đề cương ôn tập môn sinh học 9 học kì I

4 3.1K 230
đề cương ôn tập môn sinh học 9 học kì I

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC 9 1. Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân ? - Kì trung gian: + Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn + Cuối kì nhiễm sắc nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép, trung tử tách thành hai - Kì nguyên phân: + Kì đầu : Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, có hình thái rõ rệt và vào các sợi tơ của thoi phân bào tại tâm động + Kì giữa : Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào + Kì sau : Từng nhiễm sắc thể chẻ dọc ở tâm động thành hai nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào + Kì cuối : Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mãnh 2. Giải hích vì sao bộ nhiễm sắc thể của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ? - Nhờ có giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Qua thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được phục hồi. Như vậy, sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. 3. Nêu những điểm khác nhau của nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính ? Vì sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1 ? Nhiễm sắc thể thường Nhiễm sắc thể giới tính - trong tế bào lường bội 2n luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. - Trong tế bào lưỡng bội 2n cặp NST giới tính có thể tương đồng XX hoặc không tương đồng XY. - Trong tế bào lưỡng bội 2n số cặp nhiễm sắc thể thường là n - 1 . - Trong tế bào lưỡng bội 2n số cặp NST giới Tính là 1. - Gen trên NST thường quy điịnh tính trạng thường không liên quan đến giới tính. - Gen trên NST giới tính quy định tính trạng giới tính và tính trạng thường di truyền liên kết giới tính. - Trong cơ dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1 là do sự phân li của cặp nhiễm sắc thể XY, trong phát sinh giao tử tạo ra hai loại tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang nhiễm sắc thể X tạo ra hai loại hợp tử XX và XY có số lượng ngang nhau, do đó tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1. 4. Mô tả cấu trúc không gian của AND ? - Cấu trúc không gian của AND : + AND là chuỗi xoắn gồm hai mạch song song, xoắn đều. Mỗi chu kì cao 34A 0 , gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính 20A 0 + Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung A - T, G – X và ngược lại. A liên kết với T bàng hai liên kết hidrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidrô + Theo nguyên tắc bổ sưng ta có A = T, G = X, A+T = G+X + Tỉ lệ A+T / G+X trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài 5. Trình bày quá trình tự nhân đôi của ADN ? Cho một mạch đơn của phân tử ADN, viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó ? - Quá trình nhân đôi của ADN trong nhân tế bào, tại các nhiễm sắc thể ở kì trung gian : + Khi bắt đầu nhân đôi phân tử ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách dần nhau ra + Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung : A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại + Hai mạch mới của ADN con đang dàn được hình thành dựa trên hai mạch khuôn ADN mẹ và ngược chiều nhau + Kết quả : Hai phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ - ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nữa 6. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc ADN và ARN ? Cho một đoạn mạch của phân tử ARN. Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen tổng hợp ra doạn mạch ARN trên ? ADN ARN - Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, P - Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P - Là đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn - Là đại phân tử nhưng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là các nulcêôtit - Có bốn loại nuclêôtit : A, T, G, X - Có bốn loại nuclêôtit : A, U, G, X - ADN là một chuối xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều theo một trục theo chiều từ trái sang phải - Các nuclêôtit trên hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp : A liên kết với T, G liên kết với X - Các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen : A liên kết vơi U, T liên kết với A, G liên kết với X và ngược lại 7. Trình bày quá trình tổng hợp ARN ? ARN được tổng hợp theo những nguyên tắc nào? - Quá trình tổng hợp ARN : + ARN được tổng hợp trong nhân tế bào tại nhiễm sắc thể ở kì trung gian + Dưới tác dụng của enzim gen tháo xoắn tách dần hai mạch đơn + Các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen theo nguyên tắc bổ sung ( A-U, T-A, G-X, X-G ) + Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào - ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc : + Nguyên tắc khuôn mẫu : dựa trên một mạch đơn của gen + Nguyên tắc bổ sung : A-U, T-A, G-X, X-G. 8. Đột biến gen là gì ? Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật ? - Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit - Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. 9. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì ? Tại sao biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể lại gây hại cho người và sinh vật ? - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong câu trúc nhiễm sắc thể gồm các dạng : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,… Vì : Phá vỡ cấu trúc của NST, gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng, biến đổi cấu trúc NST, thay đổi sự sắp xếp hài hòa các gen trên NST, thay đổi số lượng gen, gây ra các rối loạn trong hoạt động của cơ thể, dẫn đến bệnh tật, thậm chí gây chết. 10. Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng của bộ nhiễm sắc thể 2n+1 và 2n-1 ? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 11. Thể đa bội là gì ?Cho ví dụ? Vì sao cây đa bội có nhiều đặc điểm tốt hơn cây lưỡng bội ? - Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số nhiễm sắc thể là bội số của n. - Ví dụ : 3n, 4n, 5n,… - Vì tế bào đa bội có số lượng nhiễm sắc thể tăng gấp bội, số lượng AND cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt. 12. Thường biến là gì ? Phân biệt thường biến với đột biến ? - Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường Thường biến Đột biến - Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen - Là những biến đổi trong vật chất di truyền (gen trên nhiễm sắc thể ) - Không di truyền - Di truyền được - Phát sinh đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện của môi trường - Xuất hiện với tần số thấp (cá thể ) ngẫu nhiên, vô hướng 14. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào ? - Trẻ đồng sinh cùng trứng được tạo ra từ một hợp tử nên cùng kiểu gen, cùng giới tính - Trẻ đồng sinh khác trứng được tạo ra từ các hợp tử khác nhau nên khác kiểu gen, có thể cùng giới tính hoặc khác giới tính. 15. Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh tật đó ? - Nguyên nhân : + Do các tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên + Do ô nhiễm môi trường + Do rối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào - Một số biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh tật đó : + Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường + Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh + Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên. 16. Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 ? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường ? - Không sinh con ở độ tuổi này vì con dễ mắc bệnh đao ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… . bô i 2n số cặp NST giơ i Tính là 1. - Gen trên NST thường quy điịnh tính trạng thường không liên quan đến giơ i tính. - Gen trên NST giơ i tính quy i nh tính trạng giơ i tính. ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC 9 1. Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân ? - Kì trung gian: + Nhiễm sắc thể ở dạng sơ i mảnh, duô i xoắn . biến ? - Thường biến là những biến đô i ở kiểu hình phát sinh trong đơ i cá thể dươ i ảnh hưởng trực tiếp của m i trường Thường biến Đột biến - Là những biến đô i kiểu

Ngày đăng: 16/02/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan