những bí quyết làm giàu nổi tiếng

114 348 0
những bí quyết làm giàu nổi tiếng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I: Phong thuỷ học Chương 1: Sự hình thành và những đặc điểm của phong thuỷ học Bàn về thuật ngữ Phong Thuỷ đã có rất nhiều tài liệu, thư tịch cổ ghi chép lại như: Tác giả Quách Phác đời Tấn, Trung Quốc, ghi trong cuốn Táng thư: “Người chết, thừa sinh khí. Khí gặp gió thì chuyển động, gặp nước thì ngưng tụ. Người xưa tìm mọi cách để khiến khí hội tụ, nếu nó động thì tìm cách để cho nó dừng lại nên gọi các cách đó là Phong Thuỷ”. Phạm Nghi Binh người đời Thanh, Trung Quốc, sau khi đọc cuốn Táng thư cũng đã viết: “Không có nước thì gió đến mà khí tan, có nước nhưng khí ngưng thì không có gió, hai chữ Phong Thuỷ cổ được coi là địa học, mà trong đó lấy việc có nước làm thượng đẳng, lấy việc tàng phong làm thứ đẳng”. Tác giả Thiên Lý Xuân cũng đã viết trong sách Lã Thị Xuân Thu rằng: “Hướng sinh khí mà thịnh, âm khí sẽ phát tiết”. Từ những ghi chép trên, ta có thể hiểu rằng: Phong thuỷ là một thuật số của thời cổ đại có liên quan đến sinh khí, chỉ tình trạng tránh gió tụ nước để cầu sinh khí. Sinh khí là khí giúp muôn vật sinh trưởng, là nguyên tố có đủ khả năng nảy sinh sức sống mãnh liệt. Theo từ điển Từ Hải thì phong thuỷ là thuật xem đất của người Trung Quốc trước kia. Họ cho rằng hình thế, hướng gió, nước chảy… tại nền móng nhà ở hoặc xung quanh phần mộ, có thể gây ra phúc, hoạ cho cả gia đình người chủ hoặc người chôn tại đó. Cũng còn gọi là phép tướng trạch, tướng mộ. Theo từ điển Từ Nguyên thì phong thuỷ chỉ địa thế, phương hướng… của đất nhà ở, đất mồ mả. Theo quan niệm mê tín thời cổ, căn cứ vào độ gán ghép cho hoạ, phúc, cát hung của con người. Tác giả cuốn Trúc trạch phong thuỷ tham cát hung viết: Phong thuỷ chính là “quan hệ học giữa từ trường trái đất và nhân loại”. Xét về nội dung thì phong thuỷ gồm hai phần: Một phần chú ý đến hình thể đầu núi, một phần chú ý đến phương vị, lý khí. Trong cuốn Nghiên cứu tự nhiên của khoa học Sử có ghi: “Phong thuỷ là muốn tìm ra một hệ thống đánh giá cảnh quan của những điểm thịnh vượng trong kiến trúc, nó là nghệ thuật lựa chọn bố cục địa lí thời cổ đại của Trung Quốc, không thể dựa vào những khái niệm phương Tây mà cho nó là khoa học hay là mê tín”. Tác giả cuốn Nghiên cứu phong thuỷ cho rằng: “Nội dung chính của phong thuỷ chính là nghiên cứu con người đối với việc chọn lựa và bố trí môi trường xung quanh ngôi nhà của mình, phạm vi của nó bao gồm các phương diện như nhà ở, cung thất, long mạch, thôn xóm, thành thị, trong đó liên quan tới long mạch được gọi là âm trạch, liên quan tới phương diện nhà ở được gọi là dương trạch”. Một số học giả lại cho rằng: Phong thuỷ là tên gọi thông tục của thuật tướng địa. Theo tập tục truyền thống của Trung Quốc, lễ động thổ xây dựng đều phải quan sát môi trường, địa hình xem có được gió, được nước không, sau đó chọn đất lành, tránh đất hung. Một học giả người New Zealand cho rằng: Phong thủy là hệ thống đánh giá cảnh quan nhằm tìm địa điểm tốt cho vật kiến trúc, không nên đơn giản đánh giá nó là mê tín hoặc khoa học. Tổng hợp từ các ý kiến và định nghĩa trên, ta có thể rút ra kết luận: Phong thuỷ học là một loại hiện tượng văn hoá truyền thống của người Trung Quốc nói riêng và các nước văn hoá phương Đông nói chung. Đây là một loại tập tục được lưu truyền rộng rãi, là một thuật số để giải quyết vấn đề mong điều lành tránh điều dữ, là một bộ môn nghiên cứu lấy sự tương tác giữa môi trường và cuộc sống con người làm mục đích nghiên cứu. Phong thuỷ có đầy đủ hệ thống lý luận logic, nội dung của nó chính là hệ thống lý luận nghiên cứu về âm trạch và dương cơ. Nó là sự tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn của một quá trình thực nghiệm dài. Nhìn nhận từ những lí luận của khoa học hiện đại, phong thuỷ học là khoa học có tính tổng hợp như vật lí địa cầu học, thuỷ văn địa chất học, cảnh quan môi trường học, kiến trúc sinh thái học, tinh thể vũ trụ học, phương vị từ trường địa cầu học, khí tượng học và tin tức nhân thể học. Trạch Trạch là đất được dùng vào mục đích địa lý phong thuỷ, được chọn theo các tiêu chuẩn có vị trí địa thế thuận lợi với sông núi, thoáng gió, tụ khí, dòng chảy, phương vị… và các cấm kỵ phong thuỷ. Trạch trong phong thuỷ địa lý được chia làm dương trạch và âm trạch. - Dương trạch: Là đất dùng vào mục đích làm nhà ở, đình chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành thị… Theo phong thuỷ học, dương trạch có sinh khí thì gia đình mới thịnh vượng. Vì thế, nhất thiết phải nạp khí. Một mặt là để hấp thu sinh khí dưới đất, mặt khác là đón khí từ cửa nhà. Do vậy, cần phải chọn địa điểm và phòng theo hướng nào. Dựa vào quan điểm của ngũ hành, khí có sinh khắc, phương hướng cũng có sinh khắc, chỉ cần tránh khắc phương, ngôi nhà sẽ được may mắn. Nguyên tắc cơ bản của dương trạch là dựa vào núi và sông. Ngôi nhà cần phải gọn gàng, sạch sẽ, to nhỏ, cao thấp đều phải thích hợp. Bố trí trong phòng cần chính diện. Dương trạch hài hoà với thiên nhiên, có môi trường tốt khiến con người cảm thấy tươi vui, tràn đầy sức sống thì nhà ở phải gần ao hồ sông nước, đất đai màu mỡ, cao ráo không ẩm ướt, không khí trong lành, có ánh nắng, ánh trăng soi rọi, có đường đi thuận tiện, quanh nhà nên có cây cối xanh tươi, không có điều kiện vườn cây thì dùng cây cảnh… - Âm trạch: Là đất dùng để chôn cất người chết, còn gọi là mồ mả. Chết là một hiện tượng tự nhiên không thể nào kháng cự, điều mà mọi người sợ nhất là cái chết. Sau khi chết liệu chúng ta còn có thể sống lại được không? Người chết liệu có ảnh hưởng tới người sống không?. Trong thời cổ đại khoa học chưa phát triển, một số người đã tìm hiểu vấn đề này, hy vọng người chết có thể sống lại và họ đã đưa ra học thuyết Âm trạch. Học thuyết Âm trạch cho rằng, nếu huyệt có sinh khí, người chết có thể đem lại may mắn cho người sống, nếu không thì sẽ gặp nhiều tai ương. Để có được sinh khí dưới đất thì phải nhờ đến phong thuỷ. Nếu người chết được chôn vào một mảnh đất tốt về phong thuỷ thì truyền được phúc cho con cháu hậu thế. Âm trạch tốt về phong thuỷ nghĩa là đạt được các điều kiện núi sông, dòng chảy, nước tụ, phương vị, tụ khí Các thầy phong thuỷ cần phải xem xét kĩ nơi đó. Đầu tiên là xem toàn bộ, sau đó xem đến hướng đi của mạch núi, xem môi trường huyệt địa. Lại còn cần dùng miệng để thử chất nước xem ngọt hay chua. Sau đó suy xét để tìm ra mối quan hệ, rồi mới đi đến quyết định. Khí Khí trong phong thủy học mang màu sắc tự nhiên, nó biến hóa khôn cùng, biến thành núi, nước, chuyển động trong không trung, dao động trong lòng đất, tư sinh vạn vật. Phong thủy học chia khí thành sinh khí, tử khí, dương khí, âm khí, sĩ khí, địa khí, tụ khí, khí mạch, khí mẫu… Khí này không giống với khí trong không khí. Long mạch Trong phong thủy, thuật ngữ “long” được dùng để chỉ hướng đi lên đi xuống, uốn lượn của mạch núi. Bởi vì long mạch dễ thay đổi, có thể to, có thể nhỏ, có thể uốn lượn ẩn hiện nên thế núi giống như rồng, vì vậy gọi là long. Các nhà phong thủy học sử dụng con sông lớn để làm long mạch chia cắt. Từ thượng nguồn tới cửa sông đổ ra biển, các con sông đều có sự xa gần, lớn nhỏ, càng gần nguồn càng già, càng gần biển càng non. Núi già không còn sinh khí, núi non mới có sinh khí, vì thế tìm đất phải tìm núi non. Mỗi long lại chia thành nhiều đoạn, từ ngọn núi này đến khe núi khác là một đoạn. Sở dĩ phải chia như vậy là vì số đoạn liên quan mật thiết đến họa phúc bền lâu hay nhanh chóng. Đồng bằng cũng có long mạch, tuy nhiên tiêu chí xác định hoàn toàn khác với vùng núi. Tiêu chí đó là cồn đất thấp và những dòng nước. Tìm huyệt bằng cách nhìn nước; nước uốn lượn nơi trung tâm là huyệt. Phương pháp nhận định tốt xấu của long mạch là thẩm định sơn mạch dài hay ngắn, phải biết phân biệt hưng suy, lớn nhỏ của sơn mạch. Phương pháp thẩm biện chính là lấy điểm khởi đầu làm thượng nguồn, vì thế long lớn đều bắt nguồn từ thượng nguồn những con sông, con suối lớn, khe sâu. Tiểu long sẽ đi theo suối, khe nhỏ mà đến. Nhìn mạch nước nguồn lớn nhỏ, dài ngắn để biết được long mạch thế nào. Các nhà phong thủy cho rằng mức độ quý tiện của long mạch cơ bản phải xét vào thế núi xa gần, lớn nhỏ. Long có tổ như nước có nguồn, cây có gốc, nguồn mà sâu thì dòng mới dài, rễ mà bền sâu thì lá mới tốt. Long mạch liên miên thì phú quý cũng liên miên, long mạch ngắn thì phúc phát chẳng bền. Minh đường Minh đường của phong thủy chính là mảnh đất trước huyệt. Minh đường có phân biệt nội ngoại, nếu như thế núi hòa hoãn, kết huyệt bình thường, long hổ bao quanh, có án sơn là núi. Đây chính là tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, có núi như tả phù hữu bật, có then cài cửa… Trong minh đường có cây cối, nước chảy uốn lượn, đường nước ra là thủy khẩu. Minh đường có nội minh đường, trung minh đường và ngoại minh đường, gọi là tam đường. Minh đường trước huyệt gọi là nội minh đường, minh đường ở trong long sơn và hổ sơn là trung minh đường, minh đường ở trong án sơn gợi là ngoại minh đường. Minh đường phải cân đối với môi trường xung quanh huyệt, không được quá rộng, rộng quá thì không tàng phong, cũng không quá hẹp, hẹp quá thì sẽ ít khí. Minh đường nên vừa phải, vuông tròn hợp cách, không được nghiêng lệch, không bị nước chảy thốc vào minh đường. Nội minh đường phải nhỏ hơn trung minh đường, trung minh đường nhỏ hơn ngoại minh đường. Ngoài ra còn có một số loại minh đường sau: - Minh đường đại lợi + Minh đường giao toả: là minh đường mà hai bên có sa giao nhau như hai tay ôm lấy minh đường. + Minh đường châu mật: là minh đường mà bốn phía đều có sa sơn vây kín. + Minh đường đại hội: là minh đường có các sông nước đều quy về minh đường. + Minh đường khoan sương: là trước huyệt phong quang rộng rãi. + Minh đường triều tiến: là minh đường có nước chầu về. + Minh đường quảng tụ: là tất cả núi sông đoàn tụ ở đấy. + Minh đường dung tụ: là chỉ nhiều nước dung kết. + Minh đường bình viễn: là phần giữa của minh đường mở rộng ra vuông vắn bằng phẳng. + Minh đường nhiễu bao: là chân khí của minh đường bao quanh huyệt trạch tụ lại không phân tán, ôm trước huyệt lại uốn cong về phía trong. - Minh đường hung sát + Minh đường kiếp sát: là có sa nhọn, khuyết khẩu, nước xối thốc vào huyệt. + Minh đường bức trách: là án sơn của minh đường quá chật hẹp. + Minh đường phản bối: là minh đường quay lưng lại, không triều bái vào phía trong. + Minh đường trất tắc: là trong minh đường có chỗ bị nhô cao hẳn lên làm cho địa thế không bằng phẳng tắc nghẽn. + Minh đường phá toái: là các minh đường nhọn đầu, khúc khuỷu, lồi lõm, mặt đất nham nhở. + Minh đường khoáng dã: là minh đường đứng trên huyệt nhìn thấy cỏ rậm, không có rào giậu như đất bỏ hoang. + Minh đường khuynh đảo: là các thuỷ lưu nghiêng lệch khuynh đảo, long sơn, hổ sơn thuận thế chảy đi. + Minh đường đẩu tả: là địa thế trước huyệt hiểm trở, dựng đứng. Những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng của môn khoa học hệ thống, một môn khoa học mới nghiên cứu quy luật tổng thể vũ trụ - thuyết thống nhất thông tin toàn diện vũ trụ đã được ra đời. Hạt nhân của nó là quy luật đại thống nhất vũ trụ, tức là một số vật trong vũ trụ đều có sự tồn tại tính chung của chúng. Quy luật đại thống nhất vũ trụ bao hàm nhiều định luật vũ trụ như: Quy luật kinh lạc vũ trụ (quy luật kinh lạc đất, quy luật kinh lạc cơ thể con người); quy luật cảm ứng vũ trụ (quy luật cảm ứng trời, đất, con người); quy luật đối xứng vũ trụ (quy luật đối xứng đất, quy luật đối xứng cơ thể con người)… Học thuyết thống nhất thông tin toàn diện vũ trụ chủ yếu thảo luận mối quan hệ giữa chỉnh thể và bộ phận. Họ cho rằng bộ phận và chỉnh thể là thống nhất thông tin toàn diện với nhau. Thông tin toàn diện là gì? Đó là, trong bộ phận bao hàm thông tin toàn bộ của chỉnh thể, bộ phận và chỉnh thể về mặt thông tin là đối ứng với nhau. Khi khảo sát quan hệ giữa bộ phận và chỉnh thể, ta sẽ thấy, không phải bộ phận quyết định chỉnh thể hay chỉnh thể quyết định bộ phận, mà chúng phản ánh lẫn nhau, do đó trong một chừng mực nhất định, chúng ta vừa có thể qua bộ phận biết được thông tin của chỉnh thể, cũng có thể qua chỉnh thể biết được thông tin của bộ phận. Giống như một mảnh vụn của bức ảnh thông tin toàn diện bị xé nát có thể phản ánh thông tin của toàn bộ bức ảnh. Thuyết thống nhất thông tin toàn diện vũ trụ đã đưa ra một quan niệm chỉnh thể vũ trụ mới. Nó khiến cho chúng ta quan sát bản thân mình và thế giới từ một góc độ mới. Tương tự, nó khiến cho nhận thức của chúng ta đối với thuyết “đất hữu cơ” mà phong thủy học tuân theo có được căn cứ lý luận đầy đủ hơn. Quy luật kinh lạc vũ trụ, một trong những quy luật thống nhất thông tin toàn diện vũ trụ cho rằng, vũ trụ, đất cũng giống như cơ thể con người, có kết cấu mạng lưới. Quy luật kinh lạc của đất, vũ trụ được gợi mở bởi quy luật kinh lạc con người, tức là trong bộ phận (cơ thể con người) bao hàm thông tin chỉnh thể (đất, vũ trụ). Tư tưởng “đất là đất trời lớn, cơ thể con người là đất trời nhỏ” mà người xưa nói chính là sự phản ánh của sự nhận thức này. Người xưa cho rằng con người và tự nhiên hài hòa, thống nhất với nhau. Vạn vật trong trời đất có cùng một nguồn gốc, tức thái cực. Vạn vật đã có cùng một nguồn gốc, còn vũ trụ do vạn vật cấu thành là một chỉnh thể, giữa các bộ phận của vũ trụ tất yếu có một điểm nào đó thông với nhau, bất cứ một bộ phận cấu thành nào trong vũ trụ đều có một thứ quy luật nào đó của chỉnh thể vũ trụ. Như vậy, mối tương quan của thông tin toàn diện giữa trời, đất, con người là hiển nhiên. Trời, đất, vạn vật không những có quan hệ thống nhất về chỉnh thể, tức thông tin toàn diện của bộ phận và chỉnh thể giống nhau, hơn nữa có mối quan hệ hiệp đồng với nhau, tức thông tin toàn diện giữa bộ phận và bộ phận giống nhau. Quan niệm “cơ thể con người là một trời đất nhỏ” phù hợp với điều này. Quy luật thông tin toàn diện vũ trụ cho rằng, mọi hiện tượng trong vũ trụ đều có mối liên hệ thống nhất nào đó, trong bộ phận cũng bao hàm toàn bộ thông tin chỉnh thể. Phương pháp mà thuyết phong thủy căn cứ vào huyệt vị kinh lạc cơ thể con người để suy ra huyệt vị kinh lạc của trái đất chính là một biểu hiện của phương pháp thông tin toàn diện vũ trụ. Còn kết quả nghiên cứu thực tế cũng chứng minh, trái đất quả thực có kinh lạc huyệt vị, là một “thể hữu cơ”, điều này cho thấy sự thống nhất thông tin toàn diện của con người, trái đất, vũ trụ. Thuyết phong thủy coi bản thân trái đất là một mẫu thể, đồng thời lại coi các bộ phận núi non của trái đất là nhiều mẫu cấp thấp hơn, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật thông tin toàn diện của tư tưởng “đất là mẹ” trong văn hóa. Xem xét phong thủy từ góc độ triết học và văn hóa, nhận thức của mọi người đối với phong thủy lại có được những nội dung mới. Lý thuyết phong thuỷ cho rằng, mục đích chính của việc chọn phương hướng cho nhà ở là tìm nguồn khí và sự cân bằng âm dương. Sự đánh giá về phương hướng cần phải tổng hợp năm sinh của con người, dựa vào sự biến đổi của “quẻ, “sinh, khắc, chế, hoá” của “âm dương ngũ hành” mà luận đến được mất về cát hung, nhiều nội dung bên trong này được phản ánh trên la bàn, ngoài ra còn có một số phần không thể hiện trên la bàn. Rõ ràng la bàn là nơi tập trung 2 khí âm dương, thuyết bát quái ngũ hành, các số hà đồ lạc thư, các hình thiên tinh quái tượng, nhưng có nhiều cách nói. Nói về “ngũ hành” thì có lão ngũ hành, song sơn ngũ hành, tiểu huyền không ngũ hành, hồng phạm ngũ hành, túc sung ngũ hành, thật ra chính là sự sắp xếp mối quan hệ không giống nhau của năm yếu tố Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Như bát quái có tiên thiên bát quái, hậu thiên bát quái. Quan sát phương hướng sơn thuỷ và khảo sát hình thái của chúng đều quan trọng như nhau. Nhiều người hoài nghi rằng liệu có việc từ địa hình, phương vị dựa vào thuật phong thuỷ xem đất tốt, có phong thuỷ cát lợi và giàu có không? Một nhà phong thuỷ người Seoul nói sơn thuỷ có hình thái đẹp thông thường nằm ở hướng tốt. Có thể giải thích như sau, nếu như lúc đầu hình sinh cát địa, chúng sẽ nằm ở hướng đẹp. Theo kinh nghiệm của ông, núi có hình thái không đẹp, thường nằm ở đất không đẹp, hướng không lợi. Tính quan trọng của phương hướng sơn thuỷ được khái quát thành một câu cách ngôn phong thuỷ như sau: “Cát sơn tự cát vị, cát thuỷ hướng hung phương”. “Cát vị” và “hung phương” chỉ có thể dùng la bàn mới có thể kiểm nghiệm được. Vì vậy, ta phải tìm hiểu về tính chất và công dụng của la bàn phong thuỷ. Có rất nhiều loại hình la bàn phong thuỷ, loại đơn giản chỉ có một vài vòng, loại phức tạp có tới hàng chục vòng. Số lượng vòng không giống nhau, có thể thấy mỗi vòng có một công dụng khác nhau, hơn nữa vòng nào quan sát địa điểm nào là rất quan trọng. Sự khác biệt này còn cho thấy các nhà phong thuỷ dân gian muốn xác định chính xác nhà ở âm dương không cần xác định tỉ mỉ phương hướng. Loại hình la bàn vừa là số lại không phải là số, có loại chỉ có 2, 3 vòng, có loại hơn 40 vòng. Nhưng thường thì la bàn được phân thành 2 loại lớn. Loại ven biển lấy Dương Châu, Phúc Kiến, Hưng Ninh Quảng Đông làm đại diện, loại nội địa lấy Tô Châu ở Giang Tô, Hưu Ninh ở An Huy làm đại diện. Dưới đây là loại la bàn có 25 tầng: - Tầng thứ 1 “Thiên trì” Thiên trì được bố trí trong kim chỉ Nam. Do sự sắp xếp của kim chỉ Nam không giống nhau, có la bàn nước và la bàn khô. La bàn nước là một chiếc kim từ đặt vào trong phần bụng của một miếng gỗ hình con cá, miếng gỗ trôi nổi trên một đĩa nước, chuyển động tự do chỉ hướng Nam, đĩa nước này chính là hồ nước của trời. Đây là một kim la bàn truyền thống của Trung Quốc. Lý thuyết phong thuỷ cho rằng, kim chỉ Nam chỉ Bắc Nam, trong hồ nước của trời chứa nước vàng, động là dương, tĩnh là âm, kiểu “lưỡng nghị phán, tứ tượng phân, bát quái định” này có thể thu hết những cái tiềm ẩn của trời đất. - Tầng thứ 2 “Tiên thiên bát quái” Tầng này chỉ có 8 quẻ, theo thứ tự không giống nhau, phân thành “tiên thiên” và “hậu thiên”. Bát quái dùng để biểu thị vị trí của 8 phương, mỗi phương vị cách nhau 450, phương vị của bát quái tiên thiên là: Càn - Nam, Khôn - Bắc, Ly - Đông, Khảm - Tây, Chấn - Đông Bắc, Đoài - Đông Nam, Cấn - Tây Bắc, Tốn - Tây Nam. - Tầng thứ 3 “Hậu thiên bát quái” Phương vị hậu thiên bát quái là: Ly - Nam, Khảm - Bắc, Chấn - Đông, Đoài - Tây, Tốn - Đông Nam, Cấn - Đông Bắc, Khôn - Tây Nam, Càn - Tây Bắc. - Tầng thứ 4 “Địa chi thập nhị vị” Tầng này dùng địa chi thập nhị vị: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, mỗi phương vị cách nhau 300, Ngọ chỉ Nam, Tý chỉ Bắc, Mão chỉ Đông, Dậu chỉ Tây. - Tầng thứ 5 “Toạ gia cửu tinh” Toạ gia có nghĩa là phương hướng, phương vị. Cửu tinh chỉ Tham Lang, Cự Môn, Liêm Trinh, Lộc Tồn, Văn Khúc, Vũ Khúc, Phá Quân, Tả Phụ, Hữu Bật. 7 sao đầu chỉ bắc đẩu thất tinh, 2 sao còn lại là 2 sao di động không thấy rõ nằm bên cạnh, song khi quan sát bằng mắt thường rất dễ nhận ra. Lý thuyết phong thuỷ cho rằng, khí thanh bay lên thành sao, khí đục rơi xuống thành sông suối, vì thế tại thiên thành tượng, tại địa thành hình, soi xuống 24 núi. Sao có đẹp xấu, đất có cát hung. 9 chòm sao trên trời di động, những nơi lệ thuộc vào chúng là cảm ứng, gọi là 24 múi, là 24 phương vị bao gồm tứ duy, bát can, 12 chi và cửu tinh phối hợp với ngũ hành. - Tầng thứ 6 “Tên 24 sao” Tầng này là 24 phương vị và 24 chòm sao phối hợp, giải thích quan niệm “thiên tinh hạ ứng”. Sự kết hợp của 24 chòm sao và 24 phương vị là: Thiên Hoàng Hợi, Thiên Phù Nhâm, Thiên Luỹ Tử, Dương Quang Quý, Thiên Trù Sửu, Thiên Thị Cấn, Thiên Lư Dần, Âm Cơ Giáp, Thiên Mệnh Mão, Thiên Quan ất, Thiên Cương Chấn, Thiên Bính Tỵ, Thái Vi Binh, Âm Quyền Ngọ, Nam Cực Đinh, Thiên Thường Mùi, Thiên Kính Khôn, Thiên Quan Thân, Thiên Hán Canh, Thiếu Vi Tây, Thiên ất Tân, Thiên Cứu Càn. Thượng ánh Tử Vi viên, Canh ánh Thiên Thị viên, Bính ánh Thái Vi viên, Dậu ánh Thiếu Vi viên, 4 viên này là tôn quý nhất trong các thiên tinh, gọi là “thiên tinh tứ quý”. Cấn, Bính, Dậu hợp với nhau thành “tam cát”. Tốn, Tân, Đinh, hợp với Bính, Canh, Dậu thành “lục tú”. Thiên Bính ánh Tỵ là cung đối của viên, gọi là “đế toạ minh đường”. Tỵ, Hợi hợp với “lục tú” thành “bát quý”. Trong “tam tại”, “tứ quý”, “lục tú”, “bát quý”, dương trạch đại vượng, gia đình thịnh vượng, giàu có đời đời. - Tầng thứ 7 “Địa bàn chính châm” Trong la bàn có 3 kim, 3 bàn, là Địa bàn chính châm, Thiên bàn phùng châm, Nhân bàn trung châm. Bàn phân thành 24 cách, mỗi cách chiếm 250, gọi là “24 múi”. 24 phương vị là tên gọi của 12 chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi), bát can (Giáp, ất, Bính, Đinh, Canh, Thân, Nhâm, Quý) và tứ duy (Càn quái, Cấn quái, Khôn quái, Tốn quái) hợp thành. Từ châm chỉ ra; chính trung Tý Ngọ, gọi là chính châm, chỗ nối Nhâm Tý gọi là phùng châm, giữa Quý Tý và Đinh Ngọ gọi là trung châm. - Tầng thứ 8 “Tứ thời tiết khí” Tầng này cho thấy 24 tiết khí trong một năm, là lập xuân, vũ thuỷ, kinh trập, xuân phân, thanh minh, cốc vũ, lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử, đại thử, lập thu, xử thử, bạch lộ, thu phân, hàn lộ, sương giáng, lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn. Phong thuỷ cho rằng, dưới 24 múi phân thành 24 tiết khí. Lập xuân bắt đầu ở Cấn, đại hàn bắt đầu ở Sửu, phân tam hậu thượng, hạ, trung, tất cả có 72 hậu, để rõ ràng lý luận tăng giảm âm dương, số thuận nghịch, thúc đẩy ngũ vận, lục khí. - Tầng thứ 9 “Xuyên sơn thất thập nhị long” Tầng này dùng 60 Giáp Tý, thêm bát can, tứ duy, tạo thành 72 long bắt đầu từ Nhâm Mùi của kim Giáp Tý, 72 vị phân phối dưới 24 múi. Các nhà phong thuỷ thường dùng tầng này để tìm long và nhìn thấu 60 long trong lòng đất để tìm ra mạch của núi, xác định được tình trạng cát lợi hay hung của mảnh đất đó. - Tầng thứ 10 “Ngũ gia ngũ hành” Ngũ gia ngũ hành là chính ngũ hành, song sơn ngũ hành, bát quái ngũ hành, huyền không ngũ hành, hồng ngũ hành. Các thầy phong thuỷ dùng phương pháp phong thuỷ tương sinh tương khắc của ngũ hành, phối hợp 5 phương vị đối ứng của ngũ hành, 4 mùa để luận phát sinh và tiêu diệt của âm dương, phán đoán tình hình long sa huyệt thuỷ, từ đó xác định được cát hung của đất ở. Ngũ hành tương sinh: Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Ngũ hành tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim. - Tầng thứ 11 “Thấu địa lục thập long cát hung” Tầng này là do Thái Thị ở Sơn Tây, thời nhà Tống định ra. Ông cho rằng xuyên 72 long đoạn mà không liên tiếp, 60 long thiên kỷ doanh túc tuy không gián đoạn nhưng khoảng cách không đều, nên chế tác la bàn trước đây, dựa vào 60 Giáp Tý phân bố đều dưới 24 múi, lấy đầu kim làm chuẩn, lấy Giáp Tý làm nhâm sơ của đầu kim, dùng để xác định sự thuần tạp của long. - Tầng thứ 12 “Bình phân lục thập phân kim cát hung” 60 Giáp Tý phân chia đều trong la bàn, dải dưới nó là một quẻ, sự sắp xếp thứ tự của các quẻ, tức là trước tiên là từ viên đồ 64 quẻ của thiệu tử, đến tứ chính quái Càn, Khôn, Khảm, Ly. Tác dụng của quái này là chuyên luận cửu lục xung hoà, xung hoà giả, sự kết hợp âm dương. Lý luận phong thuỷ cho rằng, quẻ của toạ huyệt, quẻ ngoài của nó có được sự xung hoà của các quẻ Chấn, Cấn, Tốn, Đoài, những quẻ Càn, Khôn, Khảm, Ly không xung hoà. - Tầng thứ 13 “Chính kim nhất bách nhị thập phân kim” Tầng này là phân chia đều 60 Giáp Tý thành 120 phân kim, ở dưới 24 múi của chính kim, Giáp Tý ở giữa Nhâm Tý, Bính Ngọ của la bàn . Mỗi chi của Giáp Tý là 10 vị, Giáp ất, Nhâm Quý là cô hư, Bính Đinh, Canh Tân là vượng tương, Mậu Kỷ là quy giáp không vong. - Tầng thứ 14 “Nhân bàn Lại Công trung châm” Lại Công là tác giả của Thôi quan biên, tên thật là Lại Văn Tuấn, là người sáng tạo ra “trung châm” vào thế kỷ XII. Trung châm ở giữa Quý Ngọ Đinh, lấy người làm linh hồn của vạn vật, kết hợp với trời đất thành tam tài, 24 múi trong trung châm cổ gọi là nhân bàn. - Tầng thứ 15 “Thiên kỷ doanh tu long” 60 long doanh tu, theo như sử sách thì được truyền từ nhà toán học đầu đời Đường, Khâu Đình Hàn, độ rộng hẹp của thiên tinh thượng ứng là không đồng đều, có những Giáp Tý vượt quá 7, 8, thậm chí 10 độ, cũng có Giáp Tý chỉ vượt quá 3, 4, hoặc 5 độ. Lý luận phong thuỷ cho rằng đây là khí nghênh thiên (khí hướng về trời, nghênh đón trời). - Tầng thứ 16 “Thiên bàn dương công phùng châm” Tầng này là do Dương Quân Tùng đời Đường sáng tạo ra, vì kim chỉ ở chỗ chia Nhâm Tý, Bính Ngọ, nên gọi là phùng châm (kim đầu). Các nhà phong thuỷ dùng la bàn này để xác định long. - Tầng 17 “Đầu 120 phân kim” Tầng này tương tự như tầng 13, nhưng hơi dịch về hướng Đông, la bàn này được làm trong 24 múi, từ đầu kim chỉ Nhâm trở đi, giúp kim chính phân kim. [...]... phải những sai lầm phát sinh, do những công việc bên ngoài, công việc chính hoặc là bị ảnh hưởng bởi những sai lầm của người khác Phương Bắc đặc biệt quan trọng trong tướng nhà Phương Bắc là phương cơ bản trong cuộc sống của chúng ta Nói về phương hướng học thì phương Bắc được coi là “phương thánh thần” Vậy mà khi xây nhà do những ảnh hưởng về mặt trời mà người ta thường đặt những thứ dễ thối hỏng, những. .. hướng này thì: Gia đình thịnh vượng, con cháu đông đúc, giàu sang phú quý, có nhiều quyền chức, con cái thông minh Ứng nghiệm vào những năm Tỵ, Dậu, Sửu: hướng Tốn Ứng nghiệm vào những năm Hợi, Mão, Mùi: hướng Chấn - Sao Tham Lang nhập cung Thuỷ, tức là người mệnh Tốn ở nhà hướng Khảm (Thuỷ), cung Thuỷ sinh sao (Mộc) Sao Tham Lang đắc vị tại Khảm, Tốn Những người có nhà ở hướng này thường được: Con cái... Người mệnh Cấn ở nhà hướng Càn là sao sinh hướng Những người có nhà ở hướng này thường được: Con cháu hiền hiếu, hoà thuận, gia sản hưng vượng, giàu sang phú quý Sao dương, hướng dương và dương thịnh âm suy lợi cho nam giới Người mệnh Khôn ở nhà hướng Đoài là sao sinh hướng Những người có nhà ở hướng này: Con cháu hiền hiếu, hoà thuận, gia tài hưng vượng, giàu sang phú quý Dương tính sinh âm hướng, lợi... vị của 12 chi sao năm sinh của bản thân thì sẽ gặp điềm hung Vì vậy, cần phải biết sao năm sinh của mình thuộc phương vị nào để tránh đặt những vị trí được coi là không sạch sẽ vào đó Dưới đây là những điều lành, dữ của 12 chi, bạn có thể tham khảo để đưa ra những quyết định đúng nhất khi thiết kế ngôi nhà của mình: - Người sinh năm Tý: Phương vị Tý là chính Bắc có phòng vệ sinh, nhà bếp, phòng tắm,... khắc kiết tinh (khắc sao tốt) Những người có nhà ở hướng này thì: Gia đình có nhiều con, giàu sang, nhưng gia đạo suy đồi, bệnh tật Ứng nghiệm những năm Hợi, Mão, Mùi - Sao Tham Lang nhập cung Mộc tức là người có mệnh Khảm ở nhà hướng Tốn (Mộc), hoặc người có mệnh Ly ở nhà hướng Chấn (Mộc) là được sinh khí Tham Lang (Mộc) Sao Tham Lang đắc vị tại Khảm, Ly, Chấn, Tốn Những người có nhà ở hướng này... phương Bắc nhưng cũng như vậy Vậy những vật không sạch xung phạm vào phương Bắc có thể tạo ra những hậu quả gì? Cần phải biết trong cuộc sống có thể có những tai ương như sau đến: - Tình huống phòng vệ sinh xung phạm phương Bắc: Chức năng của tim giảm sút, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, sức đề kháng đối với bệnh tật yếu - Tình huống bể phốt xung phạm phương Bắc: Dễ bị bí đại tiện Nếu là nữ, có thể có các... dũng khí và tính quyết đoán, luôn luôn tiến đến những mục tiêu cao thượng, tiếng tăm tốt đẹp được người khác tôn trọng Trong phạm vi 450 Đông, nếu có phòng vệ sinh, hình dạng ngôi nhà có chỗ khuyết là tướng dữ, có phòng ngủ, bàn thờ là tốt - Người có sao năm sinh là Tứ lục Mộc tinh (Đông Nam) + Tướng xấu: Tính tình độc đoán, phương diện giao dịch thường bị thất bại, vì độc đoán nên những người hiệp... đến 50 hoặc 70 để lấy một khí âm dương Còn 16 hướng sơn như Giáp Canh kiêm Dần Thân, Dần Thân kiêm Giáp Canh, Canh Giáp kiêm Thân Dần, Thân Dần kiêm Canh Giáp, Hợi Tỵ kiêm Nhâm Bính, Nhâm Bính kiêm Hợi Tỵ, Tỵ Hợi kiêm Bính Nhâm, Bính Nhâm kiêm Tỵ Hợi, Thìn Tuất kiêm ất Tân, ất Tân kiêm Thìn Tuất, Tuất Thìn kiêm Tân ất, Tân ất kiêm Tuất Thìn, Sửu Mùi kiêm Quý Đinh, Quý Đinh kiêm Sửu Mùi, Mùi Sửu kiêm Đinh... thoái đều khó, trở thành tiện cục (cách bất tiện), khiến vợ chồng lục đục, anh em bất hoà, nhiều sự bất hạnh liên tiếp xảy ra Ngoài ra còn có 16 hướng sơn là Tý Ngọ kiêm Nhâm Bính, Nhâm Bính kiêm Tý Ngọ, Ngọ Tý kiêm Bính Nhâm, Bính Nhâm kiêm Ngọ Tý, Mão Dậu kiêm Giáp Canh, Giáp Canh kiêm Mão Dậu, Dậu Mão kiêm Canh Giáp, Canh Giáp kiêm Dậu Mão, Càn Tốn kiêm Tuất Thìn, Tuất Thìn kiêm Càn Tốn, Tốn Càn... cửu tinh chỉ những phương hướng sau: Phạm vi 450 Bắc là Bạch Thủy tinh; bên dưới phạm vi 450 Đông Bắc là Bát bạch Thổ tinh, phạm vi 450 Đông là Tam bích Mộc tinh, cứ như vậy cho đến phạm vi 450 Tây Bắc là Lục bạch Kim tinh, tổng cộng có 8 phương vị Trung tâm của 8 phương vị là Ngũ hoàng Thổ tinh, cộng thêm vào thành cửu tinh Cũng giống như 12 chi, con người bị Cửu tinh của sao năm sinh quyết định đến . việc có nước làm thượng đẳng, lấy việc tàng phong làm thứ đẳng”. Tác giả Thiên Lý Xuân cũng đã viết trong sách Lã Thị Xuân Thu rằng: “Hướng sinh khí mà thịnh, âm khí sẽ phát tiết”. Từ những ghi. hướng nhà khắc kiết tinh (khắc sao tốt). Những người có nhà ở hướng này thì: Gia đình có nhiều con, giàu sang, nhưng gia đạo suy đồi, bệnh tật. Ứng nghiệm những năm Hợi, Mão, Mùi. - Sao Tham Lang. Khảm, Ly, Chấn, Tốn. Những người có nhà ở hướng này thì: Gia đình thịnh vượng, con cháu đông đúc, giàu sang phú quý, có nhiều quyền chức, con cái thông minh. Ứng nghiệm vào những năm Tỵ, Dậu, Sửu:

Ngày đăng: 28/02/2015, 14:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan