Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi St.George''''''''s đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh giãn phế quản tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai

92 1.8K 14
Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi St.George''''''''s đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh giãn phế quản tại khoa  hô hấp bệnh viện Bạch Mai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đặt vấn đề Giãn phế quản (Bronchiectasis- GPQ) là tình trạng giãn bất thường và không hồi phục của cây phế quản. GPQ có thể khu trú ở một vùng hoặc lan toả nhiều nơi. Bệnh cảnh lâm sàng của GPQ được Laennec mô tả đầu tiên từ năm 1819 với đặc điểm lâm sàng ho khạc nhiều đờm, ho khạc máu đỏ tươi [3 ], [23]. Ho khạc nhiều đờm mạn tính do tăng tiết dịch phế quản, ứ đọng chất tiết tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn và chính yếu tố nhiễm khuẩn làm cho bệnh giãn phế quản ngày càng trầm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khiến bệnh nhân GPQ phải nhập viện điều trị [ 22]. Theo Carolin và CS, trong giai đoạn bùng phát của bệnh, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị sụt giảm nghiêm trọng, khi bệnh ổn định, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân GPQ tuy có cải thiện hơn nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng ho, khạc đờm nhiều, khó thở mạn tính và hạn chế hoạt động thể lực [30]. Trên thế giới trong hai thập niên trở lại đây, nhiều tác giả Anh, Pháp và Hoa Kỳ đã xây dựng một số bộ câu hỏi về hô hấp tương ứng với thang điểm đo CLCS - SK của bệnh nhân bị bệnh lý đường hô hấp. Tuy nhiên, các thang đo này thường chỉ được sử dụng trong nghiên cứu, chưa được áp dụng nhiều trên thực tế lâm sàng [12], [16], [20]. Carolin và CS đã nghiên cứu, áp dụng bộ câu hỏi St. George s Respiratory Questionannaire (SGRQ) để đánh giá CLCS - SK của bệnh nhân giãn phế quản thấy có hiệu quả tốt. Sau đó, tác giả Shelley L Chang đã dịch bộ câu hỏi sang tiếng Trung và áp dụng đối các bệnh nhân GPQ tại Trung Quốc và thấy rằng bộ câu hỏi vẫn giữ nguyên giá trị lượng giá. Garcia và CS ,nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi SGRQ phiên bản tiếng Tây Ban Nha đối với bệnh nhân giãn phế quản giai đoạn ổn định cũng đưa ra nhận xét tương tự [30]. Tại Việt Nam, bộ câu hỏi SGRQ đã được dịch sang tiếng Việt và được sự chấp thuận của tác giả. Có một số nghiên cứu dã sử dụng bộ câu hỏi này để đo lường CLCS - SK cho những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề CLCS - SK ở bệnh nhân giãn phế quản [12], [16]. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu sau: 1. Đo lường chỉ số CLCS- SK ở bệnh nhân đợt cấp gi∙n phế quản điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai bằng bộ câu hỏi St.George,s phiên bản tiếng Việt. 2. Nhận xét mối liên quan giữa một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng với CLCS- SK trước và sau điều trị ở bệnh nhân gi∙n phế quản tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai năm 2009.

. Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế Trờng đại học y h nội Phạm thị minh thìn Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi st. george's đánh giá chất lợng cuộc sống của bệnh giãn phế quản tại khoa. loại giãn phế quản 11 1.2.3. Chẩn đoán giãn phế quản 12 1.3. Tổng quan về các phơng pháp đánh giá khó thở ở bệnh giãn phế quản 16 1.4. Tổng quan về chất lợng cuộc sống và chất lợng cuộc sống. cứu, cha đợc áp dụng nhiều trên thực tế lâm sàng [12], [16], [20]. Carolin và CS đã nghiên cứu, áp dụng bộ câu hỏi St. George , s Respiratory Questionannaire (SGRQ) để đánh giá CLCS - SK của

Ngày đăng: 05/03/2015, 20:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Năm 1948 tổ chức y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về sức khoẻ: Sức khoẻ là sự sảng khoái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật. Trong thực tế nhiều người có tật nguyền nhưng lại sống rất hạnh phúc trong khi có những người khoẻ mạnh lại trở thành tác nhân gây nguy hại cho xã hội. Do vậy sức khoẻ là một yếu tố rất quan trọng của CLCS. Ngày nay, trong đời sống xã hội, chất lượng cuộc sống cũng bắt đầu được quan tâm. Điều này được thể hiện trong nghị quyết VIII của Đại hội Đảng Việt Nam: Chất lượng cuộc sống được xem như là mục đích phấn đấu của mọi hoạt động kinh tế xã hội [8].

  • Chương 2

    • Nhận xét: Trong quá trình điều trị, theo dõi diễn biến các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá CLCS - SK dựa trên thang đo St Georges, thấy rằng hầu hết các triệu trên đều có liên quan với điểm St Georges ở lĩnh vực tần xuất và độ nặng của triệu chứng hô hấp trước - sau điều trị, ngược lại mức độ lan rộng của tổn thương trên phim CLVT (GPQ 1 bên) lại không phải là triệu chứng có liên quan của lĩnh vực này, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.

      • Nhận xét: Trong tổng số 40 bệnh nhân của nhóm nghiên cứu, chúng tôi thấy các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng đều có liên quan với CLCS - SK ở lĩnh vực hoạt động thể chất gây ra khó thở tại 2 thời điểm trước và sau điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

      • Nhận xét: Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng đều có ảnh hưởng tới việc làm, địa vị của người bệnh trong gia đình, xã hội cũng như mức độ hội nhập xã hội của người bệnh. Tuy nhiên theo thang đo St Georges ở tại hai thời điểm trước và sau điều trị, GPQ 1 bên không phải là triệu chứng ảnh hưởng đến lĩnh vực này, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.

      • Phần lớn bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều không có yếu tố nguy cơ với thuốc lá. Tỷ lệ hút thuốc lá rất thấp chiếm 23% (Biểu đồ 3). Tương tự kết quả của Nguyễn Linh Chi (2008) tỷ lệ hút thuốc lá 22%. Đặc điểm này phù hợp với y văn đã ghi 80% bệnh nhân giãn phế quản không liên quan đến hút thuốc lá (khác với BPTNMT và ung thư phổi), nhưng Thuốc lá có thể làm chức năng phổi xấu đi hoặc thúc đẩy các thương tổn do tắc nghẽn [22], [25], [28].

      • Trong nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận hầu hết điểm CLCS - SK ở cả ba lĩnh vực: tần xuất và độ nặng của triệu chứng hô hấp, những hoạt động thể chất gây ra khó thở, những ảnh hưởng của bệnh giãn phế quản tới cuộc sống người bệnh đều bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng lâm sàng: Ho, khạc đờm, khó thở, phổi có ran ẩm, ran nổ.... và các chỉ số CNHH (FEV1 , FEV1/ VC, .. ), KMĐM (PaO2, PaCO2......), tổn thương (GPQ hai bên) trên CLVT đều có mối liên quan với điểm St Georges đánh giá CLCS - SK ở cả 3 lĩnh vực trên. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% ở tại 2 thời điểm trước điều trị và sau điều trị (Bảng 3.14, 3.15, 3.16). Như vậy, các triệu chứng hô hấp: ho, khạc đờm, khó thở, phổi có ran ẩm, ran nổ, tình trạng rối loạn thông khí tắc nghẽn, tình trạng giảm nồng độ ô xy trong máu, giãn phế quản lan tràn hai bên trên phim CLVT có tác động trực tiếp đến điểm St. GEORGES. Trước điều trị, triệu chứng rầm rộ thì điểm St. GEORGES cho từng lĩnh vực cao, sau điều trị các triệu chứng thuyên giảm, điểm St. GEORGES lại hạ thấp, có thể nói rằng điểm St. GEORGES là mốc để đánh giá CLCS - Sk của người bệnh.Theo thang đo SGRQ điểm càng cao tình trạng sức khoẻ càng kém, rõ ràng trước điều trị chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giãn phế quản bị giảm sụt, sau điều trị chất lượng cuộc sống của họ đã được cải thiện và tốt lên rất nhiều.

      • Chúng tôi thấy rằng mức độ tổn thương trên phim CLVT (GPQ 1 bên) không có liên quan với lĩnh vực tần xuất và độ nặng của triệu chứng hô hấp, cũng như không ảnh hưởng tới CLCS - SK của người bệnh, có lẽ do sự chủ quan về bệnh tật hoặc do điều kiện kinh tế của người dân lao động còn thấp và sự nhận thức về bệnh tật cũng như sự chấp nhận sống chung cùng bệnh tật của họ còn cao vì vậy chỉ với tổn thương phế quản còn nhỏ thì vấn đề ảnh hưởng tới CLCS - SK cũng chưa được quan tâm, họ vẫn tiếp tục lao động, làm việc cho đến khi có sự nguy hiểm đến tính mạng xuất hiện thực sự lúc đó mới vào nhập viện thì các triệu chứng đã nặng lên rất nhiều và kèm theo CLCS - SK của bệnh giãn phế quản lúc này sẽ giảm thực sự.

      • - Các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng đều có liên quan với CLCS SK trước và sau điều trị ở cả 3 lĩnh vực: tần suất và độ nặng của triệu chứng hô hấp, các hoạt động thể chất gây khó thở, ảnh hưởng của bệnh phổi đến cuộc sống hàng ngày cũng như mức độ hội nhập xã hội của người bệnh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

      • - Giãn phế quản một bên trên phim CLVT không có mối liên quan với CLCS SK trước và sau điều ở lĩnh vực tần suất và độ nặng của triệu chứng hô hấp, ảnh hưởng của bệnh phổi đến cuộc sống hằng ngày cũng như mức độ hội nhập xã hội. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

      • Các chữ viết tắt

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan