vận tải đa phương thức quốc tế, thực trạng và hướng phát triển ở khu vực phía bắc

77 1.3K 5
vận tải đa phương thức quốc tế, thực trạng và hướng phát triển ở khu vực phía bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

vận tải đa phương thức quốc tế, thực trạng và hướng phát triển ở khu vực phía bắc tài liệu, giáo án, bài giảng , luận vă...

Vận tải Đa phương thức quốc tế, thực trạng và hướng phát triển ở khu vực phía Bắc Lời mở đầu Trong buôn bán quốc tế, vận tải là một khâu hết sức quan trọng đã giúp con người vận chuyển hàng hoá lưu thông khắp toàn cầu. Đặc biệt là ngày nay, do hợp tác kinh tế phát triển, khối lượng hàng hoá Ngoại thương trao đổi giữa các nước trên thế giới ngày càng gia tăng với tốc độ đáng kể. Đi liền với khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng nhanh trên thế giới. Các phương tiện đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không cũng đạt được những tiến bộ vượt bậc. Được biết giao thông vận tải là một loại hình kinh doanh đặc thù, là một khâu trong quá trình đưa hàng hoá từ tay người bán đến tay người mua và giúp hàng hoá luân chuyển nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của cả người gửi lẫn người nhận hàng. Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu quốc tế, do đó lượng hàng hoá lưu chuyển ngày càng nhiều, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng ngày càng lớn. Với tư cách là một nhà vận chuyển phục vụ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Hoạt động vận tải giờ đây không chỉ bó gọn trong việc nhận vận chuyển hàng hoá tại cảng bốc để chuyên chở đến cảng đích mà còn mở rộng vận chuyển đưa hàng từ bất cứ địa điểm nào theo yêu cầu của người gửi đến tận tay người nhận. Trên cở sở nhận thức được tầm quan trọng của vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, đồng thời với mong muốn đóng góp những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại Khoa kinh tế Ngoại Thương - Trường đại học Ngoại Thương Hà nội vào việc giải quyết vấn đề phát triển Vận tải trong những năm tới tôi chọn đề tài: "Vận tải Đa phương thức quốc tế, thực trạng và hướng phát triển ở khu vực phía Bắc" làm đề tài tốt nghiệp. Mục đích của khoá luận là nêu được vị trí của vận tải đối với sự tăng trưởng kinh tế và là điều kiện không thể thiếu được cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khẳng định vai trò rất quan trọng của vận tải, thông qua phân tích thực tiễn hoạt động vận tải của Việt nam trong thời gian qua, cũng như việc phân tích các kết quả, các tồn tại và nguyên nhân để qua đó đánh giá thực trạng của Vận tải đa phương thức quốc tế từ đó đề xuất các kiến nghị chủ yếu, các điều kiện, biện pháp để tiếp tục đổi mới và hoàn thiện nâng cao hơn nữa các giải pháp đẩy mạnh phát triển Vận tải đa phương thức quốc tế đến năm 2020. Bố cục khoá luận gồm 3 chương: Chương I: Vận tải đa phương thức quốc tế và ảnh hưởng của nó đối với Ngoại thương Chương II: Thực trạng Container trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam Chương III: Những công việc cần làm để đẩy mạnh Vận tải đa phương thức quốc tế Trong quá trình thực hiện khóa luận này, do kiến thức còn nhiều hạn chế chắc chắn bài khoá luận không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tôi có được kiến thức hoàn thiện hơn. Chương I: VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NGOẠI THƯƠNG. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 1. Khái niệm vận tải đa phương thức quốc tế Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) quốc tế hay còn gọi là Vận tải liên hợp quốc tế (Combined Transport) là phương pháp vận tải hàng hoá bằng Ýt nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng Vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước này tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng. 2. Đặc điểm của vận tải đa phương thức quốc tế + Có Ýt nhất hai phương thức vận tải khác nhau tham gia vận chuyển hàng hoá. + Vận tải đa phương thức quốc tế dựa trên một hợp đồng đơn nhất và được thể hiện trên một chứng từ Vận tải đơn nhất (Multimodal Transport Document) hoặc một Vận đơn vận tải đa phương thức ( Multimodal Transport Bill of Lading) hay Vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport Bill of Lading). + Người kinh doanh Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator - MTO) hành động nh người chủ uỷ thác chứ không phải nh đại lý của người gửi hàng hay đại lý của người chuyên chở tham gia vào Vận tải đa phương thức. + Người kinh doanh Vận tải đa phương thức là người phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở cho tới khi giao xong hàng cho người nhận, kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến. Nh vậy, MTO chịu trách nhiệm đối với hàng hoá theo một chế độ trách nhiệm (Rigime of Liability) nhất định. Chế độ trách nhiệm của MTO có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên. + Trong Vận tải đa phương thức quốc tế, người gửi hàng phải trả cho MTO tiền cước phí chở suốt của tất cả các phương thức vận tải mà hàng hoá đi qua theo một giá đơn nhất được thoả thuận. + Trong Vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau và hàng hoá thường được vận chuyển bằng những dụng cụ vận tải nh Container, Pallet, Trailer Tóm lại, Vận tải đa phương thức quốc tế được hình dung là một hợp đồng vận chuyển đơn nhất, một chứng từ đơn nhất và một giá cước đơn nhất với một chế độ trách nhiệm nhất định. 3. Sù ra đời và phát triển của Vận tải đa phương thức quốc tế 3.1. Sù ra đời của vận tải đa phương thức quốc tế Vận tải đa phương thức quốc tế ra đời vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Sù ra đời của Vận tải đa phương thức quốc tế do những nguyên nhân chủ yếu sau: + Vận tải đa phương thức ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát triển ngành vận tải. Từ khi xuất hiện sự mua bán, trao đổi hàng hoá, con người luôn tìm cách Vận chuyển hàng hoá một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất bằng mọi phương tiện có thể. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, vận tải cũng đã biết sử dụng những loài vật nh: lừa, ngựa, voi, lạc đà để làm phương tiện vận chuyển và đi lại, biết đóng tàu vượt biển để buôn bán với lục địa khác. Nhất là sau khi cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ, con người đã sáng chế ra ô tô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ chạy bằng động cơ Những phương tiện vận chuyển hiện đại có tốc độ cao và có khả năng vận chuyển được khối lượng hàng hoá lớn xuất hiện đã góp phần phát triển vận tải quốc tế. Các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không lần lượt ra đời để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày một tăng của con người. Ngày nay, trong buôn bán quốc tế, hàng hoá thường phải trải qua nhiều chặng vận chuyển bằng đường bộ, đường thuỷ, hàng không mới đến được tay người nhận hàng. Do đó, chủ hàng thường phải ký nhiều hợp đồng vận tải, điều đó làm cho thủ tục trở nên phức tạp và khá tốn kém về thời gian còng nh chi phí. Vì vậy, làm thế nào để chủ hàng chỉ phải thông qua một người vận tải duy nhất vẫn có thể giao hàng đến tận tay người nhận hàng, đảm bảo được thời gian giao hàng, đơn giản hoá thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí ? Phương pháp tốt nhất là tập hợp các phương thức vận tải lại, tổ chức thành một phương pháp vận tải thống nhất, đó chính là: Vận tải đa phương thức. + Vận tải đa phương thức ra đời còn do nhu cầu hoàn thiện hệ thống phân phối vật chất của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong xã hội Bước vào thế kỷ XX, sản xuất vật chất của xã hội đã đạt năng suất lao động rất cao nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến và thành tựu mới của công nghệ thông tin. Muốn tối ưu hoá quá trình sản xuất, giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, chỉ còn cách cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý phân phối vật chất để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do tồn kho, ứ đọng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong quá trình lưu thông. Hệ thống phân phối vật chất hay còn gọi là "Logistics" là nghệ thuật quản lý sự vận động của nguyên vật liệu, thành phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Nói cách khác, Logistics là nghệ thuật quản lý sự vận động của hàng hoá, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng. Hệ thống phân phối vật chất gồm 4 yếu tố cơ bản sau: Vận tải; Marketing; Phân phối và Quản trị. Trong 4 yếu tố trên, vận tải là khâu quan trọng nhất. Chi phí vận tải thường chiếm 1/3 tổng chí phí của Logistics. Muốn giảm chi phí của quá trình này phải giảm chi phí vận tải, bao gồm nhiều chặng khác nhau từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ ở các nước khác nhau. Vận tải phải đảm bảo thời hạn giao hàng, cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất, hàng hoá cho người tiêu dùng. Mặt khác phải giảm đến mức thấp nhất chi phí, thiệt hại do lưu kho tồn đọng sản phẩm trong quá trình vận tải để giảm toàn bộ chi phí Logistics nói chung. Vận tải đa phương thức là một trong những biện pháp đáp ứng được những yêu cầu trên đây. + Vận tải đa phương thức ra đời do yêu cầu của cuộc cách mạng Container Cuộc cách mạng Container diễn ra trong những năm 60 thế kỷ XX với sự ra đời của tàu chuyên dụng chở Container kiểu LO-LO, kiểu RO-RO, kiểu LASH, các công cụ xếp dỡ Container có năng suất lao động cao đã giải quyết được tình trạng ùn tàu ở các cảng biển, nhưng lại xảy ra tình trạng ùn Container tại các đầu mối giao thông khác. Điều này đòi hỏi phải tìm ra một phương pháp vận tải mới để đưa hàng hoá từ nơi gửi đến nơi nhận một cách thông suốt. Quy trình vận tải "từ cửa tới cửa" (Door to Door Transport) với sự tham gia của nhiều phương thức vận tải (đường biển, đường sắt, ôtô, đường thuỷ nội địa, hàng không ), tức là vận tải đa phương thức ra đời. Có thể nói, vận tải đa phương thức là sự tiếp tục của quá trình Container hoá và làm cho hiệu quả của Container hoá đạt mức độ cao hơn. Nh vây, Vận tải đa phương thức ra đời là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của bản thân ngành vận tải, đồng thời cũng do yêu cầu hoàn thiện hệ thống phân phối vật chất trong sản xuất của xã hội. 3.2 Sự phát triển vận tải đa phương thức trên thế giới Sù tham gia của các phương thức vận tải khác nhau trong suốt quá trình vận chuyển hàng hoá đã tạo nên những mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng, đặc biệt là ở các đầu mối vận tải (ga, cảng ) nơi hàng hoá được chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác. Phối hợp giải quyết những vấn đề chuyển tải hàng hoá ở các điểm vận tải đầu mối giữa các phương thức vận tải có một ý nghĩa kinh tế rất lớn và đáp ứng yêu cầu bức xúc của người gửi hàng và người nhận hàng. Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn, hình thức tổ chức Vận tải đa phương thức đã ra đời từ những năm 1930. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu hình thức tổ chức vận tải này mới được sử dụng trong phạm vi hẹp và quy mô không đáng kể. Chỉ từ sau năm 1960, Vận tải đa phương thức mới được phát triển và mở rộng do kết quả tác động của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong vận tải, của quá trình thương mại hoá toàn cầu Vận tải đa phương thức đầu tiên được phát triển ở các nước Tây Âu, Mỹ va Canada, sau đó mới đến các nước Châu Á. Ở Châu Âu, từ cuối thập kỷ 60 thế kỷ XX, Vận tải đa phương thức bắt đầu được áp dụng để phục vụ thương mại quốc tế giữa các cảng biển và trung tâm buôn bán ở sâu trong nội địa. ở các nước Châu Âu đã thành lập ra tổ chức INTERCONTAINER bao gồm 25 Tổ chức đường sắt Châu Âu để phối hợp tổ chức vận chuyển Container trên mạng đường sắt và đường ô tô. ở Vương quốc Anh, giữa thập kỷ 60 thế kỷ XX cũng đã bắt đầu áp dụng Vận tải đa phương thức. Ở Liên Xô (cũ), năm 1973 đã sử dụng tuyến đường sắt xuyên Sibêri như một "cầu đường bộ" nối liền các cảng biển ở vùng Viễn Đông với các cảng biển ở Châu Âu hoặc với các trung tâm thương mại ở Châu Âu. Đây được coi là một ví dụ điển hình về Vận tải đa phương thức giữa Châu Á và Châu Âu. Tuy nhiên, trong giai đoạn ở thập kỷ 60 và 70 thế kỷ XX, Vận tải đa phương thức ở các nước Châu Âu cũng chưa được phát triển và hoàn thiện. Bởi vì lúc bấy giờ, mới chỉ sử dụng vận tải ô tô kết hợp với vận tải đường sắt để chuyên chở hàng hoá trong phạm vi các nước Châu Âu, Hơn nữa, những sự khác biệt về luật lệ, thể chế của các nước cũng hạn chế sự áp dụng của Vận tải đa phương thức. Ở Mỹ cũng bắt đầu áp dụng Vận tải đa phương thức từ những năm thập kỷ 60 thế kỷ XX. Các Công ty tàu biển đã phối hợp với đường sắt tổ chức các tuyến vận tải liên hợp trên đất liền. Các công ty đường sắt, đường biển cùng đầu tư, xây dựng các ga, cảng chuyển tải, trang bị các phương tiện bốc xếp thích hợp phục vụ cho việc áp dụng Vận tải đa phương thức. Các công ty quốc doanh Canadian National (CN) và các công ty tư nhân Canadian Pacific (CP) đóng vai trò khởi đầu trong việc phát triển Vận tải đa phương thức ở Bắc Mỹ. Các công ty này thực hiện không những chỉ kinh doanh vận tải đường sắt mà còn có phần tham gia trong các công ty vận tải biển, cảng biển và các công ty vận tải ô tô. Tuy nhiên, ở cả hai lục địa Châu Âu và Bắc Mỹ giai doạn những năm 60 và 70 thế kỷ XX, Vận tải đa phương thức cũng chưa được phát triển mạnh vì có những hạn chế về các điều kiện kỹ thuật, tổ chức và nhất là trong việc thống nhất thể chế, luật lệ giữa các nước, các vùng. Chỉ từ năm 1980, sau khi có "Công ước quốc tế về Vận tải đa phương thức" Vận tải đa phương thức mới thực sự phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Các tổ chức MTO quốc gia, các nhà ga, các cảng biển, các Viện nghiên cứu, các công ty bảo hiểm và các công ty giao nhận bắt đầu quan tâm nhiều đến Vận tải đa phương thức. Tổ chức quốc tế về Vận tải đa phương thức đã tiến hành nhiều cuộc hội nghị, hội thảo. Nếu tính từ hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Mambasa (vào tháng 3/1984) đến nay đã có tới 2.438 đại biểu tham dự các hội nghị quốc tế về Vận tải đa phương thức. Chỉ riêng năm 1994 có tới 12 cuộc hội nghị tổ chức tại Châu Á, 2 cuộc hội nghị tổ chức tại Châu Phi, 1 cuộc hội ghị ở Châu Mỹ và 1 cuộc hội nghị ở Papua New Guinea (lần đầu tiên tổ chức tại vùng Châu Á - Thái Bình Dương) bàn về Vận tải đa phương thức quốc tế. Trong giai đoạn từ những năm 1980 đến nay, ở hầu hết các vùng trên thế giới đã quan tâm phát triển Vận tải đa phương thức. Ở Châu Âu Vận tải đa phương thức được áp dụng mạnh nhất nhờ có mạng lưới đường sắt và đường bộ xuyên quốc gia. Năm 1985 đường sắt Châu Âu đã vận chuyển một khối lượng lớn hàng hoá xuất nhập khẩu bằng hình thức Vận tải đa phương thức. Trong kỳ họp Bộ trưởng vận tải của các nước thị trường chung Châu Âu (EU) vào tháng 6 năm 1991 ở Brusells nhóm các chuyên gia đã trình bày các báo cáo về kế hoạch phát triển Vận tải đa phương thức ở các nước Châu Âu. Mạng lưới các tuyến Vận tải đa phương thức bao gồm: 30 trục đường chính xuyên qua các nước Châu lục (ví dụ tuyến Beniliuks - Italia, Liên Bang Đức - Tây Ban Nha, Bỉ - Các nước bán đảo Scandinavia). Theo dự báo của các chuyên gia tư vấn vận tải Kearney A.T để sử dụng tối ưu tiềm năng của Vận tải đa phương thức, các nước Châu Âu cần thiết phải lập ra một mạng lưới vận tải quốc tế để nâng cao khả năng Vận tải đa phương thức gấp ba lần so với hiện nay và đạt 43 triệu tấn hàng mỗi năm. Điều kiện quan trọng để đạt được mục tiêu đó là tăng cường các tuyến vận tải qua Thuỵ Sĩ và Áo. Ở Châu Âu hiện nay có nhiều công ty lớn đứng ra kinh doanh Vận tải đa phương thức. Ví dụ như P & O, European Transport Services Group đã đầu tư xây dựng các cơ sở kỹ thuật ở các nước như Cộng hoà liên bang Đức, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Pháp gồm 2.000 đầu máy kéo rơ-moóc, 9.000 phương tiện chuyển hàng, 7 tàu chở phà, 48 xà lan và tổ chức 250 chi nhánh với khoảng 6.300 nhân viên nhằm phục vụ Vận tải đa phương thức. ở Cộng hoà liên bang Đức, đã thành lập Công hội Vận tải đa phương thức, trong đó bao gồm các tổ chức vận tải đường sắt quốc gia, liên hiệp xếp dỡ vận tải ô tô - đường [...]... tuyến đường vận tải đa phương thức tổng thời gian vận tải được giảm đáng kể so với vận tải đơn phương thức + Giảm chi phí vận tải: Nhờ sự kết hợp của hai hay nhiều phương thức vận tải mà giảm được nhiều chi phí và thời gian vận tải Đặc biệt việc kết hợp giữa vận tải đường biển và vận tải đường hàng không đang được nhiều công ty sử dụng + Đơn giản hoá chứng từ và thủ tục: Vận tải đa phương thức sử dụng... thành và phát triển của Vận tải đa phương thức quốc tế là kết quả tất yếu khách quan của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong vân tải, sự tác động của quá trình thương mại hoá quốc tế và cuộc cách mạng trong công nghệ tin học trên thế giới Hiện tại, Vận tải đa phương thức quốc tế đang trong giai đoạn phát triển mạnh và hoàn thiện II CÁC MÔ HÌNH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI 1 Vận. .. chứng từ vận tải đa phương thức hoặc vận đơn đa phương thức Các thủ tục hải quan và quá cảnh cũng được đơn giản hoá trên cơ sở các Hiệp định, Công ước quốc tế đa phương hoặc song phương được ký kết + Vận tải đa phương thức tạo ra: Điều kiện tốt hơn để sử dụng có hiệu quả các công cụ vận tải, phương tiện xếp dỡ và cơ sở hạ tầng, tiếp nhận công nghệ vận tải mới và quản lý hiệu quả hơn hệ thống vận tải thống...sắt, xí nghiệp vận tải hỗn hợp, công ty vận tải hàng hoá Transfracht để phát triển Vận tải đa phương thức Ở các nước Châu Á, hình thức tổ chức Vận tải đa phương thức được áp dụng chậm hơn so với các nước Châu Âu Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tiên liên lạc chưa đáp ứng với điều kiện phục vụ Vận tải đa phương thức; thiếu hệ thống tổ chức vận chuyển thích... về vận tải đa phương thức quốc tế và vai trò của ngành này trong sự phát triển chung của nền kinh tế Nhưng để có một cái nhìn sâu sắc hơn cũng như có sự hiểu biết tường tận chúng ta hãy tìm hiểu về thực trạng việc chuyên chở Container bằng vận tải đa phương thức ChươngII: THỰC TRẠNG CONTAINER TRONG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT Nam Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đóng trong container bằng các phương. .. (đặc biệt là mậu dịch) thế giới, khu vực và bản thân kinh tế Việt Nam Nước ta từ lâu đã nhận thức được tầm quan trọng và Ých lợi của việc áp dụng Vận tải đa phương thức Chính vì vậy, để có thể xác định được phương hướng và mục tiêu hoạt động của mình, Việt Nam cần dựa trên triển vọng phát triển ngành vận tải quốc tế trên thế giới 2.1 Triển vọng phát triển ngành vận tải quốc tế trên thế giới Theo báo... qua phương thức giao nhận "door to door" là vận tải chủ đạo trong Vận tải đa phương thức quốc tế Hiện nay nó cũng đang là xu thế phát triển tất yếu và sẽ trở thành phương thức kinh doanh vận tải chủ yếu trong các năm tới Việt Nam trong tiến trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng không nằm ngoài xu thế đó Chuyên chở hàng hóa bằng Container ở Việt Nam được bắt đầu vào... doanh và hải quan đối với hàng hoá vận chuyển bằng hình thức Vận chuyển đa phương thức Để có thể tiếp tục phát triển và mở rộng Vận tải đa phương thức trong phạm vi nội địa cũng nh phạm vi quốc tế, nước ta cần phải giải quyết đồng bộ một số vấn đề chủ yếu sau: + Từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của toàn ngành giao thông vận tải theo hướng Container hoá trong chuyên chở hàng hoá + Nghiên cứu và ban... án vận tải đem lại Vận tải đa phương thức đáp ứng được yêu cầu của đa số chủ hàng là chỉ muốn quan hệ với một người chuyên chở, dùng một chứng từ vận tải và áp dụng một chế độ trách nhiệm Tuy vậy, phát triển Vận tải đa phương thức đòi hỏi phải đầu tư khá lớn cho cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, ga cảng, bến bãi, trạm đóng gói, giao nhận Container, phương tiện vận tải, xếp dỡ Đây là một trở ngại... của bộ giao thông vận tải về vận tải đa phương thức 6 Hạn chế của Việt Nam - Nh trên đã trình bày Vận tải đa phương thức là một dịch vụ đòi hỏi kỹ thuật cao nó là một dịch vụ gồm một chuỗi các dịch vụ Hơn nữa mặc dù Vận tải đa phương thức đã trở thành hiện thực và là một tất yếu, nhưng thực chất việc kinh doanh này ở Việt Nam chỉ xảy ra hai trường hợp Một là: Phía Việt Nam chỉ thực hiện công đoạn đầu . Vận tải Đa phương thức quốc tế, thực trạng và hướng phát triển ở khu vực phía Bắc Lời mở đầu Trong buôn bán quốc tế, vận tải là một khâu hết sức quan trọng đã giúp con người vận chuyển. Thương Hà nội vào việc giải quyết vấn đề phát triển Vận tải trong những năm tới tôi chọn đề tài: " ;Vận tải Đa phương thức quốc tế, thực trạng và hướng phát triển ở khu vực phía Bắc& quot; làm. kiến thức hoàn thiện hơn. Chương I: VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NGOẠI THƯƠNG. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 1. Khái niệm vận tải đa phương thức quốc

Ngày đăng: 28/02/2015, 21:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Vai trò của vật tải trong nền kinh tế quốc dân:

    • 2. Căn cứ xác định mục tiêu và phương hướng.

    • Bảng: Dự báo giá trị sản lượng hàng xuất nhập khẩu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan