giáo án lịch sử năm 2011-2012

61 132 0
giáo án lịch sử năm 2011-2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 19/08/2010 Ngày giảng: 21 /08/2010 Bài:1 Tiết:1 SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển. - Mục đích học tập lịch sử(để biết gốc tích tổ tiên, quê hương đất nước, để hiểu hiện tại) - Phương pháp học tập(cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu. 2. Tư tưởng: Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn. 3. Kỹ năng: Bước đầu giúp học sinh có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát. II. Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị tranh ảnh Lịch sử – tư liệu. HS: đọc trước bài mới. III.Phương pháp Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề IV. Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Khởi động(1’) Con người cây cỏ mọi vật sinh ra lớn lên và biến đổi theo thời gian là Lịch sử. Vậy học Lịch sử để làm gì và dựa vào đâu để biết Lịch sử. Đó là nội dung bài học hôm nay ta nghiên cứu. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1 (10 Phút) Mục tiêu: cho hs nắm được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của con người, lịch sử là một môn khoa học. Học sinh đọc mục 1. H Em hiểu Lịch sử là gì? H Có gì khác nhau giữa Lịch sử một con người và Lịch sử xã hội loài người? 1. Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Lịch sử là một môn khoa học có nhiệm HTại sao Lịch sử là khoa học? *Hoạt động 2: (15 phút) Mục tiêu: học lịch sử để biết về cuội nguồn, quá trình đấu tranh và xây dựng đất nước. Hiểu được câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. - Cho học sinh quan sát hình 1 (SGK). H Nhìn vào lớp học hình 1 SGK em thấy khác với lớp học ở trường học như thế nào? H Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không? H Học Lịch sử để làm gì? H Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết Lịch sử. * Hoạt động 3: (15 phút) Mục tiêu: để biết được lịch sử người ta phải dựa vào các tư liệu lịch sử : truyền miệng, hiện vật, chữ viết. HS đọc sgk. H Tại sao em biết được cuộc sống của ông bà em trước đây? => Cho học sinh quan sát hình 1, hình 2 (SGK) H Qua hình 1, 2 theo em có những chứng tích nào, tư liệu nào? H Những cuốn sách Lịch sử có giúp ích cho em không? Đó là nguồn tư liệu nào? => GV sơ kết và giảng: Để dựng lại Lịch sử phải có bằng chứng cụ thể. Các nguồn tư liệu có ý nghĩa gì đối với việc học tập nghiên cứu Lịch sử H Em dự định sẽ học tập nghiên cứu bộ môn Lịch sử như thế nào? vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người. 2. Mục đích học tập lịch sử - Học Lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên cha ông, cội nguồn của dân tộc mình. - Học Lịch sử để biết những gì mà loài người đã làm nên trong cuộc sống. 3. Phương pháp học tập lịch sử - Tư liệu truyền miệng. - Tư liệu hiện vật. - Tư liệu chữ viết. =>Tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại Lịch sử. 4: Củng cố bài học: - Lịch sử là gì? - Em hãy tìm hiểu câu danh ngôn: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống.” - GV củng cố lại toàn bài, dặn dò học sinh học kỹ bài. 5. Hướng dẫn chuẩn bị bài - Yêu cầu học sinh về làm các câu hỏi cuối bài – chuẩn bị bài 2. - Làm bài tập 2,3,4 SBT + Đọc kỹ bài 2. + Quan sát các hình trong SGK – nghiên cứu các câu hỏi ở bài 2. Ngày soạn: 20/8/2011 Ngày giảng: 22/08 - 6a 23/8 - 6b Tiết 2 - Bài:2 CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu tầm quan trọng của việc tính thời gian trong Lịch sử. - Thế nào là âm Lịch, dương Lịch và công Lịch. - Biết cách đọc ghi và tính năm tháng theo công Lịch. 2. Tư tưởng: - Giúp học sinh biết quý trọng thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học. 3. Kỹ năng: - Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại. II. Chuẩn bị: - GV:Tranh ảnh theo sách giáo khoa và Lịch treo tường, địa cầu, sơ đồ. - HS: Học bài cũ – chuẩn bị bài mới. III. phương pháp - Đàm thoại; hợp tác; nêu vấn đề; quan sát. IV. Tiến trình dạy- học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: ? Dựa vào đâu để biết và dựng lại Lịch sử? ? Em hiểu câu danh ngôn: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” như thế nào? 3. Bài mới: Lịch sử là những gì đã sẩy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian có trước có sau. Muốn tính được thời gian trong Lịch sử cần theo nguyên tắc. Để biết được nguyên tắc ấy là gì chúng ta cùng nhau tìm hiểu ở bài học ngày hôm sau. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: (10ph) Mục tiêu: Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử. Hs biết cách tính thời gian trong lịch sử ? Con người, nhà cửa, cây cối, làng mạc đều ra đời và thay đổi. Sự thay đổi đó có cùng một lúc không? ? Muốn hiểu và dựng lại Lịch sử ta phải 1. Tại sao phải xác định thời gian: - Muốn hiểu và dựng lại Lịch sử phải xắp làm gì? => Cho học sinh quan sát lại hình 1 và 2. - Xem hình 1 và 2 em có biết trường học và bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm không? ? Dựa vào đâu và bằng cách nào con người sáng tạo ra được cách tính thời gian? * Hoạt động 2: (10 ph) Mục tiêu: Cho hs hiểu thế nào là âm lịch, dương lịch và công lịch ? Tại sao con người lại nghĩ ra Lịch? ? Hãy xem trên bảng ghi những ngày Lịch sử và kỷ niệm có những đơn vị thời gian nào? ? Người xưa phân chia thời gian như thế nào? ? Em hãy giải thích âm Lịch là gì? Dương Lịch là gì? => Cho học sinh quan sát tờ Lịch. ? Qua quan sát em có nhận xét gì? * Hoạt động 3: (10ph) Mục tiêu: Biết cách đọc , ghi và tính năm, tháng theo công lịch. - GV lấy ví dụ quan hệ giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. ? Theo công Lịch thời gian được tính như thế nào? ? Vì sao trên tờ Lịch của ta có ghi ngày tháng năm âm Lịch? ? 1 thế kỷ là bao nhiêu năm? ? 1 thiên niên kỷ là bao nhiêu năm? - GV vẽ bằng thời gian cho học sinh biết xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian. - Việc xác định thời gian là cần thiết và là nguyên tắc cơ bản trong việc học tập tìm hiểu Lịch sử. - Dựa vào hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại thường xuyên con người sáng tạo ra cách tính thời gian. 2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào? + Dựa vào sự di chuyển của mặt trời, mặt trăng con người đã làm ra Lịch. + Sự di chuyển của mặt trăng quanh trái đất là âm Lịch. + Sự di chuyển của trái đất quanh mặt trời là dương Lịch. 3. Thế giới có cần một thứ Lịch chung hay không? - Thế giới cần có Lịch chung: Dương Lịch được hoàn chỉnh các dân tộc có thể sử dụng < công Lịch > - 1 năm có 12 tháng: 365 ngày. Năm nhuận thêm 1 ngày. năm trước công nguyên và năm sau công nguyên. * Hoạt động 4 (10 ph) Mục tiêu: Cho học sinh thực hành tính mốc thời gian một số sự kiện lịch sử. Từ đó thấy được mốc thời gian lịch sử rất quan trọng trong cuộc sống con người. Bài tập: 1. KN Lam Sơn và chiến thắng Đống Đa cách đây bao nhiêu năm? 2. KN Hai Bà Trưng và chiến thắng Bạch Đằng 938 cách đây bao nhiêu năm? 100 năm là 1 thế kỷ. 1000 năm là 1 thiên niên kỷ. TCN 0 SCN *. Bài tập: - Dựa vào niên biểu, số liệu để làm bài (SGK). 4. Củng cố bài học: - GV củng cố lại toàn bài: Để thời gian trôi qua có ý nghĩa ta phải làm gì? - Dặn dò học sinh về nhà học bài - đọc trước bài 3. - Làm bài tập: - Các năm 179, 111, 50 trước công nguyên cách chúng ta ngày nay bao nhiêu năm? - Các năm 40, 248, 542 sau công nguyên cách ngày nay bao nhiêu năm? 5. Hướng dẫn chuẩn bị bài - Yêu cầu học sinh về làm các câu hỏi cuối bài – chuẩn bị bài 3. - Làm bài tập 1,2,,3,4 SBT - Quan sát các hình trong SGK – nghiên cứu các câu hỏi ở bài 3. Tuần:3 Tiết:3 Ngày soạn: 30/8/2010 Ngày giảng: 31/8/2010 Lớp:6 Bài: 3 LỊCH SỬ THẾ GIỚI XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu và nắm được những điểm chính sau: + Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người hiện đại. + Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ. + Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã. 2. Tư tưởng: - Bước đầu hình thành được ở học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người. 3. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh. II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị tranh ảnh, hiện vật công cụ lao động, đồ trang sức. Máy chiếu - HS học bài cũ – chuẩn bị bài mới. *Lưu ý: Học sinh nắm vững 3 khái niệm: Vượn cổ, Người tối cổ, Người tinh khôn. III. Phương pháp: - Trực quan, quan sát, hợp tác… IV. Tiến trình dạy- học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Người xưa đã tính thời gian như thế nào? - Làm bài tập 3 SBT 3. Bài mới: Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Vậy con người đầu tiên xuất hiện ở đâu họ sinh sống và làm việc như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: (10 ph) Mục tiêu: Cho hs nắm được nguồn gốc loài người và các mốc lớn chuyển biến từ vượn cổ, người tối cổ, người tinh khôn. HS quan sát: - hình 6 – SGK *Quan sát hình 1,2 máy chiếu ? Vượn cổ sinh sống như thế nào? * Quan sát hình 3 máy chiếu ? Người tối cổ sống ở những địa danh nào trên thế giới ? Tại sao người tối cổ sống có tổ chức? * Quan sát hình 4,5 máy chiếu ? Em có nhận xét gì về cuộc sống người tối cổ ? * Hoạt động 2: (15 ph) Mục tiêu: HS nắm được đời sống vật chất và tổ chức xã hội nguyên thuỷ. * Cho học sinh quan sát hình vẽ 6 - SGK (máy chiếu) ? Xem hình vẽ em thấy người tinh khôn khác người tối cổ ở điểm nào? * Quan sát hình 7 máy chiếu (sự tiến hóa của loài nguời) ? Người tinh khôn sống như thế nào? ? Thế nào là thị tộc? nhóm nhỏ gồm vài chục gia đình có quan hệ họ hàng, gọi là thị tộc. 1. Con người đã xuất hiện như thế nào? - Vượn cổ: +Là loài vượn có hình dáng người sống cách đây khoảng 5 – 15 triệu năm. - Người tối cổ: xuất hiện cách đây khoảng 4- 3 triệu năm. +) Đi bằng hai chân, hai chi trước cầm nắm, biết chế biến và sử dụng công cụ lao động, người tối cổ sống thành bầy → săn bắn, hái lượm biết dùng lửa. ⇒ Cuộc sống bấp bênh. 2. Người tinh khôn sống như thế nào? - Người tinh khôn xuất hiện cách đây khoảng 4 vạn năm - Người tinh khôn sống thành thị tộc: + Làm chung, ăn chung, sống cùng nhau + Biết trồng trọt chăn nuôi. ? Em có nhận xét gì về cuộc sống của người tinh khôn? * Hoạt động 3: (15 ph) Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân vì sao xã hội nguyên thuỷ tan giã. ? Người tinh không đã chế tạo công cụ như thế nào ? ? Cho học sinh quan sát hình vẽ SGK và hiện vật phục chế * Quan sát tranh 8 máy chiếu ? Em có nhận xét gì ? Đời sống của người tinh khôn có điểm nào tiến bộ hơn người tối cổ. Công cụ kim loại có tác dụng như thế nào? ? Tại sao người tinh khôn không làm chung ăn chung nữa ? ? Sự phân biệt giàu nghèo dẫn đến hậu quả gì? + Làm đồ gốm, dệt vải + Làm đồ trang sức, vẽ ⇒ Cuộc sống bình đẳng. 3. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã? - Người tinh khôn biết dùng đá, chế tạo công cụ. → Biết dùng kim loại để chế tạo dụng cụ lao động, công cụ kim loại → năng suất lao động cao. ⇒ Có sản phẩm thừa ⇒ Phân biệt giàu nghèo, không thể sống chung được => xã hội có giai cấp ra đời => XHNT tan giã. 4.Củng cố bài học: - GV: củng cố lại toàn bài. Giàu Công cụ sản xuất Năng xuất Sản phẩm bằng kim loại lao động tăng dư thừa Nghèo Xã hội Xã hội nguyên thuỷ Không sống chung có giai cấp tan giã công xã thị tộc ra đời 5. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - Dặn dò học sinh về học kỹ bài – chuẩn bị bài 4. - Trả lời các câu hỏi cuối bài. . được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của con người, lịch sử là một môn khoa học. Học sinh đọc mục 1. H Em hiểu Lịch sử là gì? H Có gì khác nhau giữa Lịch sử một con người và Lịch. Lịch sử xã hội loài người? 1. Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Lịch sử là một môn khoa học có nhiệm HTại sao Lịch sử. LỊCH SỬ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu tầm quan trọng của việc tính thời gian trong Lịch sử. - Thế nào là âm Lịch, dương Lịch và công Lịch. - Biết cách đọc ghi và tính năm tháng

Ngày đăng: 14/02/2015, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan