liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi

100 781 2
liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Liên văn bản là một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong phê bình văn học thế giới nửa cuối thể kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI. Được khơi nguồn từ M. Bakhtin qua những công trình quan trọng của ông và chính thức được Julia Kristeva “khai sinh”, liên văn bản nhanh chóng được các nhà cấu trúc luận, giải cấu luận phát triển và tiến tới hoàn thành một phương pháp phê bình văn học. Có thể nói việc phát hiện ra liên văn bản đã tạo nên một cuộc “cách mạng” trong tư duy văn học, thay đổi một cách mạnh mẽ các quan niệm về văn chương.Với tầm ảnh hưởng như vậy, liên văn bản được xem là hướng tiếp cận khả quan không chỉ trong văn học mà còn có thể vận dụng vào phê bình các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như: điện ảnh, âm nhạc...2. Trên thực tế của phê bình văn học Việt Nam, lý thuyết về liên văn bản vẫn chưa thực sự thể hiện được đúng tầm quan trọng của nó. Việc nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn hẹp. Quan niệm mỗi tác phẩm văn học là một “hòn đảo cô độc”, nhà văn là người có quyền năng vô hạn trong vai trò “độc sáng” của mình vẫn ăn sâu vào tâm lý của độc giả. Trong phê bình và tiếp nhận văn học vẫn chưa thật sự cởi mở với lý thuyết này. Đặc biệt với những tác phẩm đương đại, chúng ta thật sự cần những phương tiện mới như liên văn bản để mở “ổ khóa bí ẩn” của tổ chức tác phẩm. Đây là một trong những đòi hỏi khá thời sự với lý luận phê bình và nghiên cứu văn học của chúng ta hiện nay.3. Trên văn đàn văn học Việt Nam đương đại, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng độc đáo. Từ những tiểu thuyết và truyện ngắn đầu tay ông đã thể hiện mình là một “cơn gió lạ” khao khát tìm cái mới. Đặc biệt trong các tiểu thuyết gần đây, Hồ Anh Thái đã thể hiện sự đột phá vượt bậc trong lối viết cũng như quan niệm nghệ thuật. Việc tiếp thu nhiều luồng văn hóa, đặc biệt là Phật giáo và các tôn giáo khác của Ấn Độ, đã giúp tác giả tạo được mạch nguồn riêng cho sáng tác của mình khiến cho hầu hết những người đọc đều thấy tác phẩm của Hồ Anh Thái có bề dày và chiều sâu văn hóa, có cái gì đó còn rộng hơn cả quan niệm lâu nay chúng ta vẫn gọi là văn học.Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết và thực tế văn học hiện nay, cụ thể là các sáng tác của Hồ Anh Thái, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng lý thuyết liên văn bản để tìm hiểu tác phẩm của ông là một hướng khám phá khả quan. Bởi vậy, người viết muốn qua đề tài Liên văn bản trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái đóng góp ít nhiều về một hướng tiếp cận mới trong văn học.

Ngày đăng: 12/03/2015, 14:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 30. Vincent Kaufmann, Jonathan Culler: “Giải cấu trúc chống lại các dự định lý thuyết có hệ thống” (Cao Việt Dũng dịch), lyluanvanhoc.com

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan