Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự

16 1.8K 2
Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BLTTHS quy định cụ thể các trường hợp mà NBH có thể yêu cầu thay đổi: như Thay đổi Điều tra viên; Thay đổi Kiểm sát viên; Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm; Thay đổi Thư ký Tòa án. Ngoài các căn cứ quy định tại Điều 42 thì NBH có thể yêu cầu thay đổi những thành phần THTT trên thì có thêm quy định trong trường hợp họ đã tham gia tố tụng tư cách là người tiến hành tố tụng khác (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thư ký Tòa án). Riêng đối với Hội Thẩm và Thẩm phán nếu có thêm căn cứ họ cùng HĐXX mà lại có quan hệ thân thích với nhau thì NBH có quyền yêu cầu thay đổi một trong hai…

  • Việc thực hiện quyền này một mặt thể hiện tính dân chủ trong tố tụng, mặt khác giúp tòa đưa ra phán quyết của mình trên cơ sở phản biện của các bên. Nếu không có NBH một số vụ án phải hoãn phiên tòa xét xử: “Điều 191. Sự có mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ

  • Đối tượng bị khiếu nại: kết luận điều tra của CQĐT, VKS, TA và các hành vi tố tụng của người THTT. Khiếu nại là quyền của NBH, phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xem xét, kịp thời sửa chữa sai sót và trả lời cho người bị hại.

  • Bộ luật TTHS năm 2003 có bổ sung hơn so với bộ luật cùng tên 1988 đó là khiếu nại quyết định của CQĐT, VKS. Như vậy quyền của NBH được mở rộng đáng kể phản ánh sự tiến bộ trong qua trình lập pháp.

  • Quyền kháng cáo:

  • Chủ thể có quyền kháng cáo: người bị hại, người đại diện của người bị hại, người được người bị hại ủy quyền.

  • Trong quá trình giải quyết vụ án, NBH có quyền kháng cáo mức bồi thường, hình phạt…thể hiện ý chí của mình trong việc yêu cầu Nhà nước xử lý thỏa đáng đối với bị cáo.

  • Quyền kháng cáo là một trong những quyền cơ bản của NBH, những yêu cầu này sẽ được tòa án cấp phúc thẩm giải quyết theo trình tự thủ tục nhất định, góp phần xem xét tính hợp pháp và có căn cứ trong phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm.

  • Thời hạn kháng cáo: theo quy định của PL, nếu NBH có mặt tại phiên tòa đến thời điểm tòa tuyên án thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên án; trong trường hợp người đó không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày người đó được giao bản án của tòa án hoặc niêm yết công khai4 trừ các trường hợp đặc biệt thì NBH có thể kháng cáo quá hạn.

  • Quyền đối với kết luận giám định:

  • Theo điều 158 BLTTHS Điều 158. “Quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định

  • Đây là quyền mới được ghi nhận trong luật TTHS theo đó NBH có quyền ý kiến đối với kết luân giám định và yêu cầu giám định bổ sung,giám định lại

  • Quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

  • Theo Khoản 1 Điều 59 BLTTHS: “Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình.”

  • Quy định này xuất phát từ nhận tức và trình độ của NBH trong thực tế còn nhiều hạn chế, cộng thêm sự bất ổn về tinh thần do bị xâm hại về thể chất, tinh thần và tài sản bởi tội phạm. Do đó, khi ra trước tòa người bị hại khó có khả năng tự bào chữa và bảo vệ hợp lý quyền lợi của mình.

  • Quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự:

  • Theo quy định về quyền khởi tố vụ án theo yêu cầu của NBH:

  • “Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

  • Theo đó, các vụ án mà NBH có quyề yêu cầu Cơ quan Điều tra khởi tố bao gồm các loại tội phạm sau: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác theo Khoản 1 Điều 104 BLHS; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác từ 31% đến 60% nhưng trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái PL gây ra; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứ khỏe người khác; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác do vi phạm nguyên tắc nghề ngiệp hoặc nguyên tắc hành chính; hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không tể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu rái với ý muốn của họ, tội vu khống…

  • Ý nghĩa của việc quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của NBH là ở chỗ, một trong những mục tiêu quan trọng của cuộc đấu tranh với tội phạm mà Nhà nước và xã hội tổ chức là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, cá nhân công dân cua Nhà nước, thành viên của xã hội đó.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan