skkn một số biện pháp phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính can thiệp sớm

16 3.3K 5
skkn một số biện pháp phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính can thiệp sớm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT Mã số . . . . . . . . . . . . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH CAN THIỆP SỚM Người thực hiện: Đinh Ngọc Vân Lĩnh vực/Môn nghiên cứu: Giáo dục khuyết tật: Can thiệp sớm trẻ khiếm thính Có đính kèm: Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác 1 Năm học 2013 – 2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Đinh Ngọc Vân 2. Ngày tháng năm sinh: 12 – 6 – 1985 3. Nam, nữ : Nữ 4. Địa chỉ: 106, phố 9, ấp 5, xã Phú Lợi, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại cơ quan: 0613.954171 – Di động: 0987169873 6. Fax: Email: tico1206@yahoo.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp Dự bị 2. 9. Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi Dạy Trẻ Khuyết tật Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Khoa học giáo dục - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục đặc biệt III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy trẻ khiếm thính - Số năm có kinh nghiệm: 07 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Năm học 2010 – 2011: “Một vài kinh nghiệm khi dạy phát âm trong giờ học vần cho học sinh khiếm thính lớp 1A”. + Năm học 2011 – 2012: “Vận dụng phương pháp phản hồi người mẹ trong giờ học vần cho học sinh khiếm thính lớp 1A”. + Năm học 2012 – 2013: “Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính lớp Dự bị phát triển kỹ năng nghe”. 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH CAN THIỆP SỚM I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thính giác là một trong những giác quan quan trọng và quý nhất của con người. Thông qua cơ quan thính giác này chúng ta có thể nghe những âm thanh của môi trường xung quanh bên ngoài và việc nghe được những âm thanh này giúp chúng ta phát triển ngôn ngữ, học kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp, thưởng thức âm nhạc, ngạc nhiên trước các âm thanh khác nhau của thế giới và cũng cảnh báo các nguy hiểm đang đến. Với con người, chức năng nghe có tầm quan trọng đặc biệt khi còn nhỏ. Giai đoạn bắt đầu của thời thơ ấu là khoảng thời gian mà một đứa trẻ tiếp cận với ngôn ngữ, do đó nếu không nghe được ngay từ khi mới sinh ra trẻ sẽ không hình thành được khả năng nói. Năm năm đầu tiên trong cuộc đời của đứa trẻ rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Đây là thời gian cho nền tảng của cuộc sống được hình thành. Một nền tảng tốt tạo cho đứa trẻ cơ hội để có một cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa, đồng thời để chúng trở thành một thành viên có ích cho xã hội. Đối với trẻ khiếm thính, việc bắt đầu với can thiệp sớm càng nhanh càng tốt là rất cần thiết. Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã mang lại cuộc sống mới cho người khiếm thính nói chung và trẻ em khiếm thính nói riêng. Đặc biệt với sự ra đời của nhiều loại máy trợ thính đã góp phần cải thiện chức năng nghe, nói cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em khiếm thính. Bên cạnh đó, phát hiện và can thiệp ngôn ngữ sớm cho trẻ khiếm thính cũng góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa các ảnh hưởng do giảm thính lực gây nên. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế hoặc hạn chế về mặt nhận thức của bố mẹ, một số trẻ sau đeo máy vẫn chưa được can thiệp ngôn ngữ hoặc can thiệp chưa đúng mức dẫn đến việc trẻ có nghe được nhưng không có khả năng giao tiếp bằng lời nói. Ngôn ngữ không chỉ phát triển tốt nhất nếu trẻ được can thiệp ngôn ngữ sớm ngay sau khi được mang dụng cụ hỗ trợ nghe mà còn ở vấn đề chất lượng can thiệp và một yếu tố không nhỏ đó là gia đình phải nhận được sự tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời từ phía giáo viên can thiệp. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em khiếm thính, và nhằm giúp phụ huynh của trẻ khiếm thính hiểu hơn về tầm quan trọng của việc can thiệp ngôn ngữ sớm, tôi đã mạnh dạn vận dụng “Một số biện pháp phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính can thiệp sớm” trong thực tế dạy học nhằm giúp trẻ khiếm thính hình thành và phát triển kỹ năng nghe nói, tạo điều kiện cho trẻ khiếm thính được học hòa nhập với trẻ bình thường. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 1. Thế nào là trẻ khiếm thính? Trẻ khiếm thính là trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở các mức độ khác nhau. Do cơ quan thính giác bị tổn hại nên trẻ không tri giác được thế giới âm thanh, không nghe được tiếng nói. Vì thế, không tự hình thành được ngôn ngữ. Ngày nay, để giảm sự mặc cảm ở trẻ điếc, để cộng đồng xã hội hiểu và gần gũi hơn đối với đối tượng khuyết tật này, người ta thường dùng thuật ngữ trẻ khuyết tật thính giác, hay trẻ khiếm thính, trẻ có khó khăn về nghe. 2. Ảnh hưởng của khuyết tật thính giác đến sự phát triển ngôn ngữ Thính giác đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em. Đối với trẻ khiếm thính, hậu quả không thể tránh khỏi là chậm phát triển về ngôn ngữ và đặc biệt là ngôn ngữ nói. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ theo mức độ điếc: - Trẻ điếc nhẹ (mất từ 20 đến 40 dB): Trẻ không nghe hoặc không nghe rõ nên tiếng nói thường bị mất hoặc nói sai một số phụ âm cao. Tuy nhiên tiếng nói của trẻ vẫn có thể tự phát triển. - Trẻ điếc vừa (mất từ 41 đến 70 dB): Trẻ có thể nói ngọng nhiều và nói những câu không đúng ngữ pháp. - Trẻ điếc nặng (mất từ 71 đến 90 dB): Trẻ bị mất tiếng nói hoặc rất chậm phát triển ngay từ nhỏ, tiếng nói của trẻ khó nghe và không có thanh điệu. - Trẻ điếc sâu (mất từ trên 90 dB): Tiếp thu tiếng nói chủ yếu bằng cách nhìn hình miệng, không dùng thính giác; mất khả năng giao tiếp bằng tiếng nói nên tiếng nói và ngôn ngữ không thể tự phát triển được. 3. Can thiệp sớm trẻ khiếm thính: Can thiệp sớm là những chỉ dẫn ban đầu, các dịch vụ dành cho trẻ và gia đình trẻ khuyết tật trước tuổi tiểu học nhằm kích thích, huy động sự phát triển tối đa của trẻ, tạo điều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường cũng như trong cuộc sống sau này. Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính là chương trình hướng dẫn phụ huynh có con bị khiếm thính, giúp họ biết cách trực tiếp giúp đỡ con mình phát triển khả năng giao tiếp, khả năng nghe và nói ngay từ khi còn nhỏ. Ngôn ngữ nói với công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính: Phương pháp dùng lời phát huy đến mức tối đa việc sử dụng khả năng nghe hơn là khả năng nhìn. Nghe là phương pháp hữu hiệu, đúng đắn nhất trong việc tiếp nhận lời nói và trong việc phát triển vai trò của kỹ năng giao tiếp bằng lời. Trẻ khiếm thính hiếm khi điếc hoàn toàn và với những tiến bộ về mặt kỹ thuật như máy trợ thính, cấy điện cực ốc tai, phần lớn trẻ khiếm thính đủ năng lực tiềm tàng để có thể tận dụng sức nghe còn lại. Những yếu tố cơ bản của can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính: - Vai trò của phụ huynh: Cha mẹ và trẻ có mối quan hệ mật thiết từ đó hình thành các mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong gia đình. Phụ huynh và trẻ cùng chung sống dưới một mái nhà nên phụ huynh là người hiểu trẻ nhanh 4 nhất, nắm bắt chính xác nhất những nhu cầu mà trẻ muốn nói. Đây là một điều kiện thuận lợi cho trẻ giao tiếp bằng lời. Là người có nhiều cơ hội trò chuyện với trẻ. Phụ huynh và trẻ là người gắn bó với nhau suốt đời (giáo viên, những người hướng dẫn chỉ có thể chơi với trẻ trong thời gian nào đó mà thôi). - Vai trò của giáo viên can thiệp sớm: Giáo viên là người cung cấp kiến thức và kỹ năng cho phụ huynh về các kỹ năng giao tiếp bằng lời cho trẻ. Hướng dẫn cha mẹ giúp đỡ con mình chứ không phải là người trực tiếp dạy trẻ. 4. Thực trạng công tác can thiệp sớm trẻ khiếm thính trước khi áp dụng các biện pháp phát triển kỹ nghe nói: Tại Trung tâm Nuôi dạy Trẻ khuyết tật Đồng Nai có nhận dạy trẻ khiếm thính can thiệp sớm. Các giáo viên đều xác định mục tiêu dạy can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính là phát triển kỹ năng nghe nói. Tuy nhiên vẫn chưa đạt kết quả cao trong việc giúp trẻ khiếm thính phát triển kỹ năng nghe nói. Giáo viên hướng dẫn phụ huynh theo hình thức tư vấn và làm mẫu cách dạy trẻ cho phụ huynh quan sát mà chưa giúp phụ huynh nắm vững các chiến lược dạy nghe nói cho trẻ. Phụ huynh tham gia chương trình can thiệp sớm thường thiếu kiến thức về khuyết tật của con mình, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng với giáo viên. Đa số phụ huynh quan niệm khi tham gia chương trình can thiệp sớm là cơ hội để trẻ được giáo viên dạy nói. Phụ huynh chưa hiểu rõ rằng chính họ là người học cách để về nhà dạy cho trẻ. Để phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính là công việc không hề đơn giản, không thể thành công trong một thời gian ngắn. Nó là một quá trình lâu dài yêu cầu giáo viên phải lên kế hoạch hướng dẫn phụ huynh để phụ huynh sẽ trở thành một giáo viên giỏi ở nhà. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi đưa ra một số biện pháp để phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính can thiệp sớm như sau: 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu về khả năng nghe nói của trẻ khiếm thính can thiệp sớm Điều đầu tiên cần làm khi nhận can thiệp cho bất kì trẻ khiếm thính nào, giáo viên phải xác định được khả năng hiện tại trẻ. Mỗi đứa trẻ sẽ đạt được những kỹ năng khác nhau, đặc biệt là kỹ năng nghe nói của trẻ khiếm thính không phát triển theo độ tuổi của trẻ. Để xác định được tuổi lắng nghe của trẻ khiếm thính, chúng ta thực hiện bằng cách: - Quan sát trực tiếp trẻ: Giáo viên quan sát cách trẻ chơi, cách trẻ giao tiếp với phụ huynh để ghi lại những khả năng trẻ đã đạt được. - Thu thập thông tin từ gia đình: Tôi trao đổi trực tiếp với những người thân trong gia đình để thu thập thông tin về quá trình phát triển của trẻ từ nhỏ, trẻ đã phản ứng như thế nào với âm thanh, trẻ đã nói được những từ nào, về sở thích của trẻ. 5 - Sử dụng bảng đánh giá sự phát triển tuổi lắng nghe: Đánh giá sự phát triển của trẻ khiếm thính về khả năng thính giác (nghe) có nhận biết âm thanh, trò chuyện, nghe yếu tố then chốt; khả năng lời nói gồm có phát âm và âm vị; khả năng ngôn ngữ có ngôn ngữ diễn đạt và ngôn ngữ tiếp nhận, khả năng về nhận thức. Độ tuổi thực tế của trẻ khiếm thính không phải là tuổi lắng nghe của trẻ, đa số trẻ khiếm thính bắt đầu tham gia can thiệp sớm tại Trung tâm đều ở mức tuổi lắng nghe thứ nhất của trẻ bình thường. Ví dụ: Ngô Thị Tường Vy sinh năm 2011, ngày bắt đầu tham gia can thiệp sớm tháng 1/2013. Trẻ được 2 tuổi nhưng khi xác định tuổi lắng nghe của trẻ theo bảng đánh giá các năm phát triển thì trẻ chỉ đạt ở mức bắt đầu của tuổi lắng nghe năm thứ nhất. Điều này có nghĩa là Tường Vy có khả năng nghe và nói chỉ bằng một đứa trẻ bình thường bắt đầu bước vào 1 tuổi. Những kỹ năng mà trẻ đạt được sẽ đánh dấu, những kỹ năng chưa đạt được đánh dấu sẽ là những mục tiêu mà giáo viên cần lên kế hoạch để can thiệp cho trẻ. Ngoài ra, trong suốt thời gian can thiệp cho trẻ, giáo viên nên thực hiện đánh giá trẻ thường xuyên. Việc đánh giá trẻ giúp giáo viên biết được khả năng của trẻ để lên kế hoạch cho phù hợp, để giáo viên biết bắt đầu dạy trẻ từ đâu, có thể tìm ra phương thức dạy trẻ hiệu quả nhất, có sự điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của trẻ. 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường lắng nghe cho trẻ khiếm thính - Thiết kế một phòng học yên tĩnh: Giáo viên nên sắp xếp, trang trí lớp nhằm làm lớp học thêm sinh động và giúp giảm âm nền để trẻ đeo máy trợ thính không bị chói tai vì tiếng ồn. Giáo viên có thể dùng vải để phủ các vật có mặt phẳng bóng như mặt bàn; treo tranh lên tường; phòng học cách âm phải được đóng cửa, hạn chế những tiếng ồn xung quanh; treo rèm ở cửa kính. - Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí: Vị trí ngồi giữa giáo viên, phụ huynh và trẻ rất quan trọng để đẩm bảo trẻ tập trung lắng nghe và học nói. Cho trẻ ngồi vào bàn, giáo viên và phụ huynh ngồi hai bên lùi về phía sau của trẻ để trẻ không nhìn được miệng của chúng ta mà chỉ chú ý lắng nghe. 6 Hình: Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí - Gần và yên lặng: Đến gần nếu như trẻ không nghe chúng ta nói, đừng nói lớn hơn mà hãy đến gần hơn với trẻ. 3. Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi để dạy trẻ khiếm thính nghe nói Đối với trẻ nhỏ, hoạt động vui chơi mới chính là cuộc sống thực của trẻ. Cho nên, muốn dạy trẻ cần thực hiện bằng hình thức “học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ khiếm thính cũng như các trẻ em bình thường khác, trẻ cũng cần được chơi, cần được tận hưởng niềm vui thú trong các trò chơi, được lớn lên cả thể chất và trí tuệ qua các trò chơi, vui chơi là cơ hội rất tốt để trẻ học ngôn ngữ. Bởi vậy trong công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính thì chơi với trẻ là một kỹ năng quan trọng của giáo viên, phụ huynh và những người chăm sóc trẻ. Thông qua trò chơi sẽ giúp trẻ học nghe nói một cách tích cực, chủ động. Ví dụ: Dạy trẻ tên một số loại quả, nếu giáo viên lấy hình của từng loại quả cho trẻ xem và nói “đây là quả táo” hoặc “quả táo” thì trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán, việc học nói với trẻ là sự ép buộc có thể làm trẻ không muốn nói. Giáo viên nên tổ chức trò chơi “Đi chợ” chuẩn bị những quả nhựa để thành quầy bán trái cây. Giáo viên là người bán hàng, trẻ đi theo mẹ đi chợ mua hàng. Trẻ sẽ chọn quả mà trẻ muốn mua, mẹ sẽ nói “quả táo” để trẻ nghe và lặp lại, giáo viên sẽ nhắc lại “Con muốn mua quả táo à!” hoặc “Đây là quả táo của con” rồi mới cho trẻ bỏ quả táo vào giỏ. Cứ như thế trẻ sẽ mua được nhiều loại trái cây và nói được tên của từng quả, trẻ cảm thấy rất thú vị khi đang học nghe nói một cách tự nhiên, có ý nghĩa hơn. Ví dụ: Dạy trẻ phát âm bắt chước những nguyên âm xen kẽ (u, a, o). Để giúp cho hoạt động học phát âm của trẻ thêm sinh động làm trẻ thích thú khi nói thì giáo viên sẽ cho trẻ chơi với đất sét. Khi lăn tròn đất sét thì phát âm o, khi ấn đất sét thì phát âm a, lăn dài đất sét phát âm u. Giáo viên, phụ huynh và trẻ thực hiện luân phiên. 4. Biện pháp 4: Làm mẫu, lặp lại nhiều lần, tạm dừng và chờ đợi Chúng ta không thể yêu cầu trẻ làm điều gì đó mà trẻ chưa biết cũng như chưa được người khác làm mẫu. Giáo viên nhờ phụ huynh làm mẫu để cho trẻ thấy điều gì trẻ cần nói hoặc phụ huynh nhờ giáo viên làm mẫu. Ở trong gia đình, các thành viên có thể thay phiên nhau làm mẫu cho trẻ dễ dàng thực hiện một yêu cầu. Ví dụ: Giáo viên dạy trẻ nói từ “xe”, hoạt động này diễn ra với xe ô tô, xe tải và những chướng ngại vật. Giáo viên làm mẫu trước “xe chạy nhanh”, phụ huynh nói “xe chạy nhanh”, sau đó đưa xe cho trẻ để trẻ thực hiện và nói “xe chạy nhanh” hoặc trẻ chỉ nói 1 từ “xe”. Điều này giúp trẻ biết phải làm gì, nghe thông tin nhiều lần và thực hiện. Phần lớn các âm thanh, bao gồm cả âm lời nói không chỉ được nghe rất nhỏ mà còn bị nhiễu ở một mức độ nhất định nào đó nữa, nên trẻ khiếm thính phải có cơ hội nghe âm thanh nhiều lần trong những tình huống có ý nghĩa để trẻ 7 có thể học nhận ra và hiểu âm thanh. Lặp lại những từ đó hết lần này đến lần khác, nhấn mạnh giọng khi lặp lại từ mà chúng ta đang cần dạy trẻ. Ví dụ: Dạy động từ “chải” có thể lặp lại bằng các câu theo hành động tương ứng (chải răng của con, chải tóc của con, đến giờ chải răng rồi, chải răng rồi đi ngủ). Sự lặp lại phải có ý nghĩa bằng cách nói nhiều câu để nhấn mạnh từ cần lặp đi lặp lại, chứ không phải nói một từ duy nhất mà lặp lại nhiều lần. Sau khi giáo viên hoặc phụ huynh đã cung cấp thông tin cho trẻ làm theo hoặc từ mới để nói, hãy chờ cho trẻ thời gian nghĩ về điều mà trẻ cần làm. Chúng ta không nói liên tục nhiều lần mà nói rồi tạm dừng cho trẻ có cơ hội nói. Nhìn trẻ với ánh mắt mong đợi, khi giáo viên và phụ huynh đã làm mẫu đưa ra từ mới hoặc yêu cầu trẻ làm một việc gì đó mà chúng ta biết trẻ có thể làm hoặc nghĩ trẻ có thể làm thì hãy nhìn trẻ và cười ý nghĩa “cô đang chờ con làm đó”. Một vẻ mặt dò hỏi, nhìn trẻ như là chúng ta muốn trẻ trả lời hoặc làm theo hướng dẫn với một nụ cười và chờ đợi trẻ. Ví dụ: Dạy trẻ từ “ăn” qua trò chơi dọn bàn ăn. Giáo viên nói “Cô ăn cơm” phụ huynh nói “Mẹ ăn trứng” rồi tạm dừng và chờ đợi đến lượt trẻ nói. Khi chúng ta nói xong và tạm dừng sẽ tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội nói, trẻ biết mình cần phải nói gì đó trong tình huống này. Có thể lúc đầu trẻ chưa nói được cả câu nhưng chỉ cần trẻ nói được từ “ăn” là giáo viên và phụ huynh mở rộng và lặp lại câu “Con ăn cơm”. 5. Biện pháp 5: Chiến lược “Lát bánh thính giác” Chiến lược “Lát bánh thính giác” là một kỹ thuật được dùng để kiểm tra sự hiểu, để làm cho thông tin thính giác dễ chú ý hơn, để cung cấp sự lặp lại và để ưu tiên kích thích thính giác. Chiến lược này thực hiện theo quy luật lắng nghe, nhìn, lắng nghe. Luôn ưu tiên nói hoặc tạo ra âm thanh cho trẻ nghe trước rồi mới cho trẻ xem, sau đó lặp lại lần nữa cho trẻ nghe. Chiến lược này chỉ sử dụng khi trẻ nghe không hiểu yêu cầu để thực hiện hoặc nghe nhưng không lặp lại được từ nào đó. Cách thức thực hiện như sau: - Đầu tiên đưa thông tin thính giác ra trước. - Tạm dừng để chờ sự đáp ứng hoặc kiểm tra sự hiểu. - Cung cấp những thông tin thị giác (dấu hiệu, hình ảnh, đồ vật). - Lại đưa thông tin thính giác giống như thế ra nữa. Ví dụ: Dạy trẻ thực hiện theo yêu cầu “Lấy cho cô cái ly” trong đó có cái ly, cái muỗng, cái bát. Đầu tiên giáo viên sẽ nói cho trẻ nghe “Con hãy lấy cho cô cái ly”. Trẻ không biết sự khác nhau bởi chỉ nghe cô nói thôi, lúc này giáo viên sẽ chỉ trực tiếp vào cái ly rồi nói “Con hãy lấy cho cô cái ly”. Sau đó giáo viên nói lại một lần nữa “Con hãy lấy cho cô cái ly” cho trẻ nghe mà không chỉ vào đồ vật và trẻ đã thực hiện được yêu cầu. 6. Biện pháp 6: Làm nổi bật âm thanh cần nghe, ưu tiên cho việc lắng nghe trước 8 Trẻ khiếm thính khi được đeo máy trợ thính thì âm thanh được khuếch đại lên rất nhiều lần tùy theo mức độ mất thính lực của trẻ. Mặc dù được đeo máy hỗ trợ nhưng trẻ cũng không thể nghe được như trẻ bình thường, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi nghe lời nói. Do đó, khi muốn trẻ nghe tốt thì ta cần nhấn mạnh từ muốn dạy, nhấn mạnh âm thanh, nhấn mạnh các từ hoặc cụm từ mà đứa trẻ đã bỏ lỡ trong khi nói. Làm nổi bật âm thanh rất quan trọng trong việc dạy trẻ khiếm thính học nghe nói, có thể là nhấn giọng nói lớn hơn hoặc nói thì thầm ở từ cần trẻ nghe, khi trẻ nghe được thì sẽ bắt chước nói được. Ví dụ: Dạy trẻ nghe nhận biết hai yếu tố quan trọng là danh từ và danh từ về tên một số con vật nuôi trong gia đình. Giáo viên nói để trẻ nghe và thực hiện yêu cầu “Lấy cho cô con mèo và con bò”, giáo viên sẽ làm nổi bật âm thanh bằng cách nói cả câu mà chỉ nhấn giọng nói lớn hơn ở từ “con mèo” và từ “con bò”. Khi có sự nhấn giọng như vậy, trẻ sẽ dễ dàng nghe được hai yếu tố quan trọng cần thực hiện. Trẻ khiếm thính cần rất nhiều luyện tập bắt chước và nói những gì nghe được, không phải thấy được. Bằng cách giúp trẻ tập nói lặp đi lặp lại với những phương pháp thú vị, lời nói của trẻ có thể cải thiện cũng như trẻ học cách nghe những gì trẻ nói và người khác nói để điều chỉnh giọng nói của mình. Chính vì vậy, khi trẻ khiếm thính được đeo máy trợ thính thì chúng ta phải luôn ưu tiên dạy trẻ lắng nghe trước. Nói cho trẻ nghe âm thanh đó trước rồi mới cho trẻ nhìn. Ví dụ: Dạy trẻ từ “xe ô tô”. Giáo viên để đồ chơi xe ô tô trong hộp, trẻ không thể nhìn thấy đồ chơi. Trước khi lấy đồ chơi ra cho trẻ chơi thì giáo viên sẽ nói cho trẻ nghe là “Trong hộp này có chiếc xe ô tô, con có thể lái nó, ba mẹ có thể lái nó, chở nhiều hàng hóa về nhà”, tạo sự thích thú khi nói về chiếc xe ô tô. Sau đó gọi tên “xe ô tô” một lần nữa cho trẻ nghe rồi mới lấy nó ra cho trẻ chơi. 7. Biện pháp 7: Phát triển kỹ năng nghe nói thông qua những thói quen hằng ngày Áp dụng thực tế, thói quen và kinh nghiệm tự nhiên để trẻ học lắng nghe và làm theo hướng dẫn. Nghĩ về những hướng dẫn trẻ cần làm theo ở nhà và với bạn bè trẻ, điều nào có ích hơn cho trẻ hơn để trẻ hiểu và thực hiện. Khi lên kế hoạch cho tiết cá nhân, giáo viên hãy nghĩ về điều bạn làm trong tiết cá nhân và những điều đó được sử dụng như thế nào trong thế giới của trẻ là: Trẻ thích làm gì? Chuyện gì sẽ xảy ra ở nhà của trẻ? Trẻ thích ăn gì? Trẻ làm gì với bạn của chúng? Nghĩ về những đồ chơi và vật liệu bạn dùng. Đồ vật thật, sách, đồ chơi, viết màu, giấy là những thứ hữu ích và thực tế hơn những thẻ hình, trò chơi điện tử và ti vi. Thực tế dạy trẻ thông qua các thói quen hằng ngày, tôi thấy trẻ học nói rất nhanh và sau mỗi hoạt động tôi đều làm một quyển sách kinh nghiệm để lưu lại một kinh nghiệm hay từ thực tế quan sát được. Sách kinh nghiệm có thể do giáo 9 viên tự vẽ hình minh họa hay sử dụng hình chụp, phần lời cần đơn giản và liên hệ trực tiếp với phần minh họa. Ví dụ: Từ hoạt động thực tế ở nhà mẹ vắt cam cho trẻ uống hằng ngày, giáo viên dạy trẻ nói một số từ (quả cam, cắt, vắt, khuấy, uống) qua hoạt động vắt nước cam. Giáo viên chuẩn bị quả cam thật và những dụng cụ cần thiết để vắt cam. Giáo viên cùng với phụ huynh và trẻ thực hiện theo đúng quy trình vắt cam mà mẹ làm ở nhà. Sau khi dạy trẻ xong, giáo viên sẽ làm một quyển sách kinh nghiệm vẽ lại tiến trình về hoạt động vắt cam. 8. Biện pháp 8: Đọc truyện cho trẻ nghe giúp trẻ khiếm thính phát triển kỹ năng nghe nói Đọc truyện nhiều cho trẻ nghe rất quan trọng cho việc phát triển vốn từ ngôn ngữ cũng như cho việc phát triển các kỹ năng đọc cơ bản. Nên đọc cho trẻ nghe mỗi ngày, mỗi quyển truyện đọc đi đọc lại nhiều lần. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà giáo viên sẽ chọn quyển truyện có nội dung phù hợp. Khi đọc truyện cho trẻ nghe cần chú ý đến giọng đọc, nếu đọc với giọng đều đều thì trẻ khiếm thính không thể nghe được để học nói. Giáo viên cần hướng dẫn phụ huynh đọc nhấn giọng ở những yếu tố cần dạy trẻ nói, giọng đọc có ngữ điệu lên xuống. Ví dụ: Với trẻ đang ở tuổi lắng nghe năm thứ nhất thì giáo viên chọn những quyển truyện có câu lặp đi lặp lại thường xuyên như truyện “Nhổ củ cải”. Khi đọc truyện này cho trẻ nghe, giáo viên chỉ tập trung vào mục tiêu dạy trẻ các danh từ “ông, bà, cháu, chó, mèo, chuột” và động từ “nhổ”. Đọc truyện theo hình minh họa chứ không bắt buộc đọc hết tất cả các nội dung mà sách đã in, cụ thể theo tranh minh họa có câu “Bà chạy ra túm áo ông, ông nắm cây cải, nhổ mãi nhổ mãi vẫn không được. Bà gọi cháu gái: Cháu gái ơi! Mau lại đây! Mau giúp bà nhổ củ cải nào”. Giáo viên tóm tắt lại một câu ngắn gọn “Ông và bà đang nhổ củ cải” hoặc “Bà gọi cháu ra giúp nhổ củ cải”. Giáo viên hướng dẫn phụ huynh đọc với giọng truyền cảm và nhấn giọng ở các từ cần dạy trẻ “ông, bà, cháu, nhổ” thì lúc đó trẻ nghe và nói được những từ được nhấn giọng. 9. Biện pháp 9: Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ Một tiết học can thiệp sớm kéo dài một giờ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm hướng dẫn phụ huynh cách dạy trẻ tại nhà. Giáo viên hướng dẫn phụ huynh bằng cách dạy phụ huynh thực hành trên trẻ. Cụ thể một giờ học cá nhân gồm các bước như sau: Trò chuyện với phụ huynh để tìm hiểu những thông tin phụ huynh đã dạy trẻ những gì ở nhà và kết quả như thế nào. Phụ huynh kiểm tra máy trợ thính cho trẻ. Sau đó giáo viên nói về những mục tiêu trong buổi học hôm nay và thực hành những hoạt động về những mục tiêu đó. Cuối tiết học là trò chuyện với phụ huynh và dặn dò bài về nhà. - Kiểm tra những hoạt động tại gia đình và ghi nhận kết quả: Mục đích của việc làm này để giáo viên nắm được về nhà phụ huynh đã dạy trẻ như thế nào và trẻ học được những gì ở nhà. 10 [...]... để giúp trẻ đạt được mục tiêu đã đề ra? + Anh/chị sẽ thực hiện những mục tiêu ở nhà tuần này như thế nào? IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua hơn một năm học mạnh dạn triển khai Một số biện pháp phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính can thiệp sớm trong giờ dạy can thiệp sớm tôi nhận được một số kết quả khả quan như sau: - Trẻ phát triển kỹ năng nghe nói, các kỹ năng chơi và nhận thức - Trẻ biết... trẻ khiếm thính can thiệp sớm, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc giúp trẻ khiếm thính phát triển kỹ năng nghe nói V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 13 Phát triển kỹ năng nghe nói cho học sinh khiếm thính rất quan trọng, do hạn chế về khả năng nghe nói nên các em gặp khó khăn trong quá trình học tập, nhất là học ngôn ngữ Trong đề tài nghiên cứu này, tôi đã nêu lên một số biện pháp phát triển kỹ năng. .. nêu lên một số biện pháp phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính can thiệp sớm để khắc phục những hạn chế về nghe nói để trẻ có cơ hội được học hòa nhập với trẻ bình thường  Đối với giáo viên dạy can thiệp sớm trẻ khiếm thính: - Giáo viên phải có kiến thức thật vững chắc về trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật mà mình đang phụ trách giảng dạy nói riêng - Giáo viên cần đầu tư làm nhiều... nghiệm: Một số biện pháp phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính can thiệp sớm Họ và tên tác giả: ĐINH NGỌC VÂN Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Tổ Chuyên môn (Tiểu học) Lĩnh vực/Môn nghiên cứu: Giáo dục khuyết tật - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học: - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác:…………………………… Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1 Tính mới - Đề ra giải pháp. .. phạm – 2004 3 Bảng đánh giá tuổi lắng nghe của trẻ Khiếm thính – Lillian Henderson – Quỹ toàn cầu dành cho trẻ Khiếm thính – 2012 4 Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục cho trẻ khiếm thính học nghe nói – Quỹ toàn cầu dành cho trẻ Khiếm thính – 2013 Biên Hòa, ngày 14 tháng 4 năm 2014 NGƯỜI THỰC HIỆN 14 Đinh Ngọc Vân 15 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TT NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA... (Nghe) Khả năng Nhận biết âm thanh Trò chuyện Mức độ đạt 30% 20% Lời nói Thành tố Âm vị then chốt 20% 50% Ngôn ngữ Phát âm Tiếp nhận Diễn đạt 40% 20% 10% - Kết quả sau một năm tham gia can thiệp sớm về khả năng nghe nói của trẻ ở năm lắng nghe thứ nhất năm học 2013 – 2014: Thính giác (Nghe) Khả năng Nhận biết âm thanh Mức độ đạt 90% Lời nói Trò Thành tố Âm vị chuyện then chốt 70% 70% 90% Ngôn ngữ Phát. .. lắng nghe và đạt được hết các kỹ năng ở năm lắng nghe thứ nhất bước sang năm lắng nghe thứ hai - Phụ huynh chấp nhận được khuyết tật của con mình và nắm vững được phương pháp dạy trẻ theo hướng nghe nói - Phụ huynh tích cực tham gia vào giờ học, thực hiện đầy đủ các bài tập về nhà - Kết quả khảo sát ban đầu về khả năng nghe nói của trẻ ở năm lắng nghe thứ nhất mà tôi thực hiện năm học 2013 – 2014: Thính. .. tra máy trợ thính cho trẻ Giáo viên yêu cầu phụ huynh phải thực hiện việc kiểm tra máy trợ thính cho trẻ hằng ngày ở nhà cũng như những buổi tham gia tiết học can thiệp sớm - Hướng dẫn phụ huynh thực hành các hoạt động: Mỗi buổi học giáo viên sẽ dạy từ hai hoạt động trở lên tùy theo khả năng của trẻ Giáo viên ghi nhớ là luôn phải nói về mục tiêu trước khi thực hiện một hoạt động nào đó Cho phụ huynh... mẫu, xem như phụ huynh là trẻ trong tiết cá nhân Giáo viên nói: “Mẹ ơi, hãy kẹp tóc cho búp bê” Mẹ nói: “Ừ, mẹ sẽ kẹp tóc cho búp bê” Giáo viên nói: “Mẹ đã kẹp tóc cho búp bê rồi” Giáo viên với trẻ: “Con hãy kẹp tóc cho búp bê đi” Chờ đợi trẻ làm theo như phụ huynh đã làm kẹp tóc cho búp bê Khi trẻ làm được thì giáo viên củng cố thông tin “Con đã kẹp tóc cho búp bê rồi” Nếu trẻ không thực hiện được... cao Giáo viên cho trẻ chơi đồ chơi, phụ huynh sẽ đứng phía sau trẻ và phát âm 6 âm Ling một cách riêng lẻ Giáo viên quan sát bất kỳ sự thay đổi nào trong hành vi của trẻ chỉ ra rằng trẻ đã nghe thấy những âm thanh trình bày (quay đầu, chuyển dịch mắt) Trẻ 18 tháng tuổi trở lên: Bắt đầu ngồi cách xa trẻ khoảng 30 – 40cm và khuyến khích trẻ để thả một đồ chơi hoặc gắn khối gỗ vào cột khi trẻ nghe được từng . giúp học sinh khiếm thính lớp Dự bị phát triển kỹ năng nghe . 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH CAN THIỆP SỚM I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thính giác là một trong những. phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính can thiệp sớm trong giờ dạy can thiệp sớm tôi nhận được một số kết quả khả quan như sau: - Trẻ phát triển kỹ năng nghe nói, các kỹ năng chơi và. truyện cho trẻ nghe giúp trẻ khiếm thính phát triển kỹ năng nghe nói Đọc truyện nhiều cho trẻ nghe rất quan trọng cho việc phát triển vốn từ ngôn ngữ cũng như cho việc phát triển các kỹ năng đọc

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan