skkn hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn

46 327 1
skkn hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC  I – THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên : Đoàn Thị Thúy Liễu 2. Ngày tháng năm sinh: 21- 06 - 1960 3. Nam , nữ : nữ 4. Địa chỉ : G3 - KP3 - Tam hòa – Biên hòa 5. Điện thoại : 0907663370 6. E- mail : thuylieu@gmail.com 7. Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn . 8. Nhiệm vụ được giao: Phó chủ tịch công đoàn, Ủy viên hội đồng bộ môn Hóa học Tỉnh, Tổ trưởng chuyên môn, giảng dạy môn Hóa học lớp 10,12. 9. Đơn vị công tác : Trường THPT Trấn Biên . II – TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất : Cử nhân. - Năm nhận bằng : 1984 - Chuyên ngành đào tạo : Sư phạm hóa học. III – KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy môn hóa học - Số năm có kinh nghiệm : 30 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA MÔN HÓA HỌC LỚP 11 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA MÔN HÓA HỌC LỚP 12 HÓA CHẤT BẢO QUẢN RAU TRÁI HẠT VÀNG VÀ CÁC ỨNG DỤNG TÍM HIỂU NGUYÊN TỐ NHÔM – BẠC - VÀNG Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên. 1 Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên. 2 MỤC LỤC I. Lí do chọn đề tài 4 II. Cơ sở lí luận và thực tiễn 5 III. Tổ chức thực hiện các biện pháp 5 Phần 1 : Phụ gia thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng 6 Phần 2 : Một số hóa chất độc hại trong thực phẩm 1. Mực hỏng thành mực tươi 14 2. Hải sản có độc tố chết người 16 3. Tinopal – Chất làm trắng bún 18 4. Natri Benzoate – Cháo dinh dưỡng 22 5. 3MCPD – Nước tương 25 6. Focmon – Hàn the 29 7. Đường hóa học Aspartame 32 8. Melamine – Sữa bột 34 9. Chloramphenicol – Hải sản 36 10.Histamine – Thủy sản khô 38 11.Rhodamine-B – Hạt dưa 39 12. Pin – Bánh chưng 40 IV. Hiệu quả của đề tài 42 V. Đề xuất, khuyên nghị khả năng áp dụng 43 VI. Tài liệu tham khảo 44 VII. Phụ lục 45 Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên. 3 HÓA CHẤT TÌM THẤY TRONG THỰC PHẨM KHÔNG AN TOÀN I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng môi trường ô nhiễm trầm trọng. Từ không khí, đất đai và trầm tích, nguồn nước mặt và nước ngầm, cho đến nguồn thức ăn, nhu cầu cần thiết hàng ngày của người dân cũng đang là một thãm nạn cho mọi người. Sự hiện diện của hóa chất trong thực phẩm và trái cây là một vấn nạn lớn đang xảy ra ở khắp nơi trên toàn cõi đất nước là một hiện thực. Sự hiện diện của hóa chất trong thực phẩm tiêu dùng của người dân ở Việt Nam quả thật đã đến độ nghiêm trọng và đã diễn ra từ bao năm nay rồi. Có 2 nguyên nhân chính cho tình trạng nầy: nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do môi trường chung bị ô nhiễm, do đó ảnh hưởng đến cây trồng và súc vật. Và nguyên nhân chủ quan là do con người, trong quá trình sản xuất sản phẩm đã thêm hóa chất vào trong thực phẩm với trọng tâm mang đến lợi nhuận cao nhất mà không lưu tâm đến những di hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Trong chuyên đề này tôi xin nêu ra một khía cạnh nhỏ của giáo dục môi trường là vệ sinh an toàn thực phẩm – Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn II – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN : - Môn Hóa học có nhiều cơ hội giáo dục môi trường vì môn Hóa học là môn khoa học thực nghiệm có liên quan mật thiết đến đời sống và môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo của con người. Trong trường phổ thông, việc giáo dục môi trường có thể tích hợp, lồng ghép qua nhiều môn học. Đặc biệt qua môn Hóa học, các em được những quá trình hóa học rõ ràng, từ đó thấy được hóa học ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống con người cũng như môi trường xung quanh. Vì thế trong quá trình dạy học Hóa học có rất nhiều cơ hội lồng ghép nội dung giáo dục môi trường có hiệu quả. - Bộ môn Hoá là một trong những bộ môn có liên quan mật thiết đối với môi trường. Do đó, “Giáo dục môi trường” là việc làm thiết thực nhất của mỗi giáo viên hoá học vì sự phát triển bền vững của toàn cầu và mỗi quốc gia. Trên tinh thần đó, tài liệu này được biên soạn với mục đích trang bị những kiến thức cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường và việc giáo dục môi trường cho giáo viên hoá học các trường THPT. Trong quá trình biên soạn, tôi có sử dụng tư liệu trong danh mục các tài liệu tham khảo ở cuối sách - Nhà nước Việt Nam coi giáo dục môi trường là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục và là một sự nghiệp của toàn dân. Để thực hiện giáo dục môi Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên. 4 trường, Nhà nước có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương và đến các cơ sở Giáo dục, thông qua quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hoạt động GDMT nói chung tương đối mới mẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy chúng ta cần trang bị một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái đất. - Có ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm với một khía cạnh của môi trường và những vấn đề có liên quan. - Thu thập được những kiến thức cơ bản về môi trường, quan hệ giữa con người và môi trường, sự phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ đó. - Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường với sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống, phát triển thái độ tích cực với môi trường. III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP: - Đưa giáo dục môi trường vào tất cả các cấp học. - Đưa giáo dục môi trường vào tất cả các môn học ở tất cả các cấp học. - Thực hiện giáo dục môi trường bằng phương pháp hiện đại: đặt trọng tâm ở người học và học bằng việc làm. - Rèn luyện kỹ năng bảo vệ môi trường. - Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. - Luôn chú ý hành động, thái độ đúng đắn và tinh thần trách nhiệm cao với việc bảo vệ môi trường. - Giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết trong nhân dân để ý thức được tính độc hại của các loại độc chất mà không dùng trong sinh hoạt, trong đời sống hàng ngày. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các cơ sở sản xuất, có biện pháp mạnh mẽ đối với các cơ sở có sử dụng độc gia nghiêm cấm trong thực phẩm. Việc kiểm tra này cần phải tiến hành thường xuyên và bất cứ lúc nào. - Quản lý các loại hóa chất độc hại, nghiêm cấm sự buôn bán tràn lan. Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên. 5 Phụ gia thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng Theo Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex Alimentarius Commisson - CAC), phụ gia thực phẩm là: “Một chất, có hay không có giá trị dinh dưỡng, mà bản thân nó không được tiêu thụ thông thường như một thực phẩm và cũng không được sử dụng như một thành phần của thực phẩm, việc chủ ý bổ sung chúng vào thực phẩm để giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nhằm cải thiện cấu kết hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất độc bổ sung vào thực phẩm nhằm duy trì hay cải thiện thành phần dinh dưỡng của thực phẩm”. Như vậy, phụ gia thực phẩm không phải là thực phẩm, mà nó được bổ sung một cách chủ ý, trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm cải thiện cấu kết hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó. Phụ gia thực phẩm tồn tại trong thực phẩm như một thành phần của thực phẩm với một giới hạn tối đa cho phép đã được quy định. Nhóm chất phụ gia thực phẩm theo quy định của Bộ Y Tế. Trong 22 nhóm chất, có 9 nhóm chất sau đây thường được sử dụng trong sản xuất, chế biến hiện nay. Nhóm Nhóm chức năng QĐ 3742/QĐ-BYT- 2001 1 Màu thực phẩm 35 chất 2 Chất tạo ngọt 07 chất 3 Chất bảo quản 29 chất 4 Điều vị 08 chất 5 Men 06 chất 6 Chất độn 03 chất 7 Chất tạo bọt 01 chất 8 Chất tạo xốp 02 chất 9 Hương liệu 63 chất ThS. Đào Mỹ Thanh TT Y tế Dự phòng TP.HCM A. Một số chất cho phép sử dụng trong thực phẩm, nhưng cần lưu ý: Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên. 6 I. Chất điều vị: a) Tạo vị chua: Để tạo cho sản phẩm có vị chua dịu hoặc dùng bảo quản người ta thường dùng axit citric. Ngoài ra còn dùng axit tartric, acxit lactic. Độ chua của axit phụ thuộc vào các phân tử không phân ly và các anion. - Axit citric (C 6 H 3 O 7 . H 2 O) được dùng phổ biến nhất vì nó có vị chua dịu như chanh tự nhiên, ngon hơn các axit khác. Thường sử dụng để sản xuất kẹo, nước giải khát hoặc để bảo quản thực phẩm. Liều dùng tùy theo loại sản phẩm. - Axit tartric (C 6 H 3 O 6 ) có nhiều trong quả nho, mùi của nó thích hợp để sản xuất rượu mùi. - Axit lactic (-CH 3 CHOH-COOH-) Axit lactic được hình thành từ các sản phẩm sữa lên men trong sản xuất yaourt… - Acid acetic (CH 3 COOH): dấm tây Axit dùng với liều lượng thích hợp sẽ tạo được vị chua, tăng cảm giác ngon hơn, dùng được nhềiu hơn. Tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. b) Tạo vị ngọt: * Bột ngọt: theo một số nghiên cứu năm 1971, trên súc vật mới sinh, có thấy tổn thương trên não, nhưng thực tế cho thấy không ai có hiện tượng như thế này. Tuy nhiên để đề phòng, Hội đồng OMS-FAO khuyên không nên dùng bột ngọt cho trẻ em dưới 1 tuổi. Ngày nay, người ta còn dùng siêu bột ngọt và chất này được Bộ Y tế cho phép sử dụng. * Chất ngọt tự nhiên: Là chất ngọt dinh dưỡng không độc hại, liều lượng sử dụng không hạn chế; trừ những người bị tiểu đường và béo phì. Chất ngọt được sử dụng trong sản xuất thực phẩm thường là dùng đường cát tinh luyện saccaroza loại RE và RS. Ngoài ra, có một số nơi dùng đường thùng, đường nha (Maltose), đường mía (Fructose), latose, mật ong, sorbitol, manitol…để sản xuất bánh, kẹo. * Chất ngọt nhân tạo: Thường sử dụng cho người ăn kiêng. Việc sử dụng chất ngọt tổng hợp phải tuân theo những qui định chặt chẽ. Ví dụ: một số chất ngọt nhân tạo được phép sử dụng: - Axeselfam K: ngọt hơn đường cát gấp 150 lần - Asparame: ngọt hơn đường cát gấp 180 lần - Saccharin: ngọt hơn đường cát gấp 300 lần Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên. 7 - Sucralose: ngọt hơn đường cát gấp 600 lần Riêng cyclamat, cấm sử dụng, nhưng người sản xuất, chế biến vẫn dùng vì rẻ và chất này có tính bền trong môi trường axit. * Những độc tính của chất tạo ngọt Sacarin: là chất tạo ngọt cho phép sử dụng nhưng cũng có gây độc nhưng rất ít. Nhưng nếu dùng lâu dài saccarin có khả năng ức chế men tiêu hóa (pepsin) và gây chứng khó tiêu. Gần đây một số tác giả người Pháp nghiên cứu thấy saccarin vào bàng quang, với sự có mặt của cholesterol, có thể sinh ra ung thư cho chuột cống trắng. Saccarin bị phân hủy bởi sức nóng và axit giải phóng phênol ra thể tự do, làm thức ăn có mùi vị khó chịu. Như vậy saccarin chỉ dùng cho vào các thức ăn lạnh như kem, nước giải khát… và chỉ nên dùng phối hợp với đường kính để tránh cảm giác khó chịu. Cyclamat: là chất tạo ngọt cấm sử dụng và chỉ ngọt gấp 30 lần, có ưu điểm là không để lại dư vị khó chịu như saccarin, chịu được nhiệt tốt, cho nên được sử dụng rộng rãi hơn saccarin. Độ ngọt gấp 30 lần so với đường saccaroza. Năm 1969, các nhà Khoa học Mỹ chứng minh các thử nghiệm trên chuột gây ung thư gan, phổi, và gây những dị dạng ở bào thai của súc vật thí nghiệm, vì vậy Cyclamat bị cấm sử dụng năm 1970. II. Phẩm màu: * Phẩm màu tự nhiên: Các chất màu có nguồn gốc tự nhiên, có độc tính thấp hơn (có độ an toàn cao hơn) các chất màu tổng hợp hóa học. a) Màu sắc tự nhiên của thực phẩm rất đa dạng: - Màu xanh lá của chlorophyl có nhiều trong rau xanh, hạt, rễ, củ, trái cây, lá dứa… - Màu vàng đỏ của carotenoid có nhiều trong trứng, cá, tôm, sữa, rau quả: gấc, hạt điều… - Màu đỏ máu của hemoglobin có nhiều trong thịt, cá… - Màu tím của lá cẩm… - Màu đen của lá gai… b) Một số nguyên nhân làm mất màu tự nhiên của thực phẩm: - Phân hủy do ánh sáng, nhiệt độ. - Tác dụng của CO 2 nồng độ cao dùng để bảo quản rau, quả. - Biến đổi do enzym. - Do tác nhân hóa học (axit, kiềm, oxi hóa…). * Phẩm màu tổng hợp: Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên. 8 Một số điểm cần chú ý khi sử dụng chất màu: + Không lạm dụng việc sử dụng phẩm màu. + Đảm bảo độ tinh khiết (dùng loại hóa chất sử dụng cho thực phẩm). + Sử dụng đúng liều lượng quy định của Bộ Y tế. + Không được dùng chất màu để che đậy khuyết điểm của thực phẩm, hoặc để người tiêu dùng nhầm lẫn về sự có mặt không thực của một vài thành phần chất lượng. Ví dụ: màu vàng làm cho người ta tưởng rằng mì sợi có trứng hoặc bánh biscuit có bơ… + Phối trộn và chọn đúng chất màu: - Không gây tổn thất hoặc biển đổi bất lợi - Cường độ màu cao và bền - Kiểu màu thích hợp. * Những phản ứng và độc tính của phẩm màu: - Có tác động cấp tính lên hệ tiêu hóa làm buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa. Tác dụng lên hệ miễn dịch gây dị ứng, nổi mụn, chàm, ngứa, phu… - Nếu sử dụng lâu dài làm tổn thương gan, thận, thần kinh, có thể gây đột bếin, ung thư và cả ảnh hưởng đến bào thai. III. Hương liệu: Hương liệu có nhiều dạng: - Hương liệu tự nhiên như: hương cam, chanh, táo, quế, hồi… là được trích từ vỏ, quả, rễ cây… bằng cách ngâm cồn rồi đem chưng cất. - Hương liệu tổng hợp là hương liệu tạo thành bằng các phương pháp tổng hợp hóa học. Thường chứa từ 4-13% chất thơm tổng hợp. - Hương liệu hỗn hợp bao gồm cả 2 loại hương liệu trên. Kiểm tra độ tinh khiết của hương liệu bằng cách kiểm tra sự có mặt của các kim loại nặng như Zn, Cu, As… Thử mức độ hòa tan hoàn toàn của 1 ml hương liệu/1 lít nước mà không bị vẫn đục. * Liều lượng sử dụng thích hợp (qua thực nghiệm) Chú ý đặc điểm của các cơ quan nhận cảm đối với tác nhân gây cảm giác (về màu, mùi, vị). Hương liệu là chất làm thơm không thể thiếu được trong các sản phẩm. Nó không chỉ làm tăng giá trị cảm quan mà còn cho biết đặc điểm của từng sản phẩm. Tùy loại sản phẩm mà người ta chọn hương liệu thích hợp. Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên. 9 Hương liệu là hỗn hợp rượu, nước có chứa chất thơm dưới dạng tinh dầu, dễ bay hơi, dễ bị oxy hóa do tác dụng của không khí nên thành phần dễ bị biến đổi nếu bảo quản và sử dụng không đúng cách. Trong tinh dầu chanh, cam thường có chứa tecpen có mùi khó chịu, dễ làm cho sản phẩm bị hư hỏng, đục và kết tủa. IV. Một số chất bảo quản: * Muối Nitrat (Na(K)NO 3 và Nitrit (Na(K)NO 2 ) hay còn gọi là muối diêm: - Sử dụng làm chất sát khuẩn trong bảo quản và giữ cho màu thịt, cá và một vài loại phomát. - Tác dụng độc trực tiếp: Hemoglobine là hồng cầu khi kết hợp với nitrite tạo ra Methemoglobine là chất có hại cho cơ thể. - Tác dụng độc gián tiếp: Nitrite + Amin là chất đạm đã thủy phân tạo ra chất Nitrosamine là tác nhân gây ung thư. Triệu chứng ngộ độc cấp tính xuất hiện nhanh đột ngột: nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy tiếp theo là tím tái, nếu không điều trị kịp bệnh nhân. * Muối sunfit, natri sunfit (Na 2 SO 3 ), natri meta bisunfit (Na 2 S 2 O 5 ): - Được ứng dụng chống hóa nâu trong rau, quả, làm trắng đường, điều chỉnh lên men rượu vang (không dùng quá 350mg/lít), rượu táo (< 500 mg/lít)… Không dùng để bảo quản thịt, vì chủ yếu là để che dấu độ hư hỏng chứ không phải hạn chế sự hư hỏng. - Muối sunfit, natri sunfit, natri meta bisunfit đều phụ thuộc vào nồng độ, hàm lượng và tốc độ bay hơi giải phóng ra SO 2 . SO 2 ở trong cơ thể bị oxy hóa thành sunfat: bisunfit tác dụng với nhóm aldehyt, xêton của đường, nhưng phản ứng theo 2 chiều. Sunfit cũng tác dụng lên nhóm disulfua của protêin và phản ứng cũng theo 2 chiều. - Tác dụng độc hại cấp tính: chảy máu dạ dày, chủ yếu đối với người uống nhiều rượu có sử dụng SO 2 . SO 2 phá hủy Vitamin B1 trong thực phẩm, nhất là ngũ cốc. * Acid benzoic (C 7 H 6 O 2 ) hoặc Natri benzoat (C 6 H 5 COONa) - Acid benzoic tinh thể dạng hình kim hoặc tấm lá nhỏ, màu trắng lụa óng ánh trắng. - Natri benzoat là dạng bột trắng, hòa tan được trong nước, rất dễ tan trong nước nóng. - Sử dụng trong thực phẩm làm chất sát khuẩn có hiệu lực với nấm men và vi khuẩn hơn đối với nấm mốc. - Đối với con người, khi vào cơ thể tác dụng với glucocol chuyển thành axit purivic không đột, thải ra ngoài. Tuy nhiên nếu ăn nhiều acid benzoic cơ thể sẽ bị Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên. 10 [...]... dùng trong chế biến đậu hủ, cà chua đóng hộp… để làm cứng, dai sản phẩm vừa có canxi Nồng độ muối canxi trong sản phẩm không vượt quá 0.026% Có thể dùng muối canxi clorua CaCl 2 để làm sạch vỏ cà chua Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên 11 Một số chất cấm sử dụng trong thực phẩm: * Focmôn có công thức là CH2O - Là chất hóa học cấm sử dụng trong thực phẩm, ... trong sản phẩm nào, thời gian bảo quản bao lâu, vì ngay cả các hóa chất Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên 23 được phép cho trong thực phẩm nếu dùng không đúng mục đích hoặc vượt quá liều lượng cho phép đều là những chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Theo bác sĩ Ký, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các hóa chất, ... phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên 27 lượng để có thể sử dụng trong thực phẩm Đã đến lúc nhà nước cần có những biện pháp quản lý chất lượng nước tương nói riêng và thực phẩm nói chung một cách chặt chẽ hơn để người dân không còn phải sống trong nơm nớp lo sợ đối với cả thứ bình thường và thân thuộc nhất là thực phẩm hàng ngày Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn... mục phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế nhưng vẫn được dùng để tẩy trắng bún Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên 21 Natri benzoat – Cháo dinh dưỡng CTHH : C6H5COONa - Là 1 dạng muối của acid benzoic, có dạng bột trắng, không mùi, có tính tan mạnh trong nước, là một trong số 29 chất được dùng như chất phụ gia thực phẩm - Natri benzoate là một chất bảo quản... Cục An toàn thực phẩm thì sam biển, so biển là động vật giáp xác thân mềm, sống ở biển Tại Việt Nam chỉ có 2 loài là sam biển và so biển Trong so biển có độc tố tetrodotoxin (chất độc thần kinh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, gây tử Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên 16 vong nhanh với liều độc rất thấp) Độc tố này tan trong nước, không. .. nhiều hóa chất, bất chấp sức khỏe của trẻ - Ảnh: N.C.T Cháo dinh dưỡng nếu có chứa hóa chất sẽ rất có hại cho trẻ - Ảnh: N.C.T Trẻ chậm phát triển, học kém Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách an toàn vệ sinh thực phẩm phía Nam - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, cho rằng: trong thực phẩm có một số hóa chất, phụ gia được phép sử dụng để giữ hương vị và bảo quản được lâu Tuy nhiên, đã là hóa chất. .. cho hóa chất vào cháo sẽ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa, lâu ngày trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, học kém Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên viện phó Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, cho rằng trẻ sử dụng các loại thực phẩm có chứa hóa chất trong thời gian dài dễ bị yếu gan, yếu thận Đây còn là cơ hội phát sinh những bệnh về gan, thận ở trẻ Hóa chất tìm thấy trong. .. natri benzoat, một phế phẩm độc hại là phenol luôn hiện diện trong thành phẩm Do đó natri benzoat sau khi sản xuất cần phải khử phenol trước khi đưa ra thị trường cho kỹ nghệ thực phẩm, nếu không nguy cơ nhiễm độc phenol rất lớn vì hóa chất này gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhất là đối với trẻ em và thai nhi Giật mình với cháo dinh dưỡng Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy... khói, sấy phun, thanh trùng, tiệt trùng… - quá trình chế biến trong nhà như: nướng bánh, nướng thịt, chiên, rán, đun sôi, … - nhiễm từ bao bì trong quá trình bảo quản Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên 26 Ngoài ra, còn một nguyên nhân đang được dư luận quan tâm rộng rãi là quá trình thủy phân đạm thực vật ở nhiệt độ cao Tác hại của chất 3-MCPD 3-MCPD... Ba Đình, Hà Nội Số mực ươn ngổn ngang trong khu vực tẩy (Ảnh: CQCN cung cấp) Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên 14 Tại kho G2, cơ quan chức năng đã bắt quả tang Vũ Mạnh Cầm (22 tuổi, trú tại Ân Thi, Hưng Yên) là nhân viên khu thủy sản đang đổ hàng chục kilogram mực ôi, bốc mùi vào các thùng phuy cỡ lớn có chứa hóa chất công nghiệp Tiến hành kiểm tra . lục 45 Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên. 3 HÓA CHẤT TÌM THẤY TRONG THỰC PHẨM KHÔNG AN TOÀN I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Việt Nam hiện đang phải. NGUYÊN TỐ NHÔM – BẠC - VÀNG Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT Trấn Biên. 1 Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn - Đoàn Thị Thúy Liễu - THPT. sinh an toàn thực phẩm – Hóa chất tìm thấy trong thực phẩm không an toàn II – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN : - Môn Hóa học có nhiều cơ hội giáo dục môi trường vì môn Hóa học là môn khoa học thực

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan