xúc tác quang hóa TIO2

24 1.4K 8
xúc tác quang hóa TIO2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Trong một vài thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất nước, các nghành công nghiệp, nông nghiệp, các làng nghề … ở Việt Nam đã có những tiến bộ không ngừng cả về số lượng cũng như chủng loại các sản phẩm và chất lượng cũng ngày càng được cải thiện. Bên cạnh những tác động tích cực do sự phát triển mang lại thì cũng phải kể đến những tác động tiêu cực. Một trong những mặt tiêu cực đó là các loại chất thải do các nghành công nghiệp thải ra ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân. Môi trường sống của người dân đang bị đe dọa bởi các chất thải công nghiệp, trong đó vấn đề bức xúc nhất phải kể đến đó là nguồn nước. Hầu hết các sông, suối, ao hồ,... đi qua các nhà máy công nghiệp ở Việt Nam đều bị ô nhiễm đặc biệt là các ao hồ trong các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra là cần tìm ra những công nghệ hữu hiệu, có thể xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong môi trường nước. Trong số các chất gây ô nhiễm nguồn nước, đáng chú ý là những chất hữu cơ bền có khả năng tích lũy trong cơ thể sinh vật và gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính cho con người như: phenol, các hợp chất của phenol, các loại thuốc nhuộm, Rhodamin B…. Do vậy, việc nghiên cứu, xử lý nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất ô nhiễm là đặc biệt cần thiết. Nhiều công nghệ tiên tiến xuất hiện trong các thập kỷ gần đây đã được ứng dụng trong công nghệ xử lý nước và nước thải. Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp xử lý ô nhiễm như phương pháp hấp phụ, phương pháp sinh học, phương pháp oxi hóa – khử, phương pháp oxi hóa nâng cao… Trong các phương pháp trên phương pháp oxi hóa nâng cao có nhiều ưu điểm nổi trội như hiệu quả sử lý cao, khả năng khoáng hóa hoàn toàn các hợp chất hữu cơ độc hại thành các hợp chất vô cơ ít độc hại và được quan tâm ứng dụng rộng rãi trong xử lý môi trường. Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng phương pháp oxi hóa nâng cao trong xử lý môi trường, TiO2 với vai trò một chất xúc tác quang hóa tiêu biểu đã được nhiều quốc gia phát triển như Mĩ, Nhật Bản, Đức…trên thế giới nghiên cứu, vì TiO2 có ưu điểm là giá thành rẻ, bền trong những điều kiện môi trường khác nhau, không độc hại, không gây ô nhiễm thứ cấp. Vì vậy hiện nay vật liệu TiO2 đang được nghiên cứu và sử dụng nhiều, nhất là trong lĩnh vực xử lý môi trường nước và khí với vai trò xúc tác quang hóa. Không chỉ dừng lại ở vai trò xúc tác không, TiO2 còn có nhiều ứng dụng quan trong trong các lĩnh vực vật liệu, điện tử, năng lượng, mỹ phẩm, y học,… Vậy tại sao TiO2 lại có thể có những tính chất, những ứng dụng ưu việt như thế? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã đưa ra đề tài “ Xúc tác quang hóa TiO2” nhằm giúp mọi người hiểu sâu rõ hơn về loại xúc tác TiO2 này. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu về chất bán dẫn và xúc tác quang hóa TiO2 1.1.1 Chất bán dẫn. 1.1.2 Xúc tác quang TiO2. 1.2 Các dạng biến tính của TiO2. CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG 2.1 Cấu trúc và tính chất vật lý. 2.2 Cơ chế hoạt động. 2.3 Tính chất đặc trưng. CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG 3.1 Vật liệu tự làm sạch. 3.2 Xúc tác quang xử lý không khí và môi trường bị ô nhiễm. 3.3 Tiêu diệt tế bào ung thư 3.4 Ứng dụng tính chất siêu thấm ướt. CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ VÀ SẢN XUẤT 4.1 Phương pháp sunfuric 4.1.1 Phân hủy tinh quặng bằng H2SO4 đặc 4.1.2.Tách Fe ra khỏi dung dịch: 4.1.3.Thủy phân: tạo ra metatitanic: 4.1.4.Nung H2TiO3 4.2 Phương pháp clo hóa 4.2.1.Thủy phân dung dịch TiCl4 4.2.2.Thủy phân trong pha khí: 4.2.3.Đốt TiCl4 CHƯƠNG 5: ƯU NHƯỢC ĐIỂM 5.1 Ưu điểm. 5.2 Nhược điểm.

Ngày đăng: 16/03/2015, 09:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • HÀ NỘI - 200<số cuối của năm bảo vệ KLTN>

  • HÀ NỘI - 200<số cuối của năm bảo vệ KLTN>

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan