Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định

39 349 0
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định

Đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp là những đơn vị kinh tế độc lập, cạnh tranh gay gắt với nhau trong một sân chơi bình đẳng. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ có tiềm lực về vốn đủ mạnh để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn phải làm thế nào để vốn được sử dụng một cách có hiệu quả. Có như vậy, doanh nghiệp mới khẳng định được vị trí của mình và tìm được chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Việc sử dụng vốn kinh doanh nói chung và sử dụng vốn lưu động nói riêng có hiệu quả hay không đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Do đó vấn đề về sử dụng vốn, đặc biệt là vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong một doanh nghiệp là vấn đề cần thiết phải quan tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đề tài đi sâu vào việc phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của CTCP Giày Bình Định trong thời gian gần đây để thấy được thực trạng sử dụng vốn lưu động, thấy được các điểm mạnh và các điểm còn tồn tại của Công ty. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Công ty, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty . Nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động và dựa trên những yêu cầu của thực tế, Nhóm 5 đã chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định ’’ để làm đề tài nghiên cứu cho mình. Nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương: - Phần 1: Khái quát chung về CTCP Giày Bình Định - Phần 2: Thực trạng tình hình sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định - Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ tại CTCP Giày Bình Định .  Nhóm 5 1 Đề tài nghiên cứu Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong cô góp ý để chúng em hoàn thiện tốt hơn đề tài của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Quy Nhơn ngày 30 tháng 10 năm 2010 Nhóm thực hiện Nhóm 5 DANH SÁCH NHÓM 5 ------------ 1) Nguyễn Văn Tha 2) Nguyễn Thị Thuý Diễm 3) Trần Thị Thu Hiền 4) Ngô Thị Van Ka 5) Nguyễn Thị Thanh My 6) Lê Thị Kim Oanh 7) Phan Thị Diệu Thi 8) Trần Thị Thuỷ Tiên 9) Lê Thị Xuyến 10) Nguyễn Thị Như Tưởng  Nhóm 5 2 Đề tài nghiên cứu PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY BÌNH ĐỊNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1. Tên, địa chỉ của công ty - Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Giày Bình Định - Tên giao dịch: Binhdinh Footwear Company (BDFC) - Địa chỉ: 40 Tháp Đôi – Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam - Điện thoại: 84 563941071 / 84 56 3941065 - Fax: 84 56 3841292 - Email: bdr@dng.vnn.vn, bdfc@vnn.vn - Website: www.bdfc.com.vn Văn phòng đại diện:131/17/9 Nguyễn Cửu Đàm, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, Tp. HCM (tel/fax: 84 8 62673346) 1.1.2. Quy mô hiện tại của công ty Công ty có hai nhà máy: Nhà máy 1: với diện tích 6000m 2 đóng tại 40 Tháp Đôi, Quy Nhơn được bố trí hai phân xưởng May, một phân xưởng gò giày nữ với hai mặt bằng trên dưới 500m 2 /xưởng và một kho bán thành phẩm, một kho nguyên vật liệu phục vụ may mũ giày dép và khu văn phòng với đầy đủ máy móc, thiết bị chuyên dùng. Nhà máy 2: với diện tích 25000m 2 đóng tại Khu Công nghiệp Phú Tài được bố trí năm phân xưởng sản xuất là: chuẩn bị I, chuẩn bị II, mài, gò dép, gò giày vải với diện tích hơn 500m 2 /xưởng. Kho trung tâm có diện tích hơn 1000m 2 và hệ thống kho liên xưởng gò dép, gò giày vải và khu văn phòng quản lý, sản xuất mẫu, bộ phận phục vụ sản xuất cũng được đầu tư máy móc thiết bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuất.  Nhóm 5 3 Đề tài nghiên cứu Với tổng số lao động là 1400 người, có đội ngũ quản lý với trình độ cao và giàu kinh nghiệm, với tổng số vốn kinh doanh gần 80 tỷ đồng. Có thể nói Công ty Cổ phần Giày Bình Định là một Công ty hoạt động với quy mô lớn. 1.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty, đóng góp vào ngân sách của công ty qua các năm Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh và đóng góp vào Ngân sách Nhà nước ( ĐVT: đồng ) ( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ ) 1.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty * Loại hình kinh doanh Loại hình kinh doanh là các sản phẩm chủ yếu mà Công ty đang kinh doanh. Loại hình kinh doanh chính của Công ty là sản xuất sản phẩm. * Các loại hàng hóa mà công ty đang kinh doanh Công ty sản xuất các mặt hàng chủ yếu là giày dép xuất khẩu thông qua các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng của các khách hàng trên thị trường mà chủ yếu là thị trường EU. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất các mặt hàng như giày, dép, sản phẩm cao su các loại…phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Bảng 1.2: Mặt hàng chủ yếu và năng lực sản xuất của Công ty  Nhóm 5 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DTT về BH và cung cấp DV 78.383.923.588 170.888.076.636 177.557.043.516 DT từ hoạt động tài chính 59.110.966 1.215.867.691 814.820.602 Lợi nhuận khác 126.927.859 266.611.101 1.256.006.885 Lợi nhuận trước thuế 2.962.461.544 4.470.923.250 11.392.578.754 Đóng góp vào NSNN (thuế) 592.496.309 894.184.650 2.278.515.750 Lợi nhuận sau thuế 2.369.945.235 3.576.738.600 9.114.063.004 SẢN PHẨM CHÍNH NĂNG LỰC SẢN XUẤT THÁNG EVA sandals & Dép bấc 50 000 đôi Dép đi trong nhà 100 000 đôi Giày vải 200 000 đôi 4 Đề tài nghiên cứu 1.1.5. Vốn kinh doanh của công ty Nguồn vốn của Công ty trong những năm gần đây không ngừng tăng lên. Bên cạnh việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty còn tập trung huy động từ các nguồn bên ngoài. Việc tăng nguồn vốn chủ yếu là để đầu tư vao tài sản ngắn hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn quỹ qua các năm cho thấy hoạt động kinh doanh hàng năm của Công ty đã bảo toàn được vốn và có phần phát triển. Tất cả được thể hiện thông qua bảng dưới đây: Bảng 1.3: Tình hình Tài sản và Nguồn vốn kinh doanh của Công ty. ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Giá trị Giá trị TÀI SẢN A - TSNH 38.123.317.730 59.241.918.444 63.160.850.503 I. Tiền 2.947.765.587 3.080.122.004 18.812.179.913 II. Các khoản ĐTNH III. Các khoản phải thu NH 22.401.325.899 37.329.889.132 31.094.699.879 IV. Hàng tồn kho 11.070.537.587 17.177.569.351 11.602.992.898 V. TSNH khác 1.703.688.657 1.654.337.957 1.650.977.813 B - TSDH 12.742.680.353 11.747.029.944 13.857.235.827 I. Các khoản phải thu DH II. TSCĐ 12.682.680.353 11.707.029.944 13.827.235.827 III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư TCDH 60.000.000 40.000.000 30.000.000 V. TSDH khác TỔNG TÀI SẢN 50.865.998.083 70.988.948.388 77.018.086.330 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 32.642.074.649 51.594.569.191 47.473.793.150 I. Nợ ngắn hạn 31.443.643.738 50.513.904.150 44.949.086.730 II. Nợ dài hạn 1.198.430.911 1.080.665.041 2.524.706.420 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 18.223.923.434 19.394.379.197 29.544.293.190 I. Vốn chủ sở hữu 18.048.228.407 18.812.008.380 27.522.894.362 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 175.695.027 582.370.817 2.021.398.818 TỔNG NGUỒN VỐN 50.865.998.083 70.988.948.388 77.018.086.330  Nhóm 5 5 Đề tài nghiên cứu PHẦN 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CTCP GIÀY BÌNH ĐỊNH 2.1. Tổng quan về vốn lưu động: 2.1.1. Khái niệm vốn lưu động: Vốn lưu động là giá trị những tài sản lưu động như: tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm mà doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh. 2.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi đặc điểm của tài sản lưu động. Cũng giống như tài sản lưu động, vốn lưu động vận động không ngừng qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Trong quá trình vận động ấy, vốn lưu động thể hiện hai đặc điểm chủ yếu là:  Nhóm 5 6 Đề tài nghiên cứu - Thứ nhất: Vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị hao mòn hoàn toàn trong quá trình sản xuất đó. Giá trị của nó chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm để cấu thành nên giá trị sản phẩm. - Thứ hai: Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động thường xuyên thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ sản xuất vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển. 2.1.3 / Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: 2.1.3.1. Kết cấu vốn lưu động: Kết cấu của vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh, là điều kiện cần thiết đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục. Do đó việc tổ chức một cơ cấu vốn lưu động hợp lý có ý nghĩa rất to lớn đối với doanh nghiệp, là cơ sở cho việc sử dụng vốn lưu động hiệu quả, là nền tảng cho sự phát triển lớn mạnh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phân bổ nguồn vốn lưu động ở các khâu: mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý. Chính việc phân bổ hợp lý này đã đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn từ loại này sang loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác, góp phần rút ngắn vòng quay vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp, do đặc điểm kinh doanh khác nhau nên kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau. Vì vậy, việc phân tích kết cấu vốn lưu động là cần thiết, nhằm giúp chúng ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động, đồng thời tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong từng điều kiện cụ thể, từng doanh nghiệp cụ thể, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động :  Nhóm 5 7 Đề tài nghiên cứu Các doanh nghiệp khác nhau có nhu cầu vốn lưu động và kết cấu vốn lưu động khác nhau. Nhu cầu vốn lưu động, khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn lưu động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: qui mô, uy tín và mối quan hệ trong quá trình kinh doanh, đặc điểm của từng ngành và tình hình kinh tế trong từng giai đoạn… Nhưng nhìn chung, kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp chủ yếu chịu ảnh hưởng của ba nhân tố sau: - Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng. - Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức quá trình sản xuất. - Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành hợp đồng thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau. Kết cấu vốn lưu động trong mỗi doanh nghiệp đều chịu tác động của ba nhóm nhân tố trên. Trong từng giai đoạn, tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của mình, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình kết cấu hợp lý nhất, đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. 2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động : 2.2.1. Ý nghĩa của hoạt động phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ: Vốn lưu động trong doanh nghiệp luôn vận động không ngừng. Trong quá trình vận động ấy, vốn lưu động tham gia vào các giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh, ở mỗi giai đoạn khác nhau vốn lưu động cũng có sự ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của giai đoạn đó. Như vậy có thể khẳng định vốn lưu động có vai trò rất quan trọng đối với từng giai đoạn sản xuất kinh doanh và là nhân tố tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp.  Nhóm 5 8 Đề tài nghiên cứu Hoạt động phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp các nhà quản lý đánh giá được tình hình sử dụng vốn, nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp khắc phục những nhân tố ảnh hưởng xấu, phát huy những nhân tố thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2. Phân tích tình hình kinh doanh của CTCP Giày Bình Định trong những năm gần đây: Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng ổn định và phát triển. Ta có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh qua một số chỉ tiêu sau: Quy mô vốn kinh doanh của Công ty ngày càng tăng. Năm 2007 vốn kinh doanh của Công ty đạt 50.865.998.083 đồng. Năm 2008 vốn kinh doanh của Công ty là 70.988.948.388 đồng tăng 39.56%. Đến 2009 vốn kinh doanh đã lên đến 77.018.086.330 đồng tăng 8.49% so với 2008. Như vậy ta có thể thấy trong những năm gần đây để đáp ứng yêu cầu sản xuất Công ty đã tiến hành tăng quy mô vốn kinh doanh. Lực lượng lao động của Công ty trong những năm gần đây luôn giữ ở mức ổn định khoảng từ 1000 đến 1200 lao động. Nhờ việc duy trì lực lượng lao động ổn định, kết hợp với việc nâng cao tay nghề cho công nhân, nên trong những năm gần đây sản phẩm của Công ty làm ra luôn có chất lượng tốt, ổn định, điều này đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động bán hàng ngày càng thuận lợi, mang về doanh thu và lợi nhuận sau thuế ngày càng tăng. Tổng doanh thu của Công ty trong những năm gần đây không ngừng tăng lên. Năm 2007 tổng doanh thu của Công ty đạt 78.383.923.588 đồng. Nhưng đến năm 2008 tổng doanh thu của Công ty đã đạt 171.490.203.936 đồng tăng 118,01 % so với 2007. Năm 2009 doanh thu của Công ty lên đến 177.799.220.751 đồng, tăng 3,90 % so với năm 2008. Doanh thu ngày càng tăng lên là điều kiện cần thiết để thu về nhiều lợi nhuận hơn. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ đạt 2.369.945.235 đồng. Năm 2008 lợi nhuận sau thuế đạt 3.576.738.600 đồng, tăng 50,92 % so với năm 2007. Đến năm 2009 thì lợi nhuận thu về tăng đột biến đạt 9.114.063.004 đồng, tăng 154,81 % so với năm 2008.Ta có thể thống kê hiệu quả kinh doanh của Công ty qua bảng sau: Bảng 2.1: Bảng thống kê hiệu quả kinh doanh  Nhóm 5 9 Đề tài nghiên cứu Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 DTT về BH và cung cấp DV 78,383,923,588 170,888,076,636 177,557,043,516 92,504,153,048 118.01% 6,668,966,880 3.90% DT từ hoạt động tài chính 59,110,966 1,215,867,691 814,820,602 1,156,756,725 1956.92 % -401,047,089 -32.98% Lợi nhuận khác 126,927,859 266,611,101 1,256,006,885 139,683,242 110.05% 989,395,784 371.10% Lợi nhuận trước thuế 2,962,461,544 4,470,923,250 11,392,578,754 1,508,461,706 50.92% 6,921,655,504 154.81% Đóng góp vào NSNN (thuế) 592,496,309 894,184,650 2,278,515,750 301,688,341 50.92% 1,384,331,100 154.81% Lợi nhuận sau thuế 2,369,945,235 3,576,738,600 9,114,063,004 1,206,793,365 50.92% 5,537,324,404 154.81% Biểu đồ 2.1: Tổng doanh thu qua các năm. Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế qua các năm  Nhóm 5 10 [...]... những phân tích trên ta có thể thấy được tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả hơn 2.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY 2.3.1 Phân tích kết cấu vốn lưu động của Công ty: 2.3.1.1 Phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động của công ty: Kết cấu vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một kết cấu vốn lưu động hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng. .. và có xu hướng tăng lên điều này cho thấy việc sử dụng VLĐ của Công ty có hiệu quả Bình quân một đồng VLĐ trong Công ty tạo ra 0,149 đồng lợi nhuận sau thuế 2.4 Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định Qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty trong những năm gần đây ta thấy công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động của Công ty có những thành tựu và hạn chế... ngày lại tăng , bình quân 124,09 ngày VLĐ quay được một vòng Ta thấy số ngày một vòng quay vốn lưu động của Công ty có giảm Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty tốt nhưng số ngày vẫn còn cao Vì vậy trong thời gian tới Công ty nên đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn * Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Vốn lưu động bình quân trong... nhưng đến 2008, tài sản lưu động khác của Công ty đã có sự giảm sút chỉ còn 1,654,337,957 đồng Đến năm 2009, tài sản lưu động này lại giảm chỉ còn 1,650,977,813 đồng 2.3.5 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ : Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ số tài chính Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp... trợ chủ yếu cho vốn lưu động của Công ty là nguồn vốn vay ngắn hạn Nguồn vốn này là một giải pháp khá hiệu quả, nó giúp Công ty có thể huy động một cách nhanh chóng số vốn cần thiết, việc huy động vốn lại đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn so với việc sử dụng nguồn vốn vay dài hạn Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này lại có những mặt hạn chế của nó Nếu quá lạm dụng nguồn vốn này sẽ làm... dẫn đến hiện tượng nguồn  Nhóm 5 33 Đề tài nghiên cứu vốn của Công ty bị chiếm dụng, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động Thứ ba, do tác động cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần tăng cường công tác quản trị các khoản phải thu, đảm bảo nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động  Nhóm 5 34 ... phải nộp khác cũng góp phần hình thành nên vốn kinh doanh nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ 2.3.2 Phân tích vốn lưu động ròng: Ta có: VLĐ ròng = TSLĐ &ĐTNH – Nợ ngắn hạn Vốn lưu động ròng phản ánh khả năng tài trợ của nguồn vốn thường xuyên cho TSCĐ của công ty Qua việc phân tích vốn lưu động ròng ta có thể thấy được tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn lưu động ở Công ty , đồng thời thể hiện khả năng... những năm gần đây, hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty có nhiều sự biến động Năm HS sử dụng Tổng TS Bảng 2.2: Hiệu suất sử dụng Tổng Tài Sản qua các năm Năm 2007 1.54 Năm 2008 2.41 Biểu đồ 2.3: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản  Nhóm 5 11 Năm 2009 2.31 Đề tài nghiên cứu Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy sự biến động của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản Năm 2007 cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì... ty áp dụng các chính sách tín dụng, đồng thời do công tác quản lý các khoản phải thu cũng chưa thực sự hiệu quả ở những năm 2007, 2008 Như vậy hoạt động quản trị hàng tồn kho và các khoản phải thu của Công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả Bên cạnh đó, tiền mặt chiếm một tỷ trọng lớn trong năm 2009 gây ứ đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vì vậy, Công ty cần xây dựng một cơ cấu vốn lưu động hợp... doanh nghiệp càng chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, tuy nhiên khi chỉ số này quá cao thì lượng tiền mặt tồn quỹ lại khá lớn, do đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đối với CTCP Giày Bình Định , hệ số thanh toán nhanh bằng tiền cao cho thấy lượng tiền mặt tồn quỹ lớn, đây là một yếu tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động  Các tỷ số về khả năng hoạt động: * Số vòng quay hàng . về CTCP Giày Bình Định - Phần 2: Thực trạng tình hình sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định - Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản. hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. 2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động : 2.2.1. Ý nghĩa của hoạt động phân tích hiệu quả

Ngày đăng: 01/04/2013, 11:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan