bien phap phat huy tinh tich cuc trong gio HV

15 312 2
bien phap phat huy tinh tich cuc trong gio HV

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phòng GD&ĐT Long Phú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường TH TT Long Phú A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM 2013 – 2014 * ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HOẶC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI: a) Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới hoặc giải pháp công tác hiệu quả cao; “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ Học vần lớp Một" • Lí do chọn đề tài: Bước vào thế kỷ XXI, thế kỉ mở đầu một thiên nhiên kỉ mới, đất nước chúng ta bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những thay đổi quan trọng trong kinh tế, xã hội, giáo dục đòi hỏi nhất thiết phải nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng của sự đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào việc chiếm lĩnh kiến thức mới. Như chúng ta đã biết Tiếng Việt vừa là môn học tiếng mẹ đẻ vừa là công cụ giúp học sinh giao tiếp và tiếp thu các môn học khác tốt hơn (Các em có đọc thông, viết thạo, hiểu được nội dung văn bản thì mới nắm được thông tin và giải quyết được vấn đề mà văn bản nêu ra). Môn Tiếng Việt lớp một là môn học khởi đầu giúp các em chiếm lĩnh công cụ mới dể sử dụng trong học tập và giao tiếp, đó là chữ viết. Môn tiếng việt lớp một còn giúp học sinh hình thành nếp học như: cách cầm sách đọc đúng tư thế, cách ngắt, nghỉ (hơi) đúng chỗ, cách trả lời câu hỏi, cách nhận xét bạn đọc, cách cầm bút; giúp học sinh có kĩ năng nghe nói một số câu đơn giản; bước đầu có những hiểu biết về cuộc sống; giúp các em yêu quý việc học tập Đây chính là nền móng cho các em học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Chính vì vậy dạy tốt môn Tiếng Việt ở lớp một (phân môn Học vần - Tập đọc) là điều cực kì quan trọng. Với những lí do nêu trên, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng kinh nghiệm: "Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ Học vần lớp Một". b) Thời gian thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới hoặc giải pháp công tác hiệu quả cao : từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014. c) Quá trình hoạt động để áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới hoặc giải pháp công tác hiệu quả cao; • Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng về việc dạy học Tiếng Việt lớp một phần Học vần. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy và học Tiếng Việt ở lớp 1 phần Học vần. - Tìm ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong tiết Học vần lớp Một. • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Để làm rõ được mục đích tôi đã nói rõ ở trên, tôi đã lấy đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 1A5 Trường Tiểu học Thị Trấn Long Phú A, trong năm học 2013 - 2014. Do thời gian và năng lực có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu trong các tiết dạy hàng ngày, nhất là các tiết học vần. • Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khảo sát tình hình học của học sinh lớp 1A5. - Tiếp cận với học sinh, các thầy cô trong khối, các bậc phụ huynh học sinh để tìm ra biện pháp có hiệu quả nhất. - Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khó khăn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. • Cơ sở lí luận: 1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học và việc giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong giờ học Tiếng Việt: Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 - 11 tuổi đang ở giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ về thể chất và tư duy. Các em đọc sách, học bài, nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Chính vì vậy phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải được tập luyện, ôn tập thường xuyên. Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và rất thích tiếp xúc với các sự vật hiện tượng. Trẻ rất hiếu động , ham hiểu biết cái mới nên rất dễ hình thành cảm xúc mới. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, để học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, thực nghiệm, tổ chức các trò chơi xen kẽ. Trẻ dễ xúc động nhưng hình ảnh lại chẵn bền vững dễ mất đi vì tính mục đích chẵn cao. Trẻ rất hiếu động nên chóng chán, do vậy trong giờ dạy giáo viên phải gây chú ý cho học sinh nhiều xúc cảm động lại thông qua bài học và các hoạt động khác để củng cố, khắc sâu kiến thức. Học sinh trường Tiểu học Thị trấn Long Phú A rất hiếu động, thích khám phá điều mới lạ, nhưng cũng chóng chán. Khả năng tập trung, chú ý của các em chẵn cao. Nhiều em còn phát âm sai các tiếng có phụ âm n, l, b, v, t, th Một số em còn đọc ngọng dấu hỏi và dấu ngã. 2. Mục tiêu dạy Tiếng Việt ở Tiểu học - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Viêt (Đọc, viết, nghe, nói) Để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. - Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt; Về tự nhiên, xã hội và con người; Về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ngời Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh. Mục tiêu dạy Tiếng Việt ở Tiểu học rất chú trọng đến việc hình thành kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, do vậy việc hướng dẫn học sinh lớp 1 các kĩ năng thực hành Tiếng Việt (Đọc, viết, nghe, nói) là điều rất quan trọng. 3. Mục tiêu của chương trình Tiếng Việt lớp 1: Ở lớp Một, mục tiêu dạy học tiếng Việt được cụ thể hoá thành những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh lớp 1 như sau: - Đọc đúng và rõ ràng bài văn đơn giản (Khoảng 30 tiếng / phút). Hiểu nghĩa của các từ ngữ thông thường và nội dung thông báo của câu văn, đoạn văn. - Viết đúng chữ viết thường, chép đúng chỉnh tả đoạn văn (khoảng 30 chữ /15 phút). - Nghe hiểu lời giảng và lời hướng dẫn của giáo viên. - Nói rõ ràng, trả lời được câu hỏi đơn giản. 4. Nội dung chương trình và sách giáo khoa phần Học Vần lớp 1: 4.1.Nội dung chương trình: Phần này gồm 103 bài (83 bài thuộc tập một và 20 bài thuộc tập hai), với 3 dạng cơ bản sau: - Làm quen với cấu tạo đơn giản của tiếng qua âm và chữ (thể hiện qua âm e, b cùng các dấu thanh) - Học âm và chữ thể hiện âm mới. - Ôn tập nhóm âm hoặc nhóm vần. Từ bài 1 đến bài 27, học sinh đã đợc học toàn bộ âm và các chữ cái ghi âm của Tiếng Việt, được làm quen với âm tiết mở. Từ bài 29 đến bài 90, học sinh được học các âm và các chữ thể hiện vần mới ia, ua, a theo trình tự vần kết thúc bằng bán âm (i ,y ,o , u); vần kết thúc bằng phụ âm vang (m, n, ng, nh); vần kết thúc bằng phụ âm không vang (p, t, c, ch); Học cũng đồng thời được làm quen với các kiểu âm tiết mới là âm tiết nửa mở, nửa khép và khép. Từ bài 90 đến bài 103, học sinh đợc ôn lại một lần nữa các âm và các chữ thể hiện các âm của Tiếng Việt qua việc học một loại vần mới. Vần có âm đầu vần là u hoặc o. 4.2. Cấu trúc sách giáo khoa: * Dạng bài dạy âm (vần) mới: Trang chẵn: Đầu tiên làv âm (vần) mới; tiếng chứa âm (vần) mới; tiếp đến trang minh hoạ từ mới; từ mới; từ ứng dụng;cuối cùng là nội dung phần luyện viết. Trang lẻ: Đầu tiên là tranh minh hoạ và nội dung câu ứng dụng rồi đến tên chủ đề và tranh minh hoạ chủ đề luyện nói. *Dạng bài ôn tập: Trang chẵn: Đầu tiên là bảng âm (Vần) cần ôn -> từ ứng dụng -> nội dung phần tập viết. Trang lẻ: Đầu tiên là tranh minh hoạ nội dung câu ứng dụng -> câu ứng dụng, tiếp theo là tên truyện và tranh minh hoạ nội dung câu chuyện. Các chữ ghi âm, tiếng từ và tranh minh hoạ đều được in màu sắc đẹp, hợp với tâm lí của học sinh lớp Một giúp các em hứng thú học tập và nắm nội dung bài học một cách chủ động. Ngoài ra, từng phần của bài học còn có kí hiệu sử dụng sách (bằng các hình cụ thể: em bé đọc, viết, nói, kể chuyện) giúp học dễ dàng phân biệt phần nào để đọc, viết, luyện nói và kể chuyện. Tiết một thường học hết trang chẵn, tiết hai học trang lẻ và luyện viết ở vở tập viết. 5. Phương pháp dạy học tích cực: Chúng ta đều biết rằng quá trình dạy học gồm hoạt động có quan hệ hữu cơ: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục đích giáo dục. Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức đúng đắn. Luôn luôn phát huy tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của học sinh ở mỗi tiết học, đó chính là dạy học tích cực. 5.1. .Những dấu hiệu cơ bản của dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh: - Coi trọng việc tổ chức các hoạt động của học sinh. - Tạo điều kiện để học sinh tìm tòi, tiếp nhận tri thức. - Tạo điều kiện để học sinh chủ động. - Chú ý hình thành khả năng tự học của học sinh. 5.2. Tác dụng của dạy học phát huy tính tích cực của học sinh: - Hợp với quy luật hoạt động học tập; Phát huy tính độc lập sáng tạo, hình thàn thói quen tự học. - Năng cao hiệu quả và chất lượng dạy học, đảm bảo tính toàn diện, cụ thể là làm cho học sinh: + Nắm vững, hiểu sâu và bền vững hơn về kiến thức. + Luôn củng cố và phát triển cách học của mình. + Giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể. + Có tinh thần hợp tác với bạn bè. • Thực trạng của vấn đề: 1. Thuận lợi: - Chương trình sách giáo khoa được biên soạn trên cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học (Các bài học được sắp xếp theo nguyên tắc: mạch kiến thức và kĩ năng được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp; có lặp lại nhưng đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao ).Viêc tăng cường kênh hình của sách; cách trình bày hấp dẫn, sinh động, nhiều hình ảnh, hình vẽ phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1 tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên hơn. - Đồ dùng dạy học được trang trí tương đối đầy đủ đến từng giáo viên và học sinh. (Tranh ảnh minh hoạ tù ứng dụng, tranh luyện nói, tranh kể chuyện và bộ thực hành TiếngViệt, của giáo viên và học sinh) - Được sự quan tâm của Bộ - Sở - Phòng Giáo dục và đặc biệt là trực tiếp Ban giám hiệu của nhà trường qua tâm đến việc đổi mới phương pháp (Tổ chức các tiết dạy thực hành, chốt lại quy trình tiết dạy, các băng đĩa hình minh hoạ, cách dạy từng dạng bài cụ thể ) - Việc học tập của học sinh hiện nay cũng được các bậc phụ huynh rất quan tâm. - Việc học tập là điều mới lạ với học sinh lớp 1 nên các em rất tò mò, hào hứng được học, được tìm hiểu. 2. Khó khăn: - Số lượng kiến thức dạy trong một bài học vần còn nhiều, thời gian một tiết học 35 phút. - Từ Tiếng Việt có nhiều nghĩa, quy tắc chính tả còn phức tạp, một số từ đọc gần giống nhau lại có cách viết khác nhau. - Học sinh lớp Một còn bỡ ngỡ. - Sức ép của các bậc cha mẹ HS đối với giáo viên và nhà trường. - Trường Tiểu học Thị Trấn Long Phú A nằm ở trung tâm huyện nhưng mặt bằng dân trí chưa đồng đều. Sự quan tâm của cha mẹ không nhiều, nên học sinh còn chưa mạnh dạn, một số em còn nhút nhát khi tham gia các hoạt động học tập 3. Đánh giá thực trạng về tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học vần. 3.1. Đánh giá thực trạng: Qua một số tiết dạy đầu năm học, nhất là giờ học vần của lớp 1A5 Trường Tiểu học Thị Trấn Long Phú A, tôi nhận thấy tính tích cực, chủ động của học sinh còn kém, thể hiện qua một số dấu hiệu sau đây: - Học sinh tìm từ còn chậm và số lượng ít, hay tìm từ giống nhau hoặc giống sách giáo khoa (chỉ có khoảng 35% số học sinh tìm được từ mới). - Học sinh chưa có ý thức lắng nghe và làm theo sự hướng dân của giáo viên (chỉ có khoảng 50% các em chăm chú lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên) * Ví dụ dạy bài 7: ê - v: Sau khi học chủ đề luyện nói " bế bé '', tôi hỏi: Mẹ rất vất vả chăm sóc chúng ta. Chúng ta phải làm gì cho cha mẹ vui lòng? Thì chỉ có khoảng 7 - 9 em giơ tay. - Học sinh đọc còn kém, viết kém (chiếm 25%) Đó là các em: Trần Minh Trung, Thạch Thị Quanh, Lâm Văn Phong, Thạch Thị Kiều Loan, Tăng Tuấn Kiệt, Trần Quốc Hào, Trần Văn Khoa,… học sinh lớp 1A5, trường Tiểu học Thị Trấn Long Phú A. 3.2. Nguyên nhân của thực trạng: * Về phía giáo viên: - Còn nặng nề về cung cấp các kiến thức, chưa chú ý đến việc tạo điều kiện giúp cho học sinh tự tìm tòi tiếp thu kiến thức. - Chưa chú ý động viên học sinh mạnh dạn, tích cực học tập. * Về phía học sinh: - Các em đang quen với nếp vui chơi tương đối tự do, thoải mái tuỳ theo hứng thú của mình. Nhưng khi đi học, các em phải làm việc trong một tập thể có nội quy, kỉ luật, có hướng dẫn học tập có trách nhiệm, nghĩa vụ rõ ràng. - Các em còn hay đãng trí, khó tập trung chú ý lâu, nhất là khi phải chú ý các đối tượng trừu tượng, ít hấp dẫn. - Từ thực trạng trên, tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong tiết Học Vần lớp 1. • Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học vần lớp Một. Dạy học tích cực tạo cho các em phương pháp học tập tích cực. Chinh vì vậy tôi đã đề ra cá biện pháp thực hiện như sau: * Biện pháp 1: Sử dụng đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học, học sinh nhận thức bài học với sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên có sự hỗ trợ của các đồ dùng dạy học. đồ dùng dạy học đảm bảo cho học sinh lĩnh họi tốt nhất các biểu tượng, quy tắc, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Đối với học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng đồ dùng dạy học đặc biệt quan trọng vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan cụ thể, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kĩ năng, kĩ xảo. 1. Các loại đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt lớp Một: - Tranh ảnh (Tranh vẽ, tranh su tầm, tranh động, tranh trong sách giáo khoa ) - Mô hình. - Vật thật. - Chữ mẫu. - Bộ thực hành Tiếng Việt. - Băng đĩa. - Sách giáo khoa 2. Tác dụng của việc sử dụng đồ dùng dạy học: - Đảm bảo được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật liên quan đến nội dung bài học. - Làm tăng hứng thú nhận thức của học sinh. - Đảm bảo tính trực quan, tạo cho học sinh tiếp cận nội dung bài học. - Tạo điều kiện mở rộng nội dung SGK cho học sinh. - Tạo điều kiện cho học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng,kĩ xảo. 3. Một số lưu ý khi sử dụng đồ dùng dạy học: Việc sử dụng đồ dùng dạy học cần: - Gắn với nội dung của bài học. - Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn. - Phù hợp với kế hoạch bài học: + Đúng mục đích. + Đúng lúc, đúng chỗ - Khi sử dụng: + Cần định hướng cho HS quan sát. + Khai thác triệt để đồ dùng dạy học. 4. Cách sử dụng: Đồ dùng dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Sau đây là một vài cách sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ học vần lớp 1. 4.1. Cách sử dụng tranh ảnh, mô hình, vật thật. a. Sử dụng tranh ảnh, mô hình, vật thật để giải nghĩa từ. * Ví dụ dạy bài 10: ô - ơ Sau khi hướng dẫn học âm - tiếng - từ mới ô – cô - cô. Giáo viên giới thiệu vật thật “cô” để học sinh tái hiện về hình ảnh người cô các em nhìn thấy hằng ngày (nếu chưa biết). * Ví dụ dạy bài 36: ay - ây Để giảng từ ''máy bay'', giáo viên lấy máy bay ra và hỏi: máy bay là phương tiện giao thông đường gì? Sử dụng tranh, mô hình, vật thật khi giải nghĩa từ giúp học sinh tưởng tượng ra sự vật hay hoạt động được nói đến trong từ khoá, từ ứng dụng, hiểu đúng hơn về sự vật, hoạt động. b. Sử dụng tranh ảnh để minh hoạ câu ứng dụng. * Ví dụ dạy bài 40: iu - êu Khi học câu ứng dụng: Cây bởi cây táo nhà bà đều sai trĩu quả. Giáo viên treo tranh: ''vuờn cây nhà bà'' và nói: Đây là bức tranh vẽ cảnh vườn cây nhà bà. Các em hãy quan sát bức tranh và cho cô biết: Quả của các cây trong vườn nhà bà như thế nào? - Học sinh trả lời: Quả của các cây trong vườn nhà bà đều rất nhiều quả. Giáo viên chỉ tranh nói: "Các cây trong vườn nhà bà đều sai trĩu quả'' và giảng thêm: Sai trĩu quả cây rất nhiều quả, đến nỗi trĩu cả cành xuống. Sử dụng tranh ảnh khi dạy câu ứng dụng, giúp học sinh hiểu thêm về nội dung câu ứng dụng. c. Sử dụng tranh ảnh để giúp học sinh tái hiện nội dung ở phần luyện nói. * Ví dụ dạy bài 32: oi - ai: Khi dạy chủ đề luyện nói “Sẻ, ri, bói cá, le le'' giáo viên có thể tiến hành theo các bước: - GV yêu cầu học sinh đọc chủ đề luyện nói trong SGK (Sẻ, ri, bói cá, le le); Tìm tiếng chứa vần oi ( tiếng bói). - Gợi mở bằng câu hỏi để học sinh luyện nói theo chủ đề. - Nhận xét kết quả luyện nói của học sinh (chú ý biểu dương học sinh nói được các ý mở rộng so với tranh minh hoạ trong SGK nhưng vẫn hướng vào chủ đề Sẻ, ri, bói cá, le le. Sử dụng tranh ảnh giúp học sinh mở rộng thêm hiểu biết về chủ đề cần luyện nói, góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh. Khi sử dụng tranh ảnh hướng dẫn học sinh luyện nói trong giờ dạy học vần, cần lưu ý: + Nắm vững nội dung, yêu cầu luyện nói trong giờ học vần. + Lựa chọn và sử dụng ảnh minh hoạ đúng mục đích, đúng yêu cầu, nêu bật nội dung chủ đề luyện nói. d. Sử dụng tranh ảnh trong phần kể chuyện (Tiết ôn tập) * Ví dụ dạy kể chuyện ''Thỏ và Sư Tử'' - HS mở SGK, đọc tên nhân vật trong câu chuyện: Thỏ và Sư Tử - GV gợi mở: Câu chuyện hôm nay nói về hai nhân vật Thỏ và Sư Tử. Nội dung câu chuyện cho ta thấy Thỏ là con vật như thế nào, các em hãy chú ý lắng nghe. - GV kể chuyện 2 lần có kết hợp minh hoạ tranh. - GV gợi ý học sinh quan sát từng tranh, giúp câu chuyện thêm hấp dẫn; kích thích được trí tưởng tượng của các em. Dựa theo tranh, các em hình dung ra không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, sắp xếp các ý của câu chuyện, tự nhớ lại nội dung để kể. 4.2. Sử dụng các đồ dùng dạy học khác. a. Sử dụng mẫu chữ trong dạy tập viết: * Ví dụ dạy viết chữ: b - Giáo viên đa mẫu chữ b - Yêu cầu học sinh nhận xét độ cao của chữ b; phân tích chữ b gồm mấy nét? Là những nét nào? Sử dụng mẫu chữ trong tập viết, giúp cho các em ghi nhớ được cách viét chữ bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe), giúp các em ghi nhớ lâu. b. Sử dụng bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt. * Ví dụ dạy bài 46: ôn - ơn - Giáo viên ra lệnh yêu cầu học sinh: + Ghép vần ôn - ơn + Ghép tiếng khoá chồn, sơn Cuối tiết 1, giáo viên cho học sinh tự tìm và ghép tiếng, (có nghĩa) mang vần đã học nhưng không xuất hiện trong SGK. Việc làm này giúp các em luyện tập thực hành để vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học một cách tích cực và sáng tạo. + vần ôn: thôn, ngôn,… + vần ơn: lợn, hơn, trơn,… Sử dụng bộ thực hành Tiếng Việt không những giúp học sinh nắm được cấu tạo của từ, viết được từ mà còn phát triển tư duy, các em được sử dụng tất cả các giác quan như mắt nhìn, tay cầm do đó các em sẽ ghi nhớ lâu; không những thế việc sử dụng bộ thực hành Tiếng Việt còn làm giảm bớt sự khô khan của việc tìm từ mà còn làm lớp học thêm sinh động. c. Sử dụng sách giáo khoa: Ngoài việc cho học sinh quan sát tranh ảnh, mẫu chữ trên bảng, thì việc khai thác các kênh hình, kênh chữ trong SGK là việc làm rất cần thiết. Sách giáo khoa là một đồ dùng học tập không thể thiếu được trong mỗi tiết học. Việc hướng dẫn các em biết cách sử dụng SGK, giúp các em phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập; phát triển năng lực tự học - tạo nền móng cho việc học ở các lớp trên. Việc dùng SGK còn giúp các em tiếp cận trực tiếp với văn bản, hiểu đúng văn bản. Sách giáo khoa còn giúp giáo viên tiện lợi hơn trong việc thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng đổi mới phơng pháp dạy học. * Ví dụ: Khi dạy đọc từ (câu) ứng dụng, giáo viên có thể cho học sinh đọc theo nhóm đôi các từ, câu trong sách giáo khoa, để nhiều em được luyện đọc hơn. Hay khi luyện nói, học sinh có thể dựa vào tranh ảnh trong sách giáo khoa để nói theo định hướng của tranh trong sách giáo khoa. * Biện pháp 2: Sử dụng hệ thống câu hỏi. 1. Tầm quan trọng của việc sử dụng câu hỏi: Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học giúp phát huy trí lực của học sinh; là cơ hội để giáo viên hiểu học sinh của mình. - Làm giờ học đỡ đơn điệu, tạo mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò. - Giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung phù hợp với các đối tượng học sinh; đề ra những câu hỏi gợi ý tuỳ theo câu trả lời của học sinh mà không thoát ly khỏi mục tiêu bài học. - Trẻ em ham hiểu biết, hiếu động, việc đa câu hỏi sẽ giúp các em suy nghĩ và hứng thú khi được trả lời ý kiến của mình. 2. Khi thiết kế câu hỏi, cần chú ý những điểm sau: - Xuất phát từ mục đích yêu cầu của nội dung bài, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi chính và câu hỏi phụ kèm theo. - Câu hỏi phải có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, chính xác phù hợp với trình độ của học sinh. - Câu hỏi phải thể hiện phân hoá đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho học sinh yếu kém được trả lời, phát huy tính tích cực của tất cả học sinh trong lớp. - Sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó. 3. Các loại câu hỏi thường sử dụng. 3.1. Câu hỏi yêu cầu tái hiện: * Ví dụ dạy bài 58: inh - ênh Sau khi học xong bài, giáo viên hỏi: Hôm nay các em học hai vần mới nào? - HS trả lời: Hôm nay con học hai vần là vần inh và vần ênh. 3.2. Câu hỏi yêu cầu so sánh. * Ví dụ dạy bài 26: y - tr + Khi dạy chủ đề luyện nói ''Nhà trẻ '', giáo viên đặt câu hỏi để học sinh so sánh việc học ở nhà trẻ và học ở lớp 1 có gì giống và khác nhau. + Nhà trẻ khác lớp Một ở chỗ nào? (Đi nhà trẻ khác với đi học lớp Một là ở nhà trẻ giờ chơi nhiều hơn, có nhiều đồ chơi hơn, các con vừa học lại vừa chơi ) * Ví dụ dạy bài : ong - ông Sau khi học xong vần ông, giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần ong và vần ông. 3.3. Câu hỏi yêu cầu suy luận. * Ví dụ dạy bài 37: Ôn tập, phần kể chuyện ''Cây kế''. Sau khi học xong câu chuyện, giáo viên hỏi: ''Vì sao người em trở nên giàu có?'' - HS phải suy luận từ các sự việc để trả lời: Người em hiền lành, chăm chỉ nên trở nên giàu có. * Ví dụ dạy bài 27: Ôn tập Sau khi hình thành xong bảng ôn vần, để học sinh phân biệt khi nào viết ngh, khi nào viết ng. Giáo viên hỏi: Nhìn vào bảng ôn tập, ta thấy ngh đứng trước âm nào? Còn ng đứng trước âm nào? Học sinh phải quan sát bảng ôn để nêu đợc ngh đứng trước âm (i, e, ê), còn ng đứng trước các âm còn lại. Câu hỏi suy luận dùng để yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân sự việc vận dụng kiến thức vào bài học, khái quát hoá kiến thức. 3.4. Câu hỏi yêu cầu liên hệ. * Ví dụ bài 13: n - m: khi học chủ đề luyện nói 'ba má, bố mẹ'' giáo viên hỏi: + Cha mẹ em làm nghề gì? + Hằng ngày cha mẹ làm gì để giúp đỡ, chăm sóc em trong học tập ? + Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng ? 4. Khi nêu câu hỏi cho học sinh giáo viên cần chú ý: - Thu hút sự chú ý của học sinh. - Sau khi nêu câu hỏi, giành thời gian cho học sinh suy nghĩ. - Chú ý phân bố hợp lý số học sinh được chỉ định trả lời. - Chú ý khuyến khích những học sinh rụt rè, chậm chạp. * Biện pháp 3: Tổ chức ''Trò chơi học tập'' Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. Hình thức này rất phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp Một, giúp các em tránh được những căng thẳng thần kinh do phải đột ngột thay đổi cách học ở mẫu giáo (chơi là hoạt động chủ đạo). ''Học mà chơi, chơi mà học'' tạo cho các em hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. 1. Tác dụng của trò chơi học tập. - Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. - Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khăn, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh, rèn cho học sinh tính mạnh dạn,tính thi đua, tính kỉ luật do đó hiệu quả học tập cuả học sinh cao hơn. 2. Điều kiện đảm bảo cho sự thành công của việc sử dụng trò chơi trong học tập. - Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu của bài học. - Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện. - Điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn. - Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. - Kích thích sự thi đua giành phần thắng cho các em bên tham gia. 3. Cách tổ chức trò chơi học tập. [...]... tôi đã và đang thực hiện làm chuyên đề, tôi bắt đầu triển khai chuyên đề này đến tất cả giáo viên trong khối nói riêng cũng như toàn thể giáo viên trong trường nói chung cùng thực hiện Tôi hy vọng rằng đây cũng là một phần không thể thiếu, góp phần giúp tôi cùng đồng nghiệp hoàn thành trong quá trình dạy học và “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ Học vần lớp Một"... biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ Học vần lớp Một" mà học sinh lớp tôi giờ đây học tập ngày càng hăng hái và sinh động hơn không còn rụt rè so với trước đây nữa Khả năng vận dụng vào thực tiễn: Bắt đầu vào năm học 2013 - 2014, khi tổ chuyên môn của trường tiểu học Thị Trấn Long Phú A triển khai kế hoạch năm học, trong đó có mục “Mỗi tổ khối thực hiện một chuyên đề/ 1 học... nổi, những em còn rụt rè, học chậm trước đây đã tự tin hơn trong giờ học Từ đó tôi nhận thấy rằng các biện pháp tôi thực hiện thực sự có hiệu quả, được phụ huynh đồng tình và ủng hộ Chính vì thế, tôi đã đưa những biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh ra tổ chuyên môn học hỏi, rút kinh nghiệm và phổ biến cho mọi giáo viên trong tổ Biện pháp này đã được nhiều ý kiến giáo viên đồng tình... luyện đọc, luyện viết, luyện nói trong tiết học vần: - Luyện đọc: Đọc thành tiếng (Trên bảng lớp, trong sách giáo khoa, ở bìa ghép chữ hay ''bảng quay âm - vần tiếng'' ), đọc nhẩm - đọc thầm (qua sử dụng vở bài tập Tiếng Việt 1, trong SGK ), với các hình thức: đọc theo cá nhân - theo tổ - theo nhóm - cả lớp - Luyện viết: Viết vào bảng con, viết trên bảng lớp, viết trong vở tập viết - Luyện nói: Nói... dạy + Liên hệ với cha mẹ học sinh để có biện pháp hỗ trợ cho các em ở nhà - Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề “Những sáng kiến hay phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh” - Đối với nhà trường: Cần phát động phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm và phải thực hiện việc: “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.” hàng năm - Đối với học sinh: + Phải thực hiện... đã vận dụng trong quá trình công tác và nó đã góp phần đem lại cho tôi một số kết quả khả quan Nhưng vì khả năng có hạn nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự hỗ trợ góp ý chân thành của Ban giám khảo, bạn bè đồng nghiệp nhằm giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác Ý kiến đề xuất: - Đối với giáo viên: + Phải thường xuyên tự học và học hỏi nâng cao trình độ về chuyên môn cũng... nghiệm 4 Các hình thức trò chơi thờng sử dụng trong giờ học vần 4.1 Loại 1: Trò chơi tô chữ trên tranh + Mục đích: Nhận được dạng chữ ghi âm, ghi vần mới, đọc tiếng có âm (vần) mới + Cách chơi: Một hoặc một nhóm hai em dùng bút chì màu tô vào chữ có âm hoặc vần mới học; sau khi tô, học sinh phải nói rõ ô chữ ở hình vẽ nào (gọi tên con vật, đồ vật, người trong hình vẽ) có chữ ghi âm (vần) mới 5 học sinh... các hình thức: Nói trong nhóm, nói cá nhân trước lớp Việc vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, tạo môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp, cho việc rèn luyện 4 kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói); Tạo điều kiện cho mọi học sinh đều luyện đọc, luyện viết, luyện nói; Tạo điều kiện cho các em cách làm việc tập thể theo nhóm, học cách phối hợp với bạn bè trong học tập; Chống... sinh trong giờ Học vần lớp Một" • Bài học kinh nghiệm Sau khi nghiên cứu, thử nghiệm thành công tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: - Tính tích cực của con người được biểu hiện trong hoạt động, đặt biệt trong hoạt động chủ động của chủ thể Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái, chủ động, tự giác tham gia các hoạt động... thích môn học Tích cực sưu tầm tài liệu và học hỏi để đúc kết kinh • nghiệm từ đồng nghiệp về phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh • Kết luận: Một số kinh nghiệm bản thân nêu ra ở đây với hy vọng rằng: Đây sẽ là một tài liệu nhỏ để các quý đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng trong những tình huống sư phạm thích hợp Hơn thế nữa, giúp đỡ học sinh yếu là nghĩa vụ, trách nhiệm của người . tranh ảnh trong phần kể chuyện (Tiết ôn tập) * Ví dụ dạy kể chuyện ''Thỏ và Sư Tử'' - HS mở SGK, đọc tên nhân vật trong câu chuyện: Thỏ và Sư Tử - GV gợi mở: Câu chuyện hôm. kiến mà tôi đã và đang thực hiện làm chuyên đề, tôi bắt đầu triển khai chuyên đề này đến tất cả giáo viên trong khối nói riêng cũng như toàn thể giáo viên trong trường nói chung cùng thực hiện hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong tiết Học Vần lớp 1. • Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học vần lớp Một. Dạy học tích cực tạo cho

Ngày đăng: 16/02/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Tính tích cực của con người được biểu hiện trong hoạt động, đặt biệt trong hoạt động chủ động của chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái, chủ động, tự giác tham gia các hoạt động học tập, thích tìm tòi khám phá những điều chưa biết dựa trên những cái đã

  • biết, sáng tạo vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống…

  • - Khi giảng dạy cần cuốn hút học sinh vào hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó học sinh chủ động khám phá, tìm tòi kiến thức không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của giáo viên. Học sinh được hoạt động, được trực tiếp quan sát, thảo luận, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống theo khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.

  • - Để nâng cao chất lượng dạy học vần cho học sinh lớp 1 thì giáo viên phải có sự nhạy bén, tìm hiểu kĩ mục tiêu mà bài học hướng tới, từ đó có phương pháp dạy phù hợp kết hợp với việc sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả. Kiến thức đưa ra cho các em nâng dần từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, có hệ thống câu hỏi phù hợp để học sinh nắm được nội dung bài học.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan