Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh (tiêu thụ) thức ăn nhanh trong ngành hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam

39 3.1K 25
Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh (tiêu thụ) thức ăn nhanh trong ngành hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

    • 1.1 Lý do chọn đề tài

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    • 1.3 Phương pháp nghiên cứu

      • 1.3.1 Quy trình nghiên cứu

      • 1.3.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu

      • 1.3.3 Thiết kế nghiên cứu

        • 1.3.3.1 Thang đo

        • 1.3.3.2 Chọn mẫu

        • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

          • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

          • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

          • 1.5 Kết cấu đề tài

          • CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỨC ĂN NHANH

            • 2.1 Tổng quan thị trường phát triển thức ăn nhanh Việt Nam

            • “Người đẹp đang ngủ” hay “đứa bé chậm lớn” là những nhận định của các nhà nghiên cứu trên thế giới về thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam năm 2005. Điều đó ám chỉ rằng tốc độ phát triển của thị trường này còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Nhưng chỉ ngay sau đó một vài năm, thị trường này lại là một “chiếc bánh béo bở” đối với nhiều “ông lớn” trên thế giới. Năm 1994 khi KFC là thương hiệu đầu tiên đặt chân vào Việt Nam thì đến 1997 Jollibee của Philippine, năm 1998 Lotte của Hàn Quốc. Năm 2012 trên thị trường Việt Nam đã có mặt hầu hết các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới: Pizza Hut, Pizza Domino, Burger King, Coffee Bean-Tea leaf… Đặc biệt sự thâm nhập của thương hiệu nổi tiếng tại Mỹ: Starbuck và McDonarld’s hay hãng kem International Dairy Queen Inc. của tập đoàn Berkshire Hathaway Inc. Trong thời gian gần đây đã đánh dấu tiềm năng to lớn của thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam. Các thương hiệu này vào Việt Nam chủ yếu thông qua con đường nhượng quyền thương hiệu (franchising), đối tác là các doanh nghiệp như: KFC Việt Nam, Công ty TNHH Dịch vụ Thực phẩm và Giải khát Cánh Diều Xanh (BKV), Good Day Hospitality, BBQ Việt Nam,…

            • Theo số liệu của Bộ Công Thương tính đến thời điểm hiện nay, đang chiếm thị phần lớn nhất là: KFC, Jollibee, Lotteria, Burger King. Với hơn 400 cửa hàng tại các thành phố lớn trên cả nước, chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

            • Theo số liệu từ Euromonitor, thị trường thức ăn nhanh trị giá 543,6 triệu USD của Việt Nam năm 2012 đã đạt mức tăng trưởng 13,9% và dự kiến sẽ tăng 20% trong năm 2015.

            • Dưới đây là thống kê các thương hiệu lớn tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2013 theo nguồn tin từ Cafebiz.vn:

            • Qua sự phát triển của Burger King có thể thấy một phần nào thị trường fastfood Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh chóng so với các nước trong khu vực.

            • Mặc dù sự cạnh tranh ngày càng tăng do sự tham gia của ngày càng nhiều các thương hiệu mới và sự đầu tư nâng cấp của các thương hiệu cũ, nhưng thị trường này vẫn luôn được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và thu hút sư đầu tư của nhiều công ty thực phẩm lớn trên thế giới.

            • 2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm thức ăn nhanh của các cửa hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam

            • Hiện tại thương hiệu gà rán KFC, thuộc tập đoàn Yum! Brands Inc ra mắt tại Việt Nam từ năm 1994, đang dẫn đầu thị trường này với thị phần 16% với hơn 140 cửa hàng, tiếp đến là Lotteria với 5,8% với 170 cửa hàng và theo sau là Jollibee với 1,6%. Burger King ra mắt vào năm 2011 đến nay chỉ chiếm thị phần 0,4%. Bên cạnh đó còn rất nhiều thương hiệu khác đang phát triển lớn mạnh tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ. Trong khi các tập đoàn nước ngoài đang dần lớn mạnh thì các doanh nghiệp trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc chen chân vào thị trường này. Mặc dù có một vài thương hiệu nổi bật như Kinh Đô, cơm kẹp VietMac… nhưng so với các thương hiệu trên còn quá chênh lệch.

            • Tuy nhiên, liệu thức ăn nhanh của các cửa hàng như KFC, Pizza Hut, Burger King, Subway,… có thể duy trì được chỗ đứng của mình trong tương lai hay không khi mà định nghĩa thức ăn nhanh ở nước ngoài như Mỹ hay châu Âu là những thứ tiết kiệm thời gian, giá rẻ, và dành cho những người lao động có thu nhập không cao. Trong khi đó ở Việt Nam, đây có thể coi là những thức ăn xa xỉ mà tầng lớp lao động thu nhập trung bình thấp khó có thể với tới được và đôi khi thời gian đợi thức ăn được mang ra còn lâu hơn cả những món ăn Việt như Phở, bánh mỳ, cơm tấm,… Một phần có thể do một số nguyên liệu phải nhập khẩu nên đẩy mức giá cao lên, tuy nhiên, đây không hẳn là những nguyên nhân chính. Với mức giá cao như hiện nay, thì có thể mục tiêu tăng lượng tiêu thụ sẽ bị ảnh hưởng.

            • Bên cạnh đó, với những thông tin đang nổi lên rầm rộ trong thời gian gần đây như gà đông lạnh để cả tháng, thịt thối,… và các bài báo dinh dưỡng khuyến cáo bệnh béo phì đối với trẻ em và người Việt Nam đã một phần ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, gây hoang mang khiến người tiêu dùng hạn chế sử dụng thức ăn nhanh vốn nhiều dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe. Điều này khiến lượng tiêu thụ sản phẩm thức ăn nhanh có thể bị suy giảm cho dù các chiêu thức chiêu thị có rầm rộ đến đâu đi chăng nữa.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan