Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ việt nam (TT)

27 1.3K 9
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ việt nam (TT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THÔNG TIN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tên luận án: Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt NamNgành: Quản lý xây dựngMã số ngành: 62.58.03.02Nghiên cứu sinh : Thân Thanh SơnTập thể hướng dẫn: 1 PGS.TS. Phạm Văn Vạng 2PGS.TS.Nguyễn Hồng TháiCơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao thông Vận tải TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN(1) Hệ thống hóa góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ;(2) Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan và sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng nghiên cứu thực trạng xác định và phân bổ rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP trong bối cảnh ở Việt Nam. Luận án đã phát hiện, lựa chọn, tổng hợp và bổ sung, điều chỉnh danh mụccác yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐBtheo hình thức PPP phù hợp với điều kiện phát triển và môi trường chính trị luật pháp kinh tế xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những năm tương lai. Thể hiện cụ thể, luận án đã xác định (nhận diện) được danh mục 51 yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. Trong đó, luận án bổ sung thêm được 6 yếu tố rủi ro phù hợp với hình thức PPP trong phát triển CSHT GTĐB trong điều kiện Việt Nam vào danh mục các yếu tố rủi ro đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây.(3) Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam với phương pháp nghiên cứu, phân tích định lượng. Luận án đã xác định được mức rủi ro của 51 yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB trong hình thức PPP ở Việt Nam, từ đó giúp Nhà nước và tư nhân tham gia trong hình thức hợp tác này nhận thức được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến kết quả của dự án.(4) Luận án đã phân bổ 51 yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB trong hình thức PPP ở Việt Nam cho (Nhà nước và tư nhân) các bên tham gia bằng phương pháp nghiên cứu định lượng phù hợp việc thực tế hiện nay và tương lai (theo nguyên tắc “rủi ro nên được quản lý bởi bên có khả năng quản lý rủi ro đó tốt nhất”).(5) Luận án đã đưa ra một số đề xuấtkiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản từ kết quả nghiên cứu nhằm phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÂN THANH SƠN NGHIÊN CỨU PHÂN BỔ RỦI RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 62.58.03.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2015 Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông vận tải Người hướng dẫn khoa học: 1/ PGS.TS. Phạm Văn Vạng 2/ PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái Phản biện 1: ……………………………………………. Phản biện 2: ……………………………………………. Phản biện 3: ……………………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải vào hồi ……. giờ … ngày …. tháng …. năm 2015 Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học GTVT -1- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng cần được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, … - Tuy nhiên, so với khu vực và thế giới, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (CSHT GTVT) Việt Nam còn lạc hậu, nhất là giao thông đường bộ (GTĐB), làm giảm năng lực cạnh tranh của quốc gia. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã duy trì mức đầu tư khoảng 3,1% GDP/năm cho phát triển CSHT GTVT, trong đó, đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB đạt trên 70%, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tăng mức đầu tư lên 3,5 đến 4,5% GDP/năm nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, nguồn lực tài chính của Nhà nước mới đáp ứng được 61%. Do đó, hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB trở thành một xu hướng tất yếu. - Các nghiên cứu về lý thuyết, cũng như nghiên cứu thực nghiệm và thực tiễn các dự án thành công, thất bại khẳng định cần thiết phải xây dựng được danh mục các yếu tố rủi ro và phân bổ rủi ro hợp lý giữa Nhà nước và tư nhân phù hợp với điều kiện chính trị-luật pháp- KTXH - Đồng thời, ở Việt Nam hiện nay, chưa có một luận án nghiên cứu về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở hệ thống cơ sở lý luận về hình thức PPP, xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB và thực trạng xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng nhằm xác định chính xác và đầy đủ và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số đề xuất giúp các bên đối tác kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản nhằm phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. + Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP. + Phạm vi nghiên cứu - Phm vi không gian: Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. - Phm vi thi gian: Thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu từ năm 2000 đến 2013 đối với hình thức PPP, xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP và khuyến nghị cho Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 đến 2020. -2- 4. Câu hỏi nghiên cứu. - Các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam có những yếu tố rủi ro nào? - Các yếu tố rủi ro được phân bổ như thế nào cho các bên tham gia trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam? - Kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản phân bổ cho các bên trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam như thế nào? 5. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu của luận án. 5.1. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích, so sánh, luận án sử dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để xác định kết quả nghiên cứu. 5.2. Quy trình nghiên cứu (1) Nghiên cứu định tính Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu sơ bộ, và đánh giá thực trạng (2) Nghiên cứu định tính (Xác định rủi ro) n = 10 Các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam (3) Nghiên cứu định lượng (Xác định rủi ro) n = 100 Xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. Kiểm định giả thuyết H 1 Hoạt động Kết quả Công cụ Hệ số tin cậy, EFA, Xác suất thống kê (4) Nghiên cứu định lượng (Phân bổ rủi ro) n = 100 Các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam được phân bổ. Kiểm định giả thuyết H 2 EFA, Thống kê Đề xuất kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản (5) Đề xuất từ kết quả nghiên cứu -3- Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu của luận án 6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu của luận án. - Về mặt lý luận, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về hình thức PPP, lựa chọn, bổ sung một số khái niệm trong việc xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP. Xác định (nhận diện) danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp – kinh tế xã hội ở Việt Nam. - Về mặt thực tiễn, luận án xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam, từ đó, tác giả thực hiện phân bổ các yếu tố rủi ro đến các bên đối tác. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra đề xuất kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản nhằm phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Luận án ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2. Cơ sở lý luận về rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Chương 3. Phân tích thực trạng rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. Chương 4. Nghiên cứu xác định, phân bổ rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam. Chương 5. Đề xuất kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản từ kết quả nghiên cứu nhằm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. -4- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu trên thế giới Các nghiên cứu đã làm rõ được các vấn đề về hình thức PPP trong phát CSHT GTĐB, về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức này. 1.1.1. Phân tích và đánh giá các nghiên cứu trong hình thức PPP phát triển CSHT, CSHT GTĐB Khái niệm của hình thức PPP, các đặc trưng của hình thức PPP (ADB, 2008; Hong Kong Efficiency Unit, 2008), động cơ thúc đẩy Chính phủ và tư nhân tham gia phát triển CSHT nói chung cũng như CSHT GTĐB nói riêng trong hình thức PPP (Cristina và Jonathan, 2007; WB, 2007), các nhân tố tác động đến thành công của hình thức này (Esther và cộng sự, 2012a; Wang và cộng sự, 2000). Đồng thời, thông qua hình thức PPP trong phát triển CSHT GTĐB ở các quốc gia một số bài học kinh nghiệm đã được rút ra. 1.1.2. Phân tích và đánh giá các nghiên cứu về rủi ro, quản lý rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT, CSHT GTĐB Các nghiên cứu đã tập trung làm rõ khái niệm về rủi ro, tuy nhiên, không có một khái niệm thống nhất về rủi ro. Một số công trình nghiên cứu mô tả rủi ro như là các sự kiện với những hậu quả tiêu cực và không chắc chắn (Akintoye và Malcolm, 1997; ESCAP, 2011). Trong khi, một số nghiên cứu khác mô tả khái niệm này là bao gồm cả cả tiêu cực và cơ hội (Ke và Wang, 2010a; Li, 2001; Padiyar, 2004), Quan niệm này đề cao vai trò của của hoạt động quản trị trong kiểm soát rủi ro, kiểm soát rủi ro ở đây không chỉ là triệt tiêu rủi ro, giảm thiểu rủi ro, mà còn là chuyển giao yếu tố rủi ro cho bên có khả năng quản lý tốt nhất với chi phí thấp nhất. Đồng thời, với quan niệm trên có thể đo lường được mức rủi ro. Các nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm với các mục tiêu khác nhau đều thực hiện phân loại rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP căn cứ theo: Các giai đoạn phát triển của dự án (Padiyar, 2004). Góc độ của các bên liên quan (Shen và cộng sự, 2006). Nguồn phát sinh rủi ro (Li và cộng sự (2005b, 2001), Ke và Wang, 2010a, 2010b; Padiyar, 2004; ). Trong phạm vi luận án, tác giả sử dụng quan niệm rủi ro bao hàm cả tiêu cực và cơ hội và chọn cách phân loại rủi ro theo nguồn phát sinh rủi ro vì phù hợp cho việc xác định, và chuyển giao trách nhiệm cho các bên tham gia. 1.1.3. Phân tích và đánh giá các nghiên cứu về xác định (nhận diện) rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT, CSHT GTĐB Tác giả đã xem xét các tài liệu, công trình nghiên cứu về xác định (nhận diện) rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB ở các quốc gia phát triển (Cristina và Jonathan, 2007; Li và cộng sự, 2005b; ), đang phát triển (Ke và Wang, 2010a; Mohammed và cộng sự, 2012; Sachs, 2007; Wang và cộng sự, 2000) và trên bình diện chung của các quốc gia (ESCAP, 2011; Estache và cộng sự, 2007; OECD, 2008), từ năm 2000 đến năm 2012, với quan niệm rủi ro đơn giản là tiêu cực, hay bao gồm cả tiêu cực và cơ hội. Tổng quan các nghiên cứu cho thấy, một số yếu tố rủi ro có điểm thống nhất -5- chung giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, một số yếu tố rủi ro chỉ xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển và trong phạm vi ở mỗi quốc gia cũng có thể xuất hiện một số yếu tố rủi ro khác nhau. Tác giả tổng hợp, lựa chọn danh mục các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB chung cho các quốc gia với 46 yếu tố rủi ro. 1.1.4. Phân tích và đánh giá các nghiên cứu về phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT, CSHT GTĐB Phân bổ rủi ro hiệu quả giữa Nhà nước và đối tác tư nhân là nhân tố quan trọng để đạt được thành công trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP. Điều này đã được các công trình nghiên cứu trên thế giới chứng minh. Các công trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng PPNC định lượng với công cụ bảng hỏi khảo sát sử dụng các phương pháp ≥ 50% hoặc phương pháp nửa điều chỉnh để thực hiện phân bổ rủi ro trong các DA theo hình thức PPP (Li và cộng sự, 2005b; Ke và cộng sự, 2010b; Ke và cộng sự, 2010c; Mohammed, 2012). Kết quả phân tích cho thấy ở các quốc gia có điều kiện chính trị - luật pháp - kinh tế - xã hội khác nhau, đối tác tư nhân và Nhà nước trong hình thức PPP GTĐB sẽ đảm nhận kiểm soát các yếu tố rủi ro khác nhau. 1.2. Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Trong phạm vi sự hiểu biết và nỗ lực tra cứu của tác giả, tính đến hiện nay chưa có luận án tiến sĩ trong nước nghiên cứu về phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam. Các nghiên cứu giới thiệu về hình thức PPP, sự cần thiết trong việc tối ưu hoá hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công, giải bài toán thiếu vốn đầu tư (Nguyễn Hồng Thái, 2007; Phan Thị Bích Nguyệt, 2013; …). Nhiều nghiên cứu cũng tập trung tìm hiểu kinh nghiệm thế giới để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Nguyễn Thị Hồng Minh, 2011; Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, 2013; ). Với mục đích phát triển CSHT GTĐB Việt Nam, một số nghiên cứu đã phân tích thực trạng để từ đó đưa ra một số đề xuất thúc đẩy hình thức PPP (Nguyễn Hồng Thái, 2008; Huỳnh Thị Thúy Giang, 2010; …). 1.3. Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu (i) Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên. Cần nghiên cứu xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro cụ thể cho các bên tham gia trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB ở các quốc gia có hệ thống chính trị, luật pháp, kinh tế xã hội khác nhau. (ii) Vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu - Luận án cần tổng hợp để lựa chọn, bổ sung, điều chỉnh danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP phù hợp với điều kiện phát triển và môi trường chính trị, luật pháp, kinh tế xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những năm tương lai. - Luận án cần phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB trong hình thức PPP ở Việt Nam cho Nhà nước và tư nhân bằng phương pháp -6- nghiên cứu định lượng phù hợp việc thực tế hiện nay và tương lai (theo nguyên tắc “rủi ro nên được quản lý bởi bên có khả năng quản lý rủi ro đó tốt nhất”). - Luận án cần đề xuất nhóm giải pháp nhằm kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ PHÂN BỔ RỦI RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Đầu tư phát triển CSHT GTĐB là hoạt động đầu tư nhằm xây mới, nâng cấp, cải tạo cầu, đường, các công trình trên đường, hệ thống công nghệ và trang thiết bị quản lý. 2.2 Hình thức hợp tác công tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 2.2.1 Khái niệm và các hình thức PPP (i) Khái niệm: “PPP” là các mối quan hệ giữa Nhà nước và tư nhân liên quan đến quản lý, đầu tư trong lĩnh vực CSHT và các lĩnh vực dịch vụ khác thông qua các hợp đồng được thiết lập theo các mức độ nghĩa vụ, quyền lợi và rủi ro của hai bên đối tác (ADB, 2008). Khái niệm hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB theo quan niệm của tác giả là: “Việc thực hiện các dự án GTĐB trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận về quyền, trách nhiệm và phân chia rủi ro giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, và quản lý, vận hành cung cấp dịch vụ liên quan đến các công trình CSHT GTĐB”. (ii) Các hình thức PPP. Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ nguồn ADB (2008, 2012), WB (2007) Hình: Các hình thức PPP trong phát triển CSHT, CSHT GTĐB Nhà nước cung cấp Hợp đồng dịch vụ DB, DBM, BT, Nhượn g quyền khai thác cho thuê Hợp đồng BT, O&M,… Hợp đồng nhượng quyền BOT, BOO, … Tư nhân cung cấp (Nhà nước điều chỉnh) Hợp tác công tư Đầu tư truyền thống Tư nhân hoàn toàn -7- 2.2.2 . Động cơ thúc đẩy Chính phủ và tư nhân tham gia Thông qua các công trình nghiên cứu về hình thức PPP tác giả đã chứng minh được động cơ thúc đẩy Nhà nước và tư nhân tham gia trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB. 2.2.3 Các nhân tố tác động đến thành công của hình thức PPP Thông qua các công trình nghiên cứu về hình thức PPP tác giả đã chứng minh được bốn nhân tố chính: Vai trò của Chính phủ; năng lực của đối tác tư nhân; cơ cấu tài trợ cho các dự án PPP đưng bộ; phân bổ các yếu tố rủi ro cho các bên tham gia trong các dự án GTĐB hình thức PPP. 2.2.4 Hình thức PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của các quốc gia trên thế giới Tác giả tiến hành nghiên cứu hình thức PPP ở các quốc gia có thị trường PPP phát triển nhất thế giới (Vương quốc Anh, Úc), của các quốc gia thành công trong phát triển hình thức PPP (Hàn Quốc), hay của các quốc gia đang phát triển (Trung Quốc, Nam Phi). Thông qua đó, các căn cứ thực tiễn và khoa học đối với hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB cũng được rút ra. Thứ nhất: Cam kết mạnh mẽ và nhất quán của Nhà nước; Thứ hai: Tạo lập môi trường pháp lý đồng bộ; Thứ ba: Thành lập được một tổ chức chuyên trách về PPP; Thứ tư: Lựa chọn được dự án hiệu quả về tài chính và chia sẻ rủi ro phù hợp giữa Nhà nước và đối tác tư nhân; Thứ năm: Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế. 2.3. Rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 2.3.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại 2.3.1.1. Khái niệm và đặc điểm Khái niệm rủi ro tiếp cận theo quan điểm quản trị: Một sự kiện hoặc yếu tố là yếu tố rủi ro, nếu xảy ra, có tác động tiêu cực hoặc cơ hội tới mục tiêu của dự án (về thi gian, chi phí, chất lượng và lợi nhuận). Một đặc điểm cơ bản trong việc xác định (nhận diện) rủi ro theo yếu tố là khả năng có thể xác định được về xác suất xuất hiện và mức độ tác động (Williams, 1996). Trong đó: - Xác suất xảy ra yếu tố rủi ro là cơ hội để yếu tố rủi ro đó xảy ra tạo điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi cho dự án, có thể đo lường bằng cách xác định tỷ lệ về số lần yếu tố rủi ro đó xuất hiện trong tổng số. - Mức độ tác động của yếu tố rủi ro là mức độ mà yếu tố rủi ro đó (khi xảy ra) tác động đến kết quả của dự án. 2.3.1.2. Phân loi Tác giả phân loại rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP căn cứ theo nguồn phát sinh rủi ro và thành hai nhóm chính: Rủi ro nội sinh là những loại rủi ro có thể được quản lý chủ động bằng cách thay đổi hành vi (rủi ro bên trong dự án), bao gồm các loại rủi ro: Rủi ro trong phát -8- triển dự án; rủi ro trong hoàn thành dự án; rủi ro trong quá trình vận hành dự án; rủi ro trong điều phối. Rủi ro ngoại sinh là những rủi ro mà những cách chủ động như trên không thể thực hiện được, bao gồm các loại rủi ro: Rủi ro chính trị và chính sách; rủi ro pháp luật; rủi ro kinh tế tài chính; rủi ro bất khả kháng. 2.3.2 Xác định các yếu tố rủi ro 2.3.2.1. Rủi ro trong các giai đon khác nhau của dự án Nguồn: Padiyar (2004) Hình: Rủi ro trong các giai đon khác nhau của dự án GTĐB theo hình thức PPP Các nhà đầu tư trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP phải đối phó với nhiều yếu tố rủi ro ngay từ giai đoạn phát triển của dự án. Ba giai đoạn lớn trong một dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP với các yếu tố rủi ro khác nhau là giai đoạn phát triển, giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành (Padiyar, 2004) cần được quan tâm. Ngoài những yếu tố rủi ro cụ thể trong từng giai đoạn của dự án, có những nhóm yếu tố rủi ro khác như: Rủi ro chính trị và chính sách; rủi ro pháp lý; rủi ro kinh tế, tài chính và những rủi ro bất khả kháng; rủi ro trong tổ chức và điều phối giữa các bên đối tác; … có thể xuất hiện theo suốt các giai đoạn của một dự án, mặc dù có thể có những tác động khác nhau. 2.3.2.2 Xác định mức rủi ro của các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP Mức rủi ro = Mức độ tác động × Xác suất xuất hiện rủi ro (Công thức 2.1) - Trên cơ sở công thức cơ bản 2.1, mức rủi ro của mỗi yếu tố rủi ro cho một hình thức hợp đồng dự án PPP, hay cho toàn bộ các hình thức hợp đồng dự án PPP được xác định. Mức rủi ro của mỗi yếu tố rủi ro cho một hình thức hợp đồng dự án PPP = Mức độ tác động của mỗi yếu tố rủi ro cho một hình thức hợp đồng dự án PPP × Xác suất xuất hiện của mỗi yếu tố rủi ro cho một hình thức hợp đồng dự án PPP Mứ c rủi ro Thời gian Giai đoạn rủi ro dự án Rủi ro trong giai đoạn phát triển dự án Rủi ro trong giai đoạn hoàn thành dự án Rủi ro trong giai đoạn vận hành dự án [...]... loại rủi ro cho các bên đối tác trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP được tác giả tổng hợp và đề xuất RỦI RO TRONG HÌNH THỨC PPP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Rủi ro chính trị, chính sách (6 yếu tố rủi ro) Rủi ro pháp lý (3 yếu tố rủi ro) Rủi ro phân bổ cho phía Nhà nước XÁC ĐỊNH (NHẬN DIỆN) RỦI RO Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro kinh khách phát hoàn tế, tài quan triển. .. đối tác tư nhân - Điểm bình quân ≥ 4,5: được phân bổ duy nhất cho đối tác tư nhân 2.4 Mô hình nghiên cứu về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP Trên cơ sở các sử dụng quan niệm rủi ro tiêu cực hoặc cơ hội và phân loại rủi ro dựa vào nguồn phát sinh rủi ro Mô hình nghiên cứu xác định và phân bổ 46 yếu tố rủi ro, trong. .. TỐ RỦI RO CƠ BẢN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẰM PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM 5.1 Phân tích, đánh giá về kết quả nghiên cứu xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro 5.1.1 Kết quả nghiên cứu xác định (nhận diện) các yếu tố rủi ro Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu xác định (nhận diện) rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ Việt Nam theo hình thức PPP Stt Loại rủi ro Mức rủi ro. .. dự án dự án Rủi ro vận hành Rủi ro điều phối (6 yếu tố rủi ro) (7 yếu tố rủi ro) (7 yếu tố rủi ro) (1 yếu tố rủi ro) (8 yếu tố rủi ro) PHÂN BỔ RỦI RO Rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước và Tư nhân (8 yếu tố rủi ro) Rủi ro phân bổ cho đối tác Tư nhân Nguồn: Tổng hợp của tác giả Hình: Mô hình nghiên cứu sơ bộ về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP -11-... dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam trong tư ng lai, các yếu tố rủi ro cần được phân bổ như thế nào để rủi ro có thể được quản lý bởi bên có khả năng quản lý tốt nhất” Bảng: Kết quả phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam Phân bổ rủi ro Phân bổ rủi ro thực tế chuẩn Yếu tố rủi ro Điểm Điểm Phân bổ Phân bổ trung trung rủi ro rủi ro bình bình 1... PPP -11- CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN BỔ RỦI RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM 3.1 Hiện trạng và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam 3.1.1 Hiện trạng Chất lượng CSHT GTĐB nước ta vẫn còn rất thấp, đầu tư mới chỉ tập trung cho những công trình quan trọng, cấp bách Tổng chiều dài đường bộ nước ta hiện có... 0,447×RR.H 4.5 Nghiên cứu định lượng phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam 4.5.1 Phân bổ các yếu tố rủi ro Nghiên cứu xác định “thực tế” phân bổ các yếu tố rủi ro, nhằm xác định trong thực tế các yếu tố rủi ro được phân bổ như thế nào cho các bên tham gia trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam hiện nay Phân bổ các yếu tố rủi ro chuẩn” nhằm... rủi ro trên cho thấy rủi ro của các dự án đường bộ Việt Nam trong hình thức PPP ở mức đầu tiên trong ngưỡng rủi ro ảnh hưởng đến dự án ở mức trung bình (mức rủi ro từ 2,0 đến < 3,0) Các dự án hình thức hợp đồng BT giao thông đường bộ hiện nay có mức rủi ro là 1,85 là mức rủi ro thấp nhất trong các hình thức hợp đồng dự án, tiếp theo là hình thức hợp đồng cho thuê với mức rủi ro là 1,86, hình thức hợp. .. mô hình nghiên cứu (chính thức) xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam và mô hình nghiên cứu (sơ bộ) trình bày ở Chương 2 chỉ là số yếu tố rủi ro được bổ sung vào thang đo Số yếu tố rủi ro trong mô hình sơ bộ là 46, còn trong mô hình chính thức là 54 (bổ sung thêm 8 yếu tố rủi ro) - Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết H1 – Các yếu tố rủi ro trong mô hình. .. và phân bổ rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam Tác giả đã tổng hợp và quyết định lựa chọn 54 yếu tố rủi ro đưa vào nghiên cứu định lượng 4.1.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu - Mô hình nghiên cứu chính thức: Mô hình nghiên cứu chính thức về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án CSHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam được tác giả đề xuất với 54 yếu tố rủi ro Điểm . rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. Chương 4. Nghiên cứu xác định, phân bổ rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức. tố rủi ro cơ bản trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ PHÂN BỔ RỦI RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÂN THANH SƠN NGHIÊN CỨU PHÂN BỔ RỦI RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

Ngày đăng: 25/02/2015, 14:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu.

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

  • 4. Câu hỏi nghiên cứu.

  • 5. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu của luận án.

  • 6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu của luận án.

  • 7. Kết cấu của luận án

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

  • 1.1. Phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu trên thế giới

  • 1.2. Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

  • 1.3. Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ PHÂN BỔ RỦI RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

  • 2.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

  • 2.2 Hình thức hợp tác công tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

    • 2.2.2 . Động cơ thúc đẩy Chính phủ và tư nhân tham gia

    • 2.2.3 Các nhân tố tác động đến thành công của hình thức PPP

    • 2.2.4 Hình thức PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của các quốc gia trên thế giới

    • 2.3. Rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

      • 2.3.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại

      • 2.3.2 Xác định các yếu tố rủi ro

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan