giá trị chẩn đoán của rửa phế quản phế nang và chải phế quản trên những tổn thương dạng đám mờ ngoại vi ở phổi

94 1.1K 3
giá trị chẩn đoán của rửa phế quản phế nang và chải phế quản trên những tổn thương dạng đám mờ ngoại vi ở phổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Đám mờ (mass): là những tổn thương có kích thước ≥ 3 cm, mật độ có thể thuần nhất hoặc không, ranh giới có thể rõ ràng hoặc không rõ ràng; đây là một tổn thương hay gặp trong bệnh lý hô hấp. Nguyên nhân thường gặp là viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi, nấm phổi, xẹp phổi và một số nguyên nhân khác ít gặp hơn [47]. Đám mờ ngoại vi (theo Ikeda) là không quan sát thấy tổn thương qua nội soi ph ế quản. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có nhiều kỹ thuật lấy bệnh phẩm từ những đám mờ ngoại vi như: chọc hút xuyên niêm mạc, xuyên thành khí phế quản, sinh thiết xuyên thành phế quản, chải phế quản (CPQ), rửa phế quản phế nang (RPQPN), sinh thiết xuyên thành ngực (STXTN) dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính, sinh thiết phổi mở. Sinh thiế t xuyên thành phế quản được nhiều tác giả đề cập đến, dễ thực hiện và có tỉ lệ biến chứng thấp, nhưng mẫu bệnh phẩm nhỏ nên giá trị chẩn đoán chưa cao. Sinh thiết phổi mở, STXTN cho phép lấy mẫu bệnh phẩm lớn nhưng đòi hỏi phương tiện kỹ thuật hiện đại, tốn kém và tỉ lệ biến không ít. Chọc hút xuyên niêm mạc, xuyên thành khí ph ế quản khó thực hiện đối với các tổn thương tại đỉnh phổi và phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm của người làm nội soi. Chải phế quản là thủ thuật lấy bệnh phẩm bề mặt niêm mạc để xét nghiệm tế bào học, vi khuẩn học ở những bệnh nhân nghi tổn thương ác tính hay nhiễm khuẩn phế quản phổi, được thực hiện lầ n đầu tiên bởi Hattori (1964). Năm 1972, Zavala D.C sử dụng kỹ thuật CPQ qua soi phế quản ống mềm, từ đó đến nay kỹ thuật này được áp dụng khá rộng rãi. Trong ung thư phế quản, CPQ đạt hiệu quả chẩn đoán 70 - 90% đối với các tổn thương trung tâm, 20 - 78% với tổn thương ngoại vi [17], [27]. Rửa phế quản phế nang là kỹ thuật cho phép lấy được bệnh phẩm để tìm nấm, virus, Mycobacteria, vi khuẩn thông thường. Xét nghiệm tế bào trong một số bệnh: Sacoidose, viêm bạch mạch do ung thư, bệnh phổi kẽ. Đặc biệt RPQPN đóng vai trò trung tâm trong việc chẩn đoán vi khuẩn học ở những bệnh nhân HIV [5]. Kỹ thuật này được sử dụng để chẩn đoán một số bệnh lý phổ i lần đầu tiên (1979) do Reynonds, Newbal H.H, từ đó đến nay đã được áp dụng khá rộng rãi. Trong ung thư phổi ngoại vi, chẩn đoán tế bào dương tính đạt 25%, trong chẩn đoán lao phổi, RPQPN có độ nhạy 38% và độ đặc hiệu 100% [17]. Tại Việt Nam, đã có vài công trình nghiên cứu về hiệu quả của RPQPN và CPQ trong các nhóm bệnh lý khác nhau của phổi. Tuy nhiên những nghiên cứu đánh giá hiệu quả khi kết hợp cả hai phương pháp này, trên từng nhóm nguyên nhân gây đ ám mờ ngoại vi ở phổi còn hạn chế. Mặt khác, trong lâm sàng bệnh lý hô hấp, một số trường hợp tổn thương trên xquang dưới dạng đám mờ rất khó xác định chẩn đoán. Để đạt chẩn đoán tối ưu khi sinh thiết không lấy được bệnh phẩm (tổn thương đỉnh phổi) RPQPN, CPQ là rất cần thiết để giải quyết những khó khăn này. Vì vậy chúng tôi đặ t vấn đề nghiên cứu "Giá trị chẩn đoán của rửa phế quản phế nang và chải phế quản trên những tổn thương dạng đám mờ ngoại vi ở phổi" nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các trường hợp đám mờ ngoại vi ở phổi. 2. Đánh giá giá trị chẩn đoán của rửa phế quản ph ế nang và chải phế quản trên từng nhóm nguyên nhân gây đám mờ ngoại vi ở phổi.

Ngày đăng: 05/03/2015, 20:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.TRANG BIA.pdf

  • 2.CHU VIET TAT.pdf

  • 3.MUC LUC.pdf

  • DANH MUC BIEU DO - HINH ANH.pdf

  • DANH MUC CAC BANG.pdf

  • LUAN VAN HOAN CHINH.pdf

  • 10.MAU BENH AN NGHIEN CUU.pdf

  • 11.PHU LUC.pdf

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan