CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÝ

8 681 3
CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÝ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÝ HỌ VÀ TÊN: VI THỊ BÍCH HÀ GIÁO VIÊN: ĐỊA LÝ TỔ : XÃ HỘI TRƯỜNG: PTDTNT BẮC GIANG I -MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn chuyên đề “sử dụng kênh hình trong dạy và học Địa lý” - Chuyên đề nhằm góp phần đảy mạnh cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học tạo sự chuyển biến về phương pháp giảng dạy, học tập đạt kết quả cao. - Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống nặng về thuyết trình, trong đó vai trò người thầy là chủ đạo, học trò thụ động tiếp thu. - Trong dạy học Địa lý, đổi mới phương pháp không phải là phủ định các phương pháp truyền thống, mà phải xử lý các loại hình phương pháp cũ và mới sao cho hài hoà và phù hợp với các điều kiện chủ quan, khách quan. - Việc truyền đạt kiến thức trong giảng dạy Địa lý cho học sinh được thực hành bằng nhiều phương tiện: kênh chữ, kênh hình và kênh số. Trong đó kênh hình là một phương tiện truyền thông phong phú gồm: bản đồ, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, lát cắt, mô hình lát cắt, tranh ảnh… lại phát huy được trí lực học sinh, tự đó học sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và đạt được hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, đối với học sinh dân tộc việc sử dụng bản đồ, sách giáo khoa và biểu đồ là rất cần thiết để phù hợp với phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm và phát huy trí lực của học sinh từ bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, tranh ảnh… CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÝ HỌ VÀ TÊN: VI THỊ BÍCH HÀ GIÁO VIÊN: ĐỊA LÝ TỔ : XÃ HỘI TRƯỜNG: PTDTNT BẮC GIANG 2- Chức năng của sử dụng kênh hình trong dạy và học Địa lý - Kênh hình được sử dụng trong dạy và học Địa lý với cả hai chức năng: vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức quan trọng giúp học sinh quan sát, nhận thức các sự vật, hiện tượng Địa lý một cách thuận lợi hơn, sinh động hơn, tìm tòi những kiến thức Địa lý mới được thể hiện trong đó. - Qua thực nghịêm ở Ấn độ, người ta đã tổng kết như sau: “Tôi nghe tôi quên Tôi nhìn tôi nhớ Tôi làm tôi hiểu “ Như vậy việc sử dụng kênh hình trong dạy và học Địa lý có vai trò quan trọng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cũng như việc phát huy vai trò chủ động, tích cực của người học trong quá trình tiếp thu kiến thức, vì thế hiệu quả giảng dạy và học tập sẽ đạt kết quả cao hơn. II- Nội dung SỬ DỤNG KÊNH HÌNH NHƯ THẾ NÀO TRONG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÝ ? Trong Địa lý, kênh hình được phân định bằng nhiều chủng loại, có thể tạm xếp thành hai nhóm: - Nhóm truyền thống - Nhóm hiện đại Nhóm truyền thống có lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, át lát, tranh ảnh… Nhóm hiện đại có máy chiếu, băng video, đĩa CD, VCD… Do điều kiện thực tế hiện nay, các nhà trường đa số đều sử dụng kết hợp giữa nhóm hiện đại sử dụng công nghệ thông tin với sử dụng kênh hình truyền thống. Khi sử dụng kênh hình truyền thống cần phân biệt hai dạng: - Bản đồ treo tường - Kênh hình trong sách giáo khoa Hai dạng này sẽ được sử dụng ở từng thời điểm với các chức năng, giá trị khác nhau. 1- Sử dụng bản đồ treo tường: - Bản đồ treo tường là giáo cụ trực quan không thể thiếu được trong tiết dạy Địa lý tự nhiên hay tiết dạy Địa lý kinh tế, do đó khi sử dụng cần hướng dẫn học sinh khai thác nội dung khái quát nhất, đậm nét đặc trưng nhất mà tất cả học sinh đều quan sát được. Với phương pháp phân tích bản đồ có thể phát huy được trí tuệ của học sinh. Từ bản đồ, hcọ sinh quan sát, so sánh, nhận xét và hình thành những khái niệm Địa lý. Đó cũng là phương pháp đặc thù của bộ môn. - Khai thác bản đồ treo tường được thực hiện như sau: + Trước hết, muốn sử dụng một bản đồ học sinh phải nắm được tất cả các ký hiệu có trên bản đồ và ký hiệu là ngôn ngữ của bản đồ- ký hiệu chính là đối tượng Địa lý trong không gian đã đựoc cụ thể hóa lên bản đồ. Ví d ụ : Khi dạy bài Địa lý công nghiệp Việt Nam trên bản đồ công nghiệp, giáo viên cần giới thiệu các ký hiệu: - Ký hiệu về tài nguyên khoáng sản. - Ký hiệu về các ngành công nghiệp. - Ký hiệu về trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp. Sau đó hướng dẫn học sinh đọc và nhận xét bản đồ. Đòi hỏi học sinh phải tư duy có khái niệm về sự phân bố không gian của các sự vật và hiện tượng địa lí trên một lãnh thổ. Để thực hiện được yêu cầu này, tuỳ theo từng bài cụ thể giáo viên nên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh. Ví dụ: Dùng bản đồ công nghiệp tiếp tục giúp học sinh khai thác các nội dung dịa lý trên bản đồ bằng các câu hỏi: - Dựa vào ký hiệu hãy kể tên các ngành công nghiệp ? - Sự phân bố các ngành công nghiệp như thế nào ? - Có mấy khu công nghiệp lớn, hãy kể tên ? Học sinh trả lời được những câu hỏi trên thực chất bước đầu đã nắm được những khái niệm cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp. + Hướng dẫn học sinh so sánh, giải thích và phân thích bản đồ để tìm ra mối quan hệ nhân quả. Đây là bước quan trọng nhất sử dụng bản đồ. Ví dụ: Tiếp tục khai thác bản đồ công nghiệp nước ta trong bài Địa lý công nghiệp Việt Nam qua phát vấn học sinh: - Các ngành công nghiệp, các khu công nghiệp lớn của nước ta thường phân bố dựa trên cơ sở nào ? Trả lời câu hỏi trên, học sinh sẽ nắm được nguyên tắc phân bố công nghiệp và đã biết vận dụng nguyên tắc đó để giải thích sự phân bố của một lãnh thổ cụ thể. 2 - Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa. Hiện nay kênh hình trong sách giáo khoa có nhiều cải tiến đáng kể cả về S ử d ụng b ản đ ồ treo t ư ờng v à k ê nh h ình trong s ách gi á o khoa l à ph ươ ng a - Lược đồ trong sách giáo khoa. Lược đồ là giáo cụ trực quan, cụ thể bổ sung cho bản đồ treo tường. Giúp học sinh phát huy tính tích cực tư duy trong học tập. Ví dụ: Dạy và học Địa lý dân cư lớp 12 kết hợp với bản đồ tự nhiên việt nam, chúng ta sử dụng triệt để lược đồ trong sách giáo khoa: lược đồ mật độ dân số, lược đồ tỷ lệ dân cư từ 10 tuổi trở lên biết đọc, biết viết, lược đồ tỷ lệ dân số hoạt động chưa có việc làm phân theo tỉnh… để giải quyết nhiều vấn đề về dân số như: sự phân bố dân cư bất hợp lý của nước ta hiện nay, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam, môi trường sống… Ví dụ: Khi dạy tiết 1 của bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về tự nhiên và dân cư: - Dạy về vấn đề tự nhiên của Hoa Kỳ kết hợp với bản đồ tự nhiên Châu Mĩ, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng lược đồ địa hình và khoáng sản của Hoa Kỳ (Hình 6.1 SGK). - Trước hết phải hướng dẫn các em nắm được các ký ước hiệu của bản đồ, đặc biệt là mầu sắc ký hiệu của các dạng địa hình và ký hiệu của tài nguyên thiên nhiên (Tài nguyên khoáng sản). Từ đó học sinh sẽ nhận biết được các miền tự nhiên của Hoa Kỳ với 3 vùng tự nhiên khác nhau và đặc điểm của từng vùng: + Vùng phía Tây: Là vùng núi Coóc đie, bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2.000m. Xen kẽ là các bồn địa và cao nguyên, tập trung nhiều kim loại màu… kết hợp với hình 6.2 SGK để các em tư duy được núi trẻ địa hình cao và đỉnh nhọn, sắc xảo, sườn dốc… + Vùng phía đông: Dãy núi già Apalát và cả đồng bằng ven Thái Bình Dương, giàu khoáng sản. + Vùng trung tâm: Là vùng đồng bằng rộng lớn. - Như vậy khi sử dụng thành thạo lược đồ trong sách giáo khoa sẽ giúp các em phát huy được tính tích cực, tư duy được các mối quan hệ trong địa lý tự nhiên - kinh tế - xã hội. Làm được như vậy sẽ giúp các em hiểu bài nhanh hơn, sâu hơn và nhớ lâu hơn. b - Sử dụng biểu đồ: Khai thác biểu đồ trong tiết dạy là giúp các em hình thành và phát triển tư duy của mình: biểu đồ sẽ giúp các em nhận xét và tự rút ra những nhận định riêng. Ví dụ: Khi dạy và học bài Dân cư và lao động lớp 12. Học sinh quan sát hai biểu đồ: - Biểu đồ sự phát triển dân số nước ta. - Biểu đồ sự gia tăng dân số nước ta qua các thời kỳ. Học sinh rút ra được quy luật phát triển dân số qua từng giai đoạn của nước ta, giải thích được nguyên nhân tăng giảm dân số, thấy được liên quan dân số với các vấn đề tự nhiên, xã hội, kinh tế khác. Phương pháp này giúp học sinh rút ra nhận xét nhanh hơn và tạo được sự hứng thú, say mê trong quá trình học tập. c - Sử dụng sơ đồ. Sơ đồ dùng hệ thống kiến thức một cách khái quát cao (dùng cho tiết ôn tập hoặc tiết cần có mức độ khái quát cho học sinh). Ví dụ: Khi dạy bài 11: Những vấn đề phát triển công nghiệp lớp 12. Dùng sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam sẽ làm cho bài dạy rành mạch, rõ ràng, học sinh dễ nắm được toàn bộ nội dung bài. Với một cơ cấu ngành đa dạng, bao gồm bốn nhóm ngành chính, trong các nhóm ngành lại bao gồm các phân ngành nhỏ. d - Sử dụng mô hình lát cắt. Học sinh phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên như kinh tế - xã hội. Từ đó đánh giá được tình hình phát triển kinh tế của từng vùng, từng khu vực. Ph ạm vi ứng d ụng : Tr ê n l ớp , t ự h ọc ở nh à , ki ểm tra đánh gi á cho c ả gi áo 3 - S ử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy - h ọc Đ ịa lý (máy chiếu, đĩa CD…). - Sử dụng CNTT trong dạy học sẽ gây được hứng thú cho học sinh khi nghe giảng và tiếp thu kiến thức. - Tạo ra một cảm giác thoải mái cho học sinh trong một tiết học. - Phát huy được trí lực của học sinh; đánh giá được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí. Từ đó đánh giá được sự phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng quốc gia và thế giới. Song trong quá trình sử dụng CNTT cần cân đôi hợp lí giữa trình chiếu kênh hình và kênh chữ để học sinh vừa ghi được bài vừa hiểu được bài mà lại phát huy được trí lực. Sử dụng CNTT khoa học, hợp lí sẽ đạt được hiệu quả cao trong học tập và tạo được cảm giác hưng phấn cho học sinh thích học các tiết học sử dụng CNTT. Còn nếu lạm dụng quá nhiều hình ảnh trong một tiết dạy thì kết quả bài giảng cũng không sâu, học sinh không ghi được bài, chóng quên. III - KẾT LUẬN Sử dụng bản đồ treo tường và kênh hình trong sách giáo khoa là phương pháp giáo dục tốt. Khai thác triệt để bản đồ treo tường và kênh hình trong sách giáo khoa, chúng ta sẽ có được tiết giảng đáp ứng được yêu cầu của học sinh và giáo viên, sẽ có tác dụng tốt trong việtc phát triển năng lực tư duy cho học sinh, giảm bớt công việc thuyết giảng của thày, tăng sự làm việc tích cực của trò, đạt hiệu quả cao hơn và đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan