TRÒ DIỄN VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA NGƯỜI TÀY XÃ YÊN LỖ, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

47 1K 5
TRÒ DIỄN VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA NGƯỜI TÀY XÃ YÊN LỖ, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGUYỄN BÍCH VÂN TRÒ DIỄN VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA NGƯỜI TÀY XÃ YÊN LỖ, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN (Tiểu luận khoa học của sinh viên đại học) 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………5 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………….5 2. Nghiên cứư đề tài……………………………………………5 3. Mục đích nghiên cứư đề tài…………………………………6 4. Nguồn tư liệu phục vụ đề tài……………………………… 6 5. Phương pháp thực hiện đề tài………………………………6 6. Đóng góp khoa học của đề tài………………………………6 7. Cấu trúc nội dung đề tài……………………………………6 CHƯƠNG I: Những nét khái quát về địa lý, kinh tế, xã hội của người Tày xã Yên Lỗ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn………………….7 1.1 Vị trí địa lý và con người……………………………………….7 1.1.1 Vị trí địa lý…………………………………………………….7 1.1.2 Con người và lịch sử cư trú………………………………… 7 1.2 Sinh hoạt kinh tế và văn hoá vật chất………………………….8 1.3 Tổ chức gia đình, xã hội…………………………………………11 1.3.1 Gia đình và quan hệ gia đình……………………………… 11 1.3.2 Về quan hệ xã hội…………………………………………… 11 1.4 Văn hoá - phong tục…………………………………………… 12 1.5 Văn hoá dân gian……………………………………………… 13 CHƯƠNG II: Các trò diễn & trò chơi dân gian trong lễ hội Lồng Tồng………………………………………………………………… 15 2.1 Trò diễn………………………………………………………… 15 2.1.1 Trò sỹ, nông, công, thương (kén rể)………………………… 15 2.1.2 Loòng kỳ lằn, loòng phụ (trò múa sư tử)………………………17 2.1.3 Oóc quyền (trò múa võ)……………………………………….20 2.1.4 Trò hát then, sli, lượn………………………………………….22 2.2 Các trò chơi………………………………………………………24 2 2.2.1 Thọt còn (trò tung còn)……………………………………… 24 2.2.2 Tức kỳ, tức cờ (chơi cờ tướng, cờ lài)…………………………25 2.2.3 Xẻ thỏi (kéo co)……………………………………………… 28 2.2.4 Thi nôộc tiêu tò tót (chọi chim hoạ mi)………………………29 2.2.5 Bắn nả (thi bắn nỏ)……………………………………………30 2.2.6 Tức yến, tức diến (thi đánh yến)………………………………31 2.2.7 Tức sáng (thi đánh sảng)………………………………………31 2.2.8 Tức lọ (đánh đáo)………………………………………………32 2.2.9 Tức bi (đánh bi)……………………………………………… 33 2.2.10 Tức khăng (đánh khăng)…………………………………… 34 2.2.11 Tức của thầu………………………………………………… 34 2.2.12 Tức chẹt khum (ô ăn quan)………………………………… 36 2.2.13 Pây mạ điếng (đi cà kheo)…………………………………….37 CHƯƠNG III: Giá trị của trò diễn, trò chơi dân gian trong Lễ hội Lồng Tồng và những vấn đề đặt ra………………………………….40 3.1 Các giá trị………………………………………………………….40 3.1.1 Giá trị văn hoá tinh thần……………………………………….40 3.1.2 Giá trị văn hoá xã hội………………………………………… 40 3.1.3 Giá trị về nghệ thuật hát dân ca……………………………… 41 3.1.4 Giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc…………………………… 41 3.1.5 Giá trị lịch sử……………………………………………………42 3.2 Những vấn đề đặt ra nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá…………………………………………………………… 42 Kết luận……………………………………………………………… 45 Tài liệu tham khảo……………………………………………………47 LỜI CẢM ƠN 3 Để hoàn thành được bài viết tiểu luận khoa học này là do sự nỗ lực của bản thân em dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo, TS Phạm Việt Long, cùng với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Văn hoá Hà Nội, khoa văn hoá dân tộc đã cung cấp tư liệu quý báu giúp em hoàn thành bài viết. Đây là lần đầu làm quen với công việc nghiên cứu, dù cố gắng nhiệt tình nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót trong lúc thực hiện bài viết. Vậy em kính mong các thầy, cô giáo góp ý để các bài viết sau được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các dân tộc thiểu số Việt Nam, dân tộc Tày chiếm số lượng dân cư khá lớn trong. Dân tộc Tày cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, có tập quán và trình độ sản xuất khá tiến bộ, có nền văn hoá lâu đời, đặc sắc. Truyền thống văn hoá dân tộc Tày đang cú những biến đổi sâu sắc bởi sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc trong nước và ngoài nước. Đối với em là một sinh viên khoa văn hoá dân tộc, sự hiểu biết về nét đẹp trong văn hoá dân gian còn rất hạn chế nên việc nghiên cứu về trò chơi, trò diễn là việc làm cần thiết để góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc, qua đó thấy được những cái hay, cái đẹp để có hướng giữ gìn và phát huy trong xã hội hiện đại, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế ở đời sống xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có một số anh chị khoá trước tìm hiểu về trò chơi dân gian, trò diễn của người Tày, nhưng nhìn chung còn rất hạn hẹp, không bao quát được các trò. Với việc nghiên cứu đề tài lần này của mình, em mong muốn sẽ góp một phần nào đó vào việc gìn giữ và phát huy tiếng nói dân tộc Tày thông qua các trò chơi. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu trò diễn, trò chơi dân gian trong lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở xã Yên Lỗ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn để giup người đọc hiểu thêm về một loại hình sinh hoạt văn hoá của nhân dân địa phương và đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy vốn văn hoá truyền thống của dân tộc. 4. Nguồn tư liệu 5 Thu thập từ các tài liệu, sách, báo, tạp chí và những người cung cấp tư liệu trực tiếp trong dịp lễ hội Lồng Tồng xưa và nay của xã Yên Lỗ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào phương pháp nghiên cứu mà em đã được học trong trường, như thu thập tài liệu, khảo sát thực tế, phương pháp điền dã dân tộc học, trao đổi, phỏng vấn, miêu tả so sánh… 6. Đóng góp khoa học của đề tài Giới thiệu được trò chơi, trò diễn trong lễ hội Lồng Tồng của một địa phương mà trước đây chưa được nhiều người quan tâm. Góp phần chứng minh được tính phong phú, đa dạng và giá trị đặc sắc của văn hoá dân gian các dân tộc thiểu số ở nước ta. Đề xuất được biện pháp bảo tồn, phát huy một vốn quý trong di sản văn hoá của người Tày. 7. Kết cấu Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương: Chương I: Những nét khái quát về địa lý, kinh tế, xã hội của người Tày xã Yên Lỗ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn Chương II: Các trò diễn và trò chơi dân gian trong lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở xã Yên Lỗ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn Chương III: Giá trị của trò diễn, trò chơi dân gian trong lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở đây và những vấn đề đặt ra CHƯƠNG I NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA NGƯỜI TÀY XÃ YÊN LỖ, HUYỆN BÌNH GIA,TỈNH LẠNG SƠN 1.1. Vị trí địa lý và con người 1.1.1 Vị trí địa lý 6 Yên Lỗ có một vị trí vô cùng thuận lợi của vùng Đông - Bắc huyện Bình Gia. Dạng địa hình phổ biến ở xã Yên Lỗ là vùng đồi và núi thấp. Toàn bộ xã Yên Lỗ nằm dọc theo một thung lũng khoảng 20 km được bao bọc bởi các hệ thống dãy núi đất. Địa hình thể hiện khá rõ tính chất phân bậc. Về đất: Chủ yếu là đất sét và đất thịt, không có đá vôi. Do đó, địa chất Yên Lỗ cũng khác nhiều vùng khác trong huyện. Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, mùa đông tương đối dài và lạnh, nên nhiệt độ thấp hơn các tỉnh đồng bằng 2-5 độ, lượng mưa trung bình 1400- 1500 mm trên một năm. Khoáng sản: Không có các mỏ kim loại, chỉ có đất sét và cát vàng phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng làm gạch ngói để làm các công trình của đời sống xã hội. Các loại tài nguyên này tồn tại ở hầu hết các địa bàn trong xã. Về thuỷ văn: Mạng lưới sông suối và khe rạch khá phát triển. Mật độ suối và khe rạch dao động trung bình từ 0,6 đến 1,2 km2. 1.1.2 Con người và lịch sử cư trú Xã Yên Lỗ có 1.359 khẩu thuộc 270 hộ, chiếm gần 50% tổng số hộ trong toàn xã. Yên Lỗ là nơi tụ cư của đồng bào các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao. Họ khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài và phát triển, cộng đồng các dân tôc xã Yên Lỗ đã đoàn kết gắn bó với nhau để chinh phục thiên nhiên và bảo vệ quê hương, bản làng. Là thành viên trong cộng đồng các dân tộc nói ngôn ngữ Tày – Thái, người Tày chiếm 38% dân số của tỉnh Lạng Sơn, đứng thứ hai so với người Nùng ở tỉnh, là dân tộc đông nhất trong 53 dân tộc thiểu số của cả nước. Người Tày là một trong những dân tộc sinh sống trên đất nước ta sớm nhất, với trình độ phát triển tương đối hoàn chỉnh và hoàn thiện, 7 làm chủ cả một vùng đất đai rộng lớn. Vốn là cư dân sinh sống chính bằng kinh tế nông nghiệp lúa nước, địa bàn cư trú người Tày đa phần là ở các thung lũng có nhiều ruộng. Người Tày là dân bản địa bao giờ cũng lập làng, làm ruộng ở vị trí thuận lợi hơn so với dân tộc thiểu số khác. Với truyền thống lâu đời lại thêm lao động cần cù, sáng tạo, có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ruộng nước người Tày phát triển tương đối cao. Địa bàn định cư lâu đời của người Tày Lạng Sơn là các cánh đồng tương đối lớn, nổi tiếng như lòng chảo Thất Khê, Bắc Sơn, Bình Gia, Lộc Bình… Người Tày sống thành từng bản, ít thì có vài chục hộ, nhiều thì hơn một trăm nóc nhà. Người Tày ở nhà sàn là chủ yếu và phổ biến. Quan hệ dòng họ và gia đình tộc người Tày luôn gắn kết bền chặt. Quan hệ trong gia đình cũng có những yếu tố riêng biệt như bố chồng, anh chồng không được ngồi ăn cùng với con dâu, em dâu… Quyền lực trong gia đình người Tày theo phụ hệ - ông, cha, con trưởng là cơ bản. 1.2 Sinh hoạt kinh tế và văn hoá vật chất Người Tày xã Yên Lỗ nói riêng và người Tày cả nước nói chung là một trong những cư dân làm ruộng nước sớm nhất trong khu vực Nam Á và Đông nam Á. Họ biết dùng cày, biết sử dụng sức kéo của trâu, bò vào việc canh tác. Đó là điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tộc người Tày sinh sống ở vùng núi, nhiều cánh đồng thung lũng rộng, nhiều vùng núi rậm rạp khác. Trong lịch sử của mình, người Tày đã biết làm thuỷ lợi phục vụ nghề trồng lúa nước như mương, phai. Ngoài làm ruộng, người Tày ở Yên Lỗ còn làm nương rẫy với lối canh tác đơn giản: đao canh hoả chủng, canh tác bằng dao cuốc, đốt bằng lửa, tra hạt bằng cây chọc lỗ. Nghề chăn nuôi khá phát triển các loại vật nuôi như: trâu, bò, lợn, gà, vịt…Trong cuộc sống gắn bó với ruộng đồng: con trâu, bò được người Tày quý mến. Đây là loại gia súc vừa làm sức kéo vừa để ăn thịt. Gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn, dê…là nguồn thực phẩm tiện lợi được sử dụng hàng 8 ngày và còn là một phương tiện biểu hiện tâm lý mến khách của người Tày. Bên cạnh phát triển trồng cây lương thực và chăn nuôi, người Tày còn trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao như: hồi, trẩu, sở… Đặc biệt là cây hồi đã được cư dân Tày ở Yên Lỗ trồng hàng trăm năm nay, cho sản lượng dầu rất lớn để bán và xuất khẩu. Người Tày xã Yên Lỗ có một số nghề thủ công truyền thống như rèn, đan lát, mộc, đục đá, làm gạch ngói và dệt. Trong đó nghề dệt, đan lát phát triển hơn cả. Nghề mộc cũng phát triển, tuy nhiên chủ yếu là vật dụng gia đình, làm nhà cửa, đóng bàn ghế. Nghề rèn và đục đá tuy không nhiều nhưng cũng đủ sản xuất lưỡi cuốc, dao, liềm, cối xay đá phục vụ nhu cầu. Nghề sản xuất gạch ngói chủ yếu là ngói âm dương để lợp nhà sàn của đồng bào dân tộc. Nghề dệt vải chàm, thổ cẩm được phát triển, không chỉ đáp ứng nhu cầu của địa phương mà còn trao đổi buôn bán với các cư dân sống xen kẽ bên cạnh. Ngoài ra còn có một số nghề thủ công nhỏ lẻ khác như cất tinh dầu hồi, nấu cao động vật…Tuy nhiên các nghề thủ công ở đây vẫn tiến hành theo mùa, tranh thủ lúc nhàn rỗi, chưa xuất hiện các xưởng lớn với đội ngũ thợ lành nghề tách khỏi trồng trọt. Tóm lại kinh tế Lạng Sơn trong quá khứ và hiện tại phát triển khá mạnh do có sự đóng góp tích cực của dân tộc Tày, một trong những chủ thể chính của tỉnh. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp thì buôn bán giao lưu trao đổi hàng hoá trong nước và nước ngoài phát triển rầm rộ nhất. Ngay từ thế kỷ XVI – XVII đã xuất hiện những thương trường thuyền bè tấp nập buôn bán như chợ Kỳ Lừa, chợ Vân Mịt… Trong thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, kinh tế thương mại – du lịch là ngành mũi nhọn hàng đầu của tỉnh, được chú ý đầu tư phát triển. Về văn hoá vật chất: Trong số các dân tộc ở Lạng Sơn, người Tày xã Yên Lỗ nói riêng và cư dân Tày của cả tỉnh nói chung là cư dân bản 9 địa sống lâu đời nhất, cùng sống trong một hệ sinh thái, có mối quan hệ gần gũi lâu đời với các dân tộc khác. Vì vậy, trong một số mặt của đời sống văn hoá, người Tày chịu ảnh hưởng văn hoá của nhiều dân tộc khác. Trước hết là món ăn cổ truyền: Có thể nói nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày xã Yên Lỗ là sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất kinh tế của cư dân sống trong vùng sinh thái thung lũng có rừng và sông suối bao quanh. Đó là gạo và hoa màu như ngô, khoai, sắn, đậu… các loại rau quả do trồng và thu hái trong rừng, các loại thuỷ sản tôm, cua, cá do nuôi và thu lượm ở sông, suối. Các loại thịt trâu, bò, lợn, gà, vịt… do chăn nuôi gia đình hay chim thú săn bắn trong rừng. Từ các nguồn lương thực thực phẩm trên, cơ cấu dinh dưỡng và bữa ăn hàng ngày chủ yều là gạo – cá, tôm, rau, quả - thịt. Lạng Sơn là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nên thời tiết rất lạnh về mùa đông, vì thế lượng thịt và mỡ dùng trong các bữa ăn hàng ngày nhiều hơn các địa phương khác. Hơn nữa, người Tày vốn sống gần gũi với người Kinh, người Hoa nên tiếp thu nhiều cách ăn uống của họ. Các món ăn như thịt lợn quay, vịt quay, phở chua nổi tiếng của Lạng Sơn thu hút khách tham quan du lịch trong nước và quốc tế. Về trang phục: Chủ yếu được cắt may bằng vải bông tự dệt có nhuộm chàm. Quần áo nam nữ Tày màu đen xanh hoặc đen hồng, áo của nam là áo ngắn được may ghép bốn thân, cúc vải, cổ tròn; áo của phụ nữ gồm áo ngắn và áo dài năm thân. Cổ áo dài đứng, tròn, thấp, khuy cài sang nách phải. Áo dài được sẻ ngay tận ngang hông, thuận tiện cho việc đi làm, gấu áo dài quá gối. Bộ áo dài người Tày có thắt lưng màu đen hồng đẹp, nền nã, dung dị, quý phái. Trang sức người Tày Yên Lỗ là các loại vòng cổ, vòng tay, trâm cài tóc, dây chuyền, các loại hoa tai… Đồ trang sức bằng vàng, bạc, không chỉ mang lại vẻ đẹp bên ngoài cho người phụ nữ mà còn có tác 10 [...]... không thể thiếu được trong đời sống xã hội của con người CHƯƠNG II CÁC TRÒ DIỄN VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG LỄ HỘI LỒNG TỒNG Lễ hội Lồng Tồng không những có nhiều nghi thức, nghi lễ mà còn có rất nhiều trò diễn, trò vui Lễ và hội tách bạch ra hai phần rõ rệt như nhiều lễ hội tín ngưỡng dân gian khác Tuy nhiên, cũng có một số phần lễ và hội đan xen lẫn nhau Song, trong một số lễ hội, phần hội hoàn toàn không... thần của mọi người dân Ta có thể thấy dân ca Tày được chia thành hai loại lớn, đó là dân ca nghi lễ và dân ca giao duyên Dân ca giao duyên: Lượn: Là bộ phận dân ca Tày, lượn có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày Lượn gồm có ba loại: lượn Cọi, lượn Slương, lượn Nàng hai Lượn Slương thường được tổ chức hát trong ngày 13 hội Lồng Tồng mùa xuân hay vào những đêm trăng sáng vào dịp nông... sỡ và cũng ít khi để xảy ra những điều không hay Trò hát sli, then, lượn là nghi lễ không thể thiếu được trong ngày hội Lồng Tồng của đồng bào Tày Lạng Sơn Hát trong lễ hội chủ yếu là nam thanh, nữ tú, những đôi trai gái chưa vợ chưa chồng Họ đi hội ngoài việc tìm hiểu vui chơi còn có việc tìm hiểu giao duyên Quan niệm của đồng bào trong ngày hội nhất thiết phải có trò hát giao duyên mà càng nhiều người. .. vậy năm đó dân bản mới làm ăn phát đạt Thông qua trò hát trong ngày hội, nhiều đôi trai gái đã trở nên vợ nên chồng Vì vậy các trò hát trong ngày hội Lồng Tồng được kéo dài từ đời này sang đời khác 2.2 Các trò chơi 2.2.1 Thọt còn (trò tung còn) Tung còn là một trong những trò chơi sôi nổi và hấp dẫn nhất của lễ hội Lồng Tồng Đây không chỉ là trò giải trí đơn thuần mà là một hình thức giao duyên mang... không phải là ít Trong gia đình người Tày, chủ là người chồng, người cha nên gia đình mang tính phụ quyền Người chủ gia đình có vai trò quan trọng quyết định tổ chức sản xuất của gia đình Người ông, người cha là người điều hoà các mối quan hệ xã hội trong và ngoài gia đình Trong xã hội cổ truyền của người Tày, nền nếp phân công lao động theo giới tính và theo lứa tuổi trong nội bộ gia đình đã hình thành... không chạm vào các vạch quy định và sau khi đá ra ngoài, lại quay lưng tung mảnh ngói lấy “ruộng” Cứ thế cuộc chơi kéo dài khi các “thửa ruộng” bị lấy hết thì cuộc chơi kết thúc Ngày nay trò chơi của thầu còn hết sức phổ biến trong các bản làng của người Tày Lạng Sơn Người ta có thể chơi cả ban ngày lẫn ban đêm, nhất là đêm trăng sáng Đặc biệt là trong các ngày lễ hội Lồng Tồng thường được chơi sôi nổi... của người Tày Yên Lỗ Truyện kể về các hiện tượng tự nhiên cũng khá phong phú, ngày nay vẫn còn lưu truyền Vốn ca dao, tục ngữ, câu đố, những khúc hát đồng giao và trò chơi của trẻ em Yên Lỗ khá phong phú, góp phần tạo nên diện mạo của văn nghệ dân gian Xứ Lạng mà chủ yếu của nó là tộc người Tày Bên cạnh văn học thì những bài dân ca giao duyên phát triển nhất và tồn tại trong đời sống tinh thần của. .. các thanh thiếu niên nam nữ tập trung chơi rất vui nhộn Cuộc chơi khăng có thể kéo dài từ ngày này sang ngày khác, kể cả trong lúc đi chăn trâu, các cháu nhỏ cũng có thể chơi Ngày nay, trò đánh khăng vẫn phổ biến ở khắp các vùng nông thôn miền núi 2.2.11 Tức của thầu (chơi của thầu) Tức của thầu (chơi của thầu) là một trò chơi dân gian của đồng bào Tày Lạng Sơn Sân chơi là một bãi đất rộng bằng phẳng,... bức thư tình, một thể loại độc đáo của trai gái Tày Được hát trong giao duyên tỏ tình, trong lễ hội xuân, dịp cưới hoặc trong lao động sản xuất Những bài ca nghi lễ: Là kho tàng văn nghệ phong phú của người Tày Yên Lỗ Có thể kể đến quan làng, những bài then được hát trong các dịp cưới xin chúc tụng, chữa bệnh, cấp sắc… Tóm lại, kho tàng văn hoá dân gian của người Tày Yên Lỗ vô cùng phong phú, ngày nay... lượn Thông thường, một lễ hội Lồng Tồng thu hút rất nhiều khách và các thành phần tộc người tham gia, cho nên diễn ra nhiều hình thức hát rất phong phú Các lối hát diễn ra kéo dài từ lúc khai hội cho đến kết thúc, sau đó người ta kéo về hát trong nhà… Nội dung hát chủ yếu là hát giao duyên, hát chúc tụng, hát mừng xuân mới Khi hội diễn ra, mọi người trong bản, bản trong, bản ngoài và nhiều vùng khác kéo

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan