Tiết 31: Bài tập

5 219 0
Tiết 31: Bài tập

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Ngày soạn: 20/11/ 2013 - Ngày giảng: 27/ 11/ 2013 TIẾT 31: BÀI TẬP I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh và việc sử dụng các hàm để tính toán, các thao tác với bảng tính về điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng, chèn thêm xóa cột và hàng, sao chép và di chuyển dữ liệu 2. Kỹ năng - Thực hiện các phép toán bằng cách sử dụng hàm và các thao tác với bảng tính. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong giờ học. - Tuân thủ theo hướng dẫn của giáo viên, hợp tác trong hoạt động nhóm. II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu 2. Học sinh: - Vở ghi III. Phương pháp - Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, học sinh chủ động tích cực IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu tên và cách nhập các hàm đã học. Đáp án: 1, Hàm tính tổng (SUM): Cách nhập : =SUM(a,b,c ) 2. Hàm tính trung bình cộng (AVERAGE) Cách nhập : = AVERAGE(a,b,c ) 3. Hàm xác định giá trị lớn nhất 1 Cách nhập : = MAX(a,b,c ) 4. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất Cách nhập : = MIN(a,b,c ) Trong đó a, b, c là các biến đặt cách nhau bởi dấu phẩy, là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng biến là không hạn chế. 3. Bài mới: - Ở các tiết học trước các em đã được tìm hiểu 4 hàm trong chương trình bảng tính và các thao tác với bảng tính để củng cố những kiến thức và chuẩn bị cho bài kiểm tra thực hành. Hôm nay cô trò chúng tác cùng đi làm một số bài tập Nội dung Hoạt động của thầy và trò Bài tập 1 Bài tập 1: Hãy viết các hàm thích hợp để tính: a. Tổng các số trong các ô B4, B5, B6 và B7 b. Tổng các số trong các ô A1, B1,C1, D1 và H1 c. Trung bình cộng của các số trong các ô từ D7 đến D9 d. Trung bình cộng của các số trong các ô của khác khối từ B1 đến B3 và từ D1 đến D3 e. Số lớn nhất trong các số lưu trong các ô của khối từ D4 đến E5 f. Số nhỏ nhất trong các số lưu trong các ô từ C1 đến C6 GV: Các em đã được học 4 hàm cơ bản đó là hàm tính tổng, tính giá trị trung bình, tính giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Để ôn lại kiến thức về các hàm cơ bản đó cô trò chúng ta cùng đi làm bài tập số 1 Gv: Cho học sinh hoạt động nhóm: 5 phút - Chia nhóm: Mỗi bàn một nhóm - Phát phiếu học tập cho sinh HS: Hoạt động GV: Yêu cầu trao đổi phiếu học tập giữa các nhóm và đưa ra đáp án. a. = SUM(B4:B7); SUM(B4,B5,B6,B7) b.= SUM(A1:D1,H1); = SUM(A1,B1,C1,D1,H1) c.= AVERAGE(D7:D9); = AVERAGE(D7,D8,D9) d. =AVERAGE(B1:B7,D1:D3) e. =MAX(D4:E5); 2 f. =MIN(C1:C6); =MIN(C1,C2,C3,C4,C5,C6) HS: Quan sát đáp án và chấm điểm cho nhóm của bạn GV: Thu phiếu học tập và nhận xét bài làm của học sinh. Bài tập 2 Bài tập 2 : Hình dưới đây là trang tính lưu giá tiền một số loại đồ uống và số lượng đã bán của một quán giải khát nhỏ Hãy cho biết kết quả của các công thức và các hàm sau đây: a. =(B1+B2+B3+B4+B5+B6)/6 b. =AVERAGE(B1:B6) c. =C1+C2+C3+C4+C5+C6 d. =SUM(C1:C6) e. =(B2+B3+B4+B5+B6)/5 f. =AVERAGE(B2:B6) g. =MAX(C1:C6) h. =MIN(C1:C6) GV: Ở bài tập này các em đã vận dụng các hàm viết công thức. Sau đây các em sẽ vận dụng các hàm đó trên chương trình bảng tính - GV: Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm bài tâp. - GV: Gọi học sinh lên bảng làm ý a, b ? Bạn thực hiện thao tác đúng hay chưa - HS: trả lời ? có kết quả hay không? - GV: Nhận xét - Khi tính toán trực tiếp bằng công thức, các phép toán (+,-,*,/)với các ô có dữ liệu kí tự sẽ không thực hiện được và gây ra thông báo lỗi, các ô tính không có dữ liệu vẫn được tính đến với dữ liệu ngầm định trong đó bằng 0. Ngược lại, khi thực hiện tính toán với các hàm SUM, MAX, MIN AVERAGE, các ô tính có dữ liệu kí tự hoặc không có dữ liệu sẽ bị bỏ qua (Hàm chỉ tính với các ô có dữ liệu kiểu số) - GV: Gọi học sinh lên bảng làm các ý còn lại. 3 - HS: lên bảng làm, hs khác quan sát và nhận xét Đáp án: a. Báo lỗi b. 15000 c. Báo lỗi d. 10000 e. 12000 f. 4 g. 1 Bài tập 3 Bài tập 3: Hãy ghép các câu a, b, c, d, e với các số 1, 2, 3, 4, 5 để được câu đúng: a. Chèn cột 1. Chọn cột, edit, delete b. Xoá cột 2. Chọn cột, delete c. Xoá dữ liệu 3. Chọn cột, insert, trong cột columns d. Xoá dữ liệu 4. Chọn hàng,edit, rows trong hàng e. Chèn hàng 5. Chọn hàng, delete - GV: Các em đã học các thao tác với bảng tính vận dụng kiến thức đó cô trò chúng ta cùng đi làm bài tập 3 GV: Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm bài và gọi 1 học sinh lên bảng - HS: Lên bảng làm bài tập - GV: yêu cầu học sinh quan sát nhận xét bài làm của bạn Đáp án: a- 3; b- 1; c- 2; d- 5; e- 4 - GV: Các em đã ôn lại kiến thức về các hàm cơ bản và các thao tác với thư mục. Vận dụng kiến thức đó để làm bài tập 4 - GV: Yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện trên bảng tính excel - HS: Lên bảng - HS: Quan sát bạn thực hiện và nhận xét - GV: Nhận xét Bài tập 4: 4 Bài tập 4: Hoàn thiện bảng tính theo yêu cầu - GV: Các em đã ôn lại kiến thức về các hàm cơ bản và các thao tác với thư mục. Vận dụng kiến thức đó để làm bài tập 4 - GV: Yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện trên bảng tính excel - HS: Lên bảng - HS: Quan sát bạn thực hiện và nhận xét - GV: Nhận xét Hướng dẫn về nhà: Về nhà học bài ôn lại toàn bộ nội dung đã học và thực hành. Giờ sau kiểm tra 1 tiết thực hành V. Rút kinh nghiệm: 5 . bài kiểm tra thực hành. Hôm nay cô trò chúng tác cùng đi làm một số bài tập Nội dung Hoạt động của thầy và trò Bài tập 1 Bài tập 1: Hãy viết các hàm thích hợp để tính: a. Tổng các số trong các. =MIN(C1,C2,C3,C4,C5,C6) HS: Quan sát đáp án và chấm điểm cho nhóm của bạn GV: Thu phiếu học tập và nhận xét bài làm của học sinh. Bài tập 2 Bài tập 2 : Hình dưới đây là trang tính lưu giá tiền một số loại đồ uống. trò chúng ta cùng đi làm bài tập 3 GV: Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm bài và gọi 1 học sinh lên bảng - HS: Lên bảng làm bài tập - GV: yêu cầu học sinh quan sát nhận xét bài làm của bạn Đáp án: a-

Ngày đăng: 16/02/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan