Thực trạng công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Western bank Cầu Giấy

62 344 0
Thực trạng công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Western bank Cầu Giấy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giá lương thực tăng nhanh hơn so với mức tăng của cả giỏ hàng hóa. Việc tăng giá, đặc biệt giá lương thực ảnh hưởng đến người nghèo, nhất là người nghèo đô thị, những người sử dụng phần lớn thu nhập cho mua hàng hóa thực phẩm mà không phải cho giáo dục hay y tế và không có cơ hội tiếp cận lương thực dễ dàng như người nghèo nông thôn. Hơn nữa, người nghèo nông thôn có khả năng hưởng lợi từ việc mua bán lương thực trong bối cảnh tăng giá, tạo yếu tố triệt tiêu ảnh hưởng lạm phát. Những vấn đề nêu trên là biểu hiện cơ bản nhất của nhu cầu tín dụng cá nhân của người dân Việt Nam. Cho cá nhân vay dài hạn, trung hạn và ngắn hạn là một trong những lính vực hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Tây. Đây là vấn đề nổi bật trong thời điểm mà các tổ chức đang hạn chế đầu tư lớn và nhu cầu tiêu dùng không đi đôi với khả năng thanh toán của người dân. Bên cạnh việc cải thiện thực trạng huy động vốn cá nhân, tập trung mạnh vào lĩnh vực tín dụng cá nhân là con đường sáng cho các ngân hàng trong thời điểm hiện nay. Trong thời gian thực tập tại Western bank Cầu Giấy em thấy nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân rất nhiều và vấn đề thẩm định cho vay được đặc biệt quan tâm

Ngày đăng: 14/03/2015, 15:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.

    • 1.1.2.2 Các dịch vụ ngân hàng

    • - Mua bán ngoại tệ: Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua bán) ngoại tệ: mua bán một loại tiền này lấy mọt loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ.

    • - Nhận tiền gửi: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm cách để huy động được tiền. Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng. Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo hộ người có tiền với cảm kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Khi cung cấp dịch vụ tiền gửi, ngân hàng thu “phí” gián tiếp thông qua thu nhập của hoạt động sử dụng tiền gửi đó.

    • - Cho vay:

    • + Cho vay tiêu dùng: Sự gia tăng thu nhập cuả người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hàng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng.

    • + Tài trợ cho dự án: bên cạnh cho vay truyền thồng là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ trung và dài hạn: tài trợ xây dựng nhà máy, phát triển ngành công nghiệp cao. Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư vào đất.

    • + Bảo quản tài sản hộ : Các ngân hàng thực hiện việc lưu trữ và các giấy tờ có giá và các tài sản khác cho khách hàng trong két (vì vậy còn gọi là dịch vụ cho thuê két). Ngân hàng thường giữ hộ những tài sản tài chính, giấy tờ cầm cố, hoặc những giấy tờ quan trọng khác của khách với nguyên tắc an toàn, bí mật, phải thuận tiện.

    • + Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách, khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho khách hàng. Khi ngân hàng mở chi nhánh, phạm vi thanh toán qua ngân hàng được mở rộng, càng tạo nhiều tiện ích hơn. Điều này đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để nhờ thanh toán hộ. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, bên cạnh các thể thức thanh toán như Séc, Ủy nhiệm chi, nhờ thu, L/C , đã phát triển các hình thức thanh toán bằng điện tử, thẻ.

    • + Quản lý ngân quỹ: Các ngân hàng mở tài khoản của mình và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu chi cho một công ty kinh doanh, tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các công ty chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn, cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.

    • + Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn đã trở thành trọng tâm chú ý của Chính phủ. Do nhu cầu chi tiêu lớn là thường là cấp bách trong khi thu không đủ, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận các khoản cho vay của ngân hàng. Ngày nay chính phủ dành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng thường mua trái phiếu Chính phủ theo tỷ lệ nhất định trong tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được.

    • + Bảo lãnh: Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh của khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác…

    • + Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (Leasing): Nhằm để bán được các các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn, nhiều hãng sản xuất và thương mại cho thuê. Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua (do vậy còn gọi là hợp đồng thuê mua). Rất nhiều ngân hàng cho khách hàng quyền lựa chọn các thiết bị và cho khách hàng thuê với điều kiện khách hàng phải trả hơn 70% hoặc 100% giá trị tài sản cho thuê. Do vậy cho thuê của ngân hàng cùng có nhiều điểm giống như cho vay, và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn.

    • + Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn: Do hoạt dộng trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ ủy thác phát triển sang cả ủy thác vay hộ, ủy thác cho vay hộ, ủy thác phát hành, ủy thác đầu tư…Thậm chí, các ngân hàng đóng là người được ủy thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá. Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập , mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

    • + Cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán: Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán. Trong một vài trường hợp, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán để cung cấp dịch vụ môi giới.

    • + Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: Từ nhiều năm nay các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Ngân hàng liên doanh với công ty bảo hiểm hoặc tổ chức công ty bảo hiểm con, Ngân hàng cung cấp dịch vụ tiết kiệm gắn với bảo hiểm như tiết kiệm an sinh, tiết kiệm hưu chí.

    • + Cung cấp các dịch vụ đại lý: Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi. Nhiều ngân hàng (thường ngân hàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ…

    • 1.2 Khái niệm, phân loại tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan