skkn thực hiện phương pháp trực quan trong giảng dạy môn lịch sử ở trung tâm gdtx nhơn trạch

16 540 0
skkn thực hiện phương pháp trực quan trong giảng dạy môn lịch sử ở trung tâm gdtx nhơn trạch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN NHƠN TRẠCH Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRUNG TÂM GDTX NHƠN TRẠCH Người thực hiện: Nguyễn Văn Chính Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác:  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2013 - 2014 BM 01-Bia SKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN Họ và tên : Nguyễn Văn Chính Ngày tháng năm sinh : 1957 Nam, nữ : Nam Địa chỉ: Ấp Bến Sắn – Xã Phước Thiền – Huyện Nhơn Trạch – Tỉnh Đồng Nai Điện thoại : (NR) ĐTDĐ : 0168.6044958 Fax : Email : Chức vụ : Tổ trưởng tổ Văn hóa Đơn vị công tác : Trung tâm GDTX huyện Nhơn Trạch II . TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Cử nhân Năm nhận bằng : 2007 Chuyên ngành đào tạo : Lịch sử III . KINH NGHIỆM KHOA HỌC : Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy môn lịch sử Số năm có kinh nghiệm : 07 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong những năm gần đây : + Phương pháp giảng dạy ôn – giảng – luyện môn lịch sử + Thực hiện bài : Ôn tập – sơ kết – tổng kết trong môn lịch sử. + Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn lịch sử + Công tác chủ nhiệm lớp văn hóa ở Trung tâm GDTX 2 BM02-LLKHSKKN BM03-TMSKKN THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRUNG TÂM GDTX NHƠN TRẠCH I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : So với ngành học Giáo dục phổ thông, phân phối chương trình môn lịch sử của ngành học Giáo dục thường xuyên về thời lượng có ngắn hơn: lớp 10 và 12 là 1,5 tiết/ tuần, lớp 11 là 1tiết/ tuần. Tuy thời lượng có giảm so với ngành học Giáo dục phổ thông hàng tuần và cả năm học ( Giáo dục thường xuyên cả năm chỉ có 32 tuần thực học) nhưng lượng kiến thức lịch sử trang bị cho học viên lại không thể cắt giảm được ( Trừ phần giảm tải do Bộ giáo dục & ĐT cho phép). Do đó giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất để giảng dạy cho học viên. Dạy học lịch sử có nhiều phương pháp trong đó có hai phương pháp mà bất cứ bài lịch sử nào cũng phải sử dụng đó là: Phương pháp trình bày miệng ( Tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm về sự kiện- nhân vật lịch sử, giải thích) và phương pháp trực quan. Phương pháp trực quan không chỉ là một phương pháp mà còn là nguyên tắc trực quan vì đây chính là phương pháp đặc trưng của bộ môn lịch sử. Do đặc điểm của việc học tập lịch sử là học viên không trực tiếp quan sát, chứng kiến được sự kiện lịch sử, lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ chứ không phải sự kiện đang diễn ra trước mắt. Để tái hiện lại sự kiện lịch sử từ trong quá khứ, giáo viên phải thực hiện phương pháp trực quan trong giảng dạy lịch sử. Trong điều kiện hiện nay, ở Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch thì vận dụng các điều kiện hiện có để thực hiện phương pháp trực quan trong giảng dạy môn lịch sử thế nào cho có hiệu quả. Đó là những giải pháp và kinh nghiệm xin được trình bài trong bài viết này. II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN l/ Thuận lợi : Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch đã được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tương đối đáp ứng yêu cầu dạy và học. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Nhơn Trạch và Sở Giáo dục & ĐT Đồng Nai.Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch đã có quá trình hoạt động từ 1997 đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Trung Tâm GDTX trong đó có tổ chức các lớp BTVH. Nề nếp dạy và học căn bản luôn ổn định. Đồ dùng dạy học cho môn lịch sử ( bản đồ ) tương đối đầy đủ, có một phòng dùng cho các tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin. 2/ Khó khăn: Đồ dùng dạy học cho môn lịch sử chủ yếu là bản đồ, tranh ảnh rất ít, phần mềm hỗ trợ làm giáo án điện tử chỉ có một đĩa (chỉ sử dụng được các Clip phim cho lớp 12, còn các lớp khác chỉ là hình chụp từ sách giáo khoa hình ảnh không rõ ràng ). Còn một bộ phận học viên lười học, chễnh mãn, không yêu thích môn học. 3 Không có điều kiện để thực hiện các loại hình học tập khác như tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, sân khấu hóa, đố vui để học…Giáo viên dạy lịch sử ở TTGDTX Nhơn Trạch duy nhất chỉ có một giáo viên, không có điều kiện học hỏi lẫn nhau giữa các đồng nghiệp. 3/Cơ sở lý luận: Phương pháp trực quan còn là nguyên tắc trực quan trong giảng dạy môn lịch sử, là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học. Nhằm tạo biểu tượng lịch sử và hình thành các khái niệm lịch sử trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật.Là chỗ dựa cho học viên hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất và nắm vững các quy luật phát triển xã hội. Phương pháp trực quan , giáo viên phải sử dụng đồ dùng, phương tiện trực quan tạo ra hình ảnh lịch sử, giúp cho học viên không chỉ nghe mà còn thấy được sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó giúp cho học viên nhớ kĩ, hiểu sâu và khó quên kiến thức lịch sử. Ngoài ra còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng , tư duy và ngôn ngữ học viên ( Nhìn hình ảnh: nhận xét, phán đoán…). Qua hình ảnh các nhân vật lịch sử, các cuộc đấu tranh, các công cụ sản xuất, những phát minh khoa học kỹ thuật…còn có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ, lòng kính yêu các vị lãnh tụ cách mạng, những vị anh hùng, quý trọng lao động và thành quả lao động của nhân loại. căm thù bọn xâm lược và chiến tranh, bảo vệ hòa bình, công lý, lẽ phải…Gây hứng thú cho học viên học tập và đảm bảo mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có ba nhóm : -a/ Hiện vật ( Các di vật của các nền văn hóa còn lưu lại ). b/ Đồ dùng tạo hình ảnh( Tranh ảnh, phim, đồ phục chế ). c/ Đồ dung quy ước ( Bản đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu…). Nhóm thứ nhất: Đồ dùng trực quan hiện vật bao gồm những di tích lịch sử và cách mạng như: thành Nhà Hồ, hang Pắc Bó, nhà số 5D Hàm Long…; những di vật khảo cổ và các di vật thuộc các thời đại lịch sử như: công cụ đồ đá cũ ở núi Đọ, trống đồng Đông sơn, cọc gỗ Bạch Đằng, truyền đơn cách mạng…Đồ dùng trực quan hiện vật là một loại tài liệu gốc rất có giá trị và có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức. Nhóm thứ hai : Đồ dùng trực quan tạo hình bao gồm các loại phục chế, mô hình, sa bàn, tranh ảnh lịch sử…Nó có khả năng khôi phục lại hình ảnh của những con người, đồ vật, biến cố, sự kiện lịch sử một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực. Đồ dùng trực quan tạo hình gồm: mô hình, sa bàn, các loại đồ phục chế có khả năng diễn tả đầy đủ vẻ bề ngoài của sự vật, sự kiện lịch sử như công cụ lao động, vũ khí, một chiến dịch hay một trận đánh…Hình ảnh, phim ảnh có giá trị như một tư liệu lịch sử. Nhóm thứ ba : Đồ dùng trực quan quy ước gồm có các loại - Bản đồ, đồ thị, sơ đồ, niên biểu… Loại đồ dùng trực quan này tạo cho học viên những hình ảnh tượng trưng, khi phản ảnh những mặt chất lượng và số lượng 4 của quá trình lịch sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị- xã hội đời sống. Nó không chỉ là phương tiện để cụ thể hóa sự kiện lịch sử mà còn là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử cho học viên. - Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của các sự kiện lịch sử diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định. Ngoài ra còn giúp cho học viên suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp củng cố, ghi nhớ kiến thức lịch sử đã học.( Bản đồ lịch sử cũng có hai loại: bản đồ tổng hợp và bản đồ chuyên đề ) - Niên biểu lịch sử là nhằm hệ thống hóa các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kỳ ( Niên biểu lịch sử có ba loại: niên biểu tổng hợp ,niên biểu chuyên đề và niên biểu so sánh ) - Đồ thị dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học. Đồ thị có thể biểu diễn bằng một mũi tên để minh họa sự vận động đi lên, sự phát triển của một hiện tượng lịch sử, hoặc được biểu diễn trên các trục hoành ( ghi thời gian ) trục tung ( ghi sự kiện ) - Sơ đồ nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những mô hình hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. - Hình vẽ nhanh trên bảng đen nhằm minh họa ngay những sự kiện đang trình bày miệng mà giáo viên cần khắc họa thêm cho học viên ( như chữ tượng hình, sơ đồ về thời gian trước và sau công nguyên…) - Sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong dạy học lịch sử : Ngoài bản đồ treo tường, tranh ảnh treo tường, đồ dùng dạy học như sơ đồ, lược đồ, niên biểu, bảng thống kê…do giáo viên tự làm bằng phương pháp thủ công để dạy . Việc tự làm một số đồ dung dạy học treo tường nói trên được thực hiện trước đây vì chưa có thiết bị kỹ thuật hiện đại ( Công nghệ thông tin ). Ngày nay đồ dùng trực quan thuộc nhóm hai và nhóm ba giáo viên thực hiện qua Giáo án điện tử và trình chiếu lên bảng. III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Trong điều kiện hiện tại, đối với Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch và điều kiện của giáo viên không thể tổ chức học tập lịch sử bằng hình thức tham quan di tích, bảo tàng… Mà chỉ có thể thực hiện đồ dung trực quan ở nhóm hai và nhóm ba. 1/ Giảng dạy theo “ Phương pháp truyền thống” Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học : chủ yếu là bản đồ, tranh ảnh do Nhà xuất bản Giáo Dục phát hành ( Do bộ phận thiết bị Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch phục vụ , hàng năm kiểm kê, bổ sung đầy đủ theo yêu cầu chuyên môn ). Giáo viên nếu không sử dụng công nghệ thông tin thì phải làm thêm lược đồ, sơ đồ, bảng thống kê…( Hoặc photo phóng lớn lược 5 đồ, bản đồ, niên biểu, tranh ảnh trong sách giáo khoa ).Phần lớn đồ dùng dạy học lịch sử là bản đồ, lược đồ. Việc sử dụng đồ dùng dạy học lịch sử treo tường cho dù đã có sẵn trong phòng thiết bị, giáo viên cũng cần phải lựa chọn đồ dùng dạy học thích hợp cho từng bài. Bước tiếp theo sau khi chọn đồ dùng dạy học thì chuần bị sẽ đưa vào bài giảng ở phần nào và sẽ thuyết minh đồ dùng dạy học đó như thế nào ( Phần này giáo viên bằng kinh nghiệm của mình hoặc nghiên cứu thêm “ Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa lịch sử treo tường” do Nhà xuất bản giáo dục phát hành năm 1999. Thao tác trên lớp: Khi treo bản đồ hoặc tranh ảnh lên bảng phải treo ở phần bảng động, giáo viên phải đứng nép một bên không được đứng che chắn đồ dùng trực quan. Tiếp theo giáo viên giới thiệu tên đồ dùng trực quan đó là gì, sau đó giáo viên phân tích nội dung của đồ dùng trực quan, làm cho học viên nắm được, hiểu được toàn bộ nội dung kiến thức lịch sử ẩn chứa trong đồ dùng trực quan. 2/ Giảng dạy sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại ( Công nghệ thông tin ) : Chuẩn bị giáo án điện tử: Theo tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hưởng- khoa lịch sử Trường Đại hoc sư phạm Hà Nội “ Giáo án điện tử và Bài giảng điện tử là hai khâu của quá trình dạy học ở trường phổ thông, đều có sự hổ trợ của máy vi tính và các công cụ đa phương tiện. Trong đó, để thực hiện một tiết dạy trên lớp với sự hỗ trợ của CNTT, giáo viên phải có chuẩn bị từ trước (ở nhà ), phải thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của mình trên các Slide trình chiếu ( Slide show ) của máy vi tính, đó là GAĐT ( Giáo án điện tử )… còn BGĐT ( Bài giảng điện tử ) là hình thức dạy học trên lớp thông qua GAĐT có sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện” Các bước thiết kế một GAĐT: - Bước l: Nghiên cứu sách giáo khoa ( SGK ) để xác định mục tiêu về kiến thức, tư tưởng, thái độ và kĩ năng. Xác định kiến thức cơ bản cần truyền thụ cho học viên theo sơ đồ Đai-ri. Sưu tầm, chọn lọc, xử lý các nguồn tư liệu ( Kênh chữ, kênh hình, kênh âm thanh ) có liên quan đến kiến thức cơ bản đã được xác định nhằm phục vụ cho việc thiết kế GAĐT. - Bước 2: Xây dựng cấu trúc GAĐT và viết kịch bản để thực hiện một BGĐT. Đó là lập dàn ý chi tiết, dự kiến bố cục ( Số lượng Slide trình chiếu cho phù hợp với khối lượng kiến thức cơ bản ).Trình chiếu bản đồ, sơ đồ, bản thống kê số liệu, niên biểu lịch sử, tranh ảnh… -Bước 3: thiết kế GAĐT trên máy vi tính theo kịch bản đã xây dựng.Việc thiết kế GAĐT môn lịch sử phải đảm bảo yêu cẩu của một giáo án tích cực ( Tính khoa học, thẩm mĩ, giáo dục,tính hình ảnh trực quan, tính hệ thống –lô gic, tính tương tác trong hoạt động dạy - học của thầy và trò ). Phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp giáo dục truyền thống. Có nhiều cách thiết kế GAĐT, nhưng theo tôi chỉ cần thiết kế một số kênh hình liên quan đến bài học, thay cho việc sử dụng các phương tiện truyền thống trước đây. Đó là sơ đồ, bản đồ giáo khoa điện tử, tranh ảnh, bản so sánh, niên biểu lịch 6 sử…Cách thiết kế này đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi cao về trình độ công nghệ thông tin, ít tốn thời gian, ít làm xáo trộn các thao tác dạy học trên lớp.Các Slide của GAĐT cũng cần có hệ thống các câu hỏi, bài tập trọng tâm liên quan đến việc tổ chức cho học viên nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp thu kiến thức của bài học. Tiến hành giảng dạy trên lớp: Do đối tượng ( học viên ) là người lao động, là những thanh thiếu niên có học lực ở mức trung bình. Nên các kỹ năng học tập còn nhiều hạn chế, trong đó có kỹ năng ghi chép bài. Vì vậy giáo viên vẫn thực hiện thao tác ghi bảng như phương pháp dạy truyền thống. Còn sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm tăng cường lượng kênh hình ( Phương pháp trực quan ). Nội dung kiến thức giáo viên ghi bảng cho học viên ghi vào tập thuộc phần bảng tĩnh, còn phần kênh hình trình chiếu ( Slide show ) thuộc phần bảng động. IV / HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Tăng cường phương pháp trực quan trong giảng dạy môn lịch sử ngành Giáo dục thường xuyên là vừa thực hiện phương pháp dạy học truyền thống ( sử dụng tranh ảnh, bản đồ treo tường…) Kết hợp và tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn lịch sử. Năm học 2013-2014 chúng tôi đã soạn GAĐT và thực hiện các BGĐT như sau: - Khối lớp 10 có các bài sau đây : Bài 5: Trung quốc thời phong kiến ( tiết thứ 5 và 6 tuần 3 ). Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới cổ - trung đại ( tiết thứ 13, tuần 7 ). Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển nhà nước PK – TK X -XV( tiết thứ 19, tuần10). Bài 27:Quá trình dựng nước và giữ nước ( tiết 30, tuần 15 ) . - Khối lớp 11 có các bài sau đây: Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại ( tiết thứ 7, tuần 7 ). Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga ( tiết thứ 10, tuần 10 ). Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại 1917-1945 ( tiết 21, tuần 21 ). Bài 31: Sơ kết lịch sử Việt Nam 1858-1918 ( tiết 31, tuần 31 ) . Khối lớp 12 có các bài sau đây : Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ ( tiết 5, tuần 3 ). Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại 1945-2000 ( tiết 15, tuần 8 ). Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi 1953-1954 ( tiết 34 tuần 18 ). Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế XH miền Bắc, giải phóng miền Nam ( tiết 42, tuần 26 ) . Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam 1919-2000 ( tiết 46, tuần 30 ). Tổng số tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin trong năm học 2013-2014 là 32 tiết. Trước mắt tập trung vào các bài có tính khái quát cao như ôn tập, sơ- tổng kết các thời kỳ lịch sử, 7 những thành tựu văn hóa ,KHKT… Nhờ sử dụng công nghệ thông tin, trong 13 bài học lịch sử nói trên, giáo viên đã đưa trình chiếu được 181 hình ảnh các loại và 6 Clip phim lịch sử. Đó là bản đồ lịch sử, tranh ảnh, chân dung các nhân vật lịch sử, các Clip phim lịch sử…Nhờ những hình ảnh sóng động, chân thật, chính xác, hình thành biểu tượng cho học viên một cách nhanh chóng, từ đó tiếp thu kiến thức của bài học một cách tốt nhất. Trong quá trình dạy học nói chung, bộ môn lịch sử nói riêng, nhờ hình ảnh trực quan góp phần rất quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức lịch sử cho học viên. Nếu không có “ trực quan sinh động” học viên sẽ gặp nhiều khó khăn để “ tư duy trừu tượng” để nhớ và để hiểu những sự kiện lịch sử trong quá khứ. Giúp cho học viên học tập hứng thú, hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức, phát triển tư duy và có tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của học viên đối với môn hoc lịch sử. Từ chỗ yêu thích học môn lịch sử, học viên sẽ cảm thấy hứng thú hơn, tích cực chủ động hơn trong quá trình học tập. Tạo bước đệm vững chắc để học viên cảm thụ và tiếp thu kiến thức lịch sử Việt Nam và thế giới một cách đấy đủ nhất theo yêu cầu của chương trình. Góp phần xây dựng con người mới có thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng, yêu nước, yêu CNXH, tôn trọng và phát huy các thành quả cách mạng suốt hàng ngàn năm lịch sử mà cha ông ta để lại. Đặc biệt là thởi kỳ chống thực dân, đế quốc giành lại nền độc lập cho dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch HÔ CHÍ MINH. Đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, cả nước đi lên CNXH với nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới. Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. V/ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Tăng cường phương pháp dạy học trực quan trong giảng dạy môn lịch sử không phải đơn thuần chỉ có phương pháp trực quan. Mà còn phải kết hợp với nhiều phương pháp khác như trình bày miệng (đặc biệt là sử dụng phương pháp nêu vấn đề ) phương pháp trình bày bảng, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan treo tường, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng… Trung Tâm GDTX cần phải trang bị thật đầy đủ các loại đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy theo phương pháp trực quan như : Các loại bản đồ , tranh ảnh cho các khối lớp; các phần mềm phục vụ cho việc soạn giáo án điện tử, phòng học và thiết bị kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy có sử dụng công nghệ thông tin; các tài liệu hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan treo tường ; các tài liệu hướng dẫn thiết kế sơ đồ; tổ chức hội thảo cách soạn giáo án điện tử và bài giảng điện tử sao cho đạt được kết quả với chất lượng tốt nhất. Đối với giáo viên : + Sử dụng đồ dùng trực quan tuyền thống ( treo tường ) Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng, thích hợp. Vì vậy giáo viên cần phải nắm rõ danh mục đồ dùng trực 8 quan (ĐDTQ ) hiện có trong phòng thiết bị của Trung Tâm GDTX để lên kế hoạch sử dụng. Đồ dùng trực quan treo tường phải đủ kích thước cho học viên quan sát. Khi sử dụng ĐDTQ, giáo viên phải khái quát được nội dung kiến thức và phân tích bản chất sự kiện lịch sử được thể hiện trong ĐDTQ. Phải đảm bảo kết hợp lòi nói với việc trình bày nôi dung kiến thức trong ĐDTQ đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành cho học viên ( gọi HV lên bảng tường thuật diễn biến một trận đánh, miêu tả thành Cổ loa thời vua An Dương Vương…). Khi gọi học viên lên bảng, giáo viên cần nhắc nhỡ HV tư thế đứng, sử dụng thước, cách trình bày…Ngoài bản đồ, tranh ảnh do ngành Giáo dục ĐT phát hành, còn nhiều loại đồ dùng trực quan khác giáo viên phải tự làm như: lược đồ, sơ đồ, niên biểu lịch sử, bảng thống kê so sánh, biểu đồ ….Đồng thời trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải thường xuyên nhắc nhỡ học viên mang theo và sử dụng sách giáo khoa trên lớp để sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa khi thấy cần thiết. + Sử dụng công nghệ thông tin : hiện nay Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học các môn văn hóa, đã tạo thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt các tiết dạy. Đối với giáo viên, yêu cầu về trình độ sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại không có giới hạn như phải nắm vững tính năng, cách sử dụng và bảo quản máy vi tính, máy chiếu Projector…. Biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật để tìm kiếm nguồn tư liệu, hình ảnh, bản đồ, phim tư liệu lịch sử…Làm cơ sở để soạn GAĐT và thực hiện BGĐT trên lớp. .Do trình độ tin học còn hạn chế nên chúng tôi chọn cách soạn giáo án điện tử đơn giản nhất. Đó là thiết kế một số kênh hình liên quan đến bài học như bản đồ, hình ảnh các công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới, chân dung các danh nhân văn hóa, lịch sử, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, bảng thống kê so sánh, niên biểu lịch sử, hình ảnh các cuộc hội nghị….Những hình ảnh đó được trình chiếu thay cho giải pháp thủ công, truyền thống trước đây. Để thực hiện một bài giảng lịch sử trên lớp, giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp thích ứng cho từng nội dung, sự kiện lịch sử như : Phương pháp truyền thụ tri thức bằng lời nói ( tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm về sự kiện, nhân vật lịch sử, giải thích, nêu vấn đề ); phương pháp sử dụng đồ dung trực quan; phương pháp sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác; phương pháp tổ chức thảo luận nhóm, phương pháp trình bày bảng…Trong bài viết này, chúng tôi nhấn mạnh đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, nhưng không có nghĩa là xem nhẹ các phương pháp khác .Vì trong mỗi bài dạy lịch sử, giáo viên đều ít nhiều phải sử dụng tất cả các phương pháp nêu trên. Nhưng để đáp ứng được mục tiêu bài học lịch sử, phát huy sự tích cực học tập và gây hứng thú, dễ tiếp thu kiến thức lịch sử cho hoc viên. Giáo viên thường xuyên phải sử dụng phương pháp nêu vấn đề, tổ chức thảo luận nhóm và phương pháp sử dụng đồ dung trực quan. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan cũng là nguyên tắc trực quan không thể thiếu trong bất kỳ một bài lịch sử nào. Nếu như bài lịch sử thuộc loại đề tài chiến tranh ( tức phải sử dụng bản đồ diễn biến cuộc chiến tranh, bảng thống kê tổn thất…). Bài lịch sử thuộc đề tài các nền văn minh ( tức phải có hình ảnh về các công trình kiến trúc, khoa học, nghệm thuật…). Bài lịch sử thuộc đề tài khoa học - kỹ thuật, văn học -nghệ thuật ( tức phải có hình ảnh các phát minh, tác phẩm, tác 9 giả…) Bài lịch sử thuộc đề tài về kinh tế- chính trị- xã hội ( tức phải có hình ảnh các cuộc hội nghị quốc tế, khu vực, các chính khách; sơ đồ các tổ chức chính trị, kinh tế, phân hóa giai cấp, bảng thống kê kết quả phát triển kinh tế…) Để cho bài học lịch sử trở nên sinh động, học viên dễ hiểu bài, giáo viên khỏi phải giải thích bằng lời trong khi hình ảnh đã nói lên tất cả. Thì tất yếu giáo viên cần phải sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học lịch sử. Phải kết hợp đồ dùng trực quan truyền thống với sử dụng công nghệ thông tin. Tóm lại, việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung, trung tâm giáo dục thường xuyên nói riêng cần phải kết hợp lời nói sinh động của giáo viên với sử dụng đồ dùng trực quan (Đồ dùng treo tường truyền thống và sử dụng công nghệ thông tin ) là một trong những điều quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn lịch sử. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Phương pháp dạy học lịch sử - Chủ biên : Phan Ngọc Liên & Trần Văn Trị. Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2000. 2/ Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử - Chủ biên: Trịnh Đình Tùng. Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2000. 3/ Nội dung và phương pháp sử dụng Bản đồ giáo khoa lịch sử treo tường. Nhóm tác giả: Phan Ngọc Liên, Nguyễn Sĩ Quế, Trịnh Đình Tùng, Lê Đình Cương, Đào Hữu Hậu.Nhà xuất bản Giáo Dục 1999. 4/ Tài liệu: Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12- môn Lịch sử. Tác giả: Phan Ngoc Liên - Chủ biên. Nhà xuất bản Giáo Dục 2008. 5/ Báo : DẠY & HỌC Ngày Nay , Số: 6 – 2013. - Thiết kế giáo án điện tử môn lịch sử ở trường THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Của tác giả TS. NGUYỄN MẠNH HƯỞNG ( Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ) Số: 8 – 2013. - Một số kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin. Của tác giả LÊ TRỌNG CHÂU ( Phó trưởng phòng GD&ĐT Lộc Hà. Cao học QLGD – K19A - Đại học Vinh. Báo GD&TĐ Chủ nhật, số 3 (18 -01 -2009 ) - Bài giảng điện tử ĐÔI ĐIỀU CẦN BÀN - Của tác giả LÊ VĂN HUÂN. ( Phòng DG&ĐT Núi Thành - Quảng Nam ) VII. PHỤ LỤC : KÊNH HÌNH ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG CÁC BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ NHƯ SAU : 10 [...]... nghiệm: Thực hiện phương pháp trực quan trong giảng dạy môn Lịch sử ở Trung tâm GDTX Nhơn Trạch Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Chính Chức vụ: Giáo viên 14 Đơn vị: Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Nhơn Trạch Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác:  Sáng... Nhơn Trạch, ngày 15 tháng 5 năm 2014 Người viết NGUYỄN VĂN CHÍNH BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GDTX NHƠN TRẠCH ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Nhơn Trạch, ngày 20 tháng 5 năm 2014 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2013 - 2014 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Thực hiện phương pháp trực quan trong giảng. .. vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới... ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại ... dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3 Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực. .. triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1 Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị... Nguyên thủy, Cổ đại và Trung đại Kênh hình gồm có : + Bảng tóm tắt các giai đoạn thời Xã hội Nguyên thủy +Bảng so sánh các điều kiện ra đời các quốc gia Cổ đại Phương Đông và Phương Tây + Sơ đồ phân hóa giai cấp Xã hội Cổ đại Phương Đông và Phương Tây + Sơ đồ chuyển hóa giai cấp từ thời Cồ đại sang Phong kiến ở Phương Đông và Phương Tây Bài 17 : Quá...LỊCH SỬ LỚP 10 : Bài 5 : Trung Quốc thời phong kiến Kênh hình gồm có :+ Bản đồ Trung Quốc + Niên biểu lịch sử Trung Quốc Cô Trung đại + Sơ đồ phân hóa giai cấp từ Cổ đại sang Phong kiến ở Trung Quốc + Lược đồ Trung Quốc thời Cổ đại + Tranh chân dung Tần Thủy Hoàng + Ảnh hiện vật được tìm thấy... trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh... các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) 15 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 16 . giảng dạy môn lịch sử + Công tác chủ nhiệm lớp văn hóa ở Trung tâm GDTX 2 BM02-LLKHSKKN BM03-TMSKKN THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRUNG TÂM GDTX NHƠN TRẠCH I/. kiện lịch sử từ trong quá khứ, giáo viên phải thực hiện phương pháp trực quan trong giảng dạy lịch sử. Trong điều kiện hiện nay, ở Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch thì vận dụng các điều kiện hiện. vật lịch sử, giải thích) và phương pháp trực quan. Phương pháp trực quan không chỉ là một phương pháp mà còn là nguyên tắc trực quan vì đây chính là phương pháp đặc trưng của bộ môn lịch sử.

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan