Nghiên cứu giá trị xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp có biểu hiện khó thở ở bệnh nhân cấp cứu

84 874 5
Nghiên cứu giá trị xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp có biểu hiện khó thở ở bệnh nhân cấp cứu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Khó thở là một trong những tình trạng cấp cứu nội khoa thường gặp nhất tại các đơn vị cấp cứu. Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý tim và phổi chiếm khoảng 73% các trường hợp khó thở nhập vào khoa cấp cứu[38]. Nổi bật nhất trong các khó thở do bệnh lý tim mạch, STC là tình trạng nặng rất thường gặp, với tỉ lệ tử vong khá cao. Theo thống kê của Mỹ năm 2006, tỉ lệ tử vong của STC chiếm khoảng 4,1% những trường hợp tử vong tại viện[25] và theo Cơ quan Quản lý Suy tim Châu Âu (the Second EuroHeart Failure Survey) thì tỉ lệ này là 6,7%[55]. Vì thế việc chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng STC là rất quan trọng. Nhưng việc chẩn đoán này thường không dễ dàng, bên cạnh việc khai thác kỹ các triệu chứng lâm sàng còn phải kết hợp nhiều phương pháp cận lâm sàng khác như điện tâm đồ, Xquang tim phổi, siêu âm tim… Tuy nhiên kết quả của các cận lâm sàng này thường phụ thuộc vào trình độ người đọc kết quả. Ngoài ra, điều kiện làm các XN này tại khoa cấp cứu và trong tình trạng BN nặng không phải lúc nào cũng thực hiện được. Cho đến năm 1988, XN BNP ra đời ngay lập tức khẳng định tính vượt trội của nó trong chẩn đoán tình trạng suy tim ở các BN khó thở cấp, vì vừa đơn giản, nhanh chóng, khách quan, giá trị chẩn đoán cũng như loại trừ chẩn đoán cao. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, XN BNP đã lôi kéo sự quan tâm chú ý của các bác sĩ lâm sàng với hàng chục ngàn nghiên cứu về lĩnh vực này trên khắp thế giới. Gần đây, xét nghiệm NT-proBNP cũng cho kết quả tốt như BNP và trong một vài nghiên cứu, nó cũng tỏ ra ưu việt hơn[32], [37]. Tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của BNP trong chẩn đoán suy tim như nghiên cứu của Cao Huy Thông, Trần Thụy Ngân, Phạm Ngọc Huy Tuấn (ĐHYD TP.HCM), Nguyễn Hữu Cảnh (ĐH Y Hà Nội)… Nhưng còn rất ít nghiên cứu tìm hiểu về NT-proBNP, như nghiên cứu của Hoàng Anh Tiến (2006) về sự biến đổi của NT-proBNP trong đợt cấp của suy tim mạn. Vì thế, với mong muốn đãng góp thêm những bằng chứng khoa học có giá trị về hiệu quả của XN NT-proBNP trong chẩn đoán STC tại Việt Nam, giúp các bác sĩ lâm sàng có sự chọn lựa phù hợp hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: 1. Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm nhanh NT-proBNP trong chẩn đoán và loại trừ suy tim cấp ở các bệnh nhân khó thở nhập khoa Cấp cứu BV Bạch Mai. 2. Bước đầu tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán suy tim cấp khi giá trị của xét nghiệm nhanh NT-proBNP nằm trong vùng xám.

. sự có hay không có khó thở. Khó thở cấp: được định nghĩa là sự khó thở xuất hiện, hoặc tăng hơn trong vòng 24 đến 48 giờ. Khó thở có thể là: - Cảm giác không đủ khí cung cấp: là cảm giác khó. nhanh NT-proBNP trong chẩn đoán và loại trừ suy tim cấp ở các bệnh nhân khó thở nhập khoa Cấp cứu BV Bạch Mai. 2. Bước đầu tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán suy tim cấp. ngừng thở. - Thở kiểu Kussmaul: kiểu thở chậm sâu. Các mức độ của khó thở: - Khó thở khi gắng sức. - Khó thở kịch phát về đêm. 1.1.2. Nguyên nhân: [38] Có rất nhiều nguyên nhân gõy khú thở,

Ngày đăng: 07/03/2015, 21:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan