chấn thương thể thao

4 420 3
chấn thương thể thao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

chấn thương thể thao Tập thể dục thể thao là một hoạt động cần thiết của con người nhằm năng cao chất lượng sức khỏe, chữa bệnh, nhưng đồng hành cùng nó là chấn thương, chấn thương không loại trừ một ai, không loại trừ một môn thể thao nào, để hiểu được chấn thương trong thể thao là một điều vô cùng cần thiết. Vậy chấn thương là gì? Chấn thương đó là sự tổn thương cấu trúc giải phẫu bình thường của tổ chức do tác động bên ngoài gây nên kéo theo sự giảm, rối loạn hay mất đi chức năng sinh lý bình thường của tổ chức đó. Khả năng xảy ra chấn thương ở các môn thể thao khác nhau không đồng nhất (ví dụ Thể dục dụng cụ 2,9%, Điền kinh 1,91%, Bơi lội 1,32%). Trong thi đấu khả năng chấn thương cao hơn gần 4 lần so với trong tập luyện. Số lượng các chấn thương trong các giờ học không có giáo viên hay huấn luyện viên hướng dẫn cao hơn 4 lần so với giờ học có giáo viên, huấn luyện viên. Trong tập luyện thể dục thể thao các chấn thương phải được giảm tới mức tối thiểu. Trong công tác phòng ngừa chấn thương cần có sự tham gia của giáo viên, huấn luyện viên, để đạt hiệu quả cao họ cần phải hiểu biết thấu đáo đặc điểm, nguyên nhân và điều kiện gây nên các chấn thương khác nhau. Các dạng chấn thương: Trong chấn thương thể thao phần đa các chấn thương đều là chấn thương kín như: đụng dập, dãn dây chằng, đứt cơ và dây chằng.Chấn thương đụng dập thường rơi vào chấn thương khớp (gần 50%), trong đó có tới 30% là chấn thương khớp gối. Theo vị trí tổn thương, trong thể thao thường gặp các chấn thương tứ chi trong đó có 80% là chấn thương khớp chủ yếu là khớp gối và khớp cổ chân. Trong thể dục dụng cụ thường gặp các chấn thương chi trên (gần70%), nhưng đại đa số các môn thể thao thì chấn thương chi dưới gặp nhiều hơn. Nếu so sánh, tỷ lệ gãy xương, sai khớp của thể thao lớn hơn 8 – 10 lần các hoạt động phi thể thao. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chấn thương: 1. Việc huấn luyện dồn ép, việc sử dụng thường xuyên lượng vận động lớn với công suất cực hạn và dưới cực hạn; sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng các phương pháp thúc đẩy phục hồi trong và sau khi luyện tập. 2. Không đánh giá đúng ý nghĩa của việc tập luyện thường xuyên có hệ thống và tính kế thừa trong quá trình huấn luyện kỹ thuật. 3. Việc áp dụng các bài tập mà cơ thể người tập chưa có sự chuẩn bị cần thiết về thể lực hay mỏi mệt của buổi tập trước chưa được khắc phục. 4. Không áp dụng, áp dụng sai phương pháp bảo hiểm; khởi động không đủ hay không hợp lý (đây là nguyên nhân thường gặp). 5. Không đáp ứng đầy đủ vật chất kỹ thuật của buổi tập (có thể dẫn tới 25% các chấn thương). 6. Điều kiện khí hậu, điều kiện vệ sinh không phù hợp (là nguyên nhân của từ 2% - 6% các chấn thương). 7. Hành vi của người tập không đúng đắn ( là nguyên nhân dẫn tới 5 -15% số chấn thương). Biểu hiện: Sự vội vàng, thiếu tập trung chú ý, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu đạo đức trong luyện tập và thi đấu. Những chấn thương thường gặp trong tập luyện TDTT và cách xử trí ban đầu: 1)Sai khớp: Là sự dịch chuyển của 2 đầu xương và diện khớp vượt quá giới hạn của cấu trúc giải phẫu cho phép và diện khớp mất đi sự tiếp xúc. Sai khớp có thể gây rách bao khớp, đứt dãn dây chằng, gây tổn thương phần mềm. Sai khớp có thể hoàn toàn hoặc một phần.Triệu chứng: Đau mạnh ở vùng khớp, chi bị sai. Mọi cố gắng để đưa chi trở lại vị trí bình thường rất khó khăn và gây đau đớn. Khi quan sát so sánh ta nhận thấy hình dạng khớp thay đổi. Phương pháp sờ nắn đôi khi có thể xác định được đầu xương sai lệch còn ở vị trí thông thường xuất hiện rãnh lõm. Sơ cứu ban đầu: Cố gắng giữ bất động hoàn toàn chi bị sai khớp ở vị trí thuận lợi nhất. Nếu nặng sử dụng nẹp chuyên dùng để cố định, sau đó nhanh chóng chuyển tới cơ sở y tế. Tuyệt đối nghiêm cấm việc cố gắng phục khớp của bạn tập, hoặc người không có chuyên môn vì rất dễ dẫn tới những tổn thương phụ. 2) Gãy xương: Là sự phá hủy cấu trúc giải phẫu bình thường của xương dưới tác động của lực cơ học trực tiếp hay gián tiếp gây nên, thường với xương bị gãy bao giờ cũng gây tổn thương cho các tổ chức cơ, gân, dây chằng, thần kinh và mạch máu bao quanh. Gãy xương thuộc loại chấn thương nặng, có gãy xương hoàn toàn và gãy xương không hoàn toàn.Triệu chứng:Thường chính nạn nhân cũng xác định được mình bị gãy xương vì ở thời điểm gãy nghe tiếng gãy và tiếng lạo xạo, cảm giác đau buốt tăng lên rất nhanh khi cố gắng chuyển động. Gãy xương làm thay đổi độ dài, tại điểm gãy tạo thành khớp giả, vùng tổn thương sưng tấy, nề. Đặt tay lên vùng nghi vấn lay nhẹ cảm giác lạo xạo xuất hiện. Trường hợp gãy xương hở đầu xương gãy gây tổn thương phần mềm và da. Phương pháp chung và chuẩn xác nhất là chụp X quang.Sơ cứu ban đầu: Trường hợp gãy xương hở ngoài việc bất động cần tiến hành cầm máu và sử lý sơ bộ vết thương. Khi bất động cần lưu ý phải bất động hai khớp về phía hai đầu gãy của xương trong trường hợp không có nẹp có thể cố định chi trên vào thân mình, chi dưới vào chân còn lành . 3)Bong gân: Đây là dạng chấn thương khá phổ biến. Hiện tượng căng hoặc rách dây chằng gây nên những cơn đau nhói và sưng tấy ở các khớp bị tổn thương. Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương. Triệu chứng: Khi bị bong gân, người tập cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo. Sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, người tập sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất.Xử trí ban đầu:Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Và sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong ngày.Ngay sau khi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu (nếu có) và hạn chế phù nề tối đa. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp. Có thể dùng Ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh. Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau, tiện nhất là Alaxan uống 1-2 viên/lần, 3 lần trong ngày. Nghiêm cấm dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Những trường hợp bong gân nặng: không cử động được khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn,… hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. 4)Đau cơ: Những cơn đau nhức mà người tập phải trải qua sau khi tập luyện vốn thường xảy ra vào ngày hôm sau, ngay cả khi chỉ thực hiện những bài tập với cường độ nhẹ nhàng. Nguyên nhân: Do mới tập luyện, hoặc tập luyện không thường xuyên. Cách khắc phục: Nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị đau và chế độ ăn uống cân đối sẽ giúp loại bỏ được cơn đau. Duy trì lượng vận động đều đặn, hoặc tăng dần với khối lượng thích hợp. 5)Chuột rút.( vọp bẻ). Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút. Xảy ra trong hoặc sau khi tập luyện, sự co thắt tình cờ và gây đau đớn của cơ bắp là dấu hiệu cho thấy người tập đã tập luyện quá sức (thời gian tập quá lâu hoặc cường độ tập quá nặng). Cách khắc phục: Khi bị chuột rút chúng ta sẽ cảm thấy đau. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, bạn cần làm ngay những bước sau: - Kéo giãn phần cơ bị đau để chống lại sự co cơ do bị chuột rút gây nên. - Nằm thẳng lưng, duỗi thẳng chân, gập bàn chân về phía người. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng vài giây. - Xoa bóp nhẹ nhàng phần cơ bị chuột rút. Cần xoa bóp phần bắp chân từ dưới lên trên để giúp máu lưu thông. 6)Đau xóc bụng.Nguyên nhân: Cơn đau nhói thình lình diễn ra ở bụng, hông thường có từ sự gia tăng cường độ tập luyện đột ngột hoặc quá trình vận động kéo dài. Cách khắc phục : Không nên ngừng vận động mà cứ duy trì tốc độ vận động như thế cho đến khi cơ thể làm quen cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất. Hãy tập luyện một cách nhẹ nhàng sẽ tránh được những cơn đau xóc. Trong phạm vi bài viết, không thể liệt kê hết các loại chấn thương, nhưng có thể thấy các chấn thương trong luyện tập TDTT là kết quả của việc không tuân thủ những nguyên tắc cần phải được thực hiện, trong tập luyện và thi đấu. Cuộc chiến đấu với chấn thương phải bắt đầu từ công tác chuẩn bị, người giáo viên, huấn luyện viên sẽ phải là người đi đầu trong cuộc chiến này . dạng chấn thương: Trong chấn thương thể thao phần đa các chấn thương đều là chấn thương kín như: đụng dập, dãn dây chằng, đứt cơ và dây chằng .Chấn thương đụng dập thường rơi vào chấn thương. một ai, không loại trừ một môn thể thao nào, để hiểu được chấn thương trong thể thao là một điều vô cùng cần thiết. Vậy chấn thương là gì? Chấn thương đó là sự tổn thương cấu trúc giải phẫu bình. chấn thương thể thao Tập thể dục thể thao là một hoạt động cần thiết của con người nhằm năng cao chất lượng sức khỏe, chữa bệnh, nhưng đồng hành cùng nó là chấn thương, chấn thương không

Ngày đăng: 25/02/2015, 19:17

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan