chuyên đề công tác chủ nhiệm

10 368 0
chuyên đề công tác chủ nhiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyên đề: Thảo luận về kinh nghiệm giải quyết tình huống của GVCN trong việc quản lý HS và duy trì sĩ số CHUYÊN ĐỀ: THẢO LUẬN VỀ KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC QUẢN LÝ HỌC SINH VÀ DUY TRÌ SĨ SỐ A- ĐẶT VẤN ĐỀ Bước vào năm học mới, mỗi học sinh đến trường đều mang theo những dự định, ấp ủ những ước mơ và mong chờ những điều tốt đẹp nhất. Trong những điều mà các em đón đợi, có một điều mà các em quan tâm nhiều nhất : Thầy cô giáo nào sẽ chủ nhiệm lớp mình trong năm học mới này ? Điều đó đồng nghĩa với việc các em thấy được vai trò, sự ảnh hưởng tích cực của GVCN với tập thể lớp. GVCN sẽ là người bạn đồng hành cùng các em trong suốt hành trình một năm học với tư cách không chỉ là người dạy văn hóa mà còn là người tổ chức ,quản lý, điều hành mọi hoạt động giáo dục của lớp. Điều quan tâm của các em cũng là điều quan tâm của phần lớn phụ huynh học sinh. Không ít phụ huynh băn khoăn tìm hiểu xem con mình sẽ học lớp thầy cô giáo nào chủ nhiệm, thầy cô giáo đó có thực sự là người mẹ thứ hai của các em khi ở trường như lòng mong mỏi và kỳ vọng của họ… Về phiá nhà trường, phân công GVCN cho mỗi lớp cũng là một sự lựa chọn, cân nhắc, đắn đo bởi GVCN sẽ là người thay mặt nhà trường, trực tiếp quản lý lớp để hoàn thành nhiệm vụ năm học. Như vậy , trong nhà trường, GVCN có vai trò quan trọng , góp phần tích cực vào việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về thể chất, nhân cách ,trí tuệ… Là GVCN có nhiều năm gắn bó với các tập thể lớp, đã từng được chủ nhiệm lớp, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm từ việc học hỏi đồng nghiệp cũng như trong quá trình điều hành lớp. Dưới đây tôi xin chia sẻ một vài tình huống mà tôi đã gặp và cách giải quyết của mình để các đồng nghiệp cùng thảo luận và góp ý nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm và duy trì sĩ số. Người báo cáo: GV- Khắc Thị Hương- Trường THCS Lê Lợi- TP. Buôn Ma Thuôt- Đăklăk 1 Chuyên đề: Thảo luận về kinh nghiệm giải quyết tình huống của GVCN trong việc quản lý HS và duy trì sĩ số B/ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ: 1/ Tình huống 1: Thường cứ ngày 15 tháng 8 hằng năm là thầy cô phải nhận lớp chủ nhiệm . Thầy ( cô) đã làm gì để ngay từ tuần đầu tiên lớp cơ bản đã ổn định nề nếp ? 2/ Tình huống 2: Thầy cô đã làm như thế nào để học sinh của mình ngày nào cũng tự giác thực hiện tốt khâu vệ sinh trong lớp và khu vực được phân công? 3/ Tình huống 3: Theo các thầy cố thì nguyên nhân nào dẫn đến tính trạng học sinh bỏ học? 4/ Tình huống 4: Theo thầy cô thị chúng ta cần có những biện pháp gì để nâng cao chất lượng giáo dục và hạn chế học sinh bỏ học? 5/ Tình huống 5 : Ngay từ đầu năm học thầy cô đã tuyên truyền như thế nào để mọi đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém yên tâm học tập, không có ý định bỏ học? 6/ Tình huống 6:Thầy cô đã có những biện pháp gì để hạn chế học sinh bỏ học ngay từ đầu năm? 7/ Tình huống 7: Khi thấy học sinh bỏ học thầy cô đã làm thế nào để vận động học sinh trở lại? 8/ Tình huống 8: Khi hợp tác với phụ huynh để giáo dục các em hoặc để vận động các em ra lớp thì thầy cô cần lưu ý điều gì? 9/ Tình huống 9: Khi học sinh đã đi học trở lại theo thầy cô mình cần phải làm gì để các em hòa nhập được với tập thể , không có ý định bỏ học nữa? 10/ Tình huống 10:Thầy cô hãy kể về những trường hợp học sinh bỏ học mà thầy cô đã vận động được các em đi học trở lại? 11/ Tình huống 11:Thầy cô hãy kể về những trường hợp học sinh bỏ học mà thầy cô đã vận động nhưng các em không đi học trở lại nữa? Người báo cáo: GV- Khắc Thị Hương- Trường THCS Lê Lợi- TP. Buôn Ma Thuôt- Đăklăk 2 Chuyên đề: Thảo luận về kinh nghiệm giải quyết tình huống của GVCN trong việc quản lý HS và duy trì sĩ số C/TRẢ LỜI: 1/ Tình huống 1: Thường cứ ngày 15 tháng 8 hằng năm là thầy cô phải nhận lớp chủ nhiệm . Thầy ( cô) đã làm gì để ngay từ tuần đầu tiên lớp cơ bản đã ổn định nề nếp ? Cách giải quyết: Sau khi nhận danh sách, gặp mặt học sinh xong tôi đã thực hiện các bước sau: Bước 1: Cho học sinh tổng dọn vệ sinh, lau bàn ghế, giặt rèm cửa Bước 2: Cho học sinh ghi sơ yếu lý lịch (Theo mẫu), có chữ ký của học sinh, của bố và của mẹ. Bước 3: Tìm hiểu học sinh thông qua sơ yếu lý lịch, qua học bạ năm trước, qua trao đổi với GVCN cũ ,… Bước 4: Bầu ban cán sự lớp: Trên cơ sở nghiên cứu kỹ hồ sơ và lấy ý kiến của tập thể lớp để bầu ra: Lớp trưởng, 4 lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể, 4 tổ trưởng, 4 tổ phó, thủ quỹ. Bước 5: Chia tổ: Trên cở sở tìm hiểu thông tin ở trên và đội ngũ ban cán sự lớp phân đều nam, nữ, đối tượng, chức danh cho các tổ để tạo sự công bằng Bước 6: Xếp chỗ ngồi: Xen kẽ các đối tượng, lưu ý những học sinh cận, thấp, cao…. Bước 7: Thảo luận để xây dựng nội quy của lớp trên cơ sở nội quy của nhà trường Bước 8: Thảo luận để xây dựng thang điểm thi đua và quy chế thưởng phạt của lớp. Bước 9: Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Thảo luận về cách giải quyết trên: 2/ Tình huống 2: Thầy cô đã làm như thế nào để học sinh của mình ngày nào cũng tự giác thực hiện tốt khâu vệ sinh trong lớp và khu vực được phân công? Cách giải quyết:- Căn cứ vào tổng hợp thi đua cuối tuần của lớp thì lớp phó lao động sẽ phân công trực nhật tuần sau: tổ nào tuần này vị thứ nhất sẽ không phải làm, tổ nào vị thứ hai thì làm vào ngày thứ 2, tổ nào vị thứ ba thì làm vào ngày thứ 3 và thứ 4, tổ nào vị thứ tư thì làm vào ngày thứ 5, thứ 6 và thứ 7. - Khi tổ nào được phân trực nhật thì tổ phó phải phân công cụ thể ( theo mẫu) ai quét lớp, ai lau bảng, ai quét sân, ai kê bàn ghế và bảo quản tài sản của lớp. Người báo cáo: GV- Khắc Thị Hương- Trường THCS Lê Lợi- TP. Buôn Ma Thuôt- Đăklăk 3 Chuyên đề: Thảo luận về kinh nghiệm giải quyết tình huống của GVCN trong việc quản lý HS và duy trì sĩ số - Nếu ngày hôm đó phần việc của người nào không hoàn thành thì ngày hôm sau phải làm lại - Cứ 1 tháng thì lại phân cho một tổ tổng vệ sinh toàn bộ . Thảo luận về cách giải quyết trên: 3/ Tình huống 3: Theo các thầy cô thì nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học? Trả lời: Qua nhiều năm tôi thấy học sinh bỏ học chủ yếu do 6 nguyên nhân sau: GVCN và nhà trường ít quan tâm, chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình. Chưa đưa ra được những biện pháp để tuyên truyền và vận động ngay từ khi học sinh có ý định nghỉ học.  Bản thân học sinh không thích học, không có động lực để phấn đấu, có em đến nhận sách vở xong nghỉ học luôn.  Do kinh tế gia đình khó khăn, do hoàn cảnh đặc biệt cả mỗi gia đình như đông con nên nhiều em phải nghỉ học để làm phụ giúp gia đình hoặc phải trông em. Phụ huynh suốt ngày phải đi làm rẫy ở xa mặc kệ con em ở nhà nên các em hay bị lôi kéo. Do đến mùa hái hoặc tưới cà phê nhiều em nghỉ một thời gian để giúp gia đình hoặc đi làm thuê, khi quay lại lớp học thì không theo kịp chương trình dẫn đến chản nản rồi bỏ học.  Học sinh bị lôi kéo vào trò chơi điện tử.  Chương trình nặng, nhiều em không theo kịp nên dẫn đến chán học , đặc biệt đối với những em học sinh dân tộc hạn chế về ngôn ngữ nên khó tiếp thu được kiến thức. Thảo luận: 4/ Tình huống 4: Theo thầy cô thì chúng ta cần có những biện pháp gì để nâng cao chất lượng giáo dục và hạn chế học sinh bỏ học? Trả lời: Các biện pháp: Người báo cáo: GV- Khắc Thị Hương- Trường THCS Lê Lợi- TP. Buôn Ma Thuôt- Đăklăk 4 Chuyên đề: Thảo luận về kinh nghiệm giải quyết tình huống của GVCN trong việc quản lý HS và duy trì sĩ số  Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cả GVCN và GVBM , phân công giáo viên nhận đỡ đầu các học sinh có dấu hiệu bỏ học , gắn trách nhiệm này với những quy định trong xếp loại công chức.  Tuyên truyền để học sinh hiểu được việc học tập và rèn luyện là rất cần thiết.  Xây dựng quỹ “ VƯỢT KHÓ CÙNG BẠN” để thưởng cho các em bỏ học quay trở lại và miễm các khoản đóng góp cho các đối tượng này.  Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình hãy vì tương lai của con em mình mà tạo điều kiện cho các em được đi học.  Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường- địa phương để giúp đỡ các em . Riêng ở địa phương cần ưu tiên các chế độ cho những gia đinh không có con bỏ học hơn.  Mở lớp “ Tiếp sức đến trường” đề bổ sung những kiến thức bị hổng cho các em.  Đẩy mạnh phương pháp đổi mới trong dạy học và kiểm tra Thảo luận: 5/ Tình huống 5 : Ngay từ đầu năm học thầy cô đã tuyên truyền như thế nào để mọi đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém yên tâm học tập, không có ý định bỏ học? Cách giải quyết: >Tuyên truyền cho học sinh hiểu rằng việc học ở đây không phải là chỉ để thi ( bởi thi chỉ là thước đo) mà quan trọng là tuyên truyền cho học sinh hiểu được 4 mục tiêu của giáo dục là: Học để biết- Học để làm- Học để chung sống và học để tự khẳng định mình.  Nêu những gương tốt để các em học tập và những trường hợp sai lầm để các em tránh. Kể cho học sinh nghe câu chuyện như Chiếc bình nứt để liên hệ, đặc biệt qua câu chuyện giúp cho những học sinh học yếu, “ chưa ngoan” không tủi thân, không buồn chán , giúp các em có động lực phấn đấu hơn trong học tập và rèn luyện. Người báo cáo: GV- Khắc Thị Hương- Trường THCS Lê Lợi- TP. Buôn Ma Thuôt- Đăklăk 5 Chuyên đề: Thảo luận về kinh nghiệm giải quyết tình huống của GVCN trong việc quản lý HS và duy trì sĩ số CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÌNH NỨT Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay. Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”. Người gánh nước trả lời: “Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à?. Đó là vì ta luôn biết khuyếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…. Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”. Mỗi người trong chúng ta đều có những nhược điểm rất riêng biệt. Ai cũng là chiếc bình nứt cả. Nhưng chính vết nứt và các nhược điểm đó mới khiến cho đời sống chung của chúng ta trở nên phong phú, trở nên thú vị và làm chúng ta thoả mãn. Chúng ta phải biết chấp nhận cá tính của từng người trong cuộc sống và tìm cho ra cái tốt của họ. Vạn sự hạnh phúc cho tất cả các bạn “Bình nứt” của tôi! Thảo luận về cách giải quyết trên: Người báo cáo: GV- Khắc Thị Hương- Trường THCS Lê Lợi- TP. Buôn Ma Thuôt- Đăklăk 6 Chuyên đề: Thảo luận về kinh nghiệm giải quyết tình huống của GVCN trong việc quản lý HS và duy trì sĩ số 6/ Tình huống 6:Thầy cô đã có những biện pháp gì để hạn chế học sinh bỏ học ngay từ đầu năm? Cách giải quyết:  Tuyên truyền để các em yên tâm . Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục và với các học sinh trong lớp và lớp khác như nếu thấy học sinh nghỉ học không lý do GVCN liên hệ với phụ huynh ngay ngày hôm đó để tìm hiểu nguyên nhân hoặc nếu thấy HS bỏ tiết đi chơi thì báo ngay với phụ huynh để họ đi tìm và đưa em về lớp học tiếp => Làm như vậy HS ít có cơ hội để giao lưu với các phần tử xấu và các em không bị hổng kiến thức. Thảo luận về cách giải quyết trên: 7/ Tình huống 7: Khi thấy học sinh bỏ học thầy cô đã làm thế nào để vận động học sinh trở lại? Cách giải quyết:  Tìm nguyên nhân bỏ học là do đâu. Đến nhà để tuyên truyền, phối hợp với gia đình, công việc này đòi hỏi GV phải kiên trì vận động, có thể phải đi nhiều lần mới thành công. Có trường hợp phải phối hợp với học sinh khác mới vận động được. Thảo luận về cách giải quyết trên: 8/ Tình huống 8: Khi hợp tác với phụ huynh để giáo dục các em hoặc để vận động các em ra lớp thì thầy cô cần lưu ý điều gì? Cách giải quyết: Khi tiếp tiếp xúc với phụ huynh học sinh “chưa ngoan” thì không nên gay gắt dồn dập việc việc báo cáo và phê bình con em của họ ( vì họ đã từng nghe nhiều lời ca thán và đã biết rõ con em mình). GV cần phải giao tiếp ở một góc độ cởi mở một cách hết sức tâm lý và tế nhị nhưng chân thành. Từ đó tạo cho phụ huynh một Người báo cáo: GV- Khắc Thị Hương- Trường THCS Lê Lợi- TP. Buôn Ma Thuôt- Đăklăk 7 Chuyên đề: Thảo luận về kinh nghiệm giải quyết tình huống của GVCN trong việc quản lý HS và duy trì sĩ số sự tin tưởng, một tình cảm gần gũi, tận tâm, hợp tác để cùng phối hợp giáo dục con em của họ. Giúp các em hiểu, nhận ra và chống lại tác động tiêu cực của những con người và sự việc xấu. Thảo luận về cách giải quyết trên: 9/ Tình huống 9: Khi học sinh đã đi học trở lại theo thầy cô mình cần phải làm gì để các em hòa nhập được với tập thể , không có ý định bỏ học nữa? Cách giải quyết:  Tiếp tục tuyên truyền để học sinh nhận thức được việc mình đi học trở lại là đúng.  Phân công cho các thành viên trong lớp giúp đỡ bạn để tạo sự hòa đồng.  Quan tâm đến HS nhiều hơn, luôn đ ộng viên khuyến khích em .  Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục để giúp đỡ em nhiều hơn. Thảo luận về cách giải quyết trên: 10/ Tình huống 10:Thầy cô hãy kể về những trường hợp học sinh bỏ học mà thầy cô đã vận động được các em đi học trở lại? Trả lời: + Đầu năm học 2013-2014 đã vận động được: 1/ Em Đinh Viết Hùng bỏ nhà đi nhiều ngày đã quay về học lại. 2/ Em Phạm Ngọc Cường bỏ nhà đi nhiều ngày đã quay về học lại. +Năm học 2012-2013 đã vận động được: 1/ Em Bạch Minh Đức bỏ nhà đi nhiều ngày đã quay về học lại. 2/ Em Nguyễn Xuân Hùng thường xuyên bỏ học, bỏ nhà đi chơi điện tử đi học lại. 3/Em Phạm Ngọc Trường thường xuyên bỏ học đi chơi điện tử đi học lại. 4/ Em Phạm Ngọc Trí thường xuyên bỏ học đi chơi điện tử đi học lại. 5/ Em H’ Mic Bkrong không muốn đi học do học yếu đi học lại. +Năm học 2011-2012 đã vận động được: 1/Em Trần Thị Ngọc Mỹ do phụ huynh không muốn cho đi học nữa đi học lại. 2/ Em Hoa Hồng Thái do hoàn cảnh gia đinh muốn nghỉ học để đi làm đi học lại +Năm học 2010-2011 đã vận động được: 1/ Em Y Quang Niê: Không muốn đi học do học yếu đi học lại. 2/Em Nguyễn Mạnh Cường thường xuyên bỏ học, bỏ nhà đi chơi điện tử đi học lại. Người báo cáo: GV- Khắc Thị Hương- Trường THCS Lê Lợi- TP. Buôn Ma Thuôt- Đăklăk 8 Chuyên đề: Thảo luận về kinh nghiệm giải quyết tình huống của GVCN trong việc quản lý HS và duy trì sĩ số +Năm học 2009-2010 đã vận động được: 1/ Nguyễn Phi Cường thường xuyên bỏ học đi chơi điện tử đi học lại. 11/ Tình huống 11:Thầy cô hãy kể về những trường hợp học sinh bỏ học mà thầy cô đã vận động nhưng các em không đi học trở lại nữa? +Năm học 2012-2013: không vận động được em H’Wil Bkrong do đã trốn nhà để đi làm ở Sài Gòn( Đến năm học 2013-2014 lại về và xin đi học lại). +Năm học 2011-2012: không vận động được em Trần Thị Mộng Nhung do trốn nhà để đi làm ở Gia lai. +Năm học 2010-2011: không vận động được em Bùi Văn Thương do phụ huynh cho đi làm công nhân. D- Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: - Về phía địa phương: Nên có chế độ ưu tiên hơn đối với những gia đình không có con bỏ học trong độ tuổi từ đó mới gắn trách nhiệm của gia đinh trong việc phổ cập giáo dục . -Về phía nhà trường : Kính mong nhà trường có tiêu chí đánh giá riêng cho GV làm công tác chủ nhiệm và cần linh hoạt khi đưa kết quả của lớp chủ nhiệm vào xét thi đua của GV. Bởi vì so với GV không chủ nhiệm, trách nhiệm của GVCN nặng nề hơn. GVCN vừa giảng dạy chuyên môn vừa điều hành lớp như một nhà quản lý. Đồng thời gắn cả trách nhiệm giáo dục học sinh và duy trì sĩ số cho GVBM nữa có như vậy thì mới quản lý chặt chẽ hơn được. - Về phía Đoàn –Đội: Lâu nay đã làm tốt công tác khen thưởng cho HS xuất sắc và phê bình những học sinh vi phạm. Thời gian tới, chúng ta nên khen ngợi khuyến khích những em học sinh từng vi phạm nội quy và đã có nhiều tiến bộ trong các tiết chào cờ đầu tuần để động viên các em. E/ KẾT LUẬN: Phụ huynh HS hiện nay không chỉ chọn trường cho con mà còn chọn cả cô giáo chủ nhiệm lớp. Để thấy rằng vai trò của GV chủ nhiệm rất quan trọng với sự phát triển, tiến bộ của HS cũng như tâm lý của cha mẹ HS. Vấn đề đảm bảo mục tiêu GD toàn diện bằng việc tăng cường chất lượng công tác GD HS, tăng cường vai trò của GV chủ nhiệm lớp trong các trường phổ thông đã được khẳng định. Giải quyết tình huống có vấn đề thực sự là một thử thách với GVCN, thử thách về lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, thử thách về bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm và cả thử thách về nghệ thuật sư phạm… Cách giải quyết tình huống của tôi không phải là phương pháp giải quyết duy nhất và càng không phải là phương pháp vạn năng nên còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để bản tham luận được hoàn chỉnh hơn. Người báo cáo: GV- Khắc Thị Hương- Trường THCS Lê Lợi- TP. Buôn Ma Thuôt- Đăklăk 9 Chuyên đề: Thảo luận về kinh nghiệm giải quyết tình huống của GVCN trong việc quản lý HS và duy trì sĩ số Người báo cáo: GV- Khắc Thị Hương- Trường THCS Lê Lợi- TP. Buôn Ma Thuôt- Đăklăk 10 . GV làm công tác chủ nhiệm và cần linh hoạt khi đưa kết quả của lớp chủ nhiệm vào xét thi đua của GV. Bởi vì so với GV không chủ nhiệm, trách nhiệm của GVCN nặng nề hơn. GVCN vừa giảng dạy chuyên. ý nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm và duy trì sĩ số. Người báo cáo: GV- Khắc Thị Hương- Trường THCS Lê Lợi- TP. Buôn Ma Thuôt- Đăklăk 1 Chuyên đề: Thảo luận về kinh nghiệm giải. Chuyên đề: Thảo luận về kinh nghiệm giải quyết tình huống của GVCN trong việc quản lý HS và duy trì sĩ số CHUYÊN ĐỀ: THẢO LUẬN VỀ KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Ngày đăng: 17/02/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÌNH NỨT

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan