tài liệu ôn thi tốt nghiệp và đại học môn ngữ văn

130 684 1
tài liệu ôn thi tốt nghiệp và đại học môn ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP 2008-2009 @/ PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM A/ PHẦN VĂN HỌC SỬ: Bài 1: Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX: I. Văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975: *Câu 1: Những nét chính về lịch sử, xã hội , văn hoá có ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học giai đoạn 1945-1975? Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt : - Chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài ba mươi năm, miền Bắc xây dựng cuốc sống mới, giao lưu văn hoá với các nước ngoài không thuận lợi ( chỉ giới hạn trong một số nước). - Khác với văn học cũ, văn học giai đoạn này vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng  văn học trở thành một bộ phận trong sự nghiêp của Cách mạng.Đường lối văn nghệ của Đảng đã xác lập cho người viết lập trường nhân dân.Từ đó đã giúp cho nhà văn phát huy được truyền thống và sức sáng tạo của nền văn nghệ dân tộc. - Hiện thực đời sống Cách mạng vô cùng phong phú trở thành nguồn đề tài và cảm hứng cho văn học phát triển .Giai đoạn văn học này cũng hình thành được đội ngũ nhà văn giàu nhiệt tình cách mạng và giàu sức sáng tạo. *Câu 2: Nêu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học giai đọan 1945-1975: a. Chặng đường văn học từ năm 1945-1954 : Văn học phát triển trong hoàn cảnh 9 năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ nhưng thắng lơị vẻ vang - VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. - Thành tựu tiêu biểu: Truyện ngắn và kí. Từ 1950 trở đi xuất hiện một số truyện, kí khá dày dặn.( D/C SGK). b. Chặng đường từ 1955-1964:Văn học phát triển trong hoàn cảnh Miền Bắc được hoà bình, miền Nam bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Văn xuôi mở rộng đề tài. - Thơ ca phát triển mạnh mẽ. - Kịch nói cũng có một số thành tựu đáng kể. c. Chặng đường từ 1965-1975: Kháng chiến chống Mỹ ở vào thơì điểm quyết liệt ở cả hai miền Nam Bắc. - Chủ đề bao trùm là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất.( Tiêu biểu là thể loại Truyện-kí cả ở miền Bắc và miền Nam). - Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, thực sự là một bước tiến mới của thơ ca VN hiện đại. - Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. d. Văn học vùng địch tạm chiếm: - Xu hướng chính thống: Xu hướng phản động ( Chống cộng, đồi truỵ bạo lực ) - Xu hướng VH yêu nước và cách mạng : + Nội dung phủ định chế độ bất công tàn bạo, lên án bọn cướp nước, bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc + Hình thức thể loại : Truyện ngắn, thơ, phóng sự, bút kí. 1 - Ngoài ra còn có một sáng tác có nội dung lành mạnh, có giá trị nghệ thuật cao. Nội dung viết về hiện thực xã hội, về đời sống văn hoá, phong tục, thiên nhiên đất nước, về vẻ đẹp con người lao động *Câu3: Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam gđọan từ 1945 đến 1975? a. Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Văn học được xem là một vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. - Văn học tập trung vào 2 đề tài lớn đó là Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội ( thường gắn bó, hoà quyện trong mỗi tác phẩm)=> Tạo nên diện mạo riêng cho nền Văn học giai đoạn này. b. Một nền văn học hướng về đại chúng. - Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và phục vụ vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học .Từ đó,văn học đem lại một cách hiểu mới về quần chúng lao động, về phẩm chất tinh thần và sức mạnh của họ trong cuộc kháng chiến.Phê phán tư tưởng coi thường quần chúng. - Trực tiếp ca ngợi quần chúng bằng cách xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng sôi động, đầy khí thế và sức mạnh, hoặc xây dựng những nhân vật anh hùng, kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng. - Sử dụng những hình thức nghệ thậut quen thuộc với quần chúng. Nội dung tác phẩm dễ hiểu, ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, trong sáng. c. Một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn c1/ Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau : - Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. - Nhân vật chính là những người đại diện cho tinh hoa khí phách, phẩm chất, ý chí của cộng đồng dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng hơn là khát vọng cá nhân. Con người do vậy chủ yếu được văn học khai thác ở khía cạnh bổn phận trách nhiệm công dân, ở tình cảm lớn, lẽ sống lớn. - Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng. c2/ Cảm hứng lãng mạn: Là cảm hứng khẳng định cái Tôi đầy tình cảm và hướng tới lí tưởng: tập trung miêu tả và khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, con người mới.Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc.  Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp hoà quyện làm cho văn học giai đoạn này thấm đẫm tinh thần lạc quan, tin tưởng và do vậy VH đã làm tròn nhiệm vụ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. II. Văn học từ 1975 đến hết thế kỷ XX: *Câu 1: Nêu vài nét về hoàn cảnh lịch sử -xã hội và văn hoá của giai đọan văn học từ 1975 đến hết thế kỷ XX?: - Chiến thắng mùa xuân 1975, lịch sử dân tộc lại mở ra một thời kỳ mới- thời kỳ độc lập, tự do và thống nhất đất nước.Tuy nhiên , từ 1975 đến 1985, đất nước ta lại gặp những khó khăn, thử thách mới. - Từ 1986, đất nước bước vào công cuộc đổi mới…  thúc đâỷ nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với quy luật phát triển khách quan của văn học. * Câu 2:Nêu những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học của văn học sau 1975? : - Về thơ: Không tạo được sự lôi cuốn và hấp dẫn như ở giai đoạn trước. 2 + Hiện tượng nở rộ trường ca sau 1975 là một trong những thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này. + Những cây bút thơ thuộc thế hệ sau 1975 xuất hiện nhiều và đang từng bước tự khẳng định. - Văn xi :Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. + Nhiều cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh và cách tiếp cận hiện thực đời sống. + Từ 1986, văn xi thực sự khởi sắc với nhiều tập truyện ngắn có giá trị ra đời ( gắn bó, cập nhật và đề cập- phản ánh tới nhiều vấn đề bức xúc của đời sống ). - Kịch: phát triển mạnh mẽ và khẳng định được chỗ đứng trong văn học . *Câu 3: Đặc điểm của văn học sau 1975? - Từ sau 1975, văn học vận động theo hướng dân chủ hố, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. - Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú , mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy. - Cái mới của văn học ở giai đoạn này là tính chất hướng nội (đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hồn cảnh phức tạp…). -Bài 2: TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH *Câu 1. Nêu quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh?: - Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hố. “ Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong ”. - Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Tính chân thật được coi là thước đo giá trò của văn chương nghệ thuật, Người nhắc nhở nhà văn phải “ miêu tả cho hay, cho chân thật và hùng hồn” hiện thực phong phú của đời sống, và phải giữ tình cảm chân thật; “ nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. - Khi cầm bút, Hồ Chí Minh ln xuất phát từ mục đích( viết để làm gì?) và đối tượng tiếp nhận ( Viết cho ai?) để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Do vậy, tác phẩm của Người thường rất sâu sắc về tư tưởng , thiết thực về nội dung và rất phong phú, sinh động, đa dạng về hình thức nghệ thuật. * Câu 2. Trình bày những hiểu biết của em về di sản văn học của Hồ Chí Minh?: + Văn chính luận: - Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), “Tun ngơn độc lập” (1945), “Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến” (1946), “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” (1966) - Những áng văn chính luận của Người được viết khơng chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng u nước của một trái tim vĩ đại, lời văn chặt chẽ, súc tích, sinh động của một tài năng nghệ thuật bậc thầy. + Truyện và kí: - Tác phẩm tiêu biểu : “Vi hành” (1923) ; “ Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu”… - Đây là những tác phẩm được viết trong thời gian Bác hoạt động ở Pháp, nhằm mục đích tố cáo thực dân, phong kiến cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng, bút pháp linh hoạt sáng 3 tạo , hiện đại, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sắc sảo của Hồ Chí Minh. + Thơ ca : - Tác phẩm tiêu biểu : “ Nhật ký trong tù” (1942-1943); Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh… - Sáng tác trong nhiều thời gian khác nhau, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn phẩm chất , tài năng Hồ Chí Minh. Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần cách mạng thời đại. Thể loại Mục đích sáng tác, nội dung thể hiện Nghệ thuật a/Văn chính luận: b/Truyện và ký: c/ Thơ ca: Đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng. - Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn TD và PK tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa. - Đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng. - Ghi lại chính xác những điều mắt thấy tai nghe tại nhà tù Quảng Tây (TQ) dưới thời Tưởng Giới Thạch. - Là bức chân dung tự họa về con người tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh: đại nhân, đại trí, đại dũng. - Tuyên truyền cách mạng. - Ngôn ngữ: chặy chẽ, súc tích, sắc sảo, giàu chất biểu cảm và trí tuệ. - Bố cục: ngắn gọn, mẫu mực. - Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), “Tuyên ngôn độc lập” (1945), “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946), “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (1966) Bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt đã tạo nên những tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, sắc sảo. - Tác phẩm tiêu biểu : “Vi hành” (1923) ; “ Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu”… Bút pháp đa dạng và linh hoạt, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại. - Tác phẩm tiêu biểu : “ Nhật ký trong tù” (1942-1943); Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh… * Câu 3.: Nêu những đặc sắc về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh?: Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh phong phú đa dạng, luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại. Ở mỗi thể loại văn học , Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn: - Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; lý lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp;thuyết phục cả lí trí và tình cảm ( Ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ , giàu hình ảnh, thấu tình đạt lí) - Truyện và kí: Bút pháp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng sắc bén; văn phong đa dạng, dí dỏm, hài hước nhưng thâm thúy, sâu cay - Thơ ca: thể hiện sâu sắc và tinh tế tâm hồn của Bác. Thơ của Người được chia làm hai loại : + Thơ tuyên truyền cách mạng thường viết bằng hình thức lời ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại. 4 + Những bài thơ nghệ thuật viết theo cảm hứng thẩm mỹ hầu hết là những bài thơ cổ điển, bằng chữ Hán, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đơng với sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển với bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc. - Bài 3 : Tác gia Tố Hữu * Câu 1.Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường CM của bản thân và với những giai đoạn phát triển của CM Việt Nam? - Đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu ln song hành và gắn bó với nhau làm một: Qúa trình sáng tác thơ của Tố Hữu ln phục vụ kịp thời nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam qua từng giai đọan ( với 7 tập thơ, mỗi tập là một chặng đường thơ, gắn bó và phản ảnh chân thật những chặng đường CM.) - Từ ấy (1937-1946): Là chặng sáng tác đầu tiên, gồm 3 phần: + Máu lửa: Cảm thơng với những số phận bị áp bức, khơi dậy ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai. + Xiềng xích: u đời, khao khát tự do, ý chí kiên cường của người chiến sĩ trong lao tù. + Giải phóng: Niềm vui được tự do, ngợi ca CM/ 8, tin tưởng vào chế độ mới. - Việt Bắc (1946-1954): Bản hùng ca ngợi ca Đảng, Bác Hồ và nhân dân trong kháng chiến bình dị mà anh hùng. -Gió lộng:(1955-1961): Ghi sâu ân tình của CM, ca ngợi sự hồi sinh ở MB; ca ngợi tình Bắc Nam và ý chí đấu tranh thống nhất đất nước. - “Ra trận” (1962-1971) và “ Máu và hoa” (1972-1977 ): Tự hào, ngợi ca dân tộc, nhân dân anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; tin tưởng vào sức mạnh dân tộc. - “ Một tiếng đờn” (1992) và “ Ta với ta” (1999): Chiêm nghiệm về cuộc đời và con người; tin vào lí tưởng, con đường CM và lòng nhân ái. *Câu 2 : Trình bày những hiểu biết về phong cách thơ Tố Hữu? a. Nội dung mang tính trữ tình chính trị sâu sắc : - Tâm hồn nhà thơ ln hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người CM, của cả dân tộc. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình –chính trò: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình –chính trò: + + Tố Hữu là một thi só – chiến só . Tố Hữu là một thi só – chiến só . + Thơ Tố Hữu nhằm mục đích phục vụ cho nhiệm vụ chính trò của mỗi giai đọan cách + Thơ Tố Hữu nhằm mục đích phục vụ cho nhiệm vụ chính trò của mỗi giai đọan cách mạng. mạng. + + Nội dung Nội dung chính trò trong thơ Tố Hữu lại được chuyển tải qua cảm hứng trữ tình. chính trò trong thơ Tố Hữu lại được chuyển tải qua cảm hứng trữ tình. + + Đề tài Đề tài trong thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác từ đời sống chính trò của đất nước và tình trong thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác từ đời sống chính trò của đất nước và tình cảm chính trò của bản thân nhà thơ. cảm chính trò của bản thân nhà thơ. => => Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người và Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người và cuộc sống cách mạng. cuộc sống cách mạng. - Miêu tả đời sống mang đậm tính sử thi (đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất tồn dân).N hững biểu hiện cụ thể của tính sử thi trong thơ Tố Hữu: hững biểu hiện cụ thể của tính sử thi trong thơ Tố Hữu: - - Cái “tôi” trữ tình Cái “tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu là trong thơ Tố Hữu là cái tôi –chiến só > cái tôi - công dân > cái cái tôi –chiến só > cái tôi - công dân > cái tôi nhân danh tôi nhân danh dân tộc, cách mạng. dân tộc, cách mạng. - - Nhân vật trữ tình Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phẩm chất của trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phẩm chất của giai cấp, dân tộc, mang tầm vóc lòch sử và thời đại. giai cấp, dân tộc, mang tầm vóc lòch sử và thời đại. - Đề tài trong thơ Tố Hữu - Đề tài trong thơ Tố Hữu tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng mạng 5 - Giọng thơ tâm tình tự nhiên, đằm thắm, chân thành + Cách xưng hô Cách xưng hô với đối tượng được trò chuyện …( với đối tượng được trò chuyện …( B m i…; ; Anh vệ quốc quân ơi! ”.ầ ơ B m i…; ; Anh vệ quốc quân ơi! ”.ầ ơ + + Sự hòa cảm Sự hòa cảm tâm tình, cảm xúc của nhà thơ với cảnh, với người… để tạo ra một thứ tâm tình, cảm xúc của nhà thơ với cảnh, với người… để tạo ra một thứ nhạc tâm tình riêng ngọt ngào, thương mến. nhạc tâm tình riêng ngọt ngào, thương mến. => Với Tố Hữu, => Với Tố Hữu, “ “ thơ là chuyện đồng điệu…là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói thơ là chuyện đồng điệu…là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí” đồng chí” b. Nghệ thuật biểu hiện mang tính dân tộc đậm đà : - Thể thơ truyền thống: lục bát, thất ngơn,… - Ngơn ngữ thường sử dụng từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc; đặc biệt phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt như từ láy, thanh điệu, vần,… - - Tính nh Tính nh ạ ạ c c trong thơ Tố Hữu phong phú với nhiều cung bậc qua hệ thống từ láy, trong thơ Tố Hữu phong phú với nhiều cung bậc qua hệ thống từ láy, gieo vần, phối thanh… gieo vần, phối thanh… 6 B/PHẦN ĐỌC VĂN @/CÁC TÁC PHẨM GIAI ĐOẠN 1945-1975 *Cụm bài văn chính luận 1.“ Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh. I/ Định hướng kiến thức cơ bản: 1/ Hoàn cảnh ra đời, mục đích và đối tượng của “Tuyên ngôn Độc lập” : a/Hoàn cảnh sáng tác: + Ngày 19/8 /1945, Cách mạng tháng Tám thành công.Ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng ngang , Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc Lập”. Ngày 2/9/1945, trên quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Tuyên Ngôn Độc Lập trước hành chục vạn đồng bào. + “Tuyên Ngôn Độc lập” ra đời trong hoàn cảnh bọn đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta.Dưới danh nghĩa quân đồng minh vào gải giáp vũ khí quân đội Nhật, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía Bắc; quân đội Anh tiến vào từ phía Nam; thực dân Pháp theo chân Đồng minh, tuyên bố : Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng , vậy Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp. b/- Mục đích và đối tượng sáng tác của “Tuyên ngôn Độc lập”: - “Tuyên ngôn Độc lập” không chỉ đọc trước đồng bào cả nước mà còn hướng tới nhân dân tiến bộ trên thế giới và các thế lực ngoại xâm đang âm mưu xâm lược nước ta. - Từ đó, mục đích của “Tuyên ngôn Độc lập” hướng tới : + Tuyên bố hoà bình độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà + Ngăn chặn và đập tan âm mưu xâm lược nước ta của các thế lực ngoại xâm , đặc biệt là thực dân Pháp. + Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. 2/ Ý nghĩa lịch sử và gía trị văn học của “Tuyên ngôn Độc lập” - Gía trị lịch sử: + Bản “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất nước ta. - Gía trị văn học : + “Tuyên ngôn độc lập” là bài văn chính luận mẫu mực trong thể loại văn chính luận của Hồ Chí Minh và trong các tác phẩm văn chính luận của dân tộc ta từ trước đến nay. + “Tuyên ngôn độc lập” còn là một tác phẩm kế thừa và phát huy xuất sắc thể loại văn tuyên ngôn trong lịch sử văn học dân tộc. => “Tuyên ngôn Độc lập” là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam về văn hoá và chính trị. 3/ Bố cục và chủ đề của “Tuyên ngôn độc lập”: - Bố cục ba phần, chặt chẽ- lôgic: + Phần mở : Nêu cơ sở pháp lý bằng trích dẫn hai đoạn văn tiêu biểu nói về quyền con người trong hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp ở thế kỷ XVIII. 7 + Phần thân bài : Hồ Chí Minh nêu cơ sở thực tế bằng việc tố cáo tội ác của thục dân Pháp ( tội cướp nước và tội bán nước ta hai lần cho Nhật) ; trước hiện thực đó, nhân dân Vịêt Nam đã gan góc đấu tranh giành được chính quyền . + Phần kết : Tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, đồng thời nêu cao tinh thần quyết tâm giữ vững nền tự do độc lập vừa giành được. - Chủ đề : Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, một áng văn nghị luận bất hủ : Tuyên bố xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn , chấm dứt hơn 80 năm thực dân Pháp cai trị và áp bức nhân dân ta và mở ra một kỷ nguyên mới : kỷ nguyên tự do độc lập của dân tộc 4/ Nội dung và nghệ thuật trong từng phần của bản “Tuyên ngôn Độc lập”: @/Phần 1:. Cơ sở pháp lý của bản “Tuyên ngôn Độc lập ”: - N êu vấn đề bằng cách gián tiếp : + Trích nêu những đoạn văn tiêu biểu trong 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng của thế giới “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của nước Pháp. + Từ nội dung của 2 bản tuyên ngôn trên, Bác khái quát và khẳng định quyền tự do và quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới – trong đó có dân tộc Việt Nam. -Tác dụng của cách nêu vấn đề : + Tạo được sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn vì : hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đã từng được xem là chân lý của loài người, được thế giới thừa nhận “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam có căn cứ sâu xa, có sự hậu thuẫn bởi lý lẽ của loài người - được loài người công nhận và bảo vệ. + Tăng sức chiến đấu cho bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam bằng cách dùng “gậy ông đập lưng ông” ( dùng lời của tổ tiên người Pháp để nói tới âm mưu đi ngược nhân quyền của thực dân Pháp trong hiện tại). + Thể hiện sự sáng tạo trong cách nêu vấn đề ( so với 2 bản tuyên ngôn của Pháp Và Mỹ) : Từ quyền con người mở rộng ra nói về quyền dân tộc. +Thể hiện niềm tự hào và niềm kiêu hãnh khi Bác đặt bản Tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ ( là hai cường quốc lớn mạnh nhất của thế giới lúc bấy giờ) * Tóm lại, với cách cách đặt vấn đề khéo léo , lập luận chặt chẽ, giàu tính chiến đấu, Bác buộc thế giới phải công nhận độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. @/ Phần 2:. Nêu cơ sở thực tế của Tuyên ngôn Độc lập : - Tố cáo tội ác của thực dân Pháp: + Vạch rõ những âm mưu thâm độc, những chính sách tàn bạo, những thủ đoạn bịp bợm của TDP trong hơn 80 năm đô hộ ở nước ta. + Tố cáo tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta ( về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá và tội bán nước ta hai lần cho Nhật).  Lý lẽ xác đáng, chứng cứ lịch sử không thể chối cãi được, giọng văn mạnh mẽ, đầy thuyết phục, cách lập luận logíc, đoạn văn đã tố cáo hùng hồn và đanh thép tội ác dã man, tàn bạo “trái với nhân đạo và chính nghĩa” của thực dân Pháp gây xúc động hàng triệu con tim. - Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống nhân đạo của nhân dân Việt Nam. + Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam có được là do sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và lập trường chính nghĩa của dân tộc ta. + Thoát ly hẳn mọi quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ hiệp ước mà Pháp đã ký ở Việt Nam. + Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. 8 + Kêu gọi toàn dân Việt Nam chống lại âm mưu của thực dân Pháp và kêu gọi cộng đồng quốc tế vô sản tế công nhận độc lập, tự do của Việt Nam. *Nét đặc sắc về nghệ thuật biểu đạt của tác giả trong đoạn văn : - Nhịp điệu dồn dập. - Cách sử dụng điệp ngữ “Sự thật là”. - Cách xưng hô phân biệt rạch ròi : “bọn thực dân Pháp”, “chúng”, “người Pháp”, “họ” …. - Gịong văn hùng biện giàu sức thuyết phục … => Tuyên Ngôn Độc lập đã hoàn toàn phủ nhận vai trò của Pháp ở Việt Nam. Đồng thời nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống anh dũng của dân tộc ta; khẳng định quyền tự do và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà . @/ Phần 3: Lời tuyên bố chính thức trước thế giới : - Tuyên bố độc lập trên hai mặt pháp lý và thực tế. - Tuyên bố ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc vừa giành được. * Gịong văn trịnh trọng , trang nghiêm – thiêng liêng và hàm súc, nhằm động viên tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của nhân dân và cảnh cáo âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù. II/ Câu hỏi và đề vận dụng: 1/ Dạng câu hỏi tái hiện và vận dụng : - Câu 1 : Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích và đối tượng sáng tác bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hố Chí Minh. - Câu 2 : Nêu bố cục và chủ đề bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh. - Câu 3 : Tại sao nói: “Tuyên ngôn Độc lập” là “áng thiên cổ hùng văn”của thời đại mới? - Câu 4 : Tại sao nói : “Tuyên ngôn Độc lập” vừa là một áng văn chính luận mẫu mực , vừa có sức truyền cảm lớn, làm lay động hàng triệu con tim? - Câu 5 : Nêu ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học của “Tuyên ngôn Độc lập”. - Câu 6 : Giải thích vì sao “Tuyên ngôn Độc lập” của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp? * Để trả lời được câu hỏi này, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản ở phần định hướng trên và vận dụng vào việc trả lời cho phù hợp yêu cầu của từng câu. Chú ý cách trình bày cho mạch lạc và trong sáng. 2/ Dạng đề làm văn: @/Đề 1 : Phân tích văn phong chính luận của Hồ Chí Minh trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”. * Gợi ý : Cần làm rõ văn phong chính luận của Hồ Chí Minh được thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập với các biểu hiện cụ thể : 1. Hệ thống lập luận chặt chẽ ( bố cục mạch lạc; luận điểm, luận cứ, luận chứng chặt chẽ, logíc, xác đáng có sức thuyết phục cao…)( d/c) 2. Ngôn ngữ hùng hồn, uyển chuyển, đầy cảm xúc; giọng điệu hùng biện đầy sức thuyết phục.( d/c) @/Đề 2 : Bình luận về sức thuyết phục của bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh. * Gợi ý : Cần tập trung nêu ý kiến bình luận sức thuyết phục của văn bản ở những ý sau: 9 1. Đối tượng mà bản tuyên ngôn hướng tới không chỉ đồng bào ta , mà còn là nhân dân tiến bộ trên thế giới, phe đồng minh và những thế lực ngoại xâm đang lăm le xâm lược nước ta . 2. Cách nêu vấn đề bằng cách trích dẫn hai đoạn văn tiêu biểu trong hai bản tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp. 3. Cách lập luận chặt chẽ với những luận điểm và luận cứ, luận chứng xác thực về tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta. 4. Cách đưa ra những lý lẽ để bác bỏ âm mưu quay lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp… 5. Tình cảm ,tấm lòng và khát vọng độc lập dân tộc của người viết hoà nhịp cùang với tìch cảm, tấm lòng và khát vọng độc lập của toàn dân tộc, của nhân dân. => Sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được làm nên từ mục đích, đối tượng, cách lập luận và tấm lòng của nhà văn… @/Đề 3 : Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được viết rất chặt chẽ : vừa khéo léo, vừa kiên quyết, lại vừa hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Anh/chị hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó. *Gợi ý Căn cứ vào kiến thức cơ bản trong phần mở đầu của văn bản để làm rõ các ý sau : 1. Nội dung chính của phần mở đầu. 2. Cách nêu nội dung vấn đề của tác giả. 3. Tác dụng của cách nêu vấn đề đó. => Khẳng định vị trí , ý nghĩa của phần mở đầu văn bản và tài nghệ trong cách nêu vấn đề của nhà văn. @/ ĐỀ 4 Kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố rằng : “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Dựa vào những hiểu biết về tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, anh (chị) hãy phân tích đoạn văn trên để làm sáng tỏ những tư tưởng lớn của Người. * Gợi ý : Cần căn cứ vào nội dung của tác phẩm, đặc biệt là phần cuối của tác phẩm để làm rõ những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh : 1. Tư tưởng độc lập tự do cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân của Bác. 2. Thấy trước được âm mưu của kẻ thù , từ đó bày tỏ thái độ và ý chí ngăn chặn âm mưu của chúng ,. = > Tấm lòng yêu nước và tầm nhìn xa , trông rộng của một bậc đại trí. @/ Đề 5 : “Tuyên ngôn Độc lập” là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn. Hãy phân tích giá trị lịch sử đó trong sự so sánh, đối chiếu với hai bản “Tuyên ngôn Độc lập” thời phong kiến : Nam quốc sơn hà ( Lý Thường Kiệt- thế kỷ XI); Bình Ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi - thế kỷ XV). *Gợi ý: Cần lưu ý làm rõ: 10 [...]... thnh tu xut sc ca vn hc Vit Nam thi kỡ khỏng chin chng thc dõn Phỏp xõm lc, cú l chỳng ta khụng th no khụng nhc n Vit Bc ca T Hu õy l mt bi th mang m mu sc dõn tc, tiờu biu cho phong cỏch th T Hu Thụng qua ú, th hin nim nh thng tha thit v tỡnh cm st son m thm ca nhõn dõn Vit Bc vi cỏch mng, vi ng, vi Bỏc H, ng thi cng th hin tỡnh cm ca ngi cỏn b khỏng chin vi thi n thi n, nỳi rng v con ngi Vit Bc... ca nhng tm lũng nhõn ỏi gia ngi i v ngi li 3 Hỡnh nh con ngi Vit Bc : - Bờn cnh ni nh thi n nhiờn l ni nh con ngi Vit Bc Con ngi l hỡnh nh luụn c an ci, xen k, ho hp vi thi n nhiờn Sau mi cõu lc núi v hoa l n cõu bỏt núi v ngi Con ngi gn bú khng khớt vi thi n nhiờn lm cho thi n nhiờn bt v hoang s v thờm cú hn Gia thi n nhiờn gi cm, con ngi hin lờn tht bỡnh d, ỏng yờu v luụn gn bú vi lao ng : - Hỡnh... v mỡnh cú nh ta Mi lm nm y thit tha mn nng Mỡnh v mỡnh cú nh khụng Nhỡn cõy nh nỳi, nhỡn sụng nh ngun ? - ip t nh luyn lỏy trong cu trỳc cõu hi tu t ng dng, trn y thng nh 25 - Cỏch xng hụ mỡnh ta mc mc, thõn gn gi liờn tng ca dao: Mỡnh v ta chng cho v Ta nm di ỏo, ta bi th - 15 nm l chi tit thc ch di thi gian t nm 1940 thi khỏng Nht v tip theo l phong tro Vit Minh, ng thi cng l chi tit gi cm núi... va l khúi sng ca thi n nhiờn, ng thi nh l hi m ca tỡnh i, tỡnh ngi to ra) Cú hỡnh nh ca ai ú ang ch i bờn bp la sut ờm di thao thc ( c nh cnh v ch cm chng) Quan h gia cỏn b v nhõn dõn nh t hp ngn la bt dit thi ng liờng y 3.Kt thỳc kh th , tỡnh cm li to ra trn ngp c nỳi rng Vit Bỏc Nhng k nim chung v riờng an xen nhau, ln lt hin ra trong tng tng ca ngi i : Nh tng rng na b tre Ngũi Thia, sụng ỏy sui... gi ang sng thc vi t v ngi Tõy Tin Mt khỏc, hai ch Tõy Tin cũn gi lờn mt t th hiờn ngang, ch ng - Nhan gi v mt thi chin u gian kh nhng giu cht th ca on quõn Tõy Tin, mt n v b i ó hon thnh mt nhim v quan trng thi ng liờng trong gn hai nm (u 1947 n cui 1948) - Trong ni nh v mt thi Tõy Tin cú thi n nhiờn Tõy Bc hựng v th mng, cú ng i tng chung gian kh vui bun, nhng sinh hot thm tỡnh ng i, tỡnh quõn dõn... ngi c hi õy l mt thiu n a phng V cõu hi tu t ny l cỏi c by t tỡnh yờu ca mt chng trai min ng bng vi cụ gỏi min cao + Hoa v ngi thc l ni nh v thi n nhiờn v con ngi Vit Bc õy, thi n nhiờn hũa iu vi con ngi, gia chỳng ngoi mi quan h tng h cũn cú mi tng sinh ln nhau Vit Bc sinh ra con ngi v con ngi lm nng m quờ hng Vit Bc 29 2.Tip theo, tỏm dũng lc bỏt cũn li nh l mt bc tranh t bỡnh v thi n v con ngi Vit... sõu xa Thụng qua bc tranh, ta thy, dự mựa ụng lnh giỏ nhng s sng nỳi rng vn c nh tuụn tro, cm giỏc em n cho lũng ngi s m ỏp li Thi n thi n ỏng yờu nh th, cũn con ngi thỡ sao? Ta xột tip cõu hỏt: ốo cao nng ỏnh dao gi tht lng b .Thi gian c xỏc nh bi yu t ngy xuõn Chớnh n tng thi gian ny to s vt vn ng, sinh sụi ny n Khụng gian õy nh l c tớch Mi va ri mu xanh bt ngn im hoa chui , bõy gi n bung ra nhng... mựa h nh th ny p bit bao Cnh thi n nhiờn tuyt m nh th li khm chm thờm vo hỡnh nh mt ngi thiu n nh nhng lm vic Qu tht bc tranh va p va cú thn n =>Rừ rng thi n nhiờn v con ngi ó hũa quyn vo nhau, tụ im cho nhau d.Cui cựng on th kt thỳc bng hỡnh nh mựa thu cng khụng kộm phn th mng: Rng thu trng ri hũa bỡnh Nh ai ting hỏt õn tỡnh thy chung - Cõu th ó xỏc nh rừ, õy l mựa thu Thi n nhiờn mựa thu c miờu t... ý sau: 1 Gii thiu xut x on th v ý ngha bao trựm: - Tõy Tin l mt trong nhng bi th hay ca Quang Dng v ca th ca Vit Nam trong thi kỡ khỏng chin chng Phỏp Bi th vit v nhng k nim ca mt on quõn chin u vựng biờn gii Lo Vit õy l mt min rng nỳi hoang vu vi ốo cao, vc thm, thỳ d, mt thi n nhiờn khc nghit nhng vn cú nột hựng v, nờn th - on th bỡnh ging nm phn u bi th, ó khc ha rừ nột bc tranh thi n nhiờn c... Mỡnh v mỡnh cú nh ta Mi lm nm y thit tha mn nng Mỡnh v mỡnh cú nh khụng Nhỡn cõy nh nỳi, nhỡn sụng nh ngun ? - ip t nh luyn lỏy trong cu trỳc cõu hi tu t ng dng, trn y thng nh - Cỏch xng hụ mỡnh ta mc mc, thõn gn gi liờn tng ca dao: Mỡnh v ta chng cho v Ta nm di ỏo, ta bi th - 15 nm l chi tit thc ch di thi gian t nm 1940 thi khỏng Nht v tip theo l phong tro Vit Minh, ng thi cng l chi tit gi cm núi

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan