256 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tâm Thuận

76 828 1
256 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tâm Thuận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

256 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tâm Thuận

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1 Ngân hàng thương mại và chức năng ngân hàng thương mại ---------trang 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương Mại -----------------------------------------1 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại --------------------------------------1 1.2 Tín dụng ngân hàng --------------------------------------------------------------------5 1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng-----------------------------------------------5 1.2.2 Các loại tín dụng ngân hàng--------------------------------------------------5 1.2.3 Xác đònh lãi suất cho vay -----------------------------------------------------8 1.2.4 Quy trình tín dụng--------------------------------------------------------------9 1.2.5 Đảm bảo tín dụng ----------------------------------------------------------- 18 1.3 Rủi ro tín dụng-------------------------------------------------------------------------19 1.3.1 Một số khái niệm về rủi ro tín dụng--------------------------------------- 19 1.3.2 Phân loại rủi ro tín dụng ---------------------------------------------------- 20 1.3.3 Các mức độ rủi ro tín dụng ------------------------------------------------- 21 1.3.3 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng----------------------------- 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI VCB TÂN THUẬN GIAI ĐOẠN NĂM 2002 – 2006 2.1 Giới thiệu Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam-------------------------------28 2.2 Sự hình thành và phát triển VCB Tân Thuận---------------------------------30 2.2.1 Sự hình thành VCB Tân Thuận -------------------------------------------- 30 2.2.2 Cơ cấu tổ chức---------------------------------------------------------------- 31 2.2.3 Kết qủa kinh doanh tại VCB Tân Thuận --------------------------------- 33 2.3 Thực trạng quản trò rủi ro tín dụng tại VCB Tân Thuận-------------------36 2.3.1 Quy trình tín dụng tại VCB Tân Thuận----------------------------------- 36 2.3.2 Các biện pháp phòng chống rủi ro tín dụng tại VCB Tân Thuận ----- 41 Trang 1 2.3.3 Kết quả đạt được trong quản trò rủi ro tín dụng tại VCB Tân Thuận - 42 2.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại VCB Tân Thuận----------------------------48 2.4.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng------------------------------------------ 49 2.4.2 Các nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng -------------------------------- 51 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK TÂN THUẬN 3.1 Các giải pháp phát hiện và cảnh báo rủi ro tín dụng------------------------53 3.1.1 Phân tích mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng ----------------- 53 3.1.2 Phân tích mối quan hệ giữa ngân hàng và các chủ thể khác----------- 54 3.2 Các giải pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng --------------------------56 3.2.1 Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng------------------------------------- 56 3.2.2 Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng--------------------------------------------- 57 3.3 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại VCB Tân Thuận---------------------59 3.3.1 Đa dạng hoá đối tượng khách hàng để phân tán rủi ro ----------------- 59 3.3.2 Đa dạng hoá loại hình tín dụng để phân tán rủi ro ---------------------- 60 3.3.3 Tăng cường giám sát trong và sau khi cho vay -------------------------- 60 3.3.4 Thiết lập hệ thống tính điểm xếp hạng khách hàng--------------------- 62 3.3.5 Cần có đầy đủ thông tin tín dụng và phân tích tín dụng chặt chẽ ----- 62 3.3.6 Hoạch đònh chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng của mình-- 63 3.3.7 Trang bò máy móc, thiết bò kỹ thuật hiện đại cho ngân hàng ---------- 64 3.3.8 Nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ---- 65 3.4 Các kiến nghò khác--------------------------------------------------------------------65 3.4.1 Kiến nghò với Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ---------------------- 65 3.4.2 Kiến nghò với Ngân hàng nhà nước Việt Nam--------------------------- 66 3.4.3 Kiến nghò với các cơ quan có liên quan khác ---------------------------- 68 Trang 2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BL : Bảo lãnh CB : Cán bộ CBCNV : Cán bộ công nhân viên CIC : Trung tâm thông tin tín dụng DV : Dòch vụ GHTD : Giới hạn tín dụng KCX : Khu chế xuất KDNT : Kinh doanh ngoại tệ KDCK : Kinh doanh chứng khoán KH : Khách hàng HĐTD : Hợp đồng tín dụng HSC : Hội sở chính NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHNT : Ngân hàng ngoại thương Việt Nam QHKH : Quan hệ khách hàng QL : Quản lý QLRR : Quản lý rủi ro QLN : Quản lý nợ RR : Rủi ro TD : Tín dụng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn THHĐ : Thực hiện hợp đồng TS : Tài sản VCB : Ngân hàng ngoại thương Việt Nam VCBTT : Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh khu chế xuất Tân Thuận VCB Tân Thuận : Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh khu chế xuất Tân Thuận Vietcombank Tân Thuận: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh khu chế xuất Tân Thuận VP : Văn phòng VND : Đồng Việt Nam Trang 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Bảng 1.1 : Tóm tắt quy trình tín dụng Bảng 1.2 : Mô tả quy trình tín dụng Biểu đồ 2.1 : Thu nhập, chi phí, lợi nhuận tại VCB Tân Thuận Bảng 2.1 : Kết qủa kinh doanh của VCB Tân Thuận Bảng 2.2 : Tình hình dư nợ tại VCB Tân Thuận Biểu đồ 2.2 : Huy động vốn và dư nợ tại VCB Tân Thuận Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại VCB Tân Thuận Biểu đồ 2.3 : Dư nợ theo thành phần kinh tế tại VCB Tân Thuận Bảng 2.4 : Tình hình hoạt động bảo lãnh tại VCB Tân Thuận Biểu đồ 2.4 : Số dư bảo lãnh tại VCB Tân Thuận Trang 4 PHẦN MỞ ĐẦU 6. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội trong những năm qua ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại cũng chuyển mình và có những bước phát triển vượt bậc là một trong những kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại gắn liền với công tác tín dụng đây là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đãõ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, điều này đồng nghóa với việc ngành ngân hàng phải cải cách triệt để về mọi mặt để đáp ứng được nhu cầu phát triển theo xu hướng phát triển ngân hàng đa năng, hiện đại, đa dạng hóa sở hữu…để cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức tài chính quốc tế mà đến 01/04/2007 chúng ta phải cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam đồng thời đến năm 2011 chúng ta phải tự do hóa hoàn toàn thò trường tài chính tiền tệ. Một trong những vấn đề để phát triển hệ thống ngân hàng là tiếp tục phát triển tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro tín dụng Nằm trong kế hoạch phát triển của hệ thống ngân hàng, trong những năm tới Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã và đang có kế hoạch xây dựng Vietcombank trở thành tập đoàn tài chính hiện đại, đa năng… một trong những bước đi cụ thể là cơ cấu lại bộ máy điều hành trong đó chia ban tín dụng thành 03 ban: ban quan hệ khách hàng, ban quản lý rủi ro tín dụng và ban quản lý nợ. Theo tôi hiện nay các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng Trang 5 để ngăn chặn và hạn chế tổn thất nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động kinh doanh của mình. Xuất phát từ thực tế trên tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kinh tế tài chính ngân hàng với đề tài “Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tân Thuận”. Hy vọng rằng những giải pháp mà mình đưa ra sẽ mang lại hiệu qủa thiết thực, đáp ứng được yêu cầu phát triển, đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới của hệ thống ngân hàng thương mại, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam nói chung và Vietcombank Tân Thuận nói riêng. 7. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài này hướng đến đạt được mục đích: Thiết lập hệ thống các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại VCB Tân Thuận từ đó có thể nhân rộng tại các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Trên cở sở những giải pháp mà tác giả đưa ra trong luận văn này hy vọng rằng Vietcombank Tân Thuận khi áp dụng sẽ ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất khi có rủi ro xẩy ra nhằm góp phần phát triển Vietcombank Tân Thuận theo xu hướng phát triển ngân hàng đa năng, hiện đại. Trên cở sở áp dụng tại Vietcombank Tân Thuận từ đó có thể triển khai áp dụng rộng rãi cho hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam với những điều chỉnh cụ thể cho phù hợp chính sách, sách lược của từng ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể. 8. PHẠM VI, ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU Đề tài này giới hạn trong việc nghiên cứu: Chính sách quản trò rủi ro của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam nói chung và của VCB Tân Thuận nói riêng. Đồng thời nghiên cứu các hoạt động của VCB Tân Thuận giai đoạn 2002 đến Trang 6 2006 từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại VCB Tân Thuận. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về lý thuyết tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng, đồng thời kết hợp nghiên cứu thực tế quản trò rủi ro tín dụng tại VCB Tân Thuận trong bối cảnh là chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. 9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng các phương pháp sau: Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thông qua thu thập và xử lý thông tin nội bộ tại VCB Tân Thuậncác thông tin ngoại vi như sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, các thông tin khác trong và ngoài ngành ngân hàng. Kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn. 10. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Bên cạnh phần mở đầu và kết luận thì luận văn được chia thành 03 (ba) chương cụ thể như sau:  Chương 1: Tổng quan tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng.  Chương 2: Thực trạng quản trò rủi ro tín dụng tại VCB Tân Thuận giai đoạn năm 2002 - 2006.  Chương 3: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại VCB Tân Thuận. Trang 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHỨC NĂNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Luật các tổ chức tín dụng và NHNN do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997 đònh nghóa: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Cụ thể: NHTM là loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dòch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dòch vụ thanh toán. Như vậy có thể nói NHTM là loại ngân hàng giao dòch trực tiếp với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2 CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản sau: 1.1.2.1 Trung gian tín dụng Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM. Nó vừa là bản chất của NHTM vừa là nhiệm vụ chính yếu của NHTM. NHTM đóng vai trò là trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và dùng nó để cho vay, đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các thành phần kinh tế, vốn tiêu dùng xã hội. Trung gian tín dụng là chức năng cơ bản được hiểu theo hai khía cạnh sau: Trang 8 - NHTM chỉ là trung gian để chuyển vốn tiền tệ từ nơi thừa sang nơi thiếu. Các chủ thể tham gia như người gửi tiền và người vay tiền không có mối liên hệ trực tiếp nào, họ không chòu trách nhiệm và nghóa vụ gì cho nhau. Tất cả đều thông qua NHTM, nghóa là NHTM có trách nhiệm trả tiền cho người gửi còn người đi vay thì phải có nghóa vụ hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi vay. - Ngân hàng không phải là trung gian tài chính thuần túy mà là trung gian tín dụng, nghóa là điều kiện thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này phải theo nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện. Người sử dụng tiền trong quan hệ tín dụng có nghóa vụ hoàn trả trực tiếp và có thời hạn. Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt sự khác nhau giữa tín dụngtài chính. Để thực hiện chức năng này các NHTM thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vò kinh tế, các tổ chức và cá nhân hoặc các hình thức huy động vốn khác như: phát hành kỳ phiếu, trái phiếu … để huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạncác loại hình tín dụng khác đối với các tổ chức và cá nhân. Chức năng trung gian tín dụng của NHTM có vai trò và tác dụng rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội. Qua chức năng này mà hệ thống NHTM huy động và tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành phương tiện sinh lời phục vụ phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng mà hệ thống NHTM cung ứng cho nền kinh tế là nguồn vốn rất quan trọng vì nó không những lớn về số tuyệt đối mà vì tính chất luân chuyển không ngừng của nó. Trang 9 1.1.2.2 Trung gian thanh toán Đây là chức năng thể hiện bản chất và tính chất đặc biệt của NHTM. Khi nền kinh tế chưa có hoạt động ngân hàng, hoặc mới có những hoạt động sơ khai (nhận bảo quản tiền đúc) thì các giao dòch thanh toán được thực hiện một cách trực tiếp, người trả tiền và người thụ hưởng tự kiểm soát các giao dòch thanh toán. Nhưng khi NHTM ra đời, các khoản giao dòch thanh toán giữa các đơn vò kinh tế và cá nhân đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng. NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dòch thanh toán giữa các ngân hàng, giữa người mua, người bán… để hoàn tất các mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa họ với nhau. Để thực hiện chức năng này NHTM phải thực hiện những việc sau: - Mở tài khoản tiền gửi giao dòch cho các tổ chức và cá nhân: Chức năng trung gian thanh toán của NHTM chỉ có thể thực hiện khi các đối tượng tham gia thanh toán đều có tài khoản giao dòch tại ngân hàng. - Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng. - Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng. Thực hiện chức năng trung gian thanh toán NHTM trở thành người thủ qũy và là trung tâm thanh toán của xã hội. Nền kinh tế giảm bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, giảm nhiều chi phí như in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền tệ, tiết kiệm nhiều chi phí về giao dòch thanh toán… Qua thực hiện chức năng này mà hệ thống NHTM góp phần đẩy nhanh tốc độ tiền – hàng. Phần lớn các giao dòch qua ngân hàng là giao dòch có giá trò lớn, phạm vi thanh toán không chỉ bó hẹp trong từng khu vực, đòa phương mà còn lan rộng trong phạm vi cả nước và phát triển ra trên phạm vi thế giới. Chính vì vậy, các mối quan hệ kinh tế – xã hội được thực hiện cả trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội trong nước, các quan hệ kinh tế thương mại và tài chính tín dụng quốc tế phát triển. Trang 10 [...]... thành các loại theo sơ đồsau: Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dòch Rủi ro lựa chọn Rủi ro bảo đảm Rủi ro danh mục Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung Theo sơ đồ trên, rủi ro tín dụng được chia thành hai loại là rủi ro giao dòch (Transaction risk) và tủi ro danh mục (Portfolio risk): - Rủi ro giao dòch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá... động trong cùng một ngành, lónh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng đòa lý nhất đònh; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao 1.3.3 Các mức độ rủi ro tín dụng Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là nghiệp vụ giữ vai trò chủ yếu trong việc mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Vì vậy, mức độ rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng bao giờ cũng cao hơn các nghiệp vụ khác của ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng. .. trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng Về mặt quản trò, quy trình tín dụngcác tác dụng sau nay: Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân đònh trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục... là rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng, là rủi ro về đònh giá, bởi tín dụng tạo ra giá trò hiện tại để đổi lấy giá trò trong tương lai Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên nhất không chỉ trong hoạt động cho vay mà bao gồm cả những hoạt động chứng khoán và lónh vực mua bán chòu, vì các khoản tín Trang 27 dụng và đầu tư chứng khoán chiếm hơn 2/3 trong tài sản có của ngân hàng thương mại Rủi ro tín. .. tế về rủi ro tín dụng, cần có sự kiểm soát và giám sát 3) Tín dụng mức độ rủi ro trên trung bình: Khả năng đáp ứng các nghóa vụ tài chính của khách ở mức mạo hiểm do những yếu kém lớn trên vài khía cạnh về rủi ro tín dụng (các yếu kém này có dấu hiệu, có khả năng sửa chữa được) Mức rủi ro tiềm năng, tiềm tàng này yêu cầu phải tăng việc giám sát để bảo đảm tình hình không xấu đi 4) Tín dụng rủi ro cao:... Quy trình tín dụng chỉ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng 1.2.4.2 Quy trình tín dụng căn bản Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trò, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng Tuy nhiên quy trình tín dụng gồm các bước căn bản sau: 1) Lập hồ sơ đề nghò cấp tín dụng Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được... giá khách hàng Rủi ro giao dòch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ + Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu qủa để ra quyết đònh cho vay Trang 26 + Rủi ro bảo đảm phát sinh từ những tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản... có của ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng được thể hiện dưới các mức độ chủ yếu sau: 1) Tín dụng ít rủi ro: Khả năng thực hiện các nghóa vụ của khách hàng là chắc chắn, đảm bảo việc trả nợ như đã thoả thuận (có thể có một số khía cạnh nhỏ về rủi ro) 2) Tín dụng rủi ro trung bình: Khả năng đáp ứng các nghóa vụ tài chính của khách hàng là vững chắc, rủi ro tín dụng chung ở mức chấp nhận được, nhưng... đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trò giá của tài sản đảm bảo + Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề - Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho... hiện các biến cố không thể đo lường trước khiến khách hàng không thực hiện được các cam kết đã thoả thuận với ngân hàng Như vậy, rủi ro tín dụng là sự tổn thất về tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện nghóa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán 1.3.2 Phân loại rủi ro tín dụng Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng . Chương 3: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại VCB Tân Thuận. Trang 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG. tài chính ngân hàng với đề tài Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tân Thuận . Hy vọng rằng những giải pháp mà mình đưa ra sẽ mang lại

Ngày đăng: 02/04/2013, 14:18

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Tóm tắt quy trình tín dụng Các giai  - 256 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tâm Thuận

Bảng 1.1.

Tóm tắt quy trình tín dụng Các giai Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 1.2: MÔ TẢ QUY TRÌNH TÍN DỤNG - 256 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tâm Thuận

Bảng 1.2.

MÔ TẢ QUY TRÌNH TÍN DỤNG Xem tại trang 23 của tài liệu.
- Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,  đánh giá khách hàng - 256 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tâm Thuận

i.

ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Xem tại trang 26 của tài liệu.
Mô hình tổ chức của VCB Tân Thuận được mô tả cụ thể như sau: - 256 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tâm Thuận

h.

ình tổ chức của VCB Tân Thuận được mô tả cụ thể như sau: Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của VCB Tân Thuận - 256 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tâm Thuận

Bảng 2.1.

Kết quả kinh doanh của VCB Tân Thuận Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tại VCB Tân Thuận - 256 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tâm Thuận

Bảng 2.2.

Tình hình dư nợ tại VCB Tân Thuận Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại VCB Tân Thuận - 256 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tâm Thuận

Bảng 2.3.

Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại VCB Tân Thuận Xem tại trang 51 của tài liệu.
Thực trạng nợ quá hạn tại VCB Tân Thuận: Theo bảng 2.3 ở trên thì nợ quá hạn năm 2002 chiếm tỷ lệ 1%/tổng dư nợ, năm 2003 chiếm tỷ lệ 7%/tổng dư nợ,  năm 2004 chiếm tỷ lệ 16%/tổng dư nợ, năm 2005 chiếm tỷ lệ 2%/tổng dư nợ,  - 256 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tâm Thuận

h.

ực trạng nợ quá hạn tại VCB Tân Thuận: Theo bảng 2.3 ở trên thì nợ quá hạn năm 2002 chiếm tỷ lệ 1%/tổng dư nợ, năm 2003 chiếm tỷ lệ 7%/tổng dư nợ, năm 2004 chiếm tỷ lệ 16%/tổng dư nợ, năm 2005 chiếm tỷ lệ 2%/tổng dư nợ, Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động bảo lãnh tại VCB Tân Thuận - 256 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tâm Thuận

Bảng 2.4.

Tình hình hoạt động bảo lãnh tại VCB Tân Thuận Xem tại trang 54 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan