hiệu quả hoạt động king doanh

50 448 2
hiệu quả hoạt động king doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài và cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Để đạt được mục tiêu trở thành một doanh nghiệp mạnh trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Công ty phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, các nhà quản trị của Công ty phải quan tâm nhiều đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, phải đi sâu vào phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh để giúp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa” để làm đề án chuyên ngành với mong muốn đóng góp ý kiến của mình nhằm nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ cho các nhà quản trị của Công ty và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư với Công ty. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa. Thông qua đó để hoàn thiện công tác phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh. - Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa, số liệu giai đoạn từ 2011 – 6/2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên số liệu thống kê – kế toán như báo cáo tài chính, kế hoạch phát triển của công ty, các số liệu về thị trường tiêu thụ,… Kết hợp với các thông tin từ bên ngoài như tạp chí, sách, internet,… Sau khi tổng hợp các số liệu đã thu thập thì sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh,… 5. Kết cấu của đề án Với đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa, ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,…đề án được kết cấu gồm hai chương: Chương 1: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa. Chương 2: Đánh giá chung và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa. 1 6. Lời cảm ơn Lời đầu tiên tôi xin kính gửi đến bố mẹ những người đã luôn động viên, chăm lo và nuôi dưỡng tôi có được ngày hôm nay một lời biết ơn sâu sắc nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Quy Nhơn, những thầy cô khoa Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh, khoa Kinh tế và Kế toán và đặc biệt là cô Đặng Thị Thơi, những người đã dìu dắt, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian vừa qua. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã luôn đồng hành, động viên và đặt niềm tin vào tôi trong suốt thời gian qua! Trong thời gian hoàn thành bài đề án, tuy đã nhận được các ý kiến đóng góp nhưng vẫn kính mong những góp ý, bổ sung nhiều hơn nữa để bài viết được hoàn thiện một cách tốt nhất. Xin cảm ơn! Sinh viên thực hiện Phan Thị Cẫm Loan 2 CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA 1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa 1.1.1. Giới thiệu về Công ty •Tên công ty: Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa. •Tên tiếng Anh: Phuoc Hoa Rubber Joint Stock Company. •Tên giao dịch: PHURUCO. •Mã chứng khoán: PHR. •Biểu tượng của Công ty: •Vốn điều lệ: 813.000.000.000 đồng (Tám trăm mười ba tỷ đồng chẵn). •Trụ sở chính: Ấp 2 – Xã Phước Hòa – Huyện Phú Giáo – Tỉnh Bình Dương. •Điện thoại: (84.0650) 3657 106. •Fax: (84.0650) 3657 110. • Website: www.phuruco.vn; www.phr.vn •Email: phuochoarubber@hcm.vnn.vn •Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 4603000509 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 03/03/2008. •Mã số thuế: 3700147532. Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (Phuruco) có tiền thân là đồn điền cao su Phước Hòa, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đổi tên thành Nông trường Cao su Quốc Doanh Phước Hòa. Năm 1982, Công ty Cao su Phước Hòa được Tổng cục Cao su Việt Nam thành lập và đến năm 1993, Công ty Cao su Phước Hòa được thành lập lại theo Quyết định số 142NN/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Ngày 27/03/1993, đổi thành Công ty Cao su Phước Hòa. Ngày 26/11/2007, công ty chính thức trở thành công ty cổ phần. Đến ngày 03/03/2008, đổi thành Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa. Ngày 18/08/2009, PHURUCO chính thức niêm yết 81.300.000 CP tương đương 813 tỷ đồng trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Hose) với mã PHR. Và tính đến ngày 05/11/2014, tổng vốn điều lệ và tài sản của Công ty lần lượt là 813 tỷ đồng và 3.209 tỷ đồng. 3 Các nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty: Nhà máy chế biến Bố Lá; Nhà máy chế biến mủ ly tâm; Nhà máy chế biến Cua Paris. Công ty có các công ty con: Công ty TNHH Phát triển Cao su Phước Hòa – Kampongthom (100% VCSH); Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tân Bình (82,29% VCSH); Công ty Cổ phần Cao su Trường Phát (70% VCSH). Cơ cấu cổ đông tính đến 05/11/2014: Loại sở hữu Tỷ lệ (%) 1. Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 19,77 2. Sở hữu Nhà nước 66,62 3. Sở hữu khác 13,61 Tổng 100 Nguồn: vcbs.com.vn. 1.1.2. Các ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty - Trồng cây cao su; Khai thác, chế biến mủ cao su; Mua bán, chế biến gỗ cao su. - Bán lẻ xăng dầu. - Thi công xây dựng và sửa chữa cầu đường, công trình giao thông. - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. - Đầu tư, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu dân cư. Kinh doanh địa ốc. Kinh doanh phát triển nhà và các công trình dịch vụ khu công nghiệp; Đầu tư tài chính. 1.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty 1.1.3.1. Công nghệ sản xuất Phước Hòa có một lợi thế là sở hữu hệ thống máy móc sản xuất đồng bộ với số lượng lớn dây chuyền, băng tải chuyền, hệ thống sấy khô hiện đại và có công suất cao hơn so với các doanh ngiệp khác trong cùng ngành. Máy móc thiết bị thuộc thế hệ hiện đại từ các nước phát triển và được cung cấp bởi các nhà sản xuất chuyên dùng chế biến và bảo quản hàng thô sơ chế hàng đầu thế giới. Máy móc, thiết bị, kho sấy, nhà xưởng của công ty hiện có thuộc thế hệ hiện đại, công suất lớn đảm bảo cho công ty sản xuất, chế biến những sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, đảm bảo khả năng cạnh tranh. Hiện nay hệ thống máy móc thiết bị của Công ty có công suất thiết kế lớn (hoạt động 95 – 100%) trong số các doanh nghiệp chế biến mủ cao su xuất khẩu trong cả nước. Bên cạnh đó, công ty còn xây dựng thêm các nhà máy hỗ trợ nhằm khép kín qui trình sản xuất của công ty, tiết kiệm thời gian sấy khô đóng gói thành phẩm sản xuất ra đảm bảo thời gian ngắn nhất trong giao hàng với các đối tác đồng thời tiết kiệm chi phí tới mức thấp nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 4 1.1.3.2. Các quy trình sản xuất sản phẩm Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất ly tâm Nguồn: phr.vn Sơ đồ 1.2. Quy trình sản xuất mủ khối Nguồn: phr.vn 5 Cân xe Tiếp nhận mủ từ nông trường Lấy mẫu để kiểm tra Kiểm tra chất lượng mủ Mủ được bom lên bồn tiếp liệu Mủ được chứa tại các bồn tồn trữ Kiểm tra mủ sau khi ly tâm Mủ sau khi ly tâm được đưa đến bồn trung chuyển Quá trình ly tâm mủ Xử lý hóa chất tại bồn tiếp liệu Vệ sinh máy ly tâm Cân xe Tiếp nhận và lấy mẫu Kiểm tra chất lượng mủ Xử lý hóa chất trước khi đánh đông Đánh đông Lấy mủ ra lò Đưa mủ vào lò sấy Phả mủ Cán tờ và băm tinh Cán kéo Cân và ép bành mủ Bao bành, dán nhãn Vô kiện Lưu kho Sơ đồ 1.3. Quy trình sản xuất mủ tạp Nguồn: phr.vn 1.1.3.3. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9002 từ tháng 8/2000, đến nay đã chuyển đổi thành hệ thống quản lý TCVN ISO 9001-2008. Ngày 03/12/2013, Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 14001:2004. 6 Tiếp nhận mủ đông, mủ chén Phân loại và xé thô mủ Tiếp nhận mủ xé thô để tồn trữ Tồn trữ mủ Cắt và phối liệu mủ Băm thô Cán rửa lần 1,2,3 Xé và khoáy rửa lần 3 Xé và khoáy rửa lần 2 Xé và khoáy rửa lần 1 Cán rửa lần 4,5,6,7 và băm tinh Phả mủ Xếp hộc và để ráo chuẩn bị cho vào lò sấy Cân và ép bành Làm nguội mủ sau khi sấy Bao bành, dán nhãn Ra lò sau khi sấy Vô kiện 1 Vô kiện 2 1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Sơ đồ 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nguồn: phr.vn Ban Tổng Giám đốc của Công ty gồm có 01 Tổng Giám đốc và 04 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Tổng Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc phân công hoặc ủy quyền. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Công ty gồm có 7 phòng ban với tổng khoảng 5.877 nhân viên. 1.1.5. Thị trường tiêu thụ của Công ty Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, xây dựng hệ thống nhà máy phù hợp để có đủ cơ cấu sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. Sản phẩm hàng hóa của công ty được khách hàng trong nước và trên thế giới ưa chuộng, chất lượng cao, màu sắc đẹp, đảm bảo uy tín trong việc giao nhận hàng khách hàng thị trường luôn ổn định và mở rộng. Sản phẩm công ty tiêu thụ hơn 30 nước trên thế giới. Thị trường tiêu thụ mạnh ở các nước Đông Á, Châu Âu, Bắc Mỹ. 7 Thị trường xuất khẩu: - Châu Á: China, Japan, Korea, Taiwan, Singapore, India… - Châu Âu: Belgium, Czech Republic, England, France, Germany, Greece, Italy, Irland, NewTherland, Russian, Spain, Sweden, Turkey… - Châu Mỹ: United State, Argentina, Brazil, Canada, Mexico… - Australia. Biểu đồ 1.1. Thị trường tiêu thụ Nguồn: phr.vn 1.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa giai đoạn từ năm 2011 – tháng 6/2014 1.2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 1.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản của Công ty Bảng 1.1. Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2011 – 6/2014 ĐVT: triệu đồng TSNH 1.443.964 1.234.414 1.321.961 1.082.431 TSDH 1.644.380 1.866.717 2.081.230 2.095.322 Tổng tài sản 3.088.344 3.101.131 3.403.191 3.177.753 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 8 Biểu đồ 1.2. Cơ cấu tổng tài sản của công ty giai đoạn 2011-6/2014 Nói đến tài sản là nói đến những gì mà công ty đang nắm giữ, và đang vận hành nó cho quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cho các hoạt động dịch vụ của công ty. Là chỉ tiêu cho biết mức độ hoạt động và quy mô của một doanh nghiệp. Tài sản thì bao gồm TSNH và TSDH: Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi có nhu cầu. TSNH luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn trong cơ cấu của tổng tài sản chiếm dưới 50% tổng tài sản công ty. TSNH của công ty giai đoạn 2011-6/2014 có sự thay đổi không cùng chiều nhưng với một xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản, cụ thể là năm 2012 giảm 209.550 triệu đồng với tỷ lệ 14,51% so với năm 2011, năm 2013 tăng 87.547 triệu đồng với tỷ lệ 7,09% so với năm 2012 và đến tháng 6/2014 lại giảm 239.530 triệu đồng (18,12%) so với năm 2013. Tài sản dài hạn: Khác hẳn với sự thay đổi và biến động của TSNH, TSDH của công ty trong thời gian qua đã tăng dần. Trong cơ cấu của TSDH, thì các khoản phải thu dài hạn không phát sinh nên không được đề cập đến. TSDH chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản (khoảng trên 50%). Nhìn chung, tổng tài sản của công ty trong giai đoạn 2011-6/2014 tăng trưởng không ổn định. Năm 2012 tăng 12.787 triệu đồng (0,41%) so với năm 2011, năm 2013 lại tiếp tục tăng 302.060 triệu đồng (9,74%) so với năm 2012 nhưng đến tháng 6/2014 lại giảm 225.438 triệu đồng (6,62%) so với 2013. Việc không ổn định tài sản trong thời gian qua ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến công ty trên thị trường vốn về tính không ổn định trong tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.  Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Bảng 1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản 9 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 6/2014 Doanh thu thuần 2.583.186 2.213.744 1.895.753 726.643 Giá trị tổng tài sản 3.088.344 3.101.131 3.403.191 3.177.753 VQTTS (lần) 0,84 0,71 0,56 0,23 Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh Vòng quay tổng tài sản: Cho ta biết 1 đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, từ đó ta có thể xác định mức độ hiệu quả hoạt động tổng tài sản của công ty. Xét tổng quát ta thấy vòng quay tổng tài sản của công ty đã giảm, tuy nhiên mức độ này không cao, năm 2011 một đồng tài sản tạo ra được 0,84 đồng doanh thu, năm 2012 là 0,71 đồng doanh thu và năm 2013 chỉ còn 0,56 đồng doanh thu. Như ta đã phân tích ở các bảng trên thì tổng tài sản của công ty trong giai đoạn này tăng giảm không ổn định nhưng vòng quay của tài sản chỉ giảm nhẹ, điều này cho thấy công ty đã sử dụng và quản lý tài sản một cách có hiệu quả khi tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo hiệu quả hoạt động cho công ty. Trong thời gian tới công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Biểu đồ 1.3. Vòng quay tổng tài sản 1.2.1.2. Phân tích sự biến động nguồn vốn của Công ty Bảng 1.3. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-6/2014 ĐVT: triệu đồng Nợ phải trả 1.306.718 1.052.839 1.220.754 1.048.368 Vốn CSH 1.781.626 2.048.292 2.182.437 2.129.385 Tổng NV 3.088.344 3.101.131 3.403.191 3.177.753 Nguồn: Bảng cân đối kế toán Biểu đồ 1.4. Cơ cấu nguồn vốn công ty giai đoạn 2011-6/2014 10 [...]... Tóm lại ta thấy, kết quả kinh doanh tuy không đủ cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh doanh nhưng nó lại là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận liên quan đến nhiều chỉ tiêu đánh giá Theo kết quả báo cáo quí 2 năm 2014, kết quả kinh doanh lãi trên 12.097 triệu đồng, đây là kết quả khả quan của công ty, đồng thời cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty vẫn trên đà... ty, vì thế công ty cần phát huy kết quả trong tương lai sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của công ty CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA 2.1 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa 2.1.1 Kết quả đạt được Qua phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Cao su Phước... tình hình kinh tế khó khăn thì người tiêu dùng có xu hướng dùng hàng giá rẻ Qua kết quả phân tích ở trên ta thấy, hiệu quả hoạt động của công ty giảm dần từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Năm 2011 kết quả hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cao dẫn đến kinh doanh có hiệu quả, sang năm 2012, 2013 hiệu quả kinh doanh của công ty kém hơn so với năm 2011, nguyên nhân do nhu cầu giảm, thị trường xuất... về lợi nhuận của công ty, xem 16 xét lợi nhuận hay khoản lỗ phát sinh nhiều ở những hoạt động nào, ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động tài chính i Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Bảng 1.7 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-6/2014 ĐVT: triệu đồng Doanh thu thuần GVHB CPBH CPQLDN Lợi nhuận từ HĐKD 2.213.744 1.895.753 726.643 1.559.763... kinh doanh để đi nghiên cứu đầu tư mở rộng thị trường nước ngoài 1.2.1.3 Phân tích sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảng 1.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-6/2014 11 ĐVT: triệu đồng Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận 2.711.873 1.717.821 1.003.389 2.449.960 1.704.947 753.204 2.042.183 1.562.148 489.326 813.552 670.774 147.509 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh. .. hoạt động của công ty c) Phân tích lợi nhuận của Công ty Lợi nhuận là khoản thu nhập của công ty sau thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh, nó còn thể hiện chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy, để biết được công ty có hoạt động hiệu quả hay không ta tiến hành phân tích lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2011-6/2014 Biểu đồ 1.5 Tình hình lợi nhuận của công ty Nguồn: Báo cáo kết quả. .. chi phí quản lý HTK của công ty tăng cao nhưng dự đoán đến khoảng năm 2015 thì công ty sẽ hoạt động hiệu quả tốt trở lại Nhìn chung hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn này không tốt, nhưng xét về tình hình tài chính thì khả năng thanh toán của công ty vẫn tốt, các tỷ số sinh lời có giảm nhưng đó chỉ là những khó khăn cục bộ mang tính khách quan Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động có khả... Văn Được – Đặng Kim Cương (2001), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê TS Hà Thanh Việt (2013), Quản trị tài chính doanh nghiệp thực hành – Tập 1, Trường Đại học Quy Nhơn Lê Thị Kim Phương (2010), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nam Việt, Trường Đại học An Giang Huỳnh Thị Ngọc Phượng (2010), Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần nông sản thực phẩm... trong hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọng Bởi nếu sử dụng chi phí không hợp lý hoặc sử dụng chi phí quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty Trong giai đoạn này công ty không ngừng đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất làm tăng TSCĐ của công ty Do đó việc duy trì hiệu quả. .. cáo kết quả kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động tài chính trong giai đoạn này có biến động tăng Năm 2012 tăng 19,22% (khoảng 5.537 triệu đồng) so với năm 2011, năm 2013 tăng 1,15% (khoảng 395 triệu đồng) so với năm 2012 Về nguyên nhân tăng lợi nhuận hoạt động tài chính ta thấy, giai đoạn này cả chi phí và doanh thu từ hoạt động tài chính đều giảm nhưng tỷ lệ giảm của chi phí cao hơn nhiều so với doanh . những hoạt động nào, ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động tài chính. i. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Bảng 1.7. Lợi nhuận từ hoạt động. chương: Chương 1: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa. Chương 2: Đánh giá chung và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần. dụng và quản lý tài sản một cách có hiệu quả khi tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo hiệu quả hoạt động cho công ty. Trong thời gian tới công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng

Ngày đăng: 25/02/2015, 13:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA

    • 1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa

      • 1.1.1. Giới thiệu về Công ty

      • 1.1.2. Các ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty

      • 1.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty

        • 1.1.3.1. Công nghệ sản xuất

        • 1.1.3.2. Các quy trình sản xuất sản phẩm

        • Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất ly tâm

        • Sơ đồ 1.2. Quy trình sản xuất mủ khối

        • Sơ đồ 1.3. Quy trình sản xuất mủ tạp

          • 1.1.3.3. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng

          • 1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

            • Sơ đồ 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

            • 1.1.5. Thị trường tiêu thụ của Công ty

              • Biểu đồ 1.1. Thị trường tiêu thụ

              • 1.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa giai đoạn từ năm 2011 – tháng 6/2014

                • 1.2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

                  • 1.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản của Công ty

                    • Bảng 1.1. Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2011 – 6/2014

                    • Biểu đồ 1.2. Cơ cấu tổng tài sản của công ty giai đoạn 2011-6/2014

                    • Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

                      • Bảng 1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản

                      • Biểu đồ 1.3. Vòng quay tổng tài sản

                      • 1.2.1.2. Phân tích sự biến động nguồn vốn của Công ty

                        • Bảng 1.3. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-6/2014

                        • Biểu đồ 1.4. Cơ cấu nguồn vốn công ty giai đoạn 2011-6/2014

                        • 1.2.1.3. Phân tích sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

                          • Bảng 1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-6/2014

                          • a) Phân tích doanh thu của Công ty

                            • Bảng 1.5. Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2011-6/2014

                            • b) Phân tích chi phí của Công ty

                              • Bảng 1.6. Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2011-6/2014

                              • c) Phân tích lợi nhuận của Công ty

                                • Biểu đồ 1.5. Tình hình lợi nhuận của công ty

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan