skkn một số ĐÓNG góp HIỆU QUẢ của CÔNG tác KHẢO THÍ TRONG QUẢN lý CHUYÊN môn ở TRƯỜNG TRUNG học

25 983 1
skkn một số ĐÓNG góp HIỆU QUẢ của CÔNG tác KHẢO THÍ TRONG QUẢN lý CHUYÊN môn ở TRƯỜNG TRUNG học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC KHẢO THÍ TRONG QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỒNG NHẤT Người thực hiện: LÊ VĂN AN Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục x - Phương pháp dạy học bộ môn:  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác:  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2013-2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: LÊ VĂN AN 2. Ngày tháng năm sinh: 07-03-1970 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Trường THPT Thống Nhất, Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613764694 (CQ);0613764695 (NR); ĐTDĐ: 0918490359 6. Fax: Không E-mail: levanan2002@yahoo.com 7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 8. Nhiệm vụ được giao: Phụ trách Chuyên môn và Khảo thí và Kiểm định CLGD 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ Hóa học - Năm nhận bằng: 2003 - Chuyên ngành đào tạo: Hóa phân tích III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy và Nghiên cứu Hóa học - Số năm có kinh nghiệm: 21 năm trong công tác chuyên môn, 4 năm trong lĩnh vực quản lý - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Không 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 4 PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT I.1. Khái quát về nhà trường 5 I.2. Đội ngũ cán bộ - giáo viên – nhân viên 5 I.3. Học sinh 5 I.4. Thuận lợi – Khó khăn 5 I.4.1. Thuận lợi 5 I.4.2. Khó khăn 6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU II.1. Sự ra đời của công tác khảo thí 6 II.2. Công tác khảo thí trong nhà trường trong một năm học 7 II.2.1. Các đợt kiểm tra tập trung 7 II.2.2. Thành lập các đội tuyển và bồi dưỡng học sinh giỏi 8 II.3. Quản trị dữ liệu 9 II.3.1. Phần mềm quản lý giáo dục của VNPT Đồng Nai 9 II.3.2. Phần nhập điểm 9 II.3.3. Quản lý điểm 11 a. Mở và khóa mã 11 b. Xử lý điểm kiểm tra chung 11 c. Thống kê – báo cáo 12 d. In sổ điểm cái 15 PHẦN III: MỘT SỐ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ BAN ĐẦU CỦA CÔNG TÁC KHẢO THÍ TRONG QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN III.1. Góp phần là thay đổi nhận thức của giáo viên và học sinh 18 III.2. Góp phần xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học mới 18 III.2.1. Phân công chuyên môn giáo viên 19 III.2.2. Thanh tra, kiểm tra toàn diện giáo viên 19 III.2.3. Phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu 19 III.2.4. Thao giảng, hội giảng cấp trường 19 III.2.5. Phân chia học sinh trúng tuyển vào lớp 10 19 III.2.6. Dự đoán một số chỉ tiêu năm học 19 III.3. Giúp quản lý chuyên môn điều chỉnh “độ lệch” so với kế hoạch 20 III.4. Cung cấp số liệu để tuyển chọn và thành lập các đội tuyển HSG 21 III.5. Góp phần làm giảm số lượng học sinh yếu, kém 21 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 3 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Quan điểm của Đảng ta: Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển kinh tế, xã hội; giáo dục phải đi trước một bước trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Như trong bài phát biểu của mình, tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Cần phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, tức là đổi mới từ nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý; cần có sự quan tâm và đầu tư từ các cấp, các ngành và huy động mọi nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục. Đối với giáo dục trung học phổ thông, sau hơn 25 năm đổi mới đã có những sự phát triển vượt bậc về quy mô trường lớp và chất lượng đào tạo. Ngày nay học sinh được học trong những ngôi trường khang trang với các tiện nghi hiện đại (máy chiếu, internet, bảng tương tác…); song theo quan điểm của các nhà giáo dục hàng đầu nước ta cho rằng: Chất lượng giáo dục của ta không khác mấy so với thời bao cấp; vẫn còn nặng bệnh thành tích. Vậy nguyên nhân do đâu? Thật ra không có câu trả lời hoàn toàn thỏa đáng, nhưng chúng ta có thể tìm thấy trong số các nguyên nhân ấy chính là công tác kiểm tra đánh giá còn xem nhẹ, chưa đánh giá đúng thực chất năng lực giảng dạy của giáo viên và năng lực học tập của học sinh. Công bằng mà nói, trong những năm qua, với sự ra đời của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, tuy nhiên cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt và có những hướng dẫn, tập huấn dài hơi hơn nữa. Trong những năm qua, việc thự hiện nhiệm vụ giáo dục của trường THPT Thống Nhất B (Năm học 2013-2014 được đổi tên thành THPT Thống Nhất) đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ giáo viên ổn định và từng bước phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia năm 2008. Đặc biệt, trong ba năm học từ 2011đến 2014 trường đều có học sinh giỏi đạt giải quốc gia về môn Toán và Tiếng Anh; tỷ lệ học sinh đậu Đại học chính quy tăng lên rõ rệt. Để có được thành ấy phải ghi nhận sự nổ lực phấn đấu của thầy và trò. Trong đó có thể liệt kê một vài điểm nổi bật: Đổi mới cách quản lý của Ban giám hiệu, chuẩn hóa quy trình kiểm tra đánh giá, đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn, tăng cường dân chủ hóa trong nhà trường…Song điều làm chúng tôi tâm đắc chính là việc làm tốt công tác khảo thí đã góp phần làm thay đổi cả một hệ thống “trì trệ” trước đây và từng bước được chuẩn hóa từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm tốt vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, với tâm huyết của một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và khảo thí, tôi chọn đề tài: “Một số đóng góp hiệu quả của công tác khảo thí trong quản lý chuyên môn ở trường Trung học phổ thôngThống Nhất” Vì năng lực bản thân có hạn và chưa được tập huấn bài bản, nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những sai sót; rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của quý Thầy – Cô và đồng nghiệp. Xin trân trọng cám ơn! Tác giả 4 PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT I.1. Khái quát về nhà trường Trường THPT Thống Nhất B được thành lập năm 1976 theo quyết định số 751/QĐUB ngày 08 tháng 9 năm 1976 của UBND Tỉnh Đồng Nai. Ban đầu, trường có 09 phòng học và 03 phòng làm việc tọa lạc tại xã Gia Kiệm. Đến tháng 08/1996 trường được xây ở địa điểm mới: Ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, Huyện Thống Nhất với kiến trúc hoàn chỉnh, tầng hóa, khang trang. Trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia năm 2008. Năm học 2013-2014 trường được đổi tên thành THPT Thống Nhất. Trường đóng trên địa bàn dân cư của 5 xã với mật độ dân số khá cao, là vùng có hơn 90% dân theo đạo Thiên chúa; kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và chăn nuôi. I.2. Đội ngũ cán bộ - giáo viên – nhân viên Năm học 2013-2014, trường THPT Thống Nhất có tổng số cán bộ - giáo viên – nhân viên là 107 người, trong đó: - Cán bộ quản lý: 04 (Hiệu trưởng: 01; Phó hiệu trưởng: 03) - Giáo viên: 96 (đủ so với quy định 2,25 giáo viên/lớp) - Nhân viên: 07 Các tổ bộ môn trong nhà trường: 1 Toán 15 2 Lý - Tin 15 1 3 Hóa 8 4 Sinh - CN 11 2 5 Ngữ văn 11 6 Sử - Địa - CD 15 1 7 Tiếng Anh 11 1 8 TD - QP 8 9 Hành chính 13 1 Tổng số 107 6 I.3. Học sinh Tổng số học sinh đầu năm: 1671 42 lớp Trong đó: Khối 12 : 14 lớp 557HS Khối 11 : 14 lớp 603 HS Khối 10 : 14 lớp 511 HS I.4. Thuận lợi – Khó khăn I.4.1. Thuận lợi - Được sự lãnh đạo của Sở GD – ĐT Đồng Nai, sự chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, Chi bộ nhà trường, sự hỗ trợ của các ban ngành địa phương, các mạnh thường quân và Ban đại diện Cha Mẹ học sinh. - Hội đồng sư phạm nhà trường là một tập thể đoàn kết, đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, yêu nghề, yêu trường, có tinh thần trách nhiệm với công việc. Đa số giáo viên là người địa phương, trong đó nhiều người là cựu học sinh của trường nên gắn bó với trường; những giáo viên lớn tuổi đều gương mẫu. 5 - Hầu hết học sinh chăm ngoan, có thái độ và động cơ học tập đúng đắn. - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động khá hiệu quả, có sự phối hợp lẫn nhau tốt. - Các bậc phụ huynh đều chăm lo đến việc học tập của con em mình. I.4.2. Khó khăn - Học sinh là con nông dân, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, nên việc học tập của các em còn hạn chế nhiều mặt: ý thức, động cơ học tập, khả năng tự học của học sinh chưa cao - Các biểu hiện tiêu cực của xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách của học sinh. - Cơ sở vật chỉ đáp ứng được yêu cầu ở mức tối thiểu của hoạt động dạy và học, đồ dùng dạy học vừa thiếu vừa hư hỏng nhiều. - Một bộ phận giáo viên lớn tuổi ngại phấn đấu, ngại đổi mới phương pháp dạy học; chưa quan tâm đến công tác kiểm tra đánh giá; việc đánh giá năng lực học tập của học sinh vẫn còn nặng cảm tính. Nói chung, giáo viên chưa thực sự xem trọng công tác khảo thí trong nhà trường. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU II.1. Sự ra đời của công tác khảo thí Từ năm học 2010-2011 trở về trước công tác chỉ là một mảng trong công tác quản lý chuyên môn của nhà trường, chưa có sự tách ra và hoạt động độc lập, có thể tóm tắt như sau: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học, trong đó bao gồm cả công tác quản lý giáo viên và học sinh về việc dạy và học. Một chương trình quản lý được viết cho việc nhập điểm và quản lý điểm. Nhà trường mỗi năm tổ chức kiểm tra chung 4 kỳ: kiểm tra giữa kỳ I, thi học kỳ I, kiểm tra giữa kỳ II và thi học kỳ II cho 6 môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh, giáo viên chấm bài, đưa cho văn phòng nhập điểm. Cuối học kỳ I, giáo viên bộ môn đưa sổ điểm cá nhân cho văn phòng nhập điểm, sau khi nhập điểm xong văn phòng in ra kết quả, thống kê kết quả xếp loại của HS theo lớp và đưa cho giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả đến học sinh. Tương tự, đến cuối năm học cũng vậy, sau khi có kết quả điểm, giáo viên bộ môn nhận ở văn phòng, ghi điểm vào sổ điểm cái, ghi điểm vào học bạ. Như vậy, phần mềm quản lý học sinh chỉ làm nhiệm vụ “tính điểm giùm” để giáo viên ghi điểm vào sổ cái và học bạ, chứ không phải quản lý bằng công nghệ thông tin. Nhìn chung, công tác khảo thí của nhà trường gần như không thực hiện và đã bộc lộ nhiều bất cập, đó là: - Công tác quản lý điểm dễ phát sinh tiêu cực, tình trạng xin cho điểm thường xảy ra vào dịp tổng kết, một số giáo viên bộ môn quá khắt khe trong việc cho điểm thấp để gây áp lực học sinh đi học thêm (ở một số ít giáo viên các môn tự nhiên); - Giáo viên thờ ơ với công tác khảo thí, không chịu trách nhiệm với việc dạy của mình khi kết quả của học sinh thấp, hay bất thường (nhiều học sinh yếu kém môn Toán, Văn); - Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Thường giao khoán cho tổ bộ môn, tổ bộ môn lại giao cho giáo viên bồi dưỡng tự lập đội tuyển và bồi dưỡng; thiếu sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu; 6 - Công tác phụ đạo học sinh yếu kém: không có kế hoạch thực hiện. Hai sự kiện xảy ra đối với trường Thống Nhất B lúc bấy giờ đó là: Tháng 11 năm 2010 thay đổi Hiệu trưởng mới và khi nhận thấy nhiều bất cập như nêu trên nên đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai bổ nhiệm thêm một Phó hiệu trưởng phụ trách khảo thí; đến đầu năm 2011, VNPT Đồng Nai giới thiệu phần mềm quản lý học sinh mới và quản lý trực tiếp quan mạng Internet thì công tác khảo thí mới thực sự được bắt đầu áp dụng ở trường Thống Nhất B từ năm học 2011-2012. II.2. Công tác khảo thí trong nhà trường trong một năm học Hàng năm, kế hoạch khảo thí được xây dựng từ kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch chuyên môn, và các văn bản hướng dẫn về công tác khảo thí của Sở GD&ĐT Đồng Nai, cụ thể như sau: II.2.1. Các đợt kiểm tra tập trung Hằng năm có 5 đợt kiểm tra tập trung chính là: kiểm tra giữa kỳ I, thi học kỳ I, kiểm tra giữa kỳ II, thi học kỳ II, và tổ chức cho học sinh khối 11 và khối 10 thi lại. a. Kiểm tra giữa kỳ I và II Kiểm tra giữa kỳ được thực hiện đối với 6 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn và Tiếng Anh. Quy trình thực hiện như sau: 1) Niêm yết ma trận, đề cương, lịch kiểm tra trước thời gian kiểm tra từ 2-3 tuần ở bảng tin, giúp học sinh và giáo viên nắm thông tin cần ôn tập; 2) Giáo viên được phân công ra đề kiểm tra: nộp đề về Tổ trưởng chuyên môn, đề và đáp án được duyệt và sau đó được gởi về Thầy An (P. Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, và khảo thí) trước kỳ kiểm tra từ 7-10 ngày. Thường ra 2 đề, một chính thức và một đề dự bị, đề dự bị sau đó được dùng cho học sinh vắng kiểm tra bù; 3) Thầy An là người biên tập, bảo mật phần in ấn đề kiểm tra; 4) Tổ chức kiểm tra: Hội đồng làm việc tương tự như thi tốt nghiệp 12. Bài thi được đưa về văn phòng, bài được cắt phách; 5) Chấm bài kiểm tra: cuối mỗi buổi thi, Tổ trưởng chuyên môn họp, thống nhất đáp án, sau đó giáo viên nhận bài chấm từ văn phòng; 6) Nhập điểm và công bố điểm: giáo viên trả bài chấm, văn phòng ráp phách, nhập điểm. Quản trị (Thầy An) là người duyệt điểm và cho công bố lên bảng tin của trường và niêm yết thống kê điểm ở mục Khảo thí của phòng hội đồng để giáo viên theo dõi và so sánh kết quả giảng dạy của mình với mặt bằng chung của tổ bộ môn. b. Thi học kỳ I và II Khối 12 thi theo đề của Sở; khối 11 và khối 10 thi 6 môn như kiểm tra giữa kỳ. Quy trình cũng tương tự như trên. c. Thi lại cho học sinh khối 11 và 10 Trước lễ tổng kết năm học, giáo viên chủ nhiệm thông báo đến học sinh và phụ huynh những trường hợp học sinh phải thi lại, tư vấn cho học sinh đăng ký môn thi lại, học sinh đăng ký theo lớp và nộp về văn phòng. Tổ chức cho học sinh ôn thi lại hai môn Văn, Toán trong tháng 6; các môn khác giáo viên niêm yết đề cương thi lại ở bảng tin. Thành lập Hội đồng coi thi lại và chấm thi vào khoảng đầu tháng 7. Niêm yết kết quả trước 15/7 hàng năm. Tóm lại, công tác khảo thí trong nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng và diễn ra gần như liên tục trong một năm học. 7 II.2.2. Thành lập các đội tuyển và bồi dưỡng học sinh giỏi a. Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 12 Từ kết quả sơ kết học kỳ I của khối 11, những học sinh có kết quả học lực giỏi 6 môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh được quyền chọn đăng ký học một môn học bồi dưỡng; một số học sinh khác được giáo viên bộ môn tiến cử. Văn phòng bố trí thời khóa biểu bồi dưỡng 20 tiết ở học kỳ 2, trong quá trình dạy giáo viên cho kiểm tra và sơ tuyển để chọn ra đội tuyển; đến trước thời điểm tổng kết năm học sẽ chốt lại danh sách các đội tuyển học sinh giỏi khối 12. Từ đầu tháng 7 giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi 90 tiết theo quy định cho đến khi thi vào tháng 10. Những học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh nhất, nhì, ba được tiếp tục bồi dưỡng vòng 2 để thi chọn học sinh giỏi cấp toàn quốc. b. Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 10 Từ kết quả kiểm tra giữa kỳ I (khoảng giữa tháng 10), sẽ chọn ra những học sinh có kết quả học lực khá giỏi 3 môn Toán, Văn, Anh. Cho học sinh đăng ký chọn một môn học. Văn phòng xếp thời khóa biểu bồi dưỡng từ tháng 11 cho đến hết tháng 3 sang năm và học sinh thi tuần đầu của tháng 4. Những học sinh đạt giải cấp tỉnh các môn có thể được chọn và tiếp tục bồi dưỡng để đến năm 11 cho thi vượt cấp khi xét thấy đủ năng lực dự thi. Đối với đội tuyển Tiếng Anh thường làm như vậy và những năm gần đây các em thi vượt cấp đều có giải. Nhận xét: Cách làm trên có tính liên tục cho việc thành lập và bồi dưỡng học sinh giỏi cho cả ba khối, giúp các tổ chuyên môn bố trí giáo viên bồi dưỡng (thường bố trí 2 giáo viên dạy một đội tuyển). Đây cũng là cơ sở góp phần bồi dưỡng chuyên môn giáo viên. Tuy nhiên, những năm qua số lượng học sinh tham gia cho mỗi đội tuyển chưa đầy đủ, trong quá trình chọn lọc vẫn bỏ sót nhiều học sinh giỏi không tham gia; nhà trường thiếu kinh phí để tổ chức bồi dưỡng cho các đội tuyển khác. Như vậy, số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh cũng bị hạn chế. c. Tuyển chọn và thành lập các đội tuyển học sinh giỏi máy tính cầm tay Có thể nói, thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi máy tính khối 12 môn Toán là “thương hiệu” của trường Thống Nhất trong những năm gần đây; có nhiều học sinh đạt giải cao và được chọn vào đội tuyển quốc gia. Người góp công lớn ấy chính là thầy Vũ Hoàng Hưởng. Năm học 2012-2013 trường Thống Nhất B tổ chức hội nghị chuyên đề Toán Thầy Hưởng là người báo cáo chuyên đề này và thầy cũng là người được Sở mời về dạy đội tuyển HSG MTCT thi quốc gia. Việc tuyển chọn và thành lập đội tuyển cũng như bồi dưỡng được tiến hành song song với bồi dưỡng học sinh giỏi khối 12 môn Toán. Do kinh phí nhà trường có hạn, nên hàng năm trường Thống Nhất chỉ có hai đội tuyển Toán và Hóa học dự thi. d. Tổ chức thi Olympic Tiếng Anh qua mạng (IOE) cấp trường Hai năm liền 2013 và 2014, trường Thống Nhất đều có học sinh giỏi đạt giải quốc gia IOE, những học sinh này đều là lớp 11 thi vượt cấp học sinh giỏi khối 12 đạt giải. Cách thức tổ chức: Khảo thí cung cấp số liệu về những học sinh giỏi Tiếng Anh và đã từng thi IOE ở cấp 2 cho bên chuyên môn; nhà trường thông báo rộng rãi trước các buổi chào cờ, khuyến khích học sinh đăng ký dự thi, phối hợp với tổ Tiếng Anh để ôn tập cho học sinh trong đội tuyển tham gia thi; tổ chức thi IOE cấp trường một cách khoa học theo lịch thi như quy định, và một điều quan trọng nữa là công bố kết quả và phát thưởng trước cờ. 8 II.3. Quản trị dữ liệu II.3.1. Phần mềm quản lý giáo dục của VNPT Đồng Nai Từ năm học 2011-2012 trường THPT Thống Nhất B ký hợp đồng với VNPT Đồng Nai để sử dụng phần mềm quản lý giáo viên và học sinh trực tiếp qua mạng internet. Chương trình này có nhiều tính năng ưu việt so với các phần mềm trước đây (xem hình vẽ) Hình 1: Giao diện của Hệ thống quản lý giáo dục của trường Thống Nhất Đây là chương trình quản lý giáo dục trực tuyến qua internet nên mỗi thành viên trong nhà trường được cấp một tên (Usename) và một mật khẩu (password) riêng. Trong hệ thống quản lý có sự phân quyền: Quản trị (Thầy An) là cấp cao nhất, người nắm “chìa khóa”; giáo viên và nhân viên được phân quyền ít hơn (chủ yếu là phần nhập và xem điểm và một số công việc khác). Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập chủ yếu những nội dung quan trọng liên quan đến phần khảo thí: nhập điểm, quản lý điểm, thống kê - báo cáo, in sổ điểm cái. II.3.2. Phần nhập điểm a. Phần nhập điểm cá nhân của giáo viên Mỗi giáo viên được cấp một mật khẩu riêng nên có thể nhập điểm ở bất kỳ thời điểm nào thông qua mạng internet, ở trường bố trí 4 máy tính ở Thư viện phục vụ giáo viên tra cứu thông tin và nhập điểm. Quy định về nhập điểm: Đầu tháng 10, giáo viên nhập điểm đợt 1, sau khi có kết quả kiểm tra giữa kỳ I (cuối tháng 10), văn phòng sẽ nhắn tin kết quả học tập đến Phụ huynh học sinh. 9 Hình 2: Điểm môn Toán học kỳ II của lớp 12A4, năm học 2013-2014 Ghi chú: Hai cột 1T3 và Thi là các cột kiểm tra chung Ưu điểm ở đây chính là sau khi nhập xong cột điểm của một lớp thì cột đó tự động bị khòa và giáo viên không tự sửa được; như vậy sẽ tránh được tình trạng giáo viên tự ý sửa điểm cho học sinh. Khi giáo viên cần sửa điểm phải báo cho quản trị. b. Văn phòng nhập điểm kiểm tra chung Một nhân viên làm thư ký văn phòng được cấp một mật mã để nhập điểm cho các đợt kiểm tra chung, đó là: kiểm tra giữa kỳ I, học kỳ I, giữa kỳ II và học kỳ II (Quy trình kiểm tra và chấm thi tương tự như thi tốt nghiệp 12). Sau khi giám khảo nộp bài chấm, văn phòng ráp phách, nhập điểm thi cho sáu môn kiểm tra chung là Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn và Tiếng Anh. Hình 3: Văn phòng nhập điểm kiểm tra giữa kỳ II, môn Toán khối 12, NH 2013-2014 Ghi chú: Mỗi phòng thi có 24 học sinh (trừ phòng cuối) 10 [...]... NGHIỆM Năm học: 2013-2014 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC KHẢO THÍ TRONG QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỒNG NHẤT Họ và tên tác giả: LÊ VĂN AN Chức vụ: Phó hiệu trưởng (Phụ trách Chuyên môn và Khảo thí) Đơn vị: Trường THPT Thống Nhất Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục... TÁC KHẢO THÍ TRONG QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN Thành quả đạt được trong việc dạy và học của thầy và trò chính là “Bộ số liệu” mà công tác khảo thí mang lại Bộ số liệu ở đây chính là những điểm số của học sinh, những điểm số ấy phản ánh cả một quá trình học tập của học sinh Như vậy, để có số liệu chính xác, trung thực, khách quan cần phải chuẩn hóa tất cả các khâu trong quá trình thực hiện công tác khảo thí; để... của giáo viên trên lớp tạo thành “sổ điểm” của lớp đó Từ các cột điểm của bộ môn và kết quả thi, chương trình quản lý giáo dục của VNPT sẽ tính ra kết quả trung bình môn của học sinh Khi có kết quả trung bình của từng môn, Quản trị vào mục quản lý học sinh /Học sinh/ Tổng kết điểm để tính điểm tống kết cho học sinh toàn khối và toán trường (xem hình bên dưới) 11 Hình 5: Quản trị xử lý cột điểm thi môn. .. công cụ quản lý hiệu quả, đó chính là: những văn bản pháp quy, những kế hoạch chuyên môn được xây dựng phù hợp với thực tế của nhà trường, và đặc biệt là phần mềm quản lý giáo dục của VNPT Đồng Nai Trong 3 năm qua, công tác khảo thí của trường Thống Nhất từng bước đã đi vào ổn định; giáo viên và học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng mà công tác khảo thí mang lại, xin được kể ra một số đóng góp. .. khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường Khảo thí không chỉ làm tốt công việc của mình mà còn góp phần quan trọng trong quản lý chuyên môn từ khâu lập kế hoạch, đến tổ chức thực hiện cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra – giám sát hoạt động dạy và học của thầy và trò, đó là: - Xây dựng quy trình chuẩn trong công tác khảo thí của nhà trường trong một năm học, từ... tác động tích cực lên việc học của con em mình; 3) Cung cấp số liệu kịp thời giúp ích cho quản lý chuyên môn trong việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch năm học, đồng thời cũng có những dự báo cho những năm học tiếp theo; 4) Cung cấp số liệu giúp các tổ chuyên môn điều chỉnh kế hoạch giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu 17 PHẦN III: MỘT SỐ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ BAN ĐẦU CỦA CÔNG TÁC KHẢO... đồng đối với học sinh có học lực cả năm từ Trung bình trở lên ở 3 năm học; tuy nhiên ở năm học 20132014 thì tỷ lệ học sinh yếu – kém giảm hẳn (dưới 10%) Chứng tỏ vai trò của khảo thí trong việc cung cấp số liệu giúp cho quản lý chuyên môn tốt hơn III.4 Cung cấp số liệu giúp tuyển chọn và thành lập các đội tuyển học sinh giỏi Bảng 5: Kết quả học sinh giỏi các năm của trường Thống Nhất Kết quả 2010-2011*... so với kế hoạch Trong quá trình thực hiện kế hoạch chuyên môn bao giờ cũng có “độ lệch” so với kế hoạch đề ra, đòi hỏi người quản lý phải biết điều chỉnh cho phù hợp với thực tế trong việc dạy và học của nhà trường Thí dụ, từ kết quả học lực học kỳ I của học sinh toàn trường năm học 2013-2014 như bảng dưới đây: Bảng 2: Kết quả học tập học kỳ I của học sinh, năm học 1013-2014 Khối Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu... đổi (giảm dần) Nhận xét: Năm học 2010-2011 khi chưa thực hiện khảo thí, kết quả học sinh ở lại chiếm tỷ lệ % cao, từ năm học 2011-2012 trở đi tỷ lệ học sinh ở lại lớp dưới 2,0% PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 21 Trong ba năm qua, từ những văn bản hướng dẫn của Cục khảo thí và phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, công tác khảo thí của trường Thống Nhất từng bước... góp thiết thực sau: III.1 Góp phần là thay đổi nhận thức của giáo viên và học sinh Có thể nói, đây là đóng góp rất quan trọng của công tác khảo thí trong quản lý chuyên môn, làm thay đổi nhận thức của giáo viên và học sinh a Đối với giáo viên: Trước đây giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác khảo thí, họ cho rằng việc giảng dạy, kiểm tra và cho điểm là quyền của mình, vì vậy dẫn đến . với tâm huyết của một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và khảo thí, tôi chọn đề tài: Một số đóng góp hiệu quả của công tác khảo thí trong quản lý chuyên môn ở trường Trung học phổ thôngThống. 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC KHẢO THÍ TRONG QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG. số liệu giúp các tổ chuyên môn điều chỉnh kế hoạch giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. 17 PHẦN III: MỘT SỐ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ BAN ĐẦU CỦA CÔNG TÁC KHẢO THÍ TRONG QUẢN LÝ

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan