ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC DỪA LÙN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

47 1.3K 3
ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC DỪA LÙN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cây dừa có tên khoa học là Cocos nucifera L. là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4 – 6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60 – 90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân. Dừa là một loại cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới phân bố rộng từ vĩ độ 20 bắc xuống tận vĩ độ 20 nam của đường xích đạo với tổng diện tích 12,47 triệu ha được trồng tại 93 quốc gia (Võ Văn Long, 2008 trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011). Dừa là một cây công nghiệp quan trọng vì có thể tận dụng hầu như tất cả các bộ trên cây dừa tạo ra nhiều sản phẩm và mang lại giá trị kinh tế cao. Theo Woodroof (1979) trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011, cho rằng họ Arecoideae thì dừa có nhiều cái nhất: giá trị kinh tế nhất, được trồng trên vùng địa lý rộng nhất, có nhiều công dụng nhất và thích hợp để chế biến nhiều loại lương thực nhất. Có nhiều sản phẩm từ dừa hiện nay trên thị trường: dừa nguyên trái, copra, dầu dừa, than dừa, đất sạch làm từ xơ dừa, vật liệu xây dựng, đồ mỹ nghệ trang trí, thực phẩm, rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng. Và một trong những nhóm dừa đang đươc quan tâm là nhóm dừa lùn vì dừa lùn có thời gian sinh trưỡng ngắn, năng suất cao phẩm chất khô dầu tốt. Ở nước ta, cây dừa đã xuất hiện từ rất sớm, cây dừa là cây công nghiệp lâu năm, tuy nhiên cho đến nay cây dừa chưa được liệt vào danh sách cây trồng chủ lực ở nước ta, nhưng hiện tại cây dừa đang được quan tâm trở lại, diện tích trồng dừa của nước ta hiện có khoảng 138.000 ha dừa, trong đó Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa nhiều nhất với hơn 51.000 ha. Hiện tại, đề án quy hoạch cây dừa của cả nước đến năm 2020 với diện tích phát triển ổn định dao động khoảng 135.000140.000 ha. Chính vì vậy, những vấn đề liên quan đến cây dừa đang được quan tâm hơn như: giá dưa bấp bên, sâu bệnh trên dừa gây hại làm giảm năng suất. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài: “Điều tra kỹ thuật canh tác cây dừa lùn tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre” nhằm mục đích để tìm hiểu vấn đề và đề xuất biện pháp cach tác dừa có hiệu quả nhất.

Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2 1 MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH SÁCH BẢNG iv DANH SÁCH HÌNH v MỞ ĐẦU vi Chƣơng I: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1 1. KHÁT QUÁT VÙNG ĐIỀU TRA 1 1.1. Vị trí địa lý 1 1.2. Thổ nhưỡng 1 1.3. Khí hậu 1 1.4. Thuỷ văn 2 2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ 2 3. GIÁ TRỊ CỦA CÂY DỪA 3 3.1. Giá trị dinh dưỡng 3 3.2. Giá trị sử dụng 3 4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DỪA 4 4.1. Trên thế giới 4 4.2. Trong nước 6 5. YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA CÂY DỪA 7 5.1. Khí hậu 7 5.2. Đất 8 5.3. Dinh dưỡng 9 6. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THỰC VẬT CỦA CÂY DỪA 10 6.1. Rễ 10 6.2. Thân 10 6.3. Lá 10 6.4. Hoa 11 6.5. Sự nở hoa 12 6.6. Thụ phấn 13 6.7. Trái 14 6.8. Các giống dừa thuộc nhóm dừa lùn 14 6.8.1. Các giống dừa lùn 14 6.8.2. Các giống dừa lùn chủ yếu ở Bến Tre 15 7. KỸ THUẬT CANH TÁC 16 7.1. Kỹ thuật chọn giống dừa 16 7.2. Kỹ thuật vườn ươm 17 7.3. Chuẩn bị đất và trồng cây 17 7.3.1. Mùa vụ trồng 17 Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2 2 7.3.2. Sửa soạn đất trồng 17 7.3.2.1. Đào mương lên liếp 17 7.3.2.2. Kích thước liếp 18 7.3.2.3. Đắp mô 18 7.3.3. Khoảng cách trồng 19 7.3.4. Chuẩn bị cây con 20 7.3.5. Đặt cây con 20 7.4. Chăm sóc 20 7.4.1. Tưới nước 20 7.4.2. Làm cỏ 20 7.4.3. Bón phân 20 8. SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY DỪA VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ 22 8.1. Sâu hại 22 8.1.1. Bọ dừa 22 8.1.2. Kiến vương 23 8.1.3. Đuông 24 8.1.4. Sâu đục trái 25 8.1.5. Sâu nái 25 8.2. Bệnh hại trên cây dừa 26 8.2.1. Bệnh đốm lá 26 8.2.2. Bệnh thối đọt 26 9. CÁC HIỆN TƢỢNG BẤT THƢỜNG TRÊN CÂY DỪA 26 9.1. Nứt, rụng trái 26 9.2. Mùa “dừa treo” 26 10. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN DỪA 27 Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN ĐIỀU TRA 28 1. PHƢƠNG TIỆN 28 2. PHƢƠNG PHÁP 28 Chƣơng III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29 1. ĐẶC ĐIỂN VƢỜN 29 1.1. Diện tích 29 1.2. Tuổi cây 29 1.3. Đất, hệ thống đê bao và cống bọng 30 2. KỸ THUẬT CANH TÁC 30 2.1. Hệ thống mương liếp và mô hố 30 2.1.1. Mương 30 2.1.2. Liếp 30 2.1.3. Mô hố 32 2.2. Kỹ thuật canh tác 32 Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2 3 2.2.1. Bón lót 32 2.2.2. Chuẩn bị cây con 32 2.2.3. Khoảng cách trồng 32 2.2.4. Cây trồng xen 33 2.2.5. Chăm sóc 33 2.2.6. Phân bón cây trồng xen 34 2.2.7. Quản lý cỏ 35 2.2.8. Bồi liếp 35 2.2.9. Vệ sinh vườn 35 2.2.10. Sâu bệnh 35 2.2.11. Thu hoạch 35 Chƣơng IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ 37 1. KẾT LUẬN 37 2. ĐỀ NGHỊ 37 Chƣơng V: THIẾT KẾ MÔ HÌNH 38 1. CHỌN ĐỊA ĐIỂM VƢỜN 38 2. THIẾT KẾ VƢỜN 38 2.1. Cách trồng 39 2.2. Hoạch toán 39 2.2.1. Đầu tư 39 2.2.2. Thu hoạch 39 2.2.2.1. Từ chuối 39 2.2.2.2. Từ dừa 40 2.3. Lợi nhuận 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2 4 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1. Diện tích (ha) dừa đang thu hoạch 5 Bảng 1.2. Sản lượng dừa ở các quốc gia quy ra trái 6 Bảng 1.3. Mười quốc gia đứng đầu về sản lượng dừa 6 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng dừa của Bến Tre 7 Bảng 1.5. Số cây dừa/ha tương ứng theo mật độ trồng 19 Bảng 1.6. Khoảng cách và mật độ trồng của dừa lùn trên đất phù sa 19 Bảng 1.7. Phân hóa học N, P, K bón cho dừa theo từng lứa tuổi 21 Bảng 1.8. Bón phân Urê, Super Photphate, KCL 22 Bảng 3.1. Bảng tỷ lệ diện tích canh tác dừa lùn của các hộ dân 29 Bảng 3.2. Bảng tỷ lệ chiều rộng mương vườn của các hộ 30 Bảng 3.3. Bảng tỷ lệ chiều rộng liếp của các hộ trồng dừa lùn 31 Bảng 3.4. Bảng phương pháp xử lý đất liếp 32 Bảng 3.5. Liều lượng phân hóa học trung bình 34 Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2 5 DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1. Quy trình kỹ thuật trồng dừa cơ bản 16 Hình 1.2. Thiết kế liếp 18 Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tuổi (năm) vườn dừa lùn 29 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nông dân xử lý đất liếp 31 Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mô hình canh tác 33 Hình 5.1. Mô hình thiết kế vườn dừa lùn 38 Hình 5.2. Sơ đồ bố trí cây trồng trên liếp. 39 Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2 6 MỞ ĐẦU Cây dừa có tên khoa học là Cocos nucifera L. là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4 – 6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60 – 90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân. Dừa là một loại cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới phân bố rộng từ vĩ độ 20 bắc xuống tận vĩ độ 20 nam của đường xích đạo với tổng diện tích 12,47 triệu ha được trồng tại 93 quốc gia (Võ Văn Long, 2008 trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011). Dừa là một cây công nghiệp quan trọng vì có thể tận dụng hầu như tất cả các bộ trên cây dừa tạo ra nhiều sản phẩm và mang lại giá trị kinh tế cao. Theo Woodroof (1979) trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011, cho rằng họ Arecoideae thì dừa có nhiều cái nhất: giá trị kinh tế nhất, được trồng trên vùng địa lý rộng nhất, có nhiều công dụng nhất và thích hợp để chế biến nhiều loại lương thực nhất. Có nhiều sản phẩm từ dừa hiện nay trên thị trường: dừa nguyên trái, copra, dầu dừa, than dừa, đất sạch làm từ xơ dừa, vật liệu xây dựng, đồ mỹ nghệ trang trí, thực phẩm, rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng. Và một trong những nhóm dừa đang đươc quan tâm là nhóm dừa lùn vì dừa lùn có thời gian sinh trưỡng ngắn, năng suất cao phẩm chất khô dầu tốt. Ở nước ta, cây dừa đã xuất hiện từ rất sớm, cây dừa là cây công nghiệp lâu năm, tuy nhiên cho đến nay cây dừa chưa được liệt vào danh sách cây trồng chủ lực ở nước ta, nhưng hiện tại cây dừa đang được quan tâm trở lại, diện tích trồng dừa của nước ta hiện có khoảng 138.000 ha dừa, trong đó Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa nhiều nhất với hơn 51.000 ha. Hiện tại, đề án quy hoạch cây dừa của cả nước đến năm 2020 với diện tích phát triển ổn định dao động khoảng 135.000-140.000 ha. Chính vì vậy, những vấn đề liên quan đến cây dừa đang được quan tâm hơn như: giá dưa bấp bên, sâu bệnh trên dừa gây hại làm giảm năng suất. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài: “Điều tra kỹ thuật canh tác cây dừa lùn tại huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre” nhằm mục đích để tìm hiểu vấn đề và đề xuất biện pháp cach tác dừa có hiệu quả nhất. Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2 7 Chƣơng I: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. KHÁI QUÁT VÙNG ĐIỀU TRA 1.1. Vị trí địa lý Bến Tre là một trong mười ba tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên của tỉnh có 2.315,01 km 2 , phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía tây và nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km. Bốn con sông lớn: Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc và chia Bến Tre thành ba phần: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9 0 48 ’ bắc, điểm cực bắc nằm trên vĩ độ 10 0 20 ’ bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106 0 48 ’ đông, điểm cực tây nằm trên kinh độ 105 0 57 ’ đông. Châu Thành là một huyện thuộc tỉnh Bến Tre, huyện có diện tích 224,82 km 2 và dân số là 157.138 người. Huyện lỵ là thị trấn Châu Thành nằm trên đường quốc lộ 60 cách thành phố Bến Tre khoảng 10 km về hướng bắc và cách thành phố Mỹ Tho khoảng 7 km về hướng nam. Huyện Châu Thành có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn huyện lỵ (thị trấn Châu Thành) và 21 xã: An Hóa, An Khánh, An Phước, Giao Hòa, Giao Long, Hữu Định, Phú An Hòa, Phú Đức, Phú Túc, Phước Thạnh, Quới Sơn, Quới Thành, Sơn Hòa, Tam Phước, Tân Phú, Tân Thạch, Thành Triệu, Tiên Long, Tiên Thủy, Tường Đa. Sau khi cầu Rạch Miễu đã hoàn thành, khánh thành vào ngày 19/01/2009, và đưa vào khai thác sử dụng, huyện Châu Thành là cửa ngõ của tỉnh Bến Tre. 1.2. Thổ nhƣỡng Đất đai của huyện thích hợp trồng các loại cây như lúa, dừa, mía. Là vùng đất màu mỡ, được thiên nhiên ưu đãi về mặt sản xuất nông nghiệp trừ một ít xã phía nam như Tân Trung, Hương Mỹ, Cẩm Sơn hàng năm vào những tháng gió chướng, nước biển dân lên, nên đồng ruộng bị nhiễm nước lợ, năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, còn đại đa số ruộng đất được tưới nước ngọt của hai con sông Hàm Luông và Cổ Chiên. 1.3. Khí hậu Khí hậu ở đây là nhiệt đới gió mùa cận xích đạo mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 0 C đến 27 0 C. Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông bắc là hai thời kì chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào tháng 11 và tháng 4 tạo nên hai mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 - 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa khoảng 2 - 6% tổng lượng mưa cả năm. Khí hậu Bến Tre cũng thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2 8 Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm. 1.4. Thuỷ văn Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên 82 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Ba Lai 59 km, sông Mỹ Tho 83 km. Mật độ sông ngòi dày đặt này đã khiến cho giao thông thủy thuận lợi, nguồn thủy sản phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên cũng gây trở ngại cho giao thông bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đưa mặn vào sâu trong các kênh rạch vào mùa gió chướng. Sự xâm nhập của mặn trong những năm gần đây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Vấn đề mặn, nhất là mặn trong kênh rạch là một vấn đề phức tạp, có ý nghĩa lớn đối với việc cung cấp nước tưới cho cây trồng, cần được nghiên cứu chu đáo và toàn diện hơn. Vì vậy, trong các năm qua, tỉnh đã đầu tư nhiều vào công trình thủy lợi lớn, góp phần ngăn việc xâm nhập mặn, dẫn nước ngọt vào đồng ruộng (nhất là khu vực Vàm Đồn, huyện Mỏ Cày Nam), Bốn Mỹ, Vàm Hồ (huyện Ba Tri), đưa năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt. Các công trình thủy lợi được xây dựng trong nhiều năm qua cũng đã góp phần ngọt hóa vùng nước lợ, tạo thêm điều kiện sản xuất nông nghiệp. Về chế độ thủy triều, vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày điều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Sự truyền triều vào trong sông tuy có gây một số khó khăn như dưa nước mặn vào nội địa, khiến cho vùng cửa sông thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô. Những ngày lũ lớn, nếu gặp kỳ triều cường, nước dân to sẽ gây ngập lụt v.v… Song với vùng xa cửa sông, mặn không tới được thì dao động thủy triều trong ngày có tác dụng không nhỏ công việc tưới tiêu, tháo chua, rửa mặn. 2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ Vùng Nam Thái Bình Dương và Nam Phi thường được cho là trung tâm phát sinh nguồn gốc của cây dừa, cụ thể hơn nguồn gốc cây dừa có thể là ở Đông Nam Phi và đặc biệt ở Đông Nam Á trải dài từ phía tây Mã Lai đếm phía đông Melanesia (quần đảo Tây Nam Thái Bình Dương). Cây dừa được ghi nhận là canh tác trước tiên ở Ấn Độ, từ rất lâu đời, khoảng 300 năm trước Công nguyên (Woodroof, 1979). Vì vậy, nguồn gốc của cây dừa có thể cũng không xa Ấn Độ lắm. Người Ả Rập có giao lưu buôn bán với Ấn Độ gọi trái dừa là “Trái Ấn Độ” và Kerala được gọi là xứ dừa. Tuy nhiên Ấn Độ và Sri Lanka không được xem là nơi phát sinh của dừa. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2 9 nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây. 3. GIÁ TRỊ CỦA CÂY DỪA 3.1. Giá trị dinh dƣỡng Dừa được xem là nguồn dinh dưỡng quý giá tốt cho sức khỏe. Trong nước dừa, ngoài lượng nước chiếm khoảng 90% còn có các thành phần dinh dưỡng như: glucose, fructose, saccharose, protein, vitamin, các axit hữu cơ (axit malic) và rất nhiều axit amin, các axit béo. Đặc biệt hàm lượng Kalium (K) và Magnesium (Mg) trong nước dừa rất phong phú, hợp thành của nó tương tự như dịch trong tế bào, rất tốt cho người sử dụng. Trong nghiên cứu hoàn thiện các dữ liệu khoa học của 4 giống dừa bản địa làm cơ sở xin công nhận giống (2009 - 2010) của Phạm Thị Lan : trong nước dừa của 2 giống dừa Xiêm, Ẻo có hàm lượng đường tổng số khá cao (6,65 g/100 ml - 7,05 g/100ml), hàm lượng Canxi cao (172 mg/l - 215 mg/l), hàm lượng Kalium cao (từ 1967 mg/l - 3021 mg/l), hàm lượng Magnesium (Mg) khá cao (52 mg/l - 112 mg/l), hàm lượng Vitamin C từ 12,7 mg/kg - 17,7 mg/kg. Ngoài ra, trong cơm dừa tươi của giống dừa Xiêm, Ẻo còn chứa hàm lượng Glucid (1,56 g/100 g - 4,49 g/100 g), hàm lượng Lipid (1,87 g/100 g - 4,28 g/100g), hàm lượng Protid (1,15 g/100 g - 1,67 g/100 g). 3.2. Giá trị sử dụng Cây Dừa được mệnh danh là cây của cuộc sống, cây của 1001 công dụng do tính chất đa dụng của nó, tất cả các phần của cây dừa từ thân, lá, trái, vỏ, xơ, gáo, nước… đều có thể sử dụng phục vụ đời sống con người. Có lẽ không có loại cây trồng nào có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm bằng cây dừa. Cho đến nay các quốc gia thành viên của Hiệp Hội Dừa Châu Á - Thái Bình Dương (APCC) đã sản xuất và xuất khẩu được hơn 70 chủng loại sản phẩm từ dừa. Các sản phẩm được chế biến từ dừa hiện nay rất phong phú và có nhiều cơ hội cho công nghiệp dừa Việt Nam phát triển thông qua chế biến, đa dạng hóa sản phẩm:  Cơm dừa: cơm dừa của trái dừa khô được phơi nắng hoặc sấy khô còn 6 - 7% ẩm độ, Copra là sản phẩm truyền thống từ trái dừa dùng để ép dầu dừa. Hiện nay sản lượng cơm dừa khô giảm đáng kể do lợi nhuận từ ép dầu dừa thấp. Ngoài ra cơm dừa tươi được nghiền ra thành các kích cở khác nhau, sấy khô, đóng gói làm cơm dừa nạo sấy, nó được dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp bánh kẹo, được dùng ăn trực tiếp để bổ sung chất béo cho các nước không có dừa như Trung Đông.  Dầu dừa: được chiết ép từ cơm dừa khô, sau khi chế biến trở thành dầu ăn (cooking oil) ngoài ra còn để chế biến các sản phẩm và hóa chất khác sử dụng trong công nghiệp. Đặc biệt, dầu dừa tinh khiết được chiết ép từ cơm dừa tươi được dùng làm mỹ Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2 10 phẩm, dược phẩm, thực phẩm cao cấp. Theo nghiên cứu của một số quốc gia trồng dừa, uống hai muỗng nhỏ dầu dừa tinh khiết mỗi ngày sẽ ngừa được bệnh tim mạch, béo phì, ngăn ngừa cholesterol, SARS, kìm hãm và hạn chế được bệnh HIV/AIDS.  Nước dừa tươi: là món nước giải khát tinh khiết, bổ dưỡng, rất hữu hiệu trong việc thay thế nước điện giải khi bị tiêu chảy, giúp cải thiện các cholesterol tốt trong cơ thể, giúp giảm huyết áp, giảm lượng đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe của xương và răng, tác dụng hạ nhiệt và điều hòa thân nhiệt, duy trì dịch cơ thể ở mức bình thường, đồng thời vận chuyển những thành phần dinh dưỡng quan trọng và ôxy đến nuôi các tế bào, làm môi trường nuôi cấy mô. Nước dừa được cho là rất giống với huyết tương ở máu người. Trước đây, nước dừa được dùng như huyết tương thay thế việc truyền máu và được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới …  Vỏ dừa: làm hàng thủ công mỹ nghệ, được xử lý thành chỉ xơ dừa, làm thảm xơ dừa, nệm xơ dừa, lưới sinh thái, ván cách nhiệt, dây thừng, chủ yếu dùng trong nông nghiệp, công nghiệp xây dựng, sản xuất xe hơi và gia dụng. Ngoài ra sản phẩm phụ từ vỏ dừa là bụi xơ dừa được xử lý làm đất sạch, phân hữu cơ trong nông nghiệp, cơ chất trồng nấm, chất giữ ẩm…  Gáo dừa: làm than thiêu kết và từ than thiêu kết được chế biến thành than hoạt tính dùng trong công nghiệp. Ngoài ra gáo dừa còn dùng làm chất đốt, hàng thủ công mỹ nghệ.  Gỗ dừa: làm vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và sản phẩm gia dụng.  Lá dừa: lá dừa khô dùng làm chất đốt, cọng lá dừa khô để bó chổi, cọng lá dừa tươi để thắt giỏ. Hiện nay, người ta còn dùng chót lá dừa tươi bó thành từng bó thả xuống biển để dẫn dụ cá trong đánh bắt cá.  Chà dừa, yếm dừa: làm hàng thủ công mỹ nghệ. Ở Sri Lanka, yếm dừa được xử lý, nhuộm màu làm vật liệu may các loại túi xách, cặp đựng tài liệu văn phòng… xuất khẩu thu ngoại tệ về cho quốc gia. 4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DỪA 4.1. Trên thế giới Cây dừa được trồng tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, phân bố ở 20 o bắc và nam bán cầu với diện tích hơn 12 triệu ha (APCC, 2005), trong đó trên 80% diện tích trồng dừa thuộc các nước Đông Nam Á và Nam Á. Quốc gia trồng dừa nhiều nhất là Indonesia với diện tích 3,8 triệu ha, kế đến là Philippines với 3,1 triệu ha và xếp thứ ba là Ấn Độ với 1,84 triệu ha. Nhìn chung, từ năm 1990 đến nay diện tích trồng dừa trên thế giới biến động tương đối từ 9,9 triệu ha ở năm 1990 đến 10,6 triệu ha ở năm 2003. [...]... (10000 m2) 2 KỸ THUẬT CANH TÁC 2.1 Hệ thống mƣơng, liếp và mô, hố 2.1.1 Mƣơng Qua kết quả điều tra cho thấy, chiều rộng mương vườn trồng dừa lùn ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre dao động từ 5 – 7 m, trung bình là 6 ± 0,67 m Trong đó, số vườn có chiều rộng mương 6 m chiếm tỷ lệ cao nhất với 60% Bảng 3.2 Bảng tỷ lệ chiều rộng mƣơng vƣờn của các hộ trồng dừa lùn tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (năm 2014)... liệu điều tra, thảo luận và viết bài 34 Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2 Chƣơng III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1 ĐẶC ĐIỂM VƢỜN 1.1 Diện tích Theo kết quả điều tra cho thấy, diện tích vườn của các hộ trồng cây dừa lùn tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre biến động từ 1000 m2 đến 10000 m2 Diện tích nhỏ nhất là 1000 m2 và lớn nhất là 10000 m2 Bảng 3.1 Bảng tỷ lệ diện tích canh tác dừa lùn của các hộ dân tại huyện. .. khoảng 65 - 74% dầu dừa tùy theo giống Kích thước, hình dạng trái rất đa dạng, tùy theo giống (Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre) 6.8 Các giống dừa thuộc nhóm dừa lùn 6.8.1 Các giống dừa lùn Gọi là dừa lùn vì cây thấp Dừa lùn có thể biến dị từ dừa cao, nó cũng được canh tác rộng rãi nhưng cho khô dầu chất lượng kém hơn dừa cao, chính vì vậy không được trồng ở quy mô lớn Dừa lùn có chiều cao từ... nhuận từ dừa tươi xuất khẩu sẽ tăng cao hơn 14 lần so với dừa tiêu thụ ở nội địa 33 Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2 Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN ĐIỀU TRA 1 PHƢƠNG TIỆN Phương tiện điều tra bao gồm: phiếu điều tra, bút mực, xe máy Địa điểm điều tra: tại xã Phú An Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre Phần mềm: Microsoft Word và Microsoft Excel 2 PHƢƠNG PHÁP Sử dụng phương pháp phỏng vấn trao đổi... để uống nước dừa tươi - Màu sắc của trái thay đổi từ vàng, đỏ, xanh, đến vàng cam… 6.8.2 Các giống dừa lùn chủ yếu ở Bến Tre Dừa lùn còn gọi là dừa uống nước, cho trái sớm, năng suất cao, số trái trên quày nhiều, nước có vị ngọt thanh Cây dừa lùn được trồng phổ biến ở tỉnh Bến Tre và trở thành cây trồng chính của người dân Bến Tre bởi giá trị kinh tế của nó trong đời sống Việc chọn giống dừa được xem... lượng dừa và góp phần nâng cao thu nhập của người trồng dừa Bến Tre được xem là cái nôi của đa dạng giống dừa của Việt Nam, với sự hiện diện của nhiều giống dừa khác nhau, đa dạng về màu sắc từ xanh, đỏ, nâu, cam vàng đến đa dạng về kích thước và hình dạng trái đặc biệt các giống dừa lùn được người dân tỉnh Bến Tre thích trồng hiện nay như: dừa Xiêm xanh, dừa Xiêm lửa, dừa Ẻo nâu, dừa Ẻo xanh, dừa Tam... trong vườn dừa lùn 1.2 Tuổi cây Qua kết quả điều tra cho thấy, tuổi vườn dừa lùn thấp nhất là 3 năm, cao nhất là 11 năm, trung bình 7,5 ± 2,5 năm Tất cả các vườn điều đang trong thời kỳ cho trái 10% 20% Dưới 5 năm tuổi Từ 5 - 10 năm tuổi Trên 10 năm tuổi 70% Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tuổi (năm) vƣờn dừa lùn của các hộ dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (năm 2014) 35 Cây Công Nghiệp Dài Ngày... Lập phiếu điều tra: phiếu điều tra được lập xong sau hai lần họp nhóm và nhờ thầy góp ý chỉnh sữa Ngày điều tra: 26/02/2014 Nội dung điều tra: dựa vào phiếu điều tra đã lập sẵn trước đó Cách viết bài: nhóm tiến hành họp nhóm và phân công tìm tài liệu cho từng thành viên Sau đó, tổng hợp các phần tài liệu riêng lẻ thành một bài Tiếp theo, tiến hành họp nhóm để tự bắt lỗi và tự sửa lỗi để thành một bài... được sử dụng trong chế biến và xuất khẩu Cây dừa đã đóng góp hơn 40% tỉ trọng xuất khẩu của cả tỉnh và giải quyết việc làm cho hơn 1000 lao động nông nghiệp và hơn 15000 lao động công nghiệp Cây dừa đã chi phối và tác động vào đời sống của hơn 50% dân số tỉnh Bến Tre Bảng 1.4 Diện tích, năng suất, sản lƣợng dừa của Bến Tre (Sở Khoa Học Công Nghệ Tỉnh Bến Tre, 2009) Năm Diện tích (ha) Năng suất Sản lƣợng... dừa Tam Quan…  Dừa Xiêm xanh: dừa Xiêm xanh cho trái rất sai, mỗi quày trung bình từ 20 trái trở lên Đây là giống dừa được dùng để uống nước phổ biến nhất của Việt Nam, do nước có vị ngọt thanh và được trồng nhiều nhất ở tỉnh Bến Tre  Dừa Xiêm lục: dừa Xiêm lục được nông dân ưa chuộng vì khả năng ra trái sớm, sớm nhất trong tất cả các giống dừa lùn hiện nay Thời gian bắt đầu ra hoa của dừa Xiêm lục . SÁCH BẢNG iv DANH SÁCH HÌNH v MỞ ĐẦU vi Chƣơng I: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1 1. KHÁT QUÁT VÙNG ĐIỀU TRA 1 1.1. Vị trí địa lý 1 1.2. Thổ nhưỡng 1 1.3. Khí hậu 1 1.4. Thuỷ văn 2 2. NGUỒN GỐC VÀ. Mùa “dừa treo” 26 10. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN DỪA 27 Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN ĐIỀU TRA 28 1. PHƢƠNG TIỆN 28 2. PHƢƠNG PHÁP 28 Chƣơng III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29 1. ĐẶC ĐIỂN VƢỜN. dừa nguyên trái, copra, dầu dừa, than dừa, đất sạch làm từ xơ dừa, vật liệu xây dựng, đồ mỹ nghệ trang trí, thực phẩm, rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng. Và một trong những nhóm

Ngày đăng: 12/02/2015, 11:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan