TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA RỪNG HƯỚNG TỚI KINH TẾ XANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

9 560 0
TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA RỪNG  HƯỚNG TỚI KINH TẾ XANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG  Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA RỪNG HƯỚNG TỚI KINH TẾ XANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Phạm Minh Thoa - Tổng cục Lâm nghiệp Tóm tắt Nếu đơn giản hóa việc hiểu kinh tế xanh là "ăn sạch, uống sạch, thở sạch, ở sạch và an toàn" thì rừng đóng vai trò rất tích cực cho kinh tế xanh vì nó giúp tạo ra môi trường sống trong lành, an toàn cho con người và tất cả các sinh vật trên trái đất, hấp thụ và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường cho phát triển sản xuất và đời sống, cung cấp nơi ở, việc làm, tạo sinh kế ổn định và là khởi nguồn đời sống văn hóa tâm linh của những cộng đồng sống trong và gần rừng. Và đó cũng chính là mục tiêu của phát triển bền vững. Vì vậy, lâm nghiệp bền vững không chỉ có vị trí quan trọng đối với đời sống kinh tế-xã hội của từng quốc gia nói riêng và của toàn cầu nói chung mà còn góp phần đắc lực trong việc giảm thiểu tác hại của thiên tai và ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu trên thế giới, đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng một nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững. Để tăng cường vai trò của rừng đóng góp cho kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững cần có những mục tiêu và các nhóm giải pháp cụ thể, tổng hợp và đồng bộ, trong đó đặc biệt là nhóm giải pháp về thể chế chính sách, tăng cường năng lực, hợp tác quốc tế, tài chính, khoa học và công nghệ và phát huy vai trò của cộng đồng địa phương. 1. Vai trò của rừng đối với kinh tế xanh và phát triển bền vững Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghề rừng là nghề tạo ra một loại tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được, có giá trị phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, giúp điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở, hạn chế thiên tai lũ lụt, hạn hán, chống thoái hóa đất và hoang mạc hóa, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp nguồn nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu hóa thạch và ứng phó tích cực hiệu quả với biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKH). Nếu đơn giản hóa việc hiểu kinh tế xanh là "ăn sạch, uống sạch, thở sạch, ở sạch và an toàn" thì rừng đóng vai trò rất tích cực cho kinh tế xanh vì nó giúp tạo ra môi trường sống trong lành, an toàn cho con người và tất cả các sinh vật trên trái đất, hấp thụ và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường cho phát triển sản xuất và đời sống, cung cấp nơi ở, việc làm, tạo sinh kế ổn định và là khởi nguồn đời sống văn hóa tâm linh của những cộng đồng sống trong và gần rừng. Và đó cũng chính là mục tiêu của phát triển bền vững. Tuy nhiên, tài nguyên rừng trên thế giới nói chung chưa được quản lý bền vững. Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC), mất rừng và suy thoái rừng trên thế giới đã làm phát thải khoảng 18% tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, đứng thứ hai sau ngành năng lượng. Như vậy, việc quản lý rừng không bền vững trên thế 2 giới đã và đang góp phần làm tăng thêm tính cực đoan của khí hậu thời tiết tòan cầu và là một trong những nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu. Ở Việt Nam, mất rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp ước tính làm phát thải 19,38 triệu tấn CO 2 , chiếm 18,7% tổng lượng khí phát thải ở Việt Nam (Vietnam Initial NatCom, 2003). Độ che phủ của rừng thấp và chất lượng rừng không cao cũng đã một phần làm giảm khả năng hấp thụ khí gây hiệu ứng nhà kính thải ra từ các ngành sản xuất khác, ảnh hưởng tới khí hậu thời tiết ở các vùng miền trên toàn quốc, làm tăng tần suất thiên tai, gây ra rét đậm rét hại, mưa cường, làm tăng nhiệt độ và nước biến dâng, gây triều cường và nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng, đẩy nhanh quá trình hoang mạc hóa và tăng tính cực đoan cả về cường độ và tần suất của hạn hán. Vì vậy, quản lý rừng bền vững không chỉ có vị trí quan trọng đối với đời sống kinh tế-xã hội của từng quốc gia nói riêng và của toàn cầu nói chung mà còn góp phần đắc lực trong việc giảm thiểu tác hại của thiên tai và ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu trên thế giới, đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng một nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững. 2. Thực trạng công tác quản lý rừng ở Việt Nam Có thể nói trên 20 năm qua, quan điểm và nhận thức về ngành lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến mang tính cơ bản. Trước hết, đó là sự thay đổi nhận thức từ chủ trương phát triển sản xuất lâm nghiệp dựa vào quốc doanh là chính sang phát triển lâm nghiệp dựa trên cơ sở xã hội hoá ngày càng cao, trong đó nhân dân là lực lượng chủ yếu. Đây là bước tiến quan trọng về quan điểm, nhận thức và thừa nhận vai trò của tất cả các thành phần kinh tế trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. Chủ trương xã hội hóa nghề rừng đã được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ môi trường 2005 và đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả quản lý rừng. Chương trình phát triển và quản lý rừng bền vững trong Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020 được coi là một chương trình trọng tâm với các mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất có rừng (8,4 triệu ha rừng sản xuất, 5,68 triệu ha rừng phòng hộ và 2,16 triệu ha rừng đặc dụng), sản lượng gỗ khai thác trong nước đạt 20-24 triệu m3/năm - đáp ứng về cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, với 30% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững vào năm 2020. Cũng trên tinh thần chủ trương xã hội hóa nghề rừng, hệ thống chính sách mới cũng đã được xây dựng. Với chính sách giao đất giao rừng, chủ sử dụng đã đa dạng hơn trước với tổng diện tích đã giao gần 10 triệu ha (cho các thành phần kinh tế), đất giao cho các hộ gia đình và tập thể tăng lên gần 3 triệu ha. Cộng đồng dân cư thôn bản đã được công nhận có đủ tư cách pháp nhân để được giao (quản lý 2 triệu ha). Chính sách tài chính đã cho phép đa dạng hoá nguồn vốn bảo vệ và phát triển rừng, cho phép triển khai rộng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cả trung ương và địa phương đã được phép thành lập. Về sử dụng rừng, đã quan tâm xây dựng thí điểm mô hình khai thác rừng và quản lý rừng bền vững ở một số lâm trường điểm, đã xây dựng được Hướng dẫn khai thác rừng cộng đồng, Hướng dẫn khai thác tác động thấp. Về phát triển rừng, đã quan tâm tới chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất tại Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất. Về bảo vệ rừng, Quyết định 126/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng, chính sách hỗ trợ lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu 3 số trồng rừng thay thế nương rẫy, đã quan tâm tới vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn, gắn phát triển kinh tế lâm nghiệp với việc nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo. Về chính sách đào tạo, khuyến lâm, tạo việc làm, đã có một số trường, trung tâm đào tạo được bố trí khá hợp lý ở các vùng, đã hỗ trợ xây dựng được một số sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, đã hỗ trợ xây dựng được một số mô hình thành công làm cơ sở để phổ biến nhân rộng, mang lại thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương. Về chính sách đổi mới lâm trường quốc doanh, đã có một sự phân định rõ ràng hơn giữa chức năng cung cấp dịch vụ công ích với chức năng sản xuất kinh doanh, tạo cơ sở để doanh nghiệp lâm nghiệp có phương án làm ăn hiệu quả hơn với chức năng là một doanh nghiệp đặc thù đồng thời cũng giúp rà soát lại hiệu quả sử dụng đất tạo tiền đề cho việc giao lại đất lâm nghiệp và rừng hợp lý hơn, dựa vào năng lực quản lý và nhu cầu thực tế. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh. Nhiều cam kết đa phương liên quan tới quản lý rừng bền vững đã được ký kết như RAMSAR; CITES; UNCCD; UNFCCC; UNCBD; Công ước về Luật Biển; Đối tác rừng Châu Á (AFP); Mạng lưới mây tre thế giới (INBAR); Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng Châu Á – Thái Bình dương (RECOFTC); Uỷ ban lâm nghiệp Châu Á-Thái bình dương (APFC); Diễn đàn lâm nghiệp của LHQ (UNFF); ASEAN về lâm nghiệp; Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP); Chương trình UN-REDD toàn cầu; Quỹ đối tác các bon trong lâm nghiệp của Ngân hàng thế giới Nhiều chương trình dự án liên quan trực tiếp tới quản lý rừng bền vững (QLRBV) đã được xây dựng và triển khai, như Dự án “ Quản lý rừng bền vững thương mại và tiếp thị các lâm sản chính tại Việt Nam” do GTZ tài trợ thực hiện ở 5 lâm trường, công ty lâm nghiệp đại diện cho các vùng sinh thái trên cả nước, Dự án “ thúc đẩy quản lý rừng bền vững” do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ thực hiện tại Gia Lai, Chương trình hợp tác khu vực “Tăng cường khai thác rừng bền vững ở Châu Á” do FAO khu vực hỗ trợ tại Gia Lai và Phú Thọ giúp Việt Nam xây dựng Hướng dẫn khai thác tác động thấp, Chương trình UN-REDD Việt nam Giai đoạn 1 nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai sáng kiến " Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng" (Viết tắt là REDD+). Với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như Ford Foundation hay GTZ, Tổ công tác quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (do Viện Quản lý rừng bền vững chủ trì) đã xây dựng Dự thảo Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt Nam, đã được thông qua tại Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì và đã được trình Hội đồng chứng chỉ rừng quốc tế (FSC) xem xét. Hiện đã có gần 20.000 ha rừng trồng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ, do Công ty liên doanh Trồng rừng Quy Nhơn và một số nhóm hộ tỉnh Quảng Trị trồng và quản lý. Hiện tại với sự hỗ trợ của National Program Facility của Hà Lan thông qua FAO, Viện Quản lý rừng bền vững đang triển khai dự án hỗ trợ các chủ rừng nhỏ ở Yên Bình -Yên Bái quản lý rừng bền vững và thí điểm chứng chỉ theo nhóm. Nhiều diện tích rừng trồng thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với sự hỗ trợ của Viện Quản lý rừng bền vững. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đã được Quốc hội đánh giá về cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra. Một số con số đáng chú ý là độ che phủ rừng tăng từ 32% năm 1998 lên 39,5% năm 2010. Cả nước đã giao 9.999.892 ha trên tổng số 16,24 triệu ha quy hoạch là đất lâm nghiệp. Đến năm 2010 trữ lượng gỗ của cả nước là 935,3 triệu m3, tăng 24,4% so với năm1998…Bên cạnh đó, diện tích rừng mất do các hành vi vi phạm lâm luật và bị thiệt hại do cháy rừng cũng có xu hướng giảm. Dân chưa sống được bằng nghề rừng. Sau 13 năm thực hiện dự án, đến nay cả nước đã giao khoán được gần 10 triệu trên tổng số 16,2 triệu ha đất lâm nghiệp theo quy hoạch. Đến năm 2010 đã có gần 1,25 triệu hộ gia đình với 4,65 triệu lao động 4 tham gia dự án, trong đó có gần 485.000 hộ nghèo, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao có việc làm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ, việc khai thác rừng trái phép, cháy rừng, xâm lấn rừng, chống người thi hành công vụ xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chúng ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức và tồn tại, đó là: Tiến độ giao đất, giao rừng chậm. Thiếu các giải pháp sau giao đất để hộ gia đình gắn bó với nghề rừng và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Hệ thống chính sách tuy đã khá đủ nhưng còn nhiều bất cập, mâu thuẫn, chưa phù hợp với thực tiễn rất đa dạng ở các vùng miền, chưa thật sự tạo động lực để toàn dân tích cực và chủ động tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Thiếu chính sách về tín dụng ưu đãi trung và dài hạn theo chu kỳ SXKD lâm nghiệp. Thiếu chính sách hỗ trợ phát triển chế biến và thị trường cho sản phẩm rừng trồng ở địa bàn vùng sâu vùng xa. Chưa có quy định về đầu tư cơ bản lâm sinh.Chưa có chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật lâm sinh. Thiếu chính sách hỗ trợ vật tư kỹ thuật thiết yếu, xây dựng các mô hình tham quan cho dân. Còn tồn tại việc phê duyệt và giao chỉ tiêu khai thác mang tính áp đặt, không căn cứ vào lượng tăng trưởng hàng năm; Chưa có hướng dẫn rõ ràng, nhất quán về khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ; Thiếu chính sách hỗ trợ chế biến và tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ; Chính sách khai thác, lưu thông còn nhiều thủ tục phiền hà; Chưa có hướng dẫn cụ thể về cải tạo rừng tự nhiên nghèo; Thiếu chính sách đồng bộ hỗ trợ chuyển đổi phương thức canh tác, cơ cấu cây trồng; Thiếu chính sách giải quyết đầu ra cho cây dài ngày để người dân làm nghề rừng ổn định. Chưa có bước đột phá về công nghệ mới. Chưa quan tâm thoả đáng đến công nghệ khai thác và chế biến, đặc biệt là chế biến theo chiều sâu để nâng cao giá trị sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu. Tiến trình đổi mới lâm trường quốc doanh còn chậm. Chính sách thu hút đầu tư vào địa bàn lâm nghiệp chưa thật sự hấp dẫn do cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng địa bàn lâm nghiệp yếu kém. Trình độ dân trí chưa cao. Nội dung chương trình đào tạo nói chung lỗi thời, không theo kịp với tiến bộ khoa học công nghệ. Hình thức đào tạo còn nghèo nàn, xa thực tiễn. Đối tượng và cơ cấu đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của tổ chức, quản lý và phát triển lâm nghiệp, thiếu thợ và thiếu chuyên gia đầu đàn. Năng lực điều phối ở cả trung ương lẫn địa phương rất hạn chế. Năng lực ở cấp vĩ mô về giám sát, đánh giá còn kém. Cán bộ cấp cơ sở - cấp triển khai chính sách vừa thiếu vừa yếu. Thông tin, dự báo thị trường chưa đảm bảo tính chính xác, kịp thời và toàn diện. Vì vậy, hiện tại tỷ lệ che phủ của rừng mới đạt khoảng 38%, so với năm 1943 vẫn còn thấp hơn 5%, chất lượng của rừng vẫn đang bị suy giảm. Hiện tại, rừng tự nhiên chủ yếu chỉ còn ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung Bộ. Các vụ săn bắt, khai thác trái phép vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi. Hiện chỉ còn 9% rừng giàu, 58% diện tích là rừng nghèo. Phát triển rừng chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, 80% nguyên liệu gỗ phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản vẫn còn phải nhập từ nước ngoài. Tóm lại, rừng và nghề rừng chưa phát triển bền vững và đồng đều, chưa thực sự phát huy hết vai trò quan trọng vốn có của nó, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra cho ngành lâm nghiệp. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc khắc phục những tồn tại này càng đòi hỏi nỗ lực rất lớn của toàn xã hội. Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, làm giảm năng suất cây trồng và ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của rừng. Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ mất rừng, nguy cơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Biến đổi khí hậu đe dọa tới đa dạng sinh học rừng, làm thay đổi tổ thành loài, phân bố và khả năng sinh trưởng của các loài sinh vật rừng. Diện tích cây rụng lá (cây họ dầu) và nửa 5 rụng lá với nhiều loài cây chịu hạn sẽ tăng. Nhiều loài nhiệt đới ưa sáng sẽ di cư cao hơn và các loài á nhiệt đới mất dần. Số lượng quần thể các loài sinh vật quý hiếm sẽ suy kiệt đồng thời nguy cơ xuất hiện các loài sinh vật ngoại lai có hại sẽ tăng. Nhiều loài phải di cư tìm nơi sống mới và nếu không thể thích nghi với điều kiện sống mới hay cạnh tranh với các loài khác sẽ vĩnh viễn biến mất khỏi hành tinh. Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ dịch bệnh, nguy cơ cháy rừng. Các hệ sinh thái sẽ bị suy thoái, đặc biệt là hệ sinh thái ven biển và hệ sinh thái núi. Theo dự báo, năm 2070, các loài cây nhiệt đới vùng núi cao sẽ có thể sống được ở độ cao 100-550 m và dịch lên phía bắc 100-200 km (Vietnam Initial NatCom, 2003). Điều này phải được quan tâm nghiên cứu kỹ, vì theo tự nhiên, một loài thực vật phải mất ít nhất 100 năm mới có thể sống và phát triển thành quần thể ở một nơi cách quê hương của nó chỉ có1 km. 3. Tăng cường vai trò của rừng hướng tới kinh tế xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam 3.1 Mục tiêu chung đóng góp cho kinh tế xanh và phát triển bền vững - Tăng diện tích và chất lượng của hệ thống rừng phòng hộ, bao gồm cả hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, hệ thống rừng ngập mặn và hệ thống rừng phòng hộ trên đất cát ven biển. - Hệ thống rừng tự nhiên đầu nguồn chính được quản lý bền vững. - Hạn chế các tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái rừng do biến đổi khí hậu. - Xây dựng được cơ sở pháp lý hình thành quỹ cácbon trong lâm nghiệp và tham gia thị trường các bon. - Đời sống người dân địa bàn lâm nghiệp được cải thiện. 3.2 Kết quả chính đóng góp cho kinh tế xanh và phát triển bền vững - Vành đai rừng phòng hộ trên cát ven biển được thiết lập với diện tích 463.000 ha. - Hệ thống rừng ngập mặn ven biển được bảo tồn và phát triển, đặc biệt ở hai Đồng bằng Sông Cửu Long và Sông Hồng, với diện tích 324.000 ha. - Hệ thống rừng vùng phòng hộ đầu nguồn chủ yếu là đầu nguồn Sông Đà, Sông Mã, Sông Sesan, Sông Serepốk, Sông Đồng Nai tiếp tục được tăng cường. - Phương pháp, mô hình, chính sách quản lý rừng tự nhiên bền vững được xây dựng và áp dụng, nhân rộng - Các giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái rừng, hạn chế nguy cơ mất môi trường sống của các loài động thực vật rừng do tác động của biến đổi khí hậu đồng thời giúp các loài thích nghi với môi trường sống mới với điều kiện khí hậu, thuỷ văn mới…được nghiên cứu và áp dụng. - Các phương pháp đo đạc, tính toán lượng phát thải khí nhà kính và kiểm soát lượng phát thải trong lâm nghiệp được xây dựng và áp dụng. - Năng lực phòng, chống cháy rừng và sâu bệnh hại rừng được tăng cường. - Nhận thức và kiến thức của các bên liên quan về dự báo, theo dõi tác động, giảm thiểu và thích ứng với BĐKH được nâng lên. 6 - Các mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp nhằm hướng tới kinh tế xanh, phát triển bền vững, thích ứng với BĐKH và giảm thiểu phát thải khí nhà kính được xây dựng và nhân rộng ở các vùng sinh thái lâm nghiệp. - Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững. - Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45% vào năm 2020; tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng. 3.3 Các nhóm hoạt động chính 3.3.1 Theo dõi, giám sát, đánh giá và dự báo - Tăng cường năng lực giám sát đánh giá và dự báo - Xây dựng và thống nhất khái niệm về rừng. Thống nhất hệ thống tiêu chí phân loại rừng. - Nắm chắc thực trạng tài nguyên rừng, bao gồm: Điều tra đánh giá theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và tổng kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất và cơ chế quản lý và chia sẻ thông tin, số liệu; Cải tiến chế độ báo cáo định kỳ. - Kiểm tra giám sát thường xuyên hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. - Điều tra đánh giá sinh khối và trữ lượng các bon. - Đánh giá tác động, dự báo nguy cơ và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, thích ứng. - Đánh giá năng lực của các chủ rừng về QLRBV và chứng chỉ rừng sản xuất. 3.3.2 Các hoạt động thích ứng với BĐKH và cải thiện sinh kế bền vững - Nghiên cứu tác động của BĐKH đối với đa dạng sinh học rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. - Tăng cường cơ sở vật chất cho phòng, chống cháy rừng. - Xây dựng Trung tâm phòng, chống sâu bệnh hại rừng. - Nghiên cứu chọn các loài có khả năng thích nghi với điều kiện mới do BĐKH đồng thời không gây ảnh hưởng xấu tới các loài khác để phát triển rừng. - Phát triển các mô hình sinh kế bền vững, cải thiện đời sống, ổn định nơi sinh sống cho người dân. - Xây dựng và triển khai các dự án phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven biển (đê mềm) và các hợp phần phát triển rừng trong Đề án đê biển. 3.3.3 Các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính - Triển khai đề án phục hồi và phát triển hệ thống rừng ngập mặn ven biển. - Xây dựng và triển khai các chương trình/dự án tăng cường hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, sông Mã, sông Sesan, sông Serepok và sông Đồng Nai. 7 - Xây dựng và triển khai Chương trình REDD+ quốc gia và hướng vào việc tăng cường năng lực đánh giá và thực thi các giải pháp kỹ thuật, thực hiện thí điểm REDD+ và chuẩn bị tích cực các điều kiện để thực hiện REDD+ toàn diện. - Xây dựng và triển khai các dự án tăng cường năng lực xúc tiến các hoạt động Trồng rừng/tái trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Việt Nam. - Quản lý bền vững rừng tự nhiên và lâm phận quốc gia. - Triển khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2011-2020 theo Nghị quyết 18/NQ-QH. 3.4 Các nhóm giải pháp chính 3.4.1 Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách - Rà soát lại các cơ chế, chính sách liên quan, đề xuất xây dựng hoặc sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách để tăng cường sự tham gia chủ động của người dân. - Đổi mới phương thức giao đất giao rừng để giải phóng sức sản xuất, giao theo năng lực quản lý; Xây dựng chính sách đồng bộ sau giao đất, quan tâm tới chính sách liên kết hợp tác để tích tụ đất, phát triển sản xuất hàng hóa. - Sửa đổi chính sách tín dụng ưu đãi trung và dài hạn trong lâm nghiệp; Triển khai mạnh Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES); Đa dạng hóa nguồn lực cho lâm nghiệp, đặc biệt là các nguồn tài chính mới như PES, REDD+; Tăng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật lâm sinh và cơ sở vật chất kỹ thuật chế biến, tiêu thụ; Tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng địa bàn lâm nghiệp. - Xoá bỏ việc áp đặt chỉ tiêu khai thác không căn cứ vào lượng tăng trưởng hàng năm của rừng; Thực hiện khai thác rừng theo Phương án quản lý rừng bền vững; Phân cấp cho địa phương trong việc phê duyệt và giao chỉ tiêu khai thác, căn cứ vào Phương án quản lý rừng bền vững, trong đó có lượng tăng trưởng hàng năm của rừng. - Có cơ chế chính sách tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra của cấp vĩ mô. - Xây dựng chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho vùng sâu vùng xa; Tiếp tục rà soát để giảm thủ tục phiền hà. - Có hướng dẫn cụ thể về cải tạo rừng tự nhiên nghèo. - Xây dựng chính sách đồng bộ để hỗ trợ chuyển đổi phương thức canh tác, cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất; Xây dựng chính sách khuyến khích trồng cây gỗ lớn và giải quyết đầu ra cho dân để cải thiện đời sống, đảm bảo thu nhập ổn định. - Xây dựng hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp lâm nghiệp có thể hoạt động dưới dạng doanh nghiệp đặc thù, vừa cung cấp dịch vụ công ích, vừa sản xuất kinh doanh rừng hiệu quả; Có giải pháp khuyến khích liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp và dân. - Nghiên cứu về hợp tác xã lâm nghiệp kiểu mới để tập hợp dân làm nghề rừng. 3.4.2 Tăng cường năng lực - Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp các ngành về tác động của biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp, tăng cường phổ biến kiến thức cho cộng đồng người dân về các giải pháp ứng phó. 8 - Xây dựng chương trình/đề án tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến lâm cơ sở, đảm bảo các xã có rừng có ít nhất 1 cán bộ lâm nghiệp; Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ khuyến lâm cơ sở; Xây dựng chính sách hỗ trợ vật tư kỹ thuật thiết yếu; Đẩy mạnh xây dựng, phổ biến sổ tay kỹ thuật cho từng vùng, quan tâm tới đối tượng là hộ dân; Phát triển khuyến lâm có sự tham gia thực sự của người dân. Xác định rõ đối tượng cần đào tạo và cơ cấu đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngành và địa phương, tăng cường đào tạo lực lượng công nhân tay nghề cao và bổ sung chuyên gia đầu đàn; Có đề án nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình, hình thức, tài liệu đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn; Có chương trình và chính sách tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cấp cơ sở và dạy nghề cho dân. - Tập huấn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và tự giám sát, đánh giá. - Đào tạo đánh giá/kiểm định viên về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. - Xây dựng trang web và chuyên san về kinh tế xanh và phát triển bền vững lâm nghiệp. 3.4.3 Tăng cường công tác nghiên cứu và chuyển giao KHCN - Nghiên cứu cơ cấu cây trồng phù hợp với các vùng và kịch bản của BĐKH - Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho từng vùng. - Xây dựng các chương trình KHCN tổng hợp theo chuỗi giá trị. - Tăng cường nghiên cứu mang tính đột phá, đặc biệt là giống, quản lý rừng, khai thác, chế biến lâm sản để làm gia tăng giá trị của sản phẩm lâm nghiệp và đóng góp cho hấp thụ, giảm phát thải khí nhà kính, chống ô nhiễm môi trường. - Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường trong lâm nghiệp. - Đẩy mạnh đầu tư nhập công nghệ tiên tiến phù hợp để nâng cao chất lượng và sản lượng, tăng sức cạnh tranh, chủ động hội nhập. - Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều tra tài nguyên. 3.4.3 Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế - Thiết lập đối tác mới và ma trận tham gia của các bên trong lâm nghiệp. - Tăng cường phối hợp thực hiện các cam kết đa phương về môi trường liên quan tới BĐKH như Công ước chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc (UNCCD), Công ước đa dạng sinh học, Công ước RAMSAR, CITES… - Lồng ghép vấn đề kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững trong các chương trình dự án HTQT đang và sẽ triển khai về lâm nghiệp. - Tổ chức diễn đàn, đối thoại, hội thảo tham vấn các nhà tài trợ. - Tăng cường hợp tác kỹ thuật, trao đổi chuyên gia. 3.4.4 Huy động và phát triển nguồn lực tài chính - Nghiên cứu đa dạng hóa các nguồn tài chính cho QLRBV gắn với biến đổi khí hậu. - Triển khai hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở các cấp. - Xây dựng cơ chế tài chính mới bền vững gắn BĐKH, QLRRBV với XĐGN. 9 - Lồng ghép nội dung kinh tế xanh và phát triển bền vững trong các chương trình,dự án. - Xây dựng cơ sở khoa học để đàm phán tham gia thị trường các bon. - Lồng ghép việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và lợi ích tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng. - Bảo đảm kinh phí cho việc bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt ưu tiên cho các xã vùng biên giới, ven biển; tăng mức khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng; tăng mức đầu tư cho trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và hỗ trợ trồng rừng sản xuất ở địa bàn khó khăn. Có chính sách ưu đãi về vay vốn tín dụng trồng rừng sản xuất - Xác định giá rừng, đặc biệt là xác định giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trước khi chuyển sang rừng sản xuất hoặc chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác để tránh lãng phí, thất thoát tài nguyên và nguồn lực. 3.4.5 Tăng cường sự chủ động tích cực tham gia của địa phương - Từng địa phương xây dựng chương trình hành động và dự án cụ thể mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, lồng ghép các nguồn vốn để tổ chức thực hiện. - Tăng cường phân cấp song song với nâng cao năng lực của cơ sở và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát và đúc kết thực tiễn. - Hỗ trợ thông tin và huy động nguồn lực triển khai các đề xuất của địa phương. - Xây dựng cơ chế báo cáo. - Thực hiện chiến lược tăng cường sự tham gia, lấy ý kiến các cấp, các ngành và cộng đồng địa phương trong quá trình ra quyết định. Tóm lại, kinh tế xanh và phát triển bền vững có quan hệ tương tác, biện chứng với lâm nghiệp. Lâm nghiệp là công cụ đắc lực có tác dụng giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, phòng chống sa mạc hóa, bảo tồn đa dạng sinh học, đóng góp tích cực cho kinh tế xanh và phát triển bền vững. Vì vậy, lâm nghiệp cần được coi là một ngành quan trọng trong kế hoạch hành động chung với các giải pháp đồng bộ mang tính đa ngành, đa lĩnh vực./. . vững. - Hạn chế các tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái rừng do biến đổi khí hậu. - Xây dựng được cơ sở pháp lý hình thành quỹ cácbon trong lâm nghiệp và tham gia thị trường các bon. - Đời. nghiệp. - Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững. - Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45%. phận quốc gia. - Triển khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 201 1-2 020 theo Nghị quyết 18/NQ-QH. 3.4 Các nhóm giải pháp chính 3.4.1 Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách - Rà soát lại các

Ngày đăng: 28/02/2015, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan