Làm thế nào để biết có không khí?

4 6.8K 59
Làm thế nào để biết có không khí?

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án có sử dụng phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” Môn: Khoa học Bài: Làm thế nào để biết có không khí? I. Mục tiêu: HS biết được: - Không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật - Phát biểu định nghĩa về khí quyển II. Phương pháp tìm tòi: Phương pháp thí nghiệm III. Đồ dùng dạy học: Gạch, chậu nước, túi bóng, dây chun, kim khâu, bình thuỷ tinh, chai không, miếng bọt biển IV. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Không khí có ở xung quanh mọi vật và trong các vật rỗng Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề Kiểm tra bài cũ: - Hỏi HS: Theo em, con người cần gì để sống? - GV đưa ra tình huống xuất phát: Không khí rất cần cho sự sống. Vậy các em có biết không khí có ở đâu không và làm thế nào để biết có không khí? HS nêu nối tiếp: phương tiện đi lại, bạn bè, không khí, thức ăn, nước uống, áo quần, sách vở, nhà ở, Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh GV yêu cầu: Theo các em không khí có ở đâu? các em hãy ghi chép những hiểu biết của mình vào vở sau đó thảo luận nhóm ghi vào phiếu học tập của nhóm HS làm việc cá nhân trong nhóm sau đó thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu GV nêu ra Dự kiến một số ý kiến của học sinh: - Không khí có ở trong phòng học - Không khí có ở xung quanh em - Không khí có trong hộp - Không khí có trong chai không 1 GV quan sát nhanh kết quả của các nhóm, yêu cầu các nhóm gắn kết quả lên bảng và trình bày ý kiến của nhóm mình. Sau khi đại diện các nhóm trình bày. GV nêu câu hỏi: Ý kiến các nhóm đưa ra có gì giống và khác nhau? GV dựa vào ý kiến nhận xét điểm chung của học sinh vừa trình bày có ý đúng, GV hướng dẫn học sinh để đưa về theo các chiều hướng: - Không khí có xung quanh mọi vật - Không khí có trong các vật rỗng - Không khí có trong cặp - Không khí có trong các đồ vật, Đại diện nhóm lên gắn kết quả lên bảng Các nhóm trình bày kết quả của nhóm trước lớp HS trình bày ý kiến của mình Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm Hỏi: Các em đều cho rằng không khí có ở quanh mọi vật và không khí có trong các vật rỗng. Vậy các em có băn khoăn gì không? GV: Những câu hỏi đề xuất của các em rất hay vậy làm thế nào để trả lời các câu hỏi đó, các em hãy suy nghĩ để tìm phương án trả lời? HS nêu thắc mắc. Ví dụ: - Có phải không khí có trong vật rỗng không? - Không khí có ở xung quanh ta không? Bước 4: Tiến hành thực nghiệm, nghiên cứu - kết luận kiến thức Hỏi: Vậy làm thế nào để biết có không khí ở xung quanh ta? GV hỏi thêm: Khi ta chạy nghe mát, vẫy tay thấy có gió. Những ý kiến đưa ra rất hay nhưng cách làm đó cả lớp có nhìn thấy không? Các em hãy thảo luận và ghi lại những dự đoán của mình vào phiếu cách tiến hành mà nhóm cho là hay nhất Câu hỏi Dự đoán Cách tiến hành kết luận rút ra HS nêu miệng: - Chạy nghe mát - Vẫy tay thấy có gió mát, HS hoạt động nhóm Các nhóm trình bày dự đoán của nhóm mình 2 Yêu cầu hs lên bảng gắn kết quả dự đoán và trình bày - Mời đại diện các nhóm lên mô tả thí nghiệm Qua HS trình bày, nếu thí nghiệm nhóm đó đưa ra không thực thi, GV hỏi chất vấn hoặc học sinh nhóm khác hỏi chất vấn: Ví dụ: Cách làm như nhóm bạn có chứng minh được âm thanh truyền qua không khí không? + Nếu các nhóm không đưa ra cách làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở xung quanh mọi vật, GV chọn phương án thí nghiệm cho học sinh: - Có một túi ni lông, một dây chun và một kim khâu.Yêu cầu các nhóm suy nghĩ và thực hành + Lần lượt hỏi các nhóm: - Trong túi ni lông căng phồng có gì ? - Làm thế nào để biết được trong đó có không khí? - Hỏi: Các em có gì thắc mắc nữa không? GV đưa một số vật dụng: miếng bọt biển, chai rỗng, hòn gạch khô, chậu nước. Yêu cầu các nhóm lên lựa chọn dụng cụ thí nghiệm để thực hành - Mời các nhóm trình bày thí nghiệm và rút ra kết luận -Lần lượt đại diện các nhóm lên mô tả (HS thực hành thí nghiệm) Báo cáo kết quả thực hành trước lớp Chẳng hạn: HS nêu: Cầm túi bóng chạy cho không khí vào rồi buộc chặt lại. HS: Có không khí - HS báo cáo cách làm và kết luận HS nêu thắc mắc: - Ví dụ: Không biết trong các vật rỗng có không khí không? - Trong chai rỗng có gì?,… HS nhận dụng cụ thí nghiệm và thực hành theo nhóm Các nhóm trình bày, nhóm khác chất vấn. Bước 4: Kết luận kiến thức: GV tổ chức các nhóm báo cáo kết quả sau khi thực hành thí nghiệm. GV cho HS kết luận kiến thức: Xung quanh mọi vật và trong các vật rỗng đều có không khí HS báo cáo kết quả: HĐ2: Phát biểu định nghĩa về khí quyển Cho HS xem đoạn video về các tầng bao quanh Trái đất và giới thiệu: Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển. HĐ3: Trò chơi củng cố: Câu đố củng cố bài học: Tên là “không”, chẳng có hình 3 Khắp nơi đều có giúp mình sống vui. Đố em biết đó là gì?(không khí) Trái đất mặc áo nhiều tầng Đố em biết áo nhiều tầng là chi? (khí quyển) 4 . em, con người cần gì để sống? - GV đưa ra tình huống xuất phát: Không khí rất cần cho sự sống. Vậy các em có biết không khí có ở đâu không và làm thế nào để biết có không khí? HS nêu nối tiếp:. Giáo án có sử dụng phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” Môn: Khoa học Bài: Làm thế nào để biết có không khí? I. Mục tiêu: HS biết được: - Không khí có ở quanh mọi vật và các. thức Hỏi: Vậy làm thế nào để biết có không khí ở xung quanh ta? GV hỏi thêm: Khi ta chạy nghe mát, vẫy tay thấy có gió. Những ý kiến đưa ra rất hay nhưng cách làm đó cả lớp có nhìn thấy không? Các

Ngày đăng: 17/02/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan