tài liệu về công ty sony

23 1.2K 2
tài liệu về công ty sony

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.Sơ lược về công ty sony. 1.Công ty công nghiệp Sony, gọi tắt là Sony, là một tập đoàn đa quốc gia được của Nhật Bản, với trụ sở chính nằm tại Minato, Tokyo, Nhật Bản, và là tập đoàn điện tử đứng thứ 5 thế giới với 81,64 tỉ USD (2011). Sony là một trong những công ty hàng đầu thế giới về điện tử, sản xuất tivi, máy ảnh, máy tính xách tay và đồ dân dụng khác. Được thành lập vào tháng 5/1946 tại Nihonbashi Tokyo được mang tên là Tokyo Tsushin Kogyo K.K (東京通信工業株式会社, Đông Kinh Thông Tin Công Nghiệp Chu Thức Hội Xã) với số vốn ban đầu là 190.000 yên. Công ty này đổi tên thành Sony vào tháng 1/1958. Từ “Sony” là kết hợp của từ “sonus” trong tiếng La-tinh (âm thanh) và từ “sonny” trong tiếng Anh (cậu bé nhanh nhẹn thông minh) theo cách gọi tên thân mật. Những nhà sáng lập hy vọng tên “Sony” thể hiện tinh thần nhiệt huyết và sáng tạo của giới trẻ. 2.Lịch sử Hai nhà sáng lập ra công ty Sony là Masaru Ibuka và Akio Morita. Tháng 6-1957, một tấm bảng lớn mang tên Sony được dựng gần sân bay Haneda ở Tokyo. Tháng 1-1958, Công ty Totsuko chính thức trở thành Công ty Sony. Tháng 12 năm đó, tên Sony được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo. Một trong những việc đầu tiên mà Morita và các đồng nghiệp nghĩ đến là lần lượt đăng ký thương hiệu Sony tại 170 nước, vùng lãnh thổ và đăng ký nhiều ngành sản xuất khác nhau ngoài ngành chính là điện tử. Điều đó cho thấy sự nhìn xa trông rộng của các nhà sáng lập và qua đó cũng bộc lộ khát vọng sẽ chinh phục thế giới của họ. Hai nhà sáng lập Sony đều có “gốc gác” là dân kỹ thuật, rất giỏi với những sáng chế. Hơn ai hết, họ ý thức được tầm quan trọng của việc luôn phải tiên phong trong lĩnh vực sáng tạo ra những sản phẩm mới. Con đường phát triển của Sony là luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm mới phục vụ đời sống. Nhờ đó mà các sản phẩm đồ điện tử trở nên hết sức phong phú và đa dạng, đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng. Khoảng 6%-10% doanh thu hàng năm của Sony được trích ra dành cho việc nghiên cứu. Các sản phẩm không chỉ nhắm vào các nhu cầu hiện tại mà còn dành cho cả các nhu cầu chưa nảy sinh. Cần nhắc lại là sản phẩm đầu tiên được sản xuất dưới thương hiệu Totsuko là chiếc máy ghi âm dùng băng từ tính, ra đời năm 1950 và hai năm sau đã quen mặt với thị trường. Năm năm sau, sản phẩm thứ hai của Morita và các đồng nghiệp được đánh giá là một trong những bước đột phá ấn tượng nhất, đó là chiếc radio bán dẫn nhãn hiệu TR-55 chạy bằng transistor đầu tiên của nước Nhật, mở đầu kỷ nguyên bán dẫn phát triển rầm rộ vào thập niên 1960. Chiếc truyền hình transistor đầu tiên Tháng 5-1960, Sony cho ra đời chiếc máy truyền hình (TV) transistor đầu tiên lấy tên là TV8 -301. Thành quả trên được sự công nhận của cả thế giới, vinh dự không chỉ riêng của Sony, mà còn của cả nền công nghiệp điện tử của Nhật Bản. Đầu những năm 1960, Morita và các đồng nghiệp bắt đầu quan tâm đến một sản phẩm khác. Đó là máy sử dụng băng video VTR (Video Tape Recorder) do hãng Ampex của Mỹ chế tạo và cung cấp cho các đài phát thanh. Vì sử dụng cho mục đích phát thanh nên máy rất cồng kềnh, mỗi máy chiếm diện tích cả một căn phòng, còn giá thành hơn 100.000 USD/chiếc thì chỉ những cơ quan có ngân sách dồi dào mới sắm nổi. Mục tiêu mà Ibuka và Morita nhắm đến là những chiếc máy VTR gọn nhẹ, giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng trong nước. Tất cả chuyên viên, kỹ sư của Sony tập trung nỗ lực theo hướng này, thiết kế và sản xuất thử nhiều mẫu sản phẩm khác nhau, mẫu sau gọn nhẹ, tiện lợi hơn mẫu trước. Chiều ngang băng video rộng hơn 5cm của hãng Ampex đã được thu nhỏ còn không đến 2cm. Chiếc máy VTR nguyên mẫu được đặt tên là U - Matic, đã được sự đón nhận khá tích cực của người tiêu dùng, chỉ riêng hãng xe hơi Ford đã đặt mua một lần 5.000 chiếc để dùng trong công tác huấn luyện nhân viên. Thành công này khuyến khích Morita và các chuyên viên tiến xa thêm bước nữa, đó là tiếp tục cải tiến máy VTR, hạ giảm giá thành bằng cách dùng băng video nhỏ hơn nữa, có chiều rộng mặt băng không đến 1,3cm và sử dụng 100% linh kiện bán dẫn. Năm 1964, một toán chuyên viên do Nobutoshi Kihara dẫn đầu đã chế tạo được chiếc CV-2000, máy thu phát băng video cassette (VCR) sử dụng trong gia đình đầu tiên của thế giới. Băng từ tính ghi phát hình không còn là hai cuộn băng nằm riêng rẽ bên ngoài máy ghi phát hình nữa, mà chúng đã được lắp đặt trong một hộp băng duy nhất đặt bên trong máy, gọn gàng và dễ sử dụng. Giá bán một chiếc CV-2000 chỉ còn bằng không tới 1% giá một chiếc máy VTR (máy ghi phát hình dùng băng video có cuộn băng bên ngoài máy: open reel) sử dụng trong các hệ thống phát thanh, truyền hình, và bằng không đến 10% giá một chiếc máy sử dụng trong ngành giáo dục. Tháng 10-1968, Sony cho ra đời chiếc TV màu nhỏ gọn sử dụng đèn hình trinitron, một công nghệ mới mẻ giúp đèn có hiệu năng cao. Chính sáng kiến về trinitron này đã được Hàn Lâm viện quốc gia Mỹ về nghệ thuật truyền hình và khoa học tặng giải thưởng Emmy cho tập đoàn Sony vào năm 1972. Những năm gần đây, để phát triển sản phẩm hàng điện tử gia dụng, Sony đặc biệt chú trọng đến việc vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực liên quan. Năm 1988, Sony tiếp nhận công ty CBS Records Inc để thành lập nên Sony Music Entertainment và năm 1989 tiếp tục mua lại Columbia Pictures thành lập nên Sony Picture Entertainment. Sony PlayStation khai trương vào năm 1995 đưa tập đoàn Sony trở thành tập đoàn chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực trò chơi điện tử. Hiện nay Tập đoàn Sony có 168.000 nhân viên làm việc tại khắp các châu lục trên tòan cầu. Là nhà sản xuất điện tử hàng đầu thế giới, Sony đạt nhiều thành công trong lĩnh vực điện tử dân dụng như tivi màu, sản phẩm audio & video, trò chơi điện tử, lĩnh vực điện tử chuyên dụng như thiết bị phát thanh truyền hình, y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học. Ngày nay, danh mục của Sony có trên 5.000 sản phẩm bao gồm đầu DVD, máy chụp ảnh, máy tính cá nhân, TV, các thiết bị âm thanh nổi, thiết bị bán dẫn và chúng được thiết lập thành những danh mục có thương hiệu như máy nghe nhạc cá nhân Walkman, TV Trinitron, máy vi tính Vaio, TV màn ảnh rộng Wega, máy ghi hình HandyCam, máy chụp ảnh kỹ thuật số Cybershot và bộ trò chơi PlayStation. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, Sony là một trong những tên tuổi nổi bật của lĩnh vực chế tạo máy tính, viễn thông và dịch vụ Internet. Sony còn là nhà sản xuất kinh doanh hàng đầu thế giới về âm nhạc và điện ảnh với hoạt động của công ty như Sony Picture Entertainment, Sony Music Entertainment, Sony BMG, v.v… 3. Sứ mệnh và viễn cảnh Lý tưởng cốt lõi của Sony đã được diễn tả nhiều cách khác nhau trong quá trình của công ty. Vào lúc thành lập, Masaru Ibuka đã mô tả 2 yếu tố của lý tưởng Sony: “Chúng ta sẽ nghênh tiếp những khó khăn kỹ thuật và tập trung vào những sản phẩm kỹ thuật siêu cao nhưng đem lại nhiều lợi ích cho xã hội bất luận ở cấp lượng nào; chúng ta sẽ đặt trọng tâm của chúng ta vào khả năng, thành quả và đặc tính cá nhân để mỗi một người trong chúng ta đều có thể phô diễn toàn bộ khả năng và kỹ năng của mình”. Bốn thập kỷ sau, cũng ý niệm này đã xuất hiện trong phát biểu về lý tưởng cốt lõi gọi là Tinh Thần Xung Phong của Sony: “Sony là người đi tiên phong và không bao giờ có ý định nối đuôi người khác. Thông qua tiến bộ, Sony muốn phục vụ toàn thể thế giới. Sony sẽ luôn luôn là người tìm kiếm những gì chưa ai biết đến… Sony giữ nguyên tắc là tôn trọng và khuyến khích tài năng của cá nhân…và luôn luôn tìm cách làm xuất hiện tài năng cao nhất nơi cá nhân. Đây là sức mạnh thiết yếu của Sony.” Vẫn là những lý tưởng cốt lõi ấy nhưng trong những từ ngữ khác. 4. Mục tiêu • Sony thừa nhận rằng cải thiện môi trường toàn cầu là vấn đề quan trọng nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. • Sony nhằm mục đích, thông qua đổi mới công nghệ liên tục và sáng kiến kinh doanh mới, đóng góp tích cực cho môi trường tự nhiên và những giấc mơ của các thế hệ tương lai. • Nhận thức được tầm quan trọng tối đa của hệ thống hỗ trợ sự sống tự nhiên của chúng tôi, phát triển kinh tế bền vững là ưu tiên kinh doanh hàng đầu cho Tập đoàn Sony. Phát triển kinh tế bền vững có nghĩa là sử dụng tài nguyên môi trường của chúng tôi trong một cách mà cũng sẽ cho phép các thế hệ tương lai để đạt được tiềm năng của họ cho sự giàu có, sức khỏe và hạnh phúc. • Sony nhằm mục đích để cho thấy rằng nó có thể để đạt được một sự cân bằng mới giữa con người và thiên nhiên bằng cách làm nhiều hơn với ít hơn, giảm tác động môi trường phát sinh từ việc sử dụng năng lượng và tài nguyên của chúng tôi trong khi cung cấp chất lượng cao, thực hiện sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của chúng tôi. • Tất cả nhân viên của Sony sẽ tiếp tục tìm hiểu về một loạt rộng rãi các vấn đề môi trường. Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ và liên tục với các bên liên quan trong một nhiệm vụ chung để cải thiện thế giới chúng ta đang sống. II.Môi trường maketing của sony việt nam 1.Môi trường vĩ mô. a.Môi trường kinh tế. Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sự suy thoái ngày càng nặng nề của kinh tế thế giới đã thu hẹp thị trường xuất khẩu, thị trường vốn và tác động tiêu cực đến kinh tế-xã hội của nước ta. Nhờ triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng và đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa nên tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 547,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2008. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng tăng 8,8%. Trong tổng số, kinh doanh thương nghiệp đạt 429,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 78,4% và tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng của hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ước tính đạt 194,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,4% tổng số cả nước, tăng 18,5% so với 6 tháng đầu năm 2008, bao gồm Hà Nội đạt 69,1 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5%; thành phố Hồ Chí Minh đạt 125 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9%. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung khép kín, Việt Nam đã trở thành một bộ phận năng động của nền kinh tế toàn cầu. Quá trình này đem lại những lợi ích to lớn cho đời sống của người dân, mức sống được nâng cao và tỷ lệ đói nghèo giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, dù thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vừa chạm tới ngưỡng thu nhập trung bình thấp, nhưng mức thu nhập tuyệt đối vẫn còn thấp hơn nhiều so với hơn 100 quốc gia khác trên thế giới. Thêm vào đó, tỷ lệ tăng trưởng GDP so với đầu tư ngày càng giảm làm tăng sự phụ thuộc vào các dòng vốn bên ngoài để duy trì tăng trưởng; tăng trưởng nhu cầu đang vượt quá năng lực vi mô của nền kinh tế về mặt kỹ năng lao động và hạ tầng kỹ thuật; khoảng cách giữa vốn FDI công bố và vốn thực hiện ngày càng tăng. Tham nhũng ở mức độ cao cũng là một trong những thách thức đối với Việt Nam… Nổi bật là lạm phát đang giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2011 tăng 0,82%, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm và là tháng thứ hai liên tiếp đạt dưới 1% (mức tăng CPI tháng từ tháng 1 đến tháng 9/2011 lần lượt là 1,74%; 2,09%; 2,17%; 3,32%; 2,21%; 1,09%; 1,17%; 0,93% và 0,82%). Bảng 1: Tăng trưởng GDP theo ngành, 2006-2010 Ngành 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng (%) GDP 8,23 8,48 6,29 5,32 6,78 Nông – lâm – thủy sản 3,69 3,40 5,04 1,82 2,78 Công nghiệp – xây dựng 10,38 10,60 5,61 5,52 7,70 Dịch vụ 8,29 8,68 7,54 6,63 7,52 Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm phần trăm GDP 8,23 8,48 6,29 5,32 6,78 Nông – lâm – thủy sản 0,72 0,64 0,90 0,32 0,47 Công nghiệp – xây dựng 4,17 4,34 2,34 2,29 3,20 Dịch vụ 3,34 3,50 3,04 2,71 3,11 Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo tỷ lệ phần trăm GDP 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông – lâm – thủy sản 8,77 7,52 14,31 6,05 6,99 Công nghiệp – xây dựng 50,68 51,22 37,29 43,07 47,19 Dịch vụ 40,55 41,26 48,40 50,88 45,82 2. Môi trường chính trị pháp luật : - Chế độ chính trị – xã hội ở Việt Nam là chế độ xã hội chủ nghĩa. ý thức hệ ở Việt Nam là chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phấn đấu cho lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. mô hình thể chế chính trị ở Việt Nam là nhất nguyên chứ không phải là đa nguyên chính trị. Theo đó, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước để bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". - Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh. - Trong điều kiện áp lực lạm phát còn lớn và đã bộc lộ thành những bất ổn kinh tế vĩ mô trong những tháng đầu năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP vào ngày 24/2/2011, trong đó nhấn mạnh những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể, các nhóm giải pháp được thực hiện đồng bộ bao gồm: (i) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; (ii) Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước; (iii) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng; (iv) Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo; (v) Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội; và (vi) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tăng cường nhận thức, đồng thuận trong doanh nghiệp và nhân dân. - Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo những quy tắc, luật lệ chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, chính sách cạnh tranh. Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Quỹ hổ trợ và phát triển là một tổ chức tài chính của nhà nước được thành lập nhằm cho vay, bảo lãnh tín dụng, hổ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án có sản phẩm xuất khẩu trong đó có các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm. - Chính sách khuyến khích đầu tư vào các tỉnh có nguồn lao động nhàn rỗi. Vào tháng 10/2006, quyết định tăng mức lương tối thiểu lên 450.000đ cho người lao động sẽ làm cho sức mua của cả nước phần nào được tăng lên đáng kể. b.Môi trường Công nghệ : Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và tác động đến hầu hết các quốc gia. Một trong những điểm nổi bật của toàn cầu hoá là sự định hình của nền kinh tế trí thức mà trọng tâm là sự phát triển của khoa học công nghệ và vai trò của chúng trong đời sống. Nền kinh tế tri thức đang định hình rõ nét hơn với những dấu hiệu cho thấy sự khác biệt của nó ở thời đại ngày nay so với trước kia trong quá trình sản xuất như : Sự sáng tạo (sản xuất) ra tri thức diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn hơn. Việc sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất trở thành nhu cầu thường nhật của xã hội. Việc xử lý, chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra nhanh chóng, rộng khắp nhờ vào sự phát triển của hệ thống công cụ hiện đại, trong đó công nghệ thông tin có vai trò quyết định. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện tại, tình trạng công nghệ còn hết sức lạc hậu, chưa được đầu tư đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị tinh chế mang tính hiện đại do đó chất lượng sản phẩm không đồng đều, năng suất thấp dẫn tới giá thành cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Một đặc điểm hết sức quan trọng cần phải đề cập tới ở Việt Nam hiện nay là đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân phần lớn không được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới. Đặc biệt, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, có ngoại ngữ để tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỷ thuật thế giới. d.Tình hình lao động và dân số : Dân số năm 2010, là 86,9 triệu người đến cuối năm 2011, dân số trung bình cả nước ước tính đạt 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010. Hiện lao động cả nước đang dồn về các khu công nghiệp, khu đô thị như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương Lao động từ khu vực Nhà nước chuyển sang khu vực ngoài quốc doanh, từ nông thôn chuyển ra thành thị Đây là sự dịch chuyển tự nhiên theo quy luật “nước chảy về chỗ trũng”, một sự điều tiết mang tính thị trường. Hiện tại dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới với 82 triệu người. Mặc dù dân số Việt Nam phần lớn vẫn còn sống ở nông thôn, chiếm 75% dân số cả nước, sự di cư vào các trung tâm đô thị lớn sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng trong nhiều năm tới Tỷ lệ phát triển này sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới, kể cả việc nhân đôi lực lượng lao động; nhân đôi số lượng những người đưa ra quyết định và số người tiêu thụ; kiểu hộ gia đình nhỏ hơn sẽ kích thích hơn nữa việc tiêu dùng. e. Môi trường tự nhiên Đưa ra những chính sách quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, thể hiện: - Tăng mức đầu tư cho thăm dò và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển. - Tăng cường sử dụng lại các nguồn chất thải. - Tích cực tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng, nguyên liệu thay thế. - Thiết kế lại sản phẩm. -Ở Việt Nam, mặc dù Nhà nước đã ban hành Luật Môi trường, các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường và các cơ quan chuyên trách về bảo vệ môi trường, nhưng thực trạng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của đất nước đang tồn tại nhiều vấn đề ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung và cuộc sống của người dân nói riêng. môi trường vi mô. -Sony nhận thức được sự quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống tốt cho những thế hệ tương lai. Sony cam kết sẽ đạt được mục tiêu này bằng cách kết hợp những công nghệ bảo vệ môi trường tiên tiến trong việc sản xuất với những phương cách hoạt động có lợi cho môi trường. 2. Môi trường vi mô a.nhà cung ứng. Sony có rất nhiều nhà cung cấp như trung quốc, Indonesia, Malaysia. nhừng nhà cung cấp thường xuyên và uy tín nhất là TriQuint Semiconductor TriQuint nhận giải thưởng Nhà cung cấp toàn cầu của Sony Ericsson Ngày 07 tháng mười một 2011 Triquint TriQuint Semiconductor, nhà cung cấp giải pháp hàng đầu RF và sáng tạo công nghệ, gần đây đã nhận được giải thưởng công nhận Nhà cung cấp đặc biệt trong lĩnh vực điện tử của Sony Ericsson tại Hội nghị thường niên của công ty Nhà cung cấp toàn cầu. TriQuint đã thể hiện cam kết hỗ trợ quản lý mạnh mẽ và linh hoạt trong việc đảm bảo cung cấp cho danh mục đầu tư của Sony Ericsson, "ông Peter Carlsson, Sony Ericsson Phó Chủ tịch, Trưởng Tìm nguồn cung ứng và quản lý đối tác. "Chúng tôi xem xét TriQuint và công nghệ RF giải pháp sáng tạo của mình một đối tác quan trọng để cung cấp các sản phẩm truyền thông di động của chúng tôi." TriQuint là một trong 11 người nhận giải thưởng từ 300 nhà cung cấp đã được mời đến tham dự Hội nghị Nhà cung cấp của Sony Ericsson 10 hàng năm toàn cầu trong Malmo, Thụy Điển. "Chúng tôi được vinh danh bởi sự công nhận này từ Sony Ericsson," ông Ralph Quinsey, TriQuint Chủ tịch và Giám đốc điều hành. "Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các giải pháp RF thế hệ tiếp theo và hỗ trợ nổi bật, để cho phép hiệu suất cao của Sony Ericsson thông tin liên lạc và các thiết bị giải trí cho thị trường toàn cầu." TOKYO - Sony cho biết họ sẽ giảm một nửa số lượng các nhà cung cấp các bộ phận để cắt giảm chi phí theo kế hoạch mới đó là kiểm tra dũng khí của Giám đốc điều hành Howard Stringer . b. khách hàng. Thói quen của người tiêu dùng (đặc biệt là phụ nữ) là thường quyết định mua hàng mới tại điểm bán (dù trước đó không có nhu cầu). Vậy nên, việc đưa ra các quyết định trưng bày hàng hóa hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng khi họ lựa chọn sản phẩm cần thiết. Tại Việt Nam, người tiêu dùng thường lựa chọn sản phẩm theo trình tự: nhãn hàng, chủng loại, kích thước bao bì , do vậy, các sản phẩm cần được trưng bày theo cách mà họ mong muốn. Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Ac-Neilson, năm 2008, người Việt Nam vẫn còn thói quen đi chợ mỗi ngày, và chỉ đi siêu thị bình quân 2 lần/tháng. Thời gian mua sắm phổ biến nhất là 8:00-9:00 sáng. 51% người được hỏi cho biết họ dành hơn 30 phút cho mỗi lần mua sắm, 39% người dành từ 30-60 phút và chỉ 9% người sẵn sàng mua sắm hơn 1 giờ. Bên cạnh đó, việc tiện đường cũng là một yếu tố quan trọng cho người tiêu dùng. Đa số người tiêu dùng đi mua hàng một mình (82%). 59% người được hỏi mua hàng mỗi ngày Những thông tin này khá quan trọng cho phòng trade marketing khi thiết kế các chương trình trưng bày hay khuyến mãi dành cho người tiêu dùng tại điểm bán. c.Khu vực sản xuất và phân phối Sản xuất hàng năm các "điện tử phân đoạn của tổng số trong các năm tài chính 2005 hơi nhiều hơn 50% đã diễn ra tại Nhật Bản, bao gồm cả sản xuất máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, truyền hình panel phẳng, máy tính cá nhân, chất bán dẫn và các thành phần như pin và thẻ nhớ. Khoảng 65% của sản xuất hàng năm ở Nhật Bản đã được dành cho các khu vực khác. Trung Quốc chiếm khoảng hơn 10% tổng sản lượng hàng năm, khoảng 70% trong số đó được dành cho các khu vực khác. Châu Á, trừ Nhật Bản và Trung Quốc, chiếm khoảng hơn 10% tổng sản lượng hàng năm khoảng 60% dành cho Nhật Bản, Mỹ và EU. Mỹ và châu [...]... C.Văn hóa tổ chức Gia tài quý giá nhất của Sony là con người Ngay từ những ngày đầu, ngài Akio Morita- người sáng lập ra Sony đã luôn đòi hỏi cần thiết phải tạo ra một nền văn hóa công ty, trong đó nhất quyết rằng tất cả các nhân viên đều phải cống hiến hết tâm trí cho công ty Điều gì đã tạo nên sự trung thành đó ở nhân viên của Sony? Ngay từ khi mới được tuyển dụng vào Sony, dù là công nhân bình thường... doanh tài chính của Sony sẽ được ảnh hưởng tiêu cực, như được chỉ ra bởi giảm 9,1% của phân đoạn trong biên độ hoạt động trong năm 2008 4 Những hình ảnh đầu tiên của Sony NEX-3 và NEX5 (Điện tử tiêu dùng) - Sony đã công bố hình ảnh và thông tin về thông số kỹ thuật đầu tiên của 2 mẫu máy ảnh Micro Four Third mới của mình - Sony Alpha NEX-3 và Sony Alpha NEX-5 Ngày hôm qua, hãng máy ảnh danh tiếng Sony. .. của ông Chủ tịch hãng Vào trong công ty, người ngoài không phân biệt được đâu là ông chủ, đâu là nhân viên, bởi vì ông chủ tịch mặc đồng phục như nhân viên, ăn uống ở nhà ăn như nhân viên, làm việc đúng giờ như nhân viên Chính vì vậy các nhân viên của Sony luôn luôn hết lòng cống hiến cho công ty Bởi họ biết rằng thành công của họ chỉ được đảm bảo khi Sony có thành công Ho sẵn sàng hy sinh và dành... bình chọn các sản phẩm Sony là sản phẩm tốt nhất, trong đó các đặc điểm được đánh giá cao là công nghệ Full HD, chất lượng hình ảnh rõ nét, khả năng kết nối đồng bộ và thiết kế đầy phong cách Giải thưởng Vàng là lời khẳng định vững chắc cho danh tiếng của thương hiệu Sony 6.Vị trí thị trường của Sony Ericsson Vị thế của Sony Ericsson Theo nhiều ước tính bởi các công ty nghiên cứu, Sony Ericsson chiếm... là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Minato, Tokyo Nhật Bản Thường được gọi là Sony, là một nhà lãnh đạo trong ngành điện tử, truyền thông, video và các sản phẩm tiêu dùng CNTT Họ vào các dịch vụ tài chính bao gồm bảo hiểm nhân thọ AEGON Sony, Sony Ngân hàng Chứng khoán Ngân hàng, Sony, Sony tài chính nắm giữ Sony được thành lập năm 1946 bởi Akio Morita và Masaru Ibuka Các sản phẩm được chia thành... thuần giảm 6,6% Yên 7,2 tỷ đồng Thu nhập ròng tăng 58,8% để mất 40,8 triệu yên Dịch vụ tài chính : Sony đã thiết lập các dịch vụ tài chính tại Nhật Bản vào năm 2004 Vào thời điểm đó, bảo hiểm Nhật Bản và thị trường ngân hàng là đủ Sony Holdings tài chính đã được một trong các phân khúc có lợi nhuận cao nhất cho công ty, với 1 lợi nhuận điều hành 13% trong năm 2007 [7] Tuy nhiên, do tư nhân ngày càng... Play, Sony Ericsson XPERIA X10 điện thoại di động vào dòng sản phẩm của mình Điểm mạnh 2 Sony là một thương hiệu công ty có danh tính được bắt rễ sâu và cũng được thành lập trong tâm trí của khách hàng tiềm năng Các thương hiệu vẫn còn khỏe mạnh mặc dù giảm từ 25 đến 29 trong sự công nhận tên theo bảng xếp hạng 2009 InterBrands Interbrand có giá trị thương hiệu Sony 11 triệu USD Toàn cầu đa dạng hóa Sony. .. lực cốt lõi là một "bó kỹ năng và công nghệ cho phép một công ty để cung cấp một lợi ích đặc biệt cho khách hàng" Đối với Sony năng lực cốt lõi là Thu nhỏ của các sản phẩm Thu nhỏ được mô tả là "thiết kế hoặc xây dựng có kích thước nhỏ" Trong Điện tử Công nghiệp nhỏ là luôn luôn đẹp, nhanh chóng và lợi nhuận Thu nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong thành công của Sony ... tìm thấy trong các card đồ họa, được thực hiện bởi nVidia và AMD ATI công ty con -Components - Sony làm cho một loạt các thành phần cho các khách hàng của bên thứ ba Một thành phần lớn của doanh thu này đến từ việc sản xuất pin máy tính xách tay, được sử dụng bởi các công ty máy tính xách tay lớn như Dell và Lenovo Trong năm qua, Sony thu hồi một phần đáng kể của pin lithium-ion máy tính xách tay của... tăng 13% về lượng điện thoại bán ra toàn cầu Tuy nhiên, thị phần của Sony Ericsson thì giảm mạnh, hiện chỉ còn 4% 2 Lợi nhuận của Sony giảm 8,6% Tokyo: lợi nhuận của Sony giảm 8,6% đến $ 893 triệu trong quý thứ ba 31 tháng 12 năm 2010, so với quý cùng năm tài chính trước đó Trong khi đó, lợi nhuận hoạt động giảm 5,9% đến $ 1,698 tỷ USD trong khi doanh thu giảm 1,4% lên 27,24 tỷ USD Đối với năm tài chính

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Lợi nhuận của Sony giảm 8,6%

    • 6.Vị trí thị trường của Sony Ericsson

    • 7.Điểm mạnh -Sự đa dạng giữa các sản phẩm. -Sony là một thương hiệu. Phân tích SWOT của Sony

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan