skkn giảng dạy truyện ngắn từ việc khai thác tình huống truyện ở môn ngữ văn 11

30 1.5K 10
skkn giảng dạy truyện ngắn từ việc khai thác tình huống truyện ở môn ngữ văn 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN TỪ VIỆC KHAI THÁC TÌNH HUỐNG TRUYỆN Ở MÔN NGỮ VĂN 11 Người thực hiện: NGUYỄN THỊ LAN Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục: * Phương pháp dạy học bộ môn: * Phương pháp giáo dục: * Lĩnh vực khác: * Có đính kèm: * Mô hình * Phần mềm * Phim ảnh * Hiện vật khác Năm học: 2013 - 2014 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : NGUYỄN THỊ LAN 2. Ngày, tháng, năm sinh: 14/04/1983 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: B19K99 - Tam Phước - Thành phố Biên Hoà - Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0976506618 6. Fax: Email: nguyenlan8314@yahoo.com 7. Chức vụ: giáo viên. 8. Nhiệm vụ giảng dạy: giảng dạy môn văn lớp 12A7, 12A8, 11A1,11A2, Chủ nhiệm lớp 12A8. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất): CỬ NHÂN KHOA HỌC - Năm nhận bằng: 2005. - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Ngữ văn. - Số năm kinh nghiệm: 07 - Các sáng kiến trong 5 năm gần đây: “Một số kinh nghiệm dạy tốt phần văn học nước ngoài ngữ văn 10” 2 MỤC LỤC Trang I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1 1. Cơ sở lý luận 1 1. 1.Về khái niệm tình huống truyện 1 1.2. Về phân loại tình huống 2 1.3. Vai trò của tình huống 2 1.4. Cách tiếp cận tình huống… 3 2. Cơ sở thực tiễn 3 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP .4 1. Khai thác tình huống qua một số tác phẩm 5 1.1. Tình huống trong truyện ngắn Chữ người tử tù 5 1.1.1. Xác định tình huống…… 5 1.1.2. Phân tích tình huống 5 1.1.3. Rút ra ý nghĩa tư tưởng 6 1.2. Tình huống trong truyện ngắn Hai đứa trẻ 6 1.2.1. Xác định tình huống 6 1.2.2. Phân tích diễn biến tình huống 7 1.2.3. Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện 8 1.3. Tình huống trong truyện ngắn Vi hành 8 1.3.1. Xác định tình huống 8 1.3.2. Phân tích diễn biến tình huống 8 1.3.3 Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện 8 1.4. Tình huống trong truyện ngắn Tinh thần thể dục 9 1.4.1.Xác định tình huống 9 1.4.2. Phân tích diễn biến tình huống 9 1.4.3. Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện 9 2. ÁP DỤNG THỰC NGHIỆM TRONG VĂN BẢN CỤ THỂ QUA TRUYỆN NGẮN “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” (NGUYỄN TUÂN) 9 2.1. Giáo án chưa áp dụng giải pháp của đề tài 10-15 2.2. Giáo án áp dụng giải pháp của đề tài 15-21 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 22 3 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 23 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 VII. PHỤ LỤC………………………………………………………………… 24 4 GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN TỪ KHAI THÁC TÌNH HUỐNG TRUYỆN Ở MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nếu như cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để người đọc khám phá và tìm hiểu một bài thơ thì tình huống truyện chính là yếu tố tạo những bất ngờ và làm nên nét độc đáo cho câu chuyện. Phần nhiều những truyện ngắn được trích giảng trong chương trình Trung học phổ thông (THPT) là những tác phẩm có cốt truyện độc đáo, sâu sắc. Thông qua cốt truyện các tác giả muốn chuyển tải tới người đọc những vấn đề về triết lí nhân sinh trong cuộc sống. Khi phân tích những truyện ngắn này để phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò, giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Bởi có nhiều cách để khai thác, tìm hiểu truyện ngắn như: có thể đi từ bố cục, cốt truyện; khai thác các tình tiết quan trọng hoặc phân tích, tìm hiểu nhân vật Theo tôi, ngoài việc tiếp cận tác phẩm truyện ngắn qua phân tích nhân vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ , chúng ta còn có thể tiếp cận từ tình huống của truyện để làm nổi bật được giá trị của tác phẩm. “Vấn đề cơ bản của truyện ngắn là tình huống của nó” (Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2006). Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Giảng dạy truyện ngắn từ khai thác tình huống truyện ở môn ngữ văn lớp 11” qua một số tác phẩm: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Hai đứa trẻ (Thạch Lam) Qua đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp những kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc giảng dạy truyện ngắn Ngữ văn 11, để giúp học sinh tiếp cận, nắm vững nội dung, phân tích, tạo hứng thú trong quá trình lĩnh hội tri thức. Đồng thời, đảm bảo được trọng tâm nội dung bài học với lượng thời gian nhất định. Đó là lí do tôi chọn đề tài này. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1. 1. Về khái niệm tình huống truyện Tình huống “là cái tình thế xảy ra truyện” là “một khoảng khắc mà trong đó dự sống hiện ra rất đậm đặc”, là cái “khoảng khắc chứa đựng cả một đời người” (Nguyễn Minh Châu). Theo Hêghen, nhà triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức (1770- 1831) trong tác phẩm nổi tiếng Mỹ học đã dành nhiều trang viết về tình huống: “Nói chung tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật”. Nhà văn Nguyễn Kiên đã hơn một lần nói về bản chất và vai trò của tình huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì truyện ngắn 5 đó lập tức bị phá vỡ”. (Nhiều tác giả, Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000, tr. 44). Từ một số ý kiến trên, có thể khái quát về tình huống truyện như sau: Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm. 1.2. Về phân loại tình huống Tình huống tâm trạng: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này, thường dẫn tới một kiểu nhân vật là: Con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính…) ít được quan tâm. Ví dụ như truyện ngắn: Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Tình huống hành động: Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật: Nhân vật hành động. Nghĩa là nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít được quan tâm. Do đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn giàu kịch tính. Thậm chí mỗi thiên truyện, ở dạng rõ nét nhất, có thể coi như một màn kịch, một vở kịch ngắn trong y phục văn xuôi (Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một trường hợp tiêu biểu). Ví dụ: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan. Tình huống nhận thức: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường: đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là: Nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết, chiêm nghiệm, toan tính v.v… Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hoá. Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận (nhiều truyện ngắn của Nam Cao, và của Nguyễn Khải ở giai đoạn sau này có lẽ nghiêng về kiểu ấy). Cần lưu ý, ở những trường hợp cực đoan, nó có thể là truyện ngắn luận đề. Ví dụ : Đôi mắt của Nam Cao. 1.3. Vai trò của tình huống Nếu đặt vào tình huống, tâm lí, tính cách nhân vật tự bộc lộ rõ nét, đồng thời chủ đề tác phẩm cũng thể hiện sâu sắc. Ngoài ra, tình huống truyện còn có tác động tới kịch tính của tác phẩm, tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện. Do đó, “tạo tình huống là phần lao động quan trọng nhất của qui trình sáng tạo một truyện ngắn. Người viết có được một tình huống đặc sắc là đã có một tiền 6 đề khá chắc chắn cho thành công của cả truyện ngắn. Còn người đọc, nắm được tình huống thì xem như đã có một chìa khoá tin cậy để mở vào thế giới bí ẩn của tác phẩm” (TS. Chu Văn Sơn). 1.4. Cách tiếp cận tình huống Khi phân tích tình huống cần theo các bước: - Xác định tình huống. - Phân tích diễn biến tình huống. + Diện mạo của tình huống (bình diện không gian). + Diễn biến của tình huống (bình diện thời gian). + Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật truyện ngắn). - Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện. + Về quan niệm: Toát lên quan niệm gì về nhân sinh, thẩm mĩ? + Về cảm xúc: Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì? 2. Cơ sở thực tiễn Chúng ta thấy rằng việc tiếp cận truyện ngắn có nhiều phương pháp. Tuy nhiên, trong quá trình dạy và học môn Ngữ văn ở trường THPT chưa đạt được yêu cầu chất lượng và hiệu quả như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, cả chủ quan lẫn khách quan, có thể nêu ra đây những nguyên nhân cơ bản: 2.1. Về phía giáo viên Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân vì có nhiều cách tiếp cận tác phẩm. Cách dạy trước đây phần lớn nặng về lý thuyết thiếu thực hành đã gây nhàm chán và lãng phí thời gian mà lại không phát huy sự tìm tòi khám phá những điều mới mẻ của học sinh; Chính vì thế, dẫn đến việc dạy - học chay tràn lan, nặng về thuyết giảng một chiều, để trò ghi chép rồi học thuộc ý của thầy. Cách học theo lối thụ động đó không gây được sự hào hứng tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trong mỗi giờ học. Vì thế, những kiến thức thu nhận được trở nên hời hợt, vay mượn, không thấm sâu vào trí tuệ, tâm hồn các em. Bên cạnh đó, tài liệu tham khảo phần truyện ngắn dành cho giáo viên trên thị trường hiện nay quá nhiều, giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn sách tham khảo. 2.2. Về phía học sinh Hiện nay, học sinh trước khi lên lớp chưa đọc tác phẩm trước ở nhà. Đây là một trở ngại khá lớn khi các em hiểu, về một tác phẩm và phải thừa nhận một thực tế là đa số học sinh hiện nay, không thích học môn Ngữ văn, không có hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức văn chương. 7 Riêng đối với Trường tôi, một trường có chất lượng đầu vào nhìn chung thấp so với mặt bằng chung của các trường công khác trong địa bàn. Hơn nữa, học sinh lại có thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc những gì giáo viên truyền đạt. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ và diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn của người khác. Do đó, học sinh trở thành những con người lệ thuộc vào sách vở, học sinh không hào hứng và không quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, cho nên khi nói và viết học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, học sinh bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ tác phẩm truyện ngắn . Theo kết quả điều tra của bản thân tôi vào đầu năm học bằng phiếu lấy ý kiến: Câu 1. Trước khi học tác phẩm truyện em có hay đọc tác phẩm trước khi lên lớp: Có Không Những nguyên nhân khác:…………………………………………… Câu 2. Khi học tác phẩm truyện ngắn này em cảm thấy: Thích Không thích Nguyên nhân khác: …………………………………………………… Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 76 phiếu điều tra học sinh khối 11, trong đó có đến hơn 2/3 ý kiến không thích học tác phẩm truyện vì: - Khi học những tác phẩm này, hầu như học sinh phải đọc truyện ở nhà, nắm được cốt truyện nên phải mất nhiều thời gian. Có nhiều học sinh chưa đầu tư, chưa có thái độ học tập đúng đắn; chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Khả năng tiếp thu và cảm nhận những tác phẩm truyện ngắn chưa cao. - Kỹ năng phân tích và cảm thụ những giá trị đặc sắc về nội dung các tác phẩm truyện ngắn còn hời hợt, chưa sâu sắc. Xuất phát từ thực trang học tập môn Ngữ văn. Đặc biệt ở việc giảng dạy các tác phẩm truyện ngắn hiện nay, từ thực tế giảng dạy của bản thân mình, tôi mong rằng đề tài này sẽ được sự đón nhận của đồng đồng nghiệp. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Khi giảng dạy một tác phẩm truyện ngắn, sau phần Giới thiệu chung (giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả; giới thiệu về hoàn cảnh ra đời tác phẩm), trong phần Đọc – hiểu văn bản, tôi thường hướng dẫn học tìm hiểu về tình huống truyện. Xuất phát từ tình huống truyện, tôi khai thác tác phẩm về các khía cạnh: nhân vật, kết cấu, nghệ thuật trần thuật,… Từ đó, tôi hướng dẫn học sinh rút ra được chủ đề tác phẩm. 8 1. Khai thác tình huống truyện qua một số tác phẩm 1.1. Tình huống trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” 1.1.1. Xác định tình huống Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, hoàn toàn đối lập với nhau. Một người tên “địa nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội: còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng cả hai nhân đều là những con người nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt những nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm, độc đáo: mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Tác giả đã đặt những nhân vật này trong một tình thế đối địch: tử tù và quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục, đồng thời cũng thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm. 1.1.2. Phân tích tình huống Không gian và thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ. Không gian là nhà tù việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ta trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám của nhà tù (tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuật, phân gián). Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn : Thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. Thời gian là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao. Không gian và thời gian như thế đã góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống. Sự éo le trong thân phận hai nhân vật. Trước hết, xét ở bình diện xã hội, họ là hai kẻ đối địch: Huấn Cao là "giặc" của triều đình - Quản ngục lại là quan của triều đình. Nói một cách khác: Một người dám cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình mục nát - Một người lại là viên quan đại diện cho bộ máy cai trị của chính triều đình mục nát ấy. Xét ở bình diện nghệ thuật, họ lại là tri kỉ, trên cả hai chiều của quan hệ. Chiều đã hiện hình: Huấn Cao có tài hoa và khí phách còn Quản ngục lại ngưỡng mộ khí phách và tài hoa. Chiều tiềm năng: Huấn Cao chỉ cúi đầu trước Thiên lương cao khiết của con người, trong khi đó Quản ngục lại là "một tấm lòng trong thiên hạ". Người nào cũng có những phẩm chất cao quí mà người kia khát khao ngưỡng mộ. Sự éo le càng tăng gấp bội. Bởi vì, về hành động, Quản ngục bị đẩy đến trước một lựa chọn nghiệt ngã đầy tính xung đột. Ông ta chỉ được chọn một trong hai cách hành động, mà không thể dung hoà cả hai: Cuộc đối mặt ngang trái. Nhìn phía này, đó là cuộc giáp mặt giữa hai loại tù nhân. Huấn Cao là tử tù, theo nghĩa đen. Còn Quản ngục là kẻ bị tù chung thân, không hoàn toàn theo nghĩa bóng. Trước đến giờ, bề ngoài Quản Ngục vẫn là một viên quan của cái triều đình thối nát, nhưng bên trong lại tôn thờ những giá trị cao quí tương phản với triều đình ấy (thuộc về những người chống đối triều đình). Con 9 người chức phận trói buộc cầm tù con người khát vọng. Quản Ngục vẫn sống theo lối "xanh vỏ đỏ lòng". Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Tuân đã chọn một so sánh rất đẹp để viết về Quản Ngục: "Giữa cái chốn người ta sống bằng lừa lọc phản trắc, thì tấm lòng biết giá người của viên quan cai tù là một thanh âm trong trẻo lạc vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật đã trở nên hỗn loạn xô bồ". Ông ta bị cầm tù chính trong môi trường sống của mình. Nếu không gặp Huấn Cao chẳng phải ông ta cứ bị cầm tù thế đến chung thân sao ? Nói cách khác, người này bị cầm tù về nhân thân nhưng luôn tự do về nhân cách, còn người kia tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Nhìn phía kia, đó là cuộc đối chứng giữa hai thứ nhà tù. Huấn Cao bị cầm tù trong cái nhà tù hữu hình. Còn Quản ngục bị cầm tù trong cái nhà tù vô hình. Điều này cũng dẫn đến một kết cục không kém phần oái oăm, thoát khỏi cái nhà tù hữu hình đã khó, nhưng thoát khỏi cái nhà tù vô hình còn khó hơn; Quản Ngục không cứu được Huấn Cao và cũng không tự cứu được mình, còn Huấn Cao chẳng những không cần giải cứu, mà trước khi ra pháp trường lại còn cứu được Quản Ngục. 1.1.3. Rút ra ý nghĩa tư tưởng Tình huống ấy chứa đựng một quan niệm sâu sắc: Cái đẹp là bất diệt. Dù thực tại có hắc ám đến đâu cũng không tiêu diệt được cái đẹp. Nó mãi mãi là một lí tưởng nhân văn cao cả của cõi người này. Tình huống như thế cũng chứa đựng một niềm tin mãnh liệt, rằng: Cái đẹp sẽ thanh lọc cuộc đời này. "Cái đẹp sẽ cứu vớt nhân loại", đó là tư tưởng của Đôtxtôiepxki, người có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của người nghệ sĩ lãng mạn Nguyễn Tuân. 1.2. Tình huống trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” 1.2.1. Xác định tình huống Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình. Nội dung truyện chủ yếu diễn ra trong nội tâm thầm kín của nhân vật (Liên). Tình huống của truyện Hai đứa trẻ là một tình huống trữ tình: Nhân vật truyện đối diện với chính mình trước cảnh tượng quẩn quanh, buồn chán của một phố huyện nghèo chìm trong bóng tối. Tình huống ấy khơi trong lòng Liên nỗi buồn chán khiến chị em cô chỉ khao khát chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua để trong giây lát được thoát ra khỏi cảnh phố huyện, thả hồn theo một thế giới khác do con tàu mang theo. Truyện được kể với một giọng thầm thì, nhỏ nhẹ mà đầy xót thương cho những kiếp người nhỏ bé sống leo lét trong bóng tối và sự buồn chán của một phố huyện nghèo. 1.2.2. Phân tích diễn biến tình huống Cái tình thế nảy ra truyện là hai đứa trẻ trên một phố huyện nghèo. Cái phố huyện này có nguyên mẫu từ phố huyện Cẩm Giàng, nơi Thạch Lam từng sống một tuổi thơ buồn và không ít lận đận. Đó là một miền quê xơ xác, tiêu điều, quẩn quanh, mòn mỏi. Phố huyện dần vào màn đêm hoang vu thăm thẳm như chìm nghỉm vào hư vô; đồ vật có một cái chõng, thì ọp ẹp sắp gẫy; có một manh chiếu; có một cây đàn, thì cũ kĩ; có những ngọn đèn dầu, thì đều tù mù leo lét Trên cái nền phông cảnh ấy, hiện ra những kiếp người tàn: Bác Xẩm, bà cụ Thi điên… về 10 [...]... phẩm truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện cần lưu ý: + Nghệ thuật tạo dựng tình huống là tạo hoàn cảnh đặc trưng, đặt nhân vật vào một hoàn cảnh đặc biệt nào đấy để nhân vật bộc lộ hết tính cách, tâm trạng của mình + Khi phân tích tình huống cần theo các bước: * Xác định tình huống * Phân tích diễn biến tình huống * Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện + Giảng dạy từ tình huống truyện không... KINH NGHIỆM Năm học 2013 – 2014 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giảng dạy truyện ngắn từ việc khai thác tình huống truyện ở môn Ngữ văn lớp 11 Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ LAN Chức vụ: Giáo viên Đơn vị (tổ): Ngữ văn Lĩnh vực: Quản lý giáo dục ¨ Phương pháp giáo dục ¨ Phương pháp dạy học bộ môn Lĩnh vực khác Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng tại: Tại đơn vị ¨ ¨ ¨ Trong ngành ¨ 1 Tính mới... và giảng dạy truyện ngắn ở trường phổ thông nói riêng Trong quá trình xây dựng đề tài, do hạn chế về năng lực, tư liệu và vốn sống, nên không tránh khỏi những thiếu sót Người viết rất mong nhận được sự đóng góp của quý đồng nghiệp VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách Ngữ Văn 11 và sách Ngữ Văn 11 nâng cao 2 Sách giáo viên Ngữ Văn 11 và sách giáo viên Ngữ Văn 11 nâng cao 3 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ Văn. .. phẩm truyện ngắn Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: - Giảng dạy tác phẩm truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện có nhiều ưu điểm: + Giúp học sinh cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc theo đặc trưng thể loại + Học sinh nắm được những nét riêng của từng truyện, đồng thời thấy được tài năng và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn - Giảng dạy tác phẩm truyện. .. việc áp dụng phương pháp này vào giảng dạy: tỉ lệ học sinh thích học tác 26 phẩm truyện ngắn ngày càng cao Từ đó cho thấy không khí lớp học sôi nổi, góp phần nâng cao chất lượng của các giờ học tác phẩm truyện ngắn V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Qua thời gian áp dụng đề tài này vào giảng dạy phần truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn 11, tôi thấy đây là kinh nghiệm tốt để giúp giáo viên dạy. .. TẬP Ở NHÀ 1 Hướng dẫn học bài - Nắm vững bài học - Có người cho rằng, tình huống truyện đã làm cho mặt truyện trong tác phẩm phát triển như một vở kịch Trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận định này 2 Hướng dẫn chuẩn bị bài - Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tt) - Nắm được các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí để làm bài tập? IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Áp dụng đề tài Giảng dạy truyện ngắn từ việc khai. .. tư tưởng của tình huống truyện 12 “Vi hành” là truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại Nguyễn Ái Quốc, thể hiện tài châm biếm sâu sắc cảu tác giả về hoàng đế An Nam và triều đình nhà Nguyễn, về thái độ của người dân và chính phủ “bảo hộ” đối với Việt Nam và vị hoàng đế này 1.4 Tình huống trong truyện ngắn “Tinh thần thể dục” 1.4.1 Xác định tình huống Tinh thần thể dục là một truyện ngắn. .. hướng dẫn cách đọc, gọi học sinh đọc, 1 Tình huống truyện nhận xét về cách đọc? TT1 : Tìm hiểu tình huống truyện Gv cho học sinh thảo luận HS trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi sau đó cử người trình bày trước lớp GV chốt lại Nhóm 1 Anh/chị hiểu thế nào là tình huống? Nhận xét về tình huống trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” ? (Tình huống là cái tình thế xảy ra truyện; khoảnh khắc sự sống hiện ra đậm đặc,... ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ 1.3 Tình huống trong truyện ngắn “Vi hành” 1.3.1 Xác định tình huống Vi hành là một truyện ngắn có giá trị... viên Ngữ Văn 11- Nxb Giáo dục, Hà Nội 2007 4 Sách Lý luận dạy học – Nxb Giáo dục Hà Nội 5 Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn 11 6 Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội- 2006 7 Chu Văn Sơn, Chuyên đề Truyện ngắn (Tài liệu dạy lớp Cao học) 27 VII PHỤ LỤC Đính kèm phiếu thăm dò ý kiến học sinh Long Thành, Ngày 10 tháng 05 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị lan 28 SỞ GD&ĐT ĐỒNG . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN TỪ VIỆC KHAI THÁC TÌNH HUỐNG TRUYỆN Ở MÔN NGỮ VĂN 11 Người thực hiện:. tưởng của tình huống truyện 8 1.3. Tình huống trong truyện ngắn Vi hành 8 1.3.1. Xác định tình huống 8 1.3.2. Phân tích diễn biến tình huống 8 1.3.3 Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện. 24 4 GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN TỪ KHAI THÁC TÌNH HUỐNG TRUYỆN Ở MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nếu như cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để người đọc khám phá và tìm hiểu một bài thơ thì tình

Ngày đăng: 28/02/2015, 11:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan