3 Buôn bán đối lưu

Là phương thức trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bánđồng thời là người mua và lượng hàng hóa đem ra trao đổi thường có giá trị là tươngđương nhau Mục đích ở đây là không nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà là nhằmmục đích thu được một lô hàng có giá trị tương đương với lô hàng đã xuất khẩu Bảnchất của giao dịch này là không phải mua đơn phương, bán đơn phương mà hai bênđều có bán, có mua, việc xuất khẩu của một bên cần lấy nhập khẩu làm điều kiện vàngược lại.

Mua bán đối lưu trong thương mại quốc tế tồn tại nhiều hình thức khác nhau,song dù hết sức đa dạng và có thể có những nhiệm vụ khác nhau giữa các nước, giữa

Trang 8

các thời kỳ, nhưng tất cả các hình thức cụ thể của phương thức mua bán đối lưu đều cóchung một đòi hỏi là phải dành được sự đối ứng, có đi có lại giữa hai hành vi mua báncủa hai đối tác

2.2.3.4 Xuất khẩu tại chỗ

Là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không qua biên giới quốc gia màthường là xuất khẩu vào khu vực công nghiệp dành riêng cho các công ty kinh doanh,người nước ngoài.

Hình thức nàygiảm chi phí đáng kể do không mất chi phí thuê phương tiện vậntải, thuê bảo hiểm hàng hoá, không chịu chi phí rủi ro khác như chính trị, các biếnđộng về kinh tế…do vậy lợi nhuận sẽ tăng lên.

2.2.3.5 Tái xuất khẩu

Là việc xuất khẩu những hàng hoá đã nhập khẩu vào nước mình nhưng chưa quachế biến.

2.2.3.6 Xuất khẩu theo nghị định thư

Là hình thức xuất khẩu hàng hoá theo chương trình đã được ký kết theo nghị địnhthư của hai chính phủ và thường là chương trình trả nợ giữa hai chính phủ Hình thứcnày đảm bảo khả năng thanh toán.

2.2.4 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu

- Quá trình kinh doanh luôn đặt ra cho chúng ta rất nhiều biện pháp để giảiquyết các tình huống kinh doanh và đưa hoạt động kinh doanh có hiệu quả Đối vớicác doanh nghiệp xuất khẩu cũng vậy, nhiệm vụ hàng đầu là đề ra các biện pháp thúcđẩy xuất khẩu sao cho hiệu quả đạt đựơc cao nhất và hạn chế khả năng rủi ro về chiphí Vậy biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp được hiểu như thế nào?

Trang 9

Có thể hiểu biện pháp thúc đẩy xuất khẩu là cách thức mà doanh nghiệp áp dụngđể tăng cường hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và mang lại những lợi íchcho doanh nghiệp hơn nữa trong tương lai.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh trên thị trường đều phảitính đến lợi ích mà hoạt động kinh doanh mang lại Chính vì vậy, doanh nghiệp xuấtkhẩu muốn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cầc phải chú trọng các nhóm giải pháp sau.

2.2.4.1 Nhóm giải pháp liên quan tới cung

Quy luật kinh tế trong kinh doanh là quy luật cung cầu.Với một doanh nghiệpxuất khẩu điều đầu tiên phải chú trọng tới là khả năng cung ứng hàng hoá cho thịtrường, nhất là khi muốn thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài Muốnvậy doanh nghiệp phải tính đến việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ, nângcao chất lượng hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm và cải tiến mẫu mã sản phẩm cũngnhư giảm giá thành cho đảm bảo khả năng cạnh tranh.

2.2.4.1.1 Quy mô sản xuất

Quy mô sản xuất của doanh nghiệp là khả năng sản xuất ra số lượng hàng hoátrong giới hạn khả năng về vốn, nhân lực và công nghệ của doanh nghiệp Đôi khi,doanh nghiệp chưa có quy mô sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất Do vậy, trướckhi muốn thúc đẩy xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tận dụng tối đa năng lực sản xuấtcủa mình để mở rộng quy mô sản xuất, làm gia tăng sản lượng sản xuất cung ứng chonhu cầu thị trường.

Khi mở rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp phải huy động sự đầu tư về vốn,nhân lực, công nghệ Doanh nghiệp cần tuyển thêm lao động quản lý cũng như laođộng trực tiếp sản xuất Hai bộ phận này phải kết hợp với nhau tạo nên sự thống nhấttrong các khâu từ lập kế hoạch tới sản xuất Tuy nhiên, có nguồn nhân lực tốt chưa đủ,bên cạnh nguồn nhân lực một yếu tố rất quan trọng cho quy trình sản xuất sản phẩm làtrang thiết bị máy móc Do đó, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào trang thiết bị máymóc nhà xưởng.

2.2.4.1.2 Công nghệ sản xuất

Sự phát triển về khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển về công nghệ đã đưaloài người có những thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vựcsản xuất Công nghệ sản xuất ngày càng đang đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhsản xuất trực tiếp của các quốc gia Công nghệ sản xuất được hiểu là tất cả các yếu tốdùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra.

Trang 10

Với vai trò ngày càng lớn, công nghệ sản xuất sẽ đem lại cho doanh nghiệp ưuthế cạnh tranh so với các đối thủ khác Công nghệ càng cao, càng hiện đại thì hiệu quảsản xuất càng lớn Công nghệ bao gồm bốn yếu tố: trang thiết bị, kỹ năng con người,thông tin và tổ chức Do vậy, muốn phát triển công nghệ doanh nghiệp phải phát triểnđồng đều trên tất cả các yếu tố, trong đó yếu tố con người được đánh gía là quan trọngnhất: bởi vì con người đóng vai trò là trung tâm của sự phát triển và tạo ra sự liên kếtgiữa các yếu tố.

Trong ngành may thì công nghệ sản xuất bao gôm các dây truyền công nghệ,trình độ thiết kế, tay nghề của công nhân, thông tin và tổ chức Để có thể sản xuấtđược những sản phẩm đẹp với số lượng lớn đòi hỏi cần có dây truyền công nghệ hiệnđại, kết hợp với nhân lực thiết kế có trình độ và người công nhân có tay nghề.

2.2.4.1.3 Nguyên phụ liệu

Nguyên phụ liệu là thành phần quan trọng không thể thiếu trong sản xuất và xuấtkhẩu hàng dệt may của Việt Nam Tuy nhiên, nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trongnước phục vụ ngành dệt may còn rất khiêm tốn Đa số phải nhập từ nước ngoài, mà giánguyên phụ liệu lại biến động bất thường gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiệncác đơn hàng Do đó, doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải nhanhchóng chuyển đổi từ sản xuất gia công sang FOB để tăng giá trị sản phẩm.

2.2.4.1.4 Chất lượng sản phẩm

Chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên ưu thế cạnh tranh của sảnphẩm Chất lượng sản phẩm cao phải đặt trong mối quan hệ với giá cả, mẫu mã và cáccác dịch vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường Sản phẩm có chất lượngcao, giá cả, mẫu mã phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra ưu thế, uy tín riêng củadoanh nghiệp về sản phẩm của mình.

Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn thúc đẩy xuất khẩu thì phải tập trung vào việcnâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các nướckhác trên thế giới Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với sự phát triển công nghệcủa doanh nghiệp, và đặc biệt là với yếu tố chi phí Nâng cao chất lượng với chi phí tốithiểu cho phép là biện pháp mà doanh nghiệp nào cũng muốn nhưng để thực hiện nó làcả một vấn đề.

Hiện nay hướng đi cho các doanh nghiệp xuất khẩu là áp dụng hệ thống tiêuchuẩn chất lượng quốc tế như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, hệ thống quản lýmôi trường ISO 14000 và hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 để khẳng định chất

Trang 11

lượng sản phẩm của mình và kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợplý cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

2.2.4.1.5 Đa dạng hóa mặt hàng

Con người luôn thích đổi mới Vì vậy, họ cũng luôn luôn thích tiêu dùng cácsản phẩm đa dạng về mẫu mã chủng loại Dựa vào tâm lý này, doanh nghiệp cũng cầnđa dạng hoá mặt hàng áo sơ mi bằng cách tạo nhiều mẫu mã hay sử dụng nhiều chấtliệu khác nhau để tạo ra sự khác biệt và phong phú cho sản phẩm Và để đẩy mạnhcông tác này, doanh nghiệp chú trọng nhất đến năng lực của đội ngũ thiết kế mẫu mãsản phẩm Do vậy, đầu tư có hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp là đào tạo và pháttriển đội ngũ thiết kế kết hợp với công tác điều tra, nghiên cứu thị trường, xác định xuhướng tiêu dùng để tạo ra được sản phẩm làm hài lòng khách hàng.

2.2.4.2 Nhóm giải pháp liên quan đến cầu2.2.4.2.1 Nghiên cứu mở rộng thị trường

Trước khi kinh doanh trên bất kỳ thị trường nào, các doanh nghiệp đều phảithực hiện các nghiên cứu về thị trường đó Nghiên cứu thị trường là việc thu thậpthông tin và xử lý thông tin giúp các nhà kinh doanh ra quyết định.

Môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt Vì vậy, để thúc đẩyxuất khẩu mặt hàng áo sơ mi sang thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần thực hiện cácnghiên cứu trên thị trường Hoa Kỳ một cách thận trọng và tỷ mỷ để đưa ra các quyếtđịnh chính xác Thêm vào đó nó còn giúp các nhà kinh doanh hoạch định các chiếnlược Marketing khi đã hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường hiện tại cũng như tươnglai.

Khi nghiên cứu thị truờng Koa Kỳ các doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếutố: quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, sức mạnh thị trường, khả năng tiêu dùng,kênh phân phối, các vấn đề về luật pháp liên quan đến nhập khẩu hàng hoá vào thịtrường Hoa Kỳ Qua đó, doanh nghiệp xác định đâu là thị trường trọng điểm mà doanhnghiệp nên tập trung mở rộng, những khó khăn và thuận lợi mà doanh nghiệp gặp phảikhi kinh doanh Tiếp đó, doanh nghiệp cần xem xét cụ thể các vấn đề như: đối tượngphục vụ, đặc điểm tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ, khả năng tiêu dùng của các đốitượng, các đối thủ cạnh tranh,… để xác định được đoạn thị trường mục tiêu trong thịtrường trọng điểm.

Để có được các kết luận trên các doanh nghiệp cần có những thông tin Thông tincó thể được tổng hợp từ nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp Thông tin thứ cấp là nhữngthông tin đã được công bố Các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin này từ:

Trang 12

- Các tổ chức quốc tế như niên giám thống kê về thương mại quốc tế do liên hợpquốc tế phát hành.

- Các tổ chức chính phủ thường cung cấp các thông tin về quy định xuất nhậpkhẩu, các tiêu chuẩn chất lượng, quy mô thị trường.

- Các hiệp hội thương mại và thương nghiệp như hiệp hội Pasta,Onion phát hànhcác ấn phẩm nhằm cập nhật các sự kiện giúp các nhà kinh doanh quốc tế tìm kiếm cơhội kinh doanh và né tránh rủi ro.

- Các tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin dịch vụ về văn hoá và các điều kiện vềtài chính Internet và trang web cập nhật các thông tin về thị trường như: giá cả sảnphẩm, mặt hàng, các chiến lược marketing.

Thông tin sơ cấp là những thông tin chưa được công bố Các nhà kinh doanh sửdụng loại thông tin này để hiểu sâu hơn về thị trường mà thông tin thứ cấp mang lại.

Các doanh nghiệp có được thông tin này bằng cách tự thu thập hoặc thuê cácthông tin điều tra thị trường.

Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

- Qua hội chợ và các phái đoàn thương mại để đánh giá được về đối thủ cạnhtranh, sản phẩm và xác định được cơ hội kinh doanh.

- Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn nhóm cho phép các doanh nghiệp đánh giáđược hành vi, thái độ của người tiêu dùng.

- Các cuộc điều tra: là nghiên cứu thông tin về người tiêu dùng thông qua việc sửdụng bảng câu hỏi viết Phương pháp này cho phép thu thập được khối lượng thông tinlớn.

- Quan sát môi trường:

Là quá trình liên tục thu thập, phân tích, xử lý thông tin cho các mục tiêu chiếnlược và chiến thuật Nó cho phép thu thập các thông tin chi tiết về môi trường kinhdoanh mà công ty đang hoạt động hay sắp thâm nhập Đây là phương pháp phức tạpnhất vì thông tin được cập nhật liên tục nên giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng tìmkiếm được cơ hội kinh doanh và phát hiện rủi ro sớm để né tránh rủi ro thành công.

2.2.4.2.2 Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trườngnước ngoài

Người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm của bạn nếu như họ biết đến tên tuổi của bạn.Bởi vậy, khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần tạo ra hình ảnh riêngbiệt về sản phẩm của mình, giới thiệu nó đến với người tiêu dùng Niềm tin của kháchhàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố thúc đẩy lượng tiêu dùng tăng lên.Do đó, nó là điều kiện tốt để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trang 13

Các biện pháp mà doanh nghiệp thường áp dụng để tiến hành xúc tiến, quảng básản phẩm của mình:

- Tham gia các hội chợ, triển lãm.

- Quảng cáo sản phẩm, hình ảnh qua các phương tiện như: qua báo chí, truyềnhình, qua mạng.

- Tài trợ cho các hoạt động xã hội.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm, về doanh nghiệp.

- Thông qua hệ thống kênh phân phối nước sở tại để quảng bá sản phẩm và hìnhảnh của mình.

Có thể nói hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm xây dựng thươnghiệu, quảng bá thương hiệu của công ty trên thị trường thế giới Điều này giúp nângcao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi môi trường cạnh tranh ngày càng gaygắt.

2.2.4.3 Các giải pháp khác 2.2.4.3.1 Giải pháp về vốn

Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, muốn thúc đẩy xuất khẩu thì cần vốn đểmở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đadạng hoá mặt hàng và để đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường, cho công tác xúctiến và quảng bá sản phẩm, hình ảnh của công ty…Tóm lại, vốn cần cho mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp Nhưng nguồn vốn tự có của doanhnghiệp lại có hạn nên doanh nghiệp cần huy động nguồn vốn bên ngoài để đẩy mạnhhoạt động xuất khẩu của mình Nguồn vốn bên ngoài có thể huy động từ các ngânhàng, các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước, từ các quỹ hay từ người dân.

Có vốn rồi thì việc quan trọng là phải sử dụng nguồn vốn như thế nào cho hiệuquả như: đạt vòng quay của vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao và hạn chế rủiro, thất thoát về vốn Có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo hiệu quả kinh doanh vàmở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường.

2.2.4.3.1 Giải pháp về nhân lực

Con người vừa là người thực hiện vừa là mục tiêu của các hoạt động kinh doanh.Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách nhân lực đúng đắn tạo nên lợi thế cạnh tranhcủa mình Doanh nghiệp cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển hợp lý đểbồi dưỡng nguồn nhân lực.

Trong ngành may cần chú trọng đến hai đối tượng chính là nhân viên thiết kế vàcông nhân may Phải có đội ngũ nhân viên thiết kế có năng lực, sáng tạo, đội ngũ côngnhân may lành nghề, nắm bắt tốt công việc.

Trang 14

Trong vấn đề sử dụng nhân lực, các doanh nghiệp cần quan tâm đến một vấn đềhết sức quan trọng đó là năng suất lao động Đây là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệpViệt Nam không chú ý đến khi sử dụng nhân lực nên năng suất lao động thấp Năngsuất lao động là yếu tố tác động trực tiếp đến khối lượng hàng hoá được tạo ra Năngsuất lao động càng cao thì khối lượng hàng hoá cũng như khối lượng công việc đượcgiải quyết càng nhiều Năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố như thời gian laođộng, trình độ lao động và công cụ lao động Thời gian lao động càng nhiều thì khốilượng sản phẩm tạo ra càng lớn nhưng trình độ lao động càng cao thì chưa chắc đã đạtđược điều này Bởi trình độ lao động phải phù hợp với vị trí công việc mà người laođộng đảm nhận thì mới đem lại hiệu quả Do đó, doanh nghiệp cần tuyển dụng nhânlực phù hợp với vị trí mà họ sẽ đảm nhận Doanh nghiệp cần phân tách các mức độcông việc đòi hỏi trình độ nào để tuyển dụng cho đúng người, đúng việc.

Song hành cùng chính sách tuyển dụng nhân lực, các doanh nghiệp cần có chínhsách đào tạo và phát triển nhân lực.

Tóm lại, để đẩy mạnh xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu cần huy động tất cảcác nguồn lực, thực hiện tốt công tác quản trị mới đem lại hiệu quả kinh doanh cao.Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể mà nên tập trung vào vấn đề trọngđiểm để thực hiện mục tiêu là đẩy mạnh xuất khẩu.

2.3.Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trìnhnăm trước

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài thúc đẩy xuất khẩu hàng maymặc không chỉ của sinh viên mà còn có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoahọc trong và ngoài nước Bởi lẽ đây là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với tất cả cácdoanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu may mặc Tuy nhiên, do thời gian và điềukiện không cho phép, em xin nêu ra một số đề tài luận văn tốt nghiệp tại trường Đạihọc Thương mại đã nghiên cứu về vấn đề này :

- Đề tài: “Một số giải pháp nghiệp vụ kỹ thuật nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàngdệt may sang thị trường EU của công ty TNHH vải sợi Nghĩa Hưng”, 2006, doNguyễn Thị Thúy Ngân- Khoa TMQT thực hiện Đề tài tập trung nghiên cứu thựctrạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH vải sợi Nghĩa Hưng sangthị trường EU, từ đó đưa ra những giải pháp nghiệp vụ kỹ thuật nhằm đẩy mạnh xuấtkhẩu mặt hàng này.

- Đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của công tyTổng công ty May 10”, 2007, do Nguyễn Minh Tuấn- khoa QTDN thực hiện Đề tài

Trang 15

đã nêu ra thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của Tổngcông ty May 10 trong giai đoạn 2005-2007.

- Đề tài: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặccủa công ty TNHH may Nhân Đạo Trí Tuệ”, 2007, do Nguyễn Xuân Hồng- khoaQTDN thực hiện Đề tài nêu lên thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩuhàng may mặc của công ty TNHH may Nhân Đạo Trí Tuệ.

- Đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty cổ phầnTổng công ty May 10 sang thị trường Hoa Kỳ”,2009, do Nguyễn Thị Trang – KhoaTMQT thực hiện Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng công ty May 10 sang thị trường Hoa Kỳ.

- Đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng quần áo tại công ty cổ phầnMay Hưng Yên sang thị trường Hoa Kỳ”, 2009, do Lều Thị Vui – Khoa TMQT thựchiện Đề tài nêu lên thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng quần áo tạicông ty cổ phần May Hưng Yên sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2009.

Nhìn chung các đề tài trên đã nghiên cứu được một số vấn đề lý luận cơ bản vềxuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp, phân tích và nêu lên được thực trạng hoạtđộng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp mà đề tài nghiên cứunói riêng, đưa ra được một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cho các doanhnghiệp đó.

Luận văn của em có tính mới, khác biệt hơn so với các luận văn trên ở chỗ:khác về số liệu trong luận văn, khác về doanh nghiệp, khác về phương pháp và thờigian nghiên cứu Hơn nữa, đề tài của em tập trung vào việc đẩy mạnh xuất khẩu mặthàng cụ thể là áo sơ mi sang thị trường Hoa Kỳ.

2.4 Phân định nội dung nghiên cứu

2.4.1 Nghiên cứu mở rộng thị trường

Sản phẩm của May 10 được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Hoa Kỳ,Đức, Nhật Bản, Hồng Kong,… Trong đó, thị trường Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩulớn nhất về mặt hàng áo sơ mi của May 10 Do đó, doanh nghiệp cần phải nghiên cứurõ thị trường Hoa Kỳ để nắm băt được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, từ đó hoạchđịnh các kế hoạch Marketing cho hiện tại và tương lai nhằm thâm nhập sâu hơn vào thịtrường, bán được nhiều sản phẩm và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.4.2 Chủ động nguồn nguyên phụ liệu

Trang 16

Nguyên phụ liệu là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sảnxuất, nó là yếu tố tạo ra sản phẩm Chính vì thế nó cần thiết cho mọi doanh nghiệp sảnxuất.

May 10 chủ yếu nhập khẩu các nguyên phụ liệu: bông, sợi tổng hợp, vải, phụliệu, …từ nước ngoài Trong khi đó, giá nguyên phụ liệu biến động thất thường, đặcbiệt là giá nguyên phụ liệu chính tăng trung bình 10% gây nhiều khó khăn trong việctriển khai các đơn hàng đạt hiệu quả cao và đàm phán với khách hàng để đạt được mứclợi nhuận đề ra.

2.4.3 Chuyển đổi phương thức kinh doanh từ gia công xuất khẩu sang xuấtkhẩu trực tiếp

Hiện May 10 áp dụng hai hình thức kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc chínhđó là gia công và xuất khẩu trực tiếp Trong đó phương thức gia công chiếm phần lớnhợp đồng xuất khẩu Thực hiện theo phương thức gia công , đối tác Hoa Kỳ cung cấpvề kiểu dáng, tài liệu kỹ thuật, các nguyên vật liệu chính, công ty chỉ việc sản xuấthàng theo mẫu sẵn có và nhận được phí gia công Nhưng hình thức này có rất nhiềuhạn chế: người tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ không hề biết đến tên của May 10,không tăng được thương hiệu cho công ty, hơn nữa công ty lại rất bị động về nguyênvật liệu, khiến cho lợi nhuận đạt được không cao Giải pháp đặt ra là công ty phảichuyển dần từ gia công sang xuất khẩu trực tiếp để nâng cao giá trị xuất khẩu cũngnhư nâng cao thương hiệu những sản phẩm của công ty.

2.4.4 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm

Nhu cầu tiêu dùng tăng cao nhưng thị hiếu cũng thay đổi và có nhiều yêu cầukhắt khe hơn, các sản phẩm may mặc xuất khẩu không còn chỉ đơn thuần đáp ứng nhucầu mặc mà còn đáp ứng nhu cầu làm đẹp, nâng cao địa vị, phẩm chất, đặc tính conngười,…Do đó, đòi hỏi những sản phẩm áo sơ mi của May 10 cần phải là những sảnphẩm có chất lượng, thêm vào đó phải có nhiều kiểu dáng, mẫu mã phong phú, đadạng, thiết kế phải định hướng vào tâm lý khách hàng

2.4.5 Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Hoa Kỳ

Sản phẩm áo sơ mi của May 10 xuất hiện rất nhiều trên thị trường Hoa Kỳnhưng lại không mang nhãn hiệu của May 10 mà đều là các nhãn hiệu nổi tiếng củacác tên tuổi khác trong ngành dệt may trên thế giới như: Pierre Cardin, GuyLaroche,Maxim, Jacques Britt, Seidensticker, Dornbusch, C&A, Camel, Arrow, Do đó, May10 hướng tới tạo ra hình ảnh riêng biệt cho sản phẩm của mình và giới thiệu nó đếnvới người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới Để làm được điều này thìdoanh nghiệp cần phải có chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình,

Trang 17

rồi sau đó thông qua các hội chợ, triển lãm, hoạt động xã hội,… cũng như kênh phânphối ở nước sở tại để quảng bá sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp mình.

Trang 18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂNTÍCH THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY

MẶC CỦA DOANH NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.1.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần, để cónhững thông tin, số liệu cụ thể phục vụ cho luận văn này thì phương pháp nghiên cứuđầu tiên được sử dụng đó là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Những tài liệuđược tham khảo như: quá trình hình thành và phát triển của công ty được thu thập quacác tài liệu của công ty như: Kỷ yếu May 10 – 50 năm làm theo lời Bác, Báo cáothành tích của công ty May 10 đề nghị Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh,tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm gần đây của phòng kế toán và đặcbiệt là thông tin về hoạt động thúc đấy xuất khẩu của công ty được thu thập qua phòngKinh doanh, phòng Thị trường, website của công ty và các website cũng như tạp chíkhác viết về May 10

3.1.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

3.1.1.2.1 Sử dụng phiếu điều tra

Phiếu điều tra được xây dựng trên hai dạng câu hỏi là: câu hỏi mở và câu hỏiđóng Các câu hỏi chủ yếu là câu hỏi đóng với các câu trả lời đã được giới hạn Ngoàira còn có câu hỏi mở để người trả lời có thể nêu rõ quan điểm của mình Mẫu phiếuđiều tra trắc nghiệm bao gồm nội dung về: thị trường, mặt hàng kinh doanh, các khókhăn công ty gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và tập trung vàocác vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Hoa Kỳ Cáccâu hỏi trong phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu sơ cấp về tình hình xuất khẩu củacông ty ra thế giới, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ một cáchkhách quan và đầy đủ.

Thực hiện phương pháp này bằng cách phát phiếu điều tra trắc nghiệm cho cánbộ công nhân viên trong công ty Số phiếu phát ra là 10, số phiếu thu về là 10 Nhữngngười được điều tra gồm có:

- Ông Thân Đức Việt, Giám đốc điều hành- Bà Cao Thị Kim Oanh, Phó Phòng Thị trường- Ông Nguyễn Đắc Mại, Phó Phòng Thị trường- Bà Đặng Thị Vui, NV Phòng Thị trường

- Bà Nguyễn Phương Thảo, NV Phòng Thị trường- Ông Đỗ Văn Hà, NV Phòng Kinh doanh

Trang 19

- Bà Hoàng Thị Hậu, NV Phòng Kinh doanh- Bà Nguyễn Thị Giang, NV Phòng Thị trường- Bà Nguyễn Hồng Nhung, NV Phòng Thị trường- Ông Lê Việt Hưng, NV Phòng Thị trường

Phương pháp này không những mang lại kết quả cao mà còn khắc phục đượcnhược điểm của phương pháp quan sát thu thập dữ liệu thứ cấp là có thể biết thêmđược nhiều thông tin cần thiết khác mà sổ sách không ghi, đặc biệt là giúp tham khảođược ý kiến của các chuyên gia trong công ty, những người có kinh nghiệm trực tiếplàm việc trong công ty và rất gần gũi, am hiểu các hoạt động cũng như tình hình củacông ty Nhưng việc dùng mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm thì kết quả đem lại chỉ bóhẹp trong một số nội dung nhất định.

3.1.1.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Các câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế sẵn chú trọng xoay quay các vấn đề vềthực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc và các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuấtkhẩu hàng may mặc của công ty Đồng thời ghi chép các quan điểm, giải pháp giảiquyết vấn đề của người được phỏng vấn

Những người được phỏng vấn bao gồm:- Ông Thân Đức Việt, Giám đốc điều hành- Bà Cao Thị Kim Oanh, Phó phòng Thị trường- Ông Nguyễn Đắc Mại, Phó phòng Thị trường

3.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Đi từ thống kê dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, lấy căn cứ để đi đến những phân tích,đánh giá về thực trạng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong giai đoạn 2008 –2010 Sau đó dùng phương pháp tổng hợp lại những phân tích ở trên để đưa ra các kếtluận của vấn đề Ngoài ra trong bài viết còn sử dụng các dữ liệu ngoại vi là các đánhgiá, nhận định của các chuyên gia để bổ sung và làm rõ thêm cho vấn đề nghiên cứu.

Đồng thời trong quá trình phân tích dữ liệu có sử dụng phương pháp so sánh vàlập bảng biểu thống kê Mục đích nhằm chỉ ra sự khác biệt trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty qua các năm.

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường tới hoạtđộng thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần

3.2.1 Giới thiệu về Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần

Tổng công ty May 10 – CTCP là một công ty cổ phần, thành viên của Tập đoàndệt- may Việt Nam (VINATEX) thuộc Bộ Công thương.

Tên doanh nghiệp: Tổng công ty May 10 - Công ty Cổ phần

Trang 20

Tên giao dịch: GARMENT 10 CORPORATION - JOINT STOCK COMPANY(GARCO10.,JSC)

Trụ sở chính: Phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.Điện thoại: 84-4-38276923/ 38276396

Fax: 84-4-38276925

Email: ctmay10@garco10.com.vnWebsite: www.garco10.com.vn

Công ty có văn phòng giao dịch tại 103 Trần Huy Liệu, P12, quận Phú Nhuận, TpHồ Chí Minh.

3.2.1.1 Chức năng

Căn cứ quyết định số 604/QĐ-TCLĐ ngày 4 tháng 12 năm 1996 của Hội đồngquản trị Tổng công ty Dệt may Việt Nam phê duyệt điều lệ hoạt động của Tổng côngty May 10 - Công ty Cổ phần là một Tổng công ty trực thuộc Tổng công ty may ViệtNam –VINATEX với 51% vốn cổ phần của Nhà nước, 49% vốn cổ phần của các cổđông khác, có chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc như:áo sơ mi, quần áo bảo hộ lao động…phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuấtkhẩu.

Phương thức chính là: Nhận gia công toàn bộ, sản xuất hàng xuất khẩu dướihình thức FOB và sản xuất hàng nội địa.

3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyếnvà chức năng, các bộ phận chức năng không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phậntrực thuộc mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưu cho ban Giám đốc trong quá trìnhchuẩn bị ban hành và thực hiện các quyết định thuộc phạm vi của mình.

Trang 21

Sơ đồ tổ chức bộ máy:

TỔNG GIÁM ĐỐCPhó TGĐ

Tổ trưởng kiểm hóa

Trưởng ca B

Các tổ trưởng máy

Tổ trưởng cắt A

Tổ trưởng là A

Các tổ trưởng máy

Tổ trưởng cắt B

Tổ trưởng là B

phương và LDHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Trang 23

3.2.2 Đánh giá các môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến hoạt động xuấtkhẩu của Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần sang thị trường Hoa Kỳ

3.2.2.1 Nhóm nhân tố môi trường vĩ mô

Là các nhân tố mang tầm cỡ quốc gia có tác động lớn tới hoạt động xuất khẩusang thị trường Hoa Kỳ của doanh nghiệp Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuấtnhập khẩu đều chịu ảnh hưởng của nhóm nhân tố này.

Các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước

Thuế quan và hạn ngạch: Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc, Chính phủViệt Nam đã không sử dụng thuế và hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng may mặc.Trái lại còn áp dụng các biện pháp trợ cấp xuất khẩu đối với hàng dệt may như: đầu tưvốn Nhà nước xây dựng cơ sở vật chất cho ngành dệt may, giảm lãi suất đối với cácdoanh nghiệp dệt may….Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thươngmại thế giới WTO, Hoa Kỳ đã đối xử với hàng dệt may Việt Nam bình đẳng như cácquốc gia khác, bình đẳng như các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các công ty nước ngoàikhác Tuy nhiên theo hiệp hội dệt may Việt Nam, 5 mặt hàng bị giám sát tại thị trườngHoa Kỳ ( gồm: áo sơ mi, quần dài, đồ bơi, đồ lót, áo thun len) chiếm tới 60% kimngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp ViệtNam

Tác động của tỷ giá hối đoái

Kinh doanh xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự thay đổi của tỷgiá hối đoái Bởi lẽ khi thanh toán thì công ty sẽ nhận được đồng USD trong khi giáthành sản phẩm trong nước tính bằng đồng Việt Nam Do đó đội ngũ cán bộ trongcông ty cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự biến động của tỷ giá để đưa ra chính sách giá xuấtkhẩu phù hợp Tuy nhiên đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty vẫn chưa linh hoạttrong việc nắm bắt sự thay đổi của thị trường cũng như sự biến động của tỷ giá hốiđoái.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Gồm các điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam như: giao thông vận tải, thôngtin liên lạc, các dịch vụ công cộng khác có tác động không nhỏ đến hoạt động kinhdoanh của công ty Hiện tại việc giao hàng của công ty chủ yếu là theo vận tải đườngbiển Bởi lẽ vận tải biển của Việt Nam rất phát triển, chi phí thấp.

Hệ thống ngân hàng cũng có tác động lớn trong hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu của công ty Khả năng huy động vốn và chuyển đổi tiền tệ của công ty phụthuộc rất lớn vào sự phát triển của hệ thông ngân hàng Việt Nam.

* Ảnh hưởng của thị trường Hoa Kỳ

Trang 24

Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc, dân số đông nhưng chủ yếu là dân nhậpcư nên sở thích thị hiếu và thói quen tiêu dùng rất phong phú và đa dạng tùy theo mỗitầng lớp Nét đa dạng này cũng tạo nên tập quán tiêu dùng đa dạng Với người HoaKỳ, mua sắm là thói quen tiêu dùng phổ biến nhất Với họ, mua sắm là yếu tổ kíchthích kinh tế phát triển Mua sắm càng nhiều sẽ làm gia tăng sản xuất và dịch vụ.

Với mặt hàng dệt may, Hoa Kỳ là nước tiêu dùng hàng dệt may lớn nhất thếgiới Hàng năm, người Hoa Kỳ tiêu dùng mặt hàng này gấp 1,5 lần người châu Âu –thị trường tiêu dùng hàng dệt may lớn thứ hai thế giới.

Trong phong cách ăn mặc, người Hoa Kỳ thường chú trọng đến yếu tố tựnhiên, sự thoải mái trong ăn mặc là ưu tiên hàng đầu Bởi vậy khi làm việc, nam giớithường mặc áo sơ mi và quần âu vải sợi bông rộng, thoáng còn nữ giới thì mặc váyvới chất liệu co giãn Còn trong cuộc sống thường ngày, quần bò áo thun là phongcách ăn mặc đặc trưng nhất.

Trong mặt hàng dệt may, người Hoa Kỳ khá dễ tính trong việc lựa chọn các sảnphẩm may nhưng lại khó tính đối với các sản phẩm dệt Người Hoa Kỳ thích vải sợibông, không nhàu, rộng và có xu hướng thích các sản phẩm dệt kim hơn.

Nói chung, khác hẳn với thị trường Nhật – thị trường khó tính nhất thế giới, thịtrường Hoa Kỳ là thị trường tương đối dễ tính Sự đa dạng trong sắc tộc, tôn giáo, thunhập và đặc biệt là tâm lý chuộng tự do cá nhân của người Hoa Kỳ đã đem lại một thịtrường tiêu dùng khổng lồ nhưng lại không quá cầu kỳ và khắt khe về sản phẩm nhưthì trường châu Âu.

3.2.2.2 Nhóm nhân tố môi trường vi mô

Là các nhân tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuấtkinh doanh nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu nói riêng Có rất nhiều yếu tố bêntrong doanh nghiệp nhưng có ba yếu tố quan trọng nhất là: nguồn nhân lực, khả năngtài chính và uy tín của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực: Một trong những nhân tố không thể thiếu để tạo nên sự thành

công của công ty là nguồn lao động của công ty Với đặc thù của ngành may mặc cầnnhiều lao động công ty cổ phần May 10 có thế mạnh rất lớn về nguồn nhân lực dồi dàocùng trình độ chuyên môn tay nghề cao Số lượng cán bộ và công nhân của công ty lớnkhoảng 7.913 người (năm 2010) với mức lương trung bình 1.866.000 VNĐ đối với laođộng trực tiếp và 3.300.000 đối với lao động gián tiếp So với các doanh nghiệp dệtmay trong cả nước mức thu nhập này tương đối cao điều đó sẽ khuyến khích côngnhân tăng năng suất lao động, làm thêm ca và thu hút đội ngũ lao động lành nghề.Trong 5 năm qua công ty đã cử 150 công nhân viên đi học cao đẳng, 135 cán bộ đi họcchương trình lý luận trung cấp, 87 cán bộ đi học chương trình lý luận cao cấp, hơn 260cán bộ công nhân viên tham gia đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, 100% nhân

Trang 25

viên của phòng nghiệp vụ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên Cán bộ quản lý chiếm6% tổng số công nhân viên, trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học là 1.155 người,khoảng 96% tổng số cán bộ công nhân viên có trình độ hết lớp 12, không trường hợpnào có trình độ hết cấp I

Do yêu cầu tác nghiệp của công việc nên tỷ lệ lao động phổ thông rất lớn, chiếmhơn 85% tổng số lao động Lực lượng này khi vừa được tuyển dụng sẽ được công ty tổchức đào tạo để có những kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc.Đồng thời lao động chủ yếu của công ty là may nên tỷ lệ nữ và lao động trực tiếpchiếm tỷ trọng lớn.

Khả năng tài chính của công ty: Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty và mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp thì nguồn lực tài chính là yếutố có vai trò quyết định Một nguồn lực tài chính ổn định, vững chắc sẽ đảm bảo chohoạt động kinh doanh của công ty diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, không bịgián đoạn, công ty có thể thực hiện đúng hợp đồng gia công xuất khẩu Bên cạnh đó lànăng lực cạnh tranh của công ty sẽ được đảm bảo và cải thiện hơn Với số vốn điều lệ80 tỷ đồng, Tổng công ty May 10 – công ty cổ phần được coi là doanh nghiệp lớntrong lĩnh vực may mặc Hiện nay nguồn vốn của công ty đã tăng lên rất nhiều đảmbảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng Vìvậy, tiềm lực tài chính được coi là thế mạnh của công ty.

Uy tín doanh nghiệp: Tổng công ty May 10- công ty cổ phần được thành lập từ

rất sớm Sản phẩm may mặc của công ty đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới từnhững năm đầu thập kỷ 70 Do đó, sản phẩm của công ty đã được khách hàng thế giớibiết đến Đây chính là điều kiện để xây dựng thương hiệu thành công trên thị trườngnước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ - đối tác chính của doanh nghiệp hiện nay

3.2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu sơ cấp3.2.3.1 Kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm

Bảng 3.1: Những nhân tố môi trưởng bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuấtkhẩu của công ty sang thị trường Hoa Kỳ

A: Cuộc khủng hoảng kinh tế 2009

(Nguồn: sinh viên thống kê)Nhìn vào bảng số liệu 2.3 ta thấy có 7 phiếu đánh giá nhân tố cuộc khủng hoảngkinh tế 2009 có ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động xuất khẩu của công ty chiếm 70%

Ngày đăng: 24/03/2015, 11:08

Mục lục

  • a) Quy hoạch sản phẩm chiến lược

  • b) Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan