Các sản phẩm rau trái chiên

54 1.1K 1
Các sản phẩm rau trái chiên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CHIÊN

    • I. Bản chất:

      • 1. Định nghĩa:

        • − Chiên là quá trình xử lý nhiệt trong đó chất béo vừa là chất tải nhiệt vừa là thành phần của sản phẩm cuối cùng.

        • − Động lực của quá trình chiên là sự chênh lệch nhiệt độ, áp suất nội tại và hàm lượng ẩm giữa sản phẩm và môi trường dầu.

        • 2. Đánh giá chất lượng chất béo:

          • a. Chỉ số acid (AV):

            • − Chỉ số được xác định bằng số mg KOH dùng để trung hoà lượng acid béo tự do trong 1g dầu. Chỉ số này thể hiện mức acid béo tự do có trong dầu.

            • − Acid béo tự do là yếu tố gây phản ứng oxy hoá dẫn đến hiện tượng ôi hoá, làm dầu bị hắc, đắng. Nên khống chế chỉ số này càng thấp càng tốt. Trong thực tế chỉ số này phải đạt ít nhất 0.2 mg KOH.

            • b. Chỉ số Peroxyde (PoV):

              • − Nó thể hiện mức độ bị oxy hoá của dầu. Đó là số gam iod được giải phóng khi cho dung dịch KI tác dụng với 100g chất béo nhờ tác dụng của peroxyde trong chất béo. Chỉ số peroxyde tỷ lệ nghịch với chất lượng dầu.

              • c. Chỉ số Iod (IV):

                • − Là số g iod kết hợp với 100g chất béo. Nó biểu thị mức độ không no hay không bão hòa của các acid béo trong dầu.

                • − Chỉ số iod thấp có lợi cho quá trình bảo quản dầu vì lượng acid béo không no thấp sẽ giảm sự oxy hoá dầu do đó sẽ làm giảm hiện tượng ôi hoá.

                • − Vì vậy chỉ số Iod có giới hạn trên và giới hạn dưới.

                  • + Dầu khô: I > 130

                  • + Dầu bán khô: 85 < I < 130

                  • + Dầu không khô: I < 85

                  • d. Chỉ số xà phòng (EV):

                    • − Là số mg KOH cần thiết để trung hòa acid béo tự do và acid béo kết hợp (trong glyceride) khi xà phòng hóa hoàn toàn 1g dầu mỡ.

                    • − Thông thường dầu mỡ có EV vào khoảng 170 – 260. Chỉ số xà phòng hóa đặc trưng cho tổng lượng acid béo có trong chất béo. Chỉ số xà phòng hóa càng cao chứng tỏ dầu mỡ chứa nhiều acid béo phân tử lượng thấp và ngược lại.

                    • 3. Các loại chất béo:

                      • a. Dầu thực vật:

                        • − Dầu thô là sản phẩm thu được sau khi ép hay trích ly dầu trong các hạt và quả có dầu (đậu phộng, đậu nành, hướng dương, dừa, olive,…).

                        • − Dầu tinh luyện là sản phẩm đi từ dầu thô sau khi đã tách đi một số chất trong dầu nhằm nâng cao thời gian bảo quản và sử dụng. Thành phần chính của dầu tinh luyện là triglyceride.

                        • − Ngoài ra, trong dầu tinh luyện còn một lượng nhỏ các monoglyceride, diglyceride, glycerol, acid béo, ẩm và các tạp chất khác… Các acid béo trong dầu thực vật là các acid béo không no một chức, mạch thẳng, có số carbon chẵn (thường là 18 nguyên tử carbon) như acid oleic, acid linoleic,…

                        • − Loại dầu dùng để sản xuất phải là dầu tinh luyện có phẩm chất cao: không có mùi vị , không lẫn tạp chất và có chỉ số acid cao.

                        • − Dầu dừa: có màu vàng nhạt, nhiệt độ thấp đông đặc như mỡ có mùi thơm đặc trưng.

                          • + Thành phần dầu dừa:

                          • + Chỉ số dầu

                          • + Thành phần của acid béo (%):

                          • + Thành phần triglyceride (%):

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan