Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh

198 809 6
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tính cấp thiết của đề tài MỞ ĐẦU Biến động sử dụng đất là một trong những động lực chính làm biến đổi môi trường toàn cầu, là trung tâm của những tranh luận về phát triển bền vững (Turner and Lambin, 2001). Biến động sử dụng đất làm ảnh hưởng đến hệ thống chức năng của trái đất, gây nhiều hậu quả như thay đổi thảm thực vật, biến đổi các đặc tính lý hóa của đất, các hệ thống thủy văn và tài nguyên động, thực vật. Biến động sử dụng đất là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái. Những biến động trong sử dụng đất diễn ra nhanh chóng và rộng khắp trên thế giới, bao gồm việc chuyển đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp, một phần đất nông nghiệp lại được dùng để xây dựng khu dân cư, mở rộng đô thị...(Mas, 1999). Mặc dù, biến động sử dụng đất xảy ra ở từng khu vực nhưng lại tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu. Do đó, những hiểu biết về nguyên nhân, động lực cũng như ảnh hưởng của biến động sử dụng đất có vai trò quan trọng. Ngay từ năm 1972, tại hội nghị Quốc tế về Môi trường và Con người, tổ chức tại Stockholm, cộng đồng các nhà khoa học đã chính thức kêu gọi thực hiện các nghiên cứu về biến động sử dụng đất - lớp phủ trên toàn thế giới. Đến năm 1992, nội dung này được nhắc lại tại Hội nghị Quốc tế về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro. Vì vậy nhiều nghiên cứu về biến động sử dụng đất và lớp phủ đã được triển khai ở các nước phát triển và đang phát triển như Bangladesh, Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Kenya, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Canada... (Qasim et al., 2011). Ở Việt Nam, áp lực về gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đã tác động mạnh mẽ đến sử dụng đất làm cho hiện trạng sử dụng đất có nhiều thay đổi. Diện tích đất để phát triển các khu dân cư và đô thị tăng lên, đất sản xuất nông nghiệp ở các khu vực đồng bằng bị thu hẹp. Việt Nam có 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi, chủ yếu phân bố ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đây là địa bàn cư trú của đại đa số cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đây cũng là nơi có địa hình chia cắt mạnh, nhiều núi cao, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế xã hội chậm phát triển. Đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn do diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, điều kiện sản xuất có rất nhiều hạn chế. Do đó biến động trong sử dụng đất như phá rừng để mở rộng đất canh tác hay du canh, du cư dường như là cơ chế phản hồi để thích nghi với điều kiện khó khăn nhằm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên việc chuyển đổi từ đất rừng sang đất sản xuất đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, năm 1995 nước ta chỉ còn 9,3 triệu ha rừng tự nhiên, độ che phủ rừng thấp ở mức kỷ lục là 28,2%, nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc rất khó phục hồi. Tiên Yên là huyện miền núi phía Đông tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên là 64.789,74 ha, độ cao từ 0 đến 900 m so với mực nước bi ển. Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, nhiều núi cao, hệ thống sông, suối ngắn, nhỏ và có độ dốc lớn chia cắt các xã trong vùng gây nhiều khó khăn trở ngại trong phát triển kinh tế và sử dụng đất. Là huyện miền núi ven biển, Ti ên Yên có một hệ sinh t hái đa dạng gồm rừng, biển, rừng ngập mặn. Tiên Yên có 49,8% dân cư là người thiểu số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Rìu...với lịch sử, văn hóa, tập quán canh tác riêng biệt tạo nên những nét đặc trưng trong sử dụng đất... (UBND huyện Tiên Yên, 2013a). Từ năm 2000 trở lại đây, dưới tác động của nhiều yếu tố, tình hình sử dụng đất của Tiên Yên có nhiều biến động. Mặc dù đã có chính sách định canh định cư nhưng do cuộc sống khó khăn nên đồng bào dân tộc cư trú ở các vùng cao của huyện vẫn phá rừng làm nương rẫy. Còn ở khu vực ven biển là việc mở rộng đất nuôi trồng thủy sản từ đất rừng ngập mặn. Vì nông nghiệp là ngành sản xuất chính trên địa bàn huyện nên bất kỳ sự thay đổi nào trong sử dụng đất sẽ tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Những nghiên cứu về biến động sử dụng của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy, các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích những động lực dẫn đến biến động sử dụng đất. Tuy nhiên trong những điều kiện khác nhau và ở các vùng địa lý khác nhau thì ảnh hưởng của những nhân tố đến biến động sử dụng đất cũng hoàn toàn thay đổi. Vì vậy việc đánh giá biến động sử dụng đất và xác định được ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất từ đó đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất là vấn đề cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá biến động sử dụng đất và xác định ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Xác định được mối tương quan giữa các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất. Đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận trong nghiên cứu đánh giá biến động sử dụng đất bằng tư liệu viễn thám, công nghệ GIS và phân tích hồi quy. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin, bản đồ, số liệu về biến động sử dụng đất của khu vực nghiên cứu theo thời gian và không gian giúp cho cơ quan quản lý đất đai nắm được diễn biến và xu hướng biến động đất đai. Các yếu tố tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất mà đề tài xác định được sẽ là cơ sở khoa học để cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện cụ thể ở huyện Tiên Yên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các loại đất, các yếu tố tự nhiên, xã hội tác động biến động sử dụng đất. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm của người dân được nghiên cứu trên 2 xã điểm. - Phạm vi thời gian: Biến động sử dụng đất được nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2010. 5. Những đóng góp mới của luận án Bằng mô hình hồi quy logistic đa biến với các dữ liệu viễn thám và số liệu thống kê đã xác định được ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất khu vực huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

. đất hợp lý huyện Tiên Yên 116 3.5.1 Những căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 116 3.5.2 Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện. động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. NGUYỄN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 62 85 01 03

Ngày đăng: 02/03/2015, 14:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan