Thị trường tín dụng nông thôn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

21 403 0
Thị trường tín dụng nông thôn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ta có thể thấy thị trường tín dụng nông thôn là một bộ phận của thị trường tín dụng thông thường. Vì thế ngoài những đặc điểm cơ bản như thị trường tín dụng thông thường ra, nó còn có những đặc điểm khác biệt riêng. Những đặc điểm đó là : Thị trường tín dụng nông thôn trải ra trên địa bàn rộng lớn, số lượng khách hàng đông đảo vừa thúc đẩy quá trình huy động vốn, cho vay vốn vừa cản trở quá trình này. Đây là khu vực kinh tế rộng lớn, nhiều tiềm năng, lượng khách hàng cung – cầu vốn tín dụng đông đảo và chuyên về sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp khác. Phát triển sẽ thúc đẩy quá trình tiết kiệm và đầu tư. Nhưng chính địa bàn hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn rộng lớn cũng gây khó khăn cho công tác quản lý nguồn vốn do những món vay nhỏ , lẻ và chi phí giao dịch tăng thêm, làm cho lợi nhuận kinh doanh trên thị trường tín dụng nông thôn thấp hơn so với các khu vực kinh tế khác. Chủ thể tham gia hoạt động cung – cầu vốn trên thị trường tín dụng nông thôn có sự khác biệt so với chủ thể cung cầu ở các thị trường tài chính khác. Chủ thể cung vốn tín dụng là trung gian tài chính, bao gồm phần lớn các tổ chức tín dụng có mặt hầu hết khu vực nông thôn, song chủ lực cung vốn tín dụng ở địa bàn nông thôn vẫn là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nông dân. Đó chính là những chủ thể gắn bó chặt chẽ với nông dân, nông nghiệp, nông thôn; có bề dày kinh nghiệm trong huy động và cho vay tín dụng phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn. Chủ thể cầu vốn tín dụng chủ yếu là nông dân, một phần là các nhà sản xuất, kinh doanh ngành nghề phi nông nghiệp. Chủ thể cầu vốn tín dụng ở nông thôn đa số là những người nghèo, không có tài sản thế chấp để vay vốn tín dụng. Trình độ lập dự án kinh doanh cũng như hạch toán kinh doanh còn hạn chế, thiếu sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động của tổ chức tín dụng, tâm lý bảo thủ, trì trệ của người sản xuất nhỏ…đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc sự dụng hiệu quả vốn tín dụng của các chủ thể cầu vốn. Lãi suất trên thị trường tín dụng nông thôn thường đa dạng, phong phú; vừa tuân thủ lãi suất kinh doanh vừa tuân thủ lãi suất ưu đãi dẫn tới cơ chế điều hành lãi suất tín dụng trên thị trường nông thôn không đồng nhất. Đối tượng vay vốn trên thị trường tín dụng nông thôn đa số là hộ gia đình sản suất nông nghiệp, được phân theo nhiều vùng miền khác nhau…dẫn đến số lượng vốn cho vay không lớn, thủ tục cho vay phức tạp, khoản vốn cho vay phức tạp, rườm rà và nhiều tầng nấc trung gian, lãi suất áp dụng cho từng đối tượng trên địa bàn rộng lớn…tạo nên sự trì trệ trong toàn hệ thống thị trường tín dụng nông thôn. Hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn không tách rời hoạt động của thị trường tài chính, chịu sự chi phối không chỉ của chính sách tài chính tiền tệ mà còn bị chi phối của hàng loạt chính sách (chính sách phát triển nông thôn, chính sách đầu tư, chính sách đất đai…). Thị trường tín dụng nông thôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. 1.4 Vai trò của định chế tín dụng nông thôn trong bối cảnh Việt Nam Trong giai đoạn 20012010, thị trường tài chính nông thôn đã có những bước phát triển đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Trong đó, các tổ chức tín dụng đã chứng tỏ vai trò tiên phong trong việc đảm bảo nguồn vốn phát triển sản xuất – kinh doanh, từng bước nâng cao mức sống cho người nông dân, một số ngân hàng thương mại đã xác định rõ mục tiêu hướng đến phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

. ngộ nhận của việc ứng dụng quan him Keynes “lãi suất thấp là cần thi t để khuyến khích đầu tư vào sản xuất” Lãi suất thực âm sẽ khuyến khích sự dịch chuyển chi phí giao dịch từ các ĐcTDNT đến. cho ĐBSCL mới chỉ khá hơn so với những năm trước, còn so với khu vực đồng bằng Sông Hồng, khu vực Đông Nam Bộ, thì vẫn ở mức thấp. Thi u 14 ddd vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn cho sản xuất. triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của khu vực này, khu vực tài chính nông thôn Việt Nam vẫn chưa phát huy tối đa tiềm năng của các tổ chức Tài

Ngày đăng: 04/03/2015, 23:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan