Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh - Nghệ An) và vấn đề bạo lực học đường

133 1.7K 7
Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh - Nghệ An) và vấn đề bạo lực học đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 6. Phương pháp nghiên cứu

  • PHẦN NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

    • 1.1. Tổng quan một số vấn đề nghiên cứu về bạo lực học đường

      • 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới

      • 1.1.2 Một số công trình nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam

      • 1.2. Khái niệm bạo lực học đường

        • 1.2.1. Khái niệm

        • 1.2.2. Các hình thức bạo lực học đường

        • 1.2.3. Nguyên nhân của BLHĐ

        •  1.2.4. Hậu quả của BLHĐ

        • 1.2.5. Cách phòng tránh BLHĐ

        • 1.3. Nhận thức về BLHĐ của học sinh THPT

          • 1.3.1. Khái niệm nhận thức

          • 1.3.2. Đặc điểm tâm-sinh lý của học sinh lứa tuổi THPT

          • So với lứa tuổi thiếu niên, sự phát triển của học sinh THPT đã đạt được sự trưởng thành và ổn định hơn nhiều. Ở lứa tuổi thiếu niên (11-15 tuổi), sự phát triển về mặt cơ thể diễn ra rất mạnh do xuất hiện hiện tượng dậy thì, làm biến đổi sâu sắc về mặt tâm lý. Đến giai đoạn này, ở các em bắt đầu thời kỳ tương đối “êm ả” về mặt sinh lý, đi dần tới sự hoàn chỉnh. Điều này thể hiện rõ ở những điểm sau:

          • Thứ nhất: Sự gia tăng chiều cao giảm dần (con gái khoảng 16, 17 tuổi; con trai khoảng 17, 18 tuổi (±13 tháng). Sự phát triển hệ xương, cơ không còn mạnh mẽ như ở lứa tuổi thiếu niên mà chậm chạp hơn, song có sự cân đối, đồng đều giữa các bộ phận. Điều này giúp hình thành một cơ thể cân đối, đẹp, khỏe của người thanh niên, thay cho sự lóng ngóng, vụng về, dễ gây đổ vỡ ở lứa tuổi thiếu niên.

          • Thứ hai: Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, cân nặng của một thanh niên 16, 17 tuổi có thể gấp đôi cậu thiếu niên 11, 12 tuổi. Các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, sức dẻo dai được tăng cường.

          • Thứ ba: Cơ bắp, sức lực phát triển mạnh. Ở tuổi thiếu niên, sự phát triển của hệ thống tim mạch và các tuyến nội tiết trong cơ thể hoạt động rất mạnh song thiếu sự đồng bộ, thường gây nên sự rối loạn của hệ tuần hoàn và của hoạt động thần kinh. Vì thế các em hay mệt mỏi, không có khả năng tập trung lâu vào công việc và dễ bị ức chế hoặc bị kích động mạnh. Đến thời kỳ này, các hiện tượng đó về cơ bản đã chấm dứt.

          • Thứ tư: Thời kỳ trưởng thành về giới tính là giai đoạn “nam thanh nữ tú”, chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn xét cả trên các hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển khác của thể chất.

          • Thứ năm: Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những đặc điểm như trong cấu trúc tế bào não của người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng nhanh, liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập.

          • Tuổi đầu thanh niên chiếm vị trí trung gian giữa trẻ em và người lớn. Các em không còn là trẻ em nữa mà đang trở thành người lớn. Đây là giai đoạn lứa tuổi mà con người có những điều kiện thể chất thuận lợi để hoàn thiện vẻ đẹp ngoại hình của mình, tạo điều kiện cho hoạt động học tập, lao động, thể thao, nghệ thuật… phát triển mạnh mẽ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan