Tài liệu ôn thi môn học Quan hệ quốc tế

20 801 0
Tài liệu ôn thi môn học Quan hệ quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu ôn thi môn học : Quan hệ quốc tế Vấn đề 1 : THỜI ĐẠI NGÀY NAY. Bài làm Tổng kết thực tiễn hơn 60 năm phát triển của cách mạng nước ta (1930-1991), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng ta đã rút ra những bài học lớn, trong đó bài học đầu tiên là: nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sự chọn lựa con đường phát triển đất nước theo chủ nghĩa xã hội chính là sự chọn lựa phù hợp với thời đại, cho dù những biến động chính trị diễn ra trong vài thập kỷ gần đây, những thất bại của chủ nghĩa xã hội hiện nay không thể là căn cứ để chúng ta đi đến những kết luận vội vàng mà phải căn cứ vào giá trị tư tưởng xã hội chủ nghĩa đối với vận mệnh của toàn nhân loại cả trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai để xem xét. Trong văn kiện Đại hội VIII, Đảng ta đã khẳng định “thời đại ngày nay và mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc là vấn đề cơ bản, cần thiết đối với một Đảng cách mạng. Việc nhận thức đúng đắn về thời đại có ý nghĩa quyết định tới việc xác định đường lối chiến lược của cách mạng. Do vậy, việc xem xét thời đại một cách khoa học, khẳng định thời đại một cách đúng đắn là sự cần thiết và là đòi hỏi bức xúc hiện nay. Mỗi một thời đại đều mang trong mình những nội dung, tính chất và đặc điểm khác nhau, bên cạnh đó nó còn chứa đựng những mâu thuẩn với những hình thức và mức độ biểu hiện cũng khác nhau. Khi nghiên cứu, đánh giá về thời đại ngày nay để đưa ra một đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhận định “ ” 1. Dự báo tình hình thế giới và trong nước những năm sắp tới Đánh giá tình hình thế giới, Đại hội XI của Đảng đã nhận định “Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường” (VKĐH XI, trang 27) tác động đến nhận thức về thời đại. Cụ thể như sau : Trên thế giới : Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe doạ an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường còn tiếp tục gia tăng. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế. Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức; cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nước; tương quan sức mạnh kinh tế giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn có nhiều thay đổi. Cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng gay gắt. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp vẫn diễn biến phức tạp. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông - Nam Á vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi ích mới. ASEAN tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực. Ở trong nước: những thành tựu kinh nghiệm của 25 năm đổi mới (1986-2011) đã tạo ra cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Năm năm tới là giai đoạn k.tế nước ta sẽ phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ suy giảm; sẽ thực hiện nhiều hơn các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; khắc phục những hạn chế yếu kém trong các l.vực KTXH, xây dựng Đảng và hệ thống c.trị. Tuy nhiên, nước ta vẫn dứng trước nhiều thách thức lớn đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức 1 nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về k.tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về c.trị tư tưởng, đ.đức l.sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đ.viên gắn với tệ quan liêu tham nhũng lãng phí là nghiêm trọng, các thế lực thù địch vẫn thực hiện âm mưu DBHB, gây bạo loạn lật đổ sử dụng các chiêu bài D.chủ, nh.quyền hòng làm thay đổi chế độ c.trị ở nước ta. Trong nội bộ những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH, tự diễn biến, tự chuyển hóa có những diễn biến phức tạp. 2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin về thời đại ngày nay Xuất phát từ tình hình thế giới, khu vực và trong nước nêu trên, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và của Đảng ta về thời đại và thời đại ngày nay. Thời đại là một khái niệm dùng để chỉ sự phân kỳ lịch sử XH để phổ biến những nấc thang trong quá trình phát triển của lịch sử XH loài người theo những tiêu chuẩn nhất định do những đặc trưng khách quan của thời đại đó qui định. Nói cách khác, thời đại là thời kỳ lịch sử tương đối dài có nét riêng biệt về chất, được tách ra trên cơ sở những đặc trưng khách quan nhất định. Khái niệm thời đại còn được thay thế bởi các từ: giai đoạn, thời kỳ, nền văn minh. Thời đại ngày nay là thời đại chúng ta đang sống, là thời đại mới, bắt đầu bằng sự thắng lợi của cách mạnh XHCN tháng 10 Nga 1917 ở Nga. Theo Lênin: nội dung của thời đại mới là xóa bỏ CNTB đồng thời phải thiết lập những cơ sở của XH mới XH XHCN và CSCN Mác khẳng định loài người đã trãi qua 4 hình thái KT – XH: Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, TBCN. Mỗi hình thái KT - XH là một thời đại lịch sử nhất định có phát sinh, phát triển và diệt vong. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng từ hình thái KT - XH này lên hình thái KT - XH khác phải có thời kỳ tích lũy dần về lượng để biến đổi về chất. Do vậy thời kỳ quá độ có thời gian dài chia thành nhiều bước đi, giai đoạn. Nó chứa đựng sự đan xen giữa các nhân tố của các hình thái KT - XH, giữa cái cuộc và cái mới, giữa các quốc gia có các chế độ chính trị khác nhau. Chính thắng lợi của cuộc CM tháng 10 Nga mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới : đó chính là thời đại quá độ lên chủ nghĩa XH, nó tạo ra hai xu thế chính trị XH đối lập với CNTB; mở đầu một hình thái KT - XH mới mà về chất nó khác hẳn hình thái KT - XH trước đó (nó xóa bỏ mọi hình thức áp bức bóc lột, nó đưa lại sự bình đẳng cho các dân tộc). Lê nin nhấn mạnh ”chúng ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh được bắt đầu xây dựng nhà nước Xô viết và do đó mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị của một giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả các nước tư bản và ở các nơi đang tiến tới một cuộc đổi mới, tới chổ chiến thắng giai cấp tư sản, tới chổ giải phóng khỏi ách tư bản, khỏi những cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. ” Như vậy, rõ ràng nội dung cơ bản của thời đại ngày nay là thời đại quá độ mà loài người đang loại bỏ CNTB, tiến lên chế độ tốt đẹp hơn, giải phóng lao động, tránh khỏi những cuộc chiến tranh đế quốc, mọi người đều sống trong hòa bình. Lênin cũng chỉ rõ thời đại ngày nay, giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị đứng ở vị trí trung tâm của thời đại quyết định sự vận động của lịch sử. Hội nghị của Đảng Cộng sản và công nhân 1957-1960 họp ở Mátxcơva nhận định : thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa XH trên phạm vi toàn thế giới, là thời đại đấu tranh giữa hai hệ thống XH đối lập, là thời đại gỉai phóng dân tộc và CM XHCN, là thời đại chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ, chủ nghĩa thực dân bị thủ tiêu, là thời đại có nhiều nước đi lên chủ nghĩa XH, là thời đại của chủ nghĩa XH, Chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Quan điểm của Đảng ta về thời đại ngày nay : Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lê nin và sự vận động đầy phức tạp của nền chính trị thế giới và nhất là những biểu hiện có tính chất đặc thù trong mỗi giai đoạn cụ thể nhất, đặc biệt là sau năm 1991 khi tình hình thế giới thay đổi lớn, Đảng ta đã nhận định và bổ sung: “Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa XH trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc CM tháng 10 Nga vĩ đại năm 1917, là thời đại đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa XH, gắn liền với cuộc CM khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại tạo ra những tiền đề vật chất kỹ thuật XH ngày càng đầy đủ cho việc chuyển lên chủ 2 nghĩa XH” (Hội nghị TW7 tháng 8/1994). Chính cuộc CM khoa học công nghệ hiện đại tạo ra những tiền đề vật chất kỹ thuật ngày càng đầy đủ cho việc tiến lên chủ nghĩa XH. Nó tác động đến nên KT thế giới và mọi quốc gia. Đây là những thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, do vậy nó đòi hỏi các nước đi từ một nền KT kém phát triển phải tận dụng lợi thế này để đẩy nhanh phát triển lực lượng SX, để rút ngắn thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH Đồng thời Đảng cũng chỉ rõ xu thế của thời đại hiện nay: “Thời đại quá độ lên CNXH là thời đại đan xen giữa CNXH và CNTB. CNXH sẽ ngày càng mạnh hơn và mở rộng từ một nước ra nhiều nước. Còn CNTB thì ngày càng suy yếu và thu hẹp. Đó là xu thế chung có tính quy luật xuyên suốt trong thời đại” Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến cho chủ nghĩa XH tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa XH.” (VKĐH 8, trang 76). Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu không phải là từ bản chất chế độ, cũng hoàn toàn không phải là cách lựa chọn sai lầm một sự “đẻ non”, Cách mạng tháng 10 Nga như những kẻ thù tư tưởng của CNXH, những kẻ cơ hội rêu rao, mà thực chất - như Đảng ta đã chỉ rõ - là do sai lầm về đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức của Ban lãnh đạo Đảng cộng sản các nước đó, duy trì quá lâu cơ chế cũ đã tỏ ra bất cập trước thực tiễn mới, đưa đến khủng hoảng kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó là sự chống phá điên cuồng, tinh vi, thâm độc và toàn diện của các thế lực đế quốc chủ nghĩa. CNXH hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào, song chủ nghĩa xã hội vẫn tỏ rõ sức sống của nó như ở Việt Nam, Trung Quốc và ở giá trị đích thực của CN Mác – Lênin. Văn kiện Đại hội XI (trang 69) của Đảng đã nhận định thời đại ngày nay có những đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay là : “Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. 3. Làm rõ những nội dung và biểu hiện mới của những mâu thuẩn thời đại: Thời đại ngày nay có những đặc điểm chủ yếu bao gồm: Thời đại ngày nay là thời đại chúng ta đang sống, là thời đại mới, bắt đầu bằng sự thắng lợi của cách mạnh XHCN tháng 10 Nga 1917 ở Nga, mà nội dung cơ bản của nó là xóa bỏ CNTB đồng thời phải thiết lập những cơ sở của XH mới XH XHCN và CSCN. Như vậy, nôi dung cơ bản của thời đạị ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, là thời đại loài người đang loại bỏ CNTB tiến lên chế độ tốt đẹp hơn, giải phóng lao động, mọi người đều có quyền sống trong hoà bình. Lên nin nhấn mạnh: thời đại ngày nay là thời đại mà giai cấp vô sản đứng ở vị trí trung tâm của thời đại, quyết định sự vận động của lịch sử xã hội loài người. Tại hội nghị Đảng Cộng sản và công nhân 1957 và 1960 tại Mátxcơva đã nhận định: Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, là thời đại đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội đối lập, là thời đại giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN, là thời đại CNĐQ bị sụp đổ, hệ thuộc địa bị thủ tiêu, là thời đại có nhiều dân tộc đi lên CNXH, là thời đại thắng lợi của CNXH, CNCS trên phạm vi toàn thế giới Một là sự phát triển mạnh của cuộc CM khoa học công nghệ hiện đại nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến đời sống nhân dân các nước, nó đẩy mạnh xu thế toàn cầu hóa nó đưa đến những thuận lợi đồng thời đặt ra những thách thức nhiều nước,nhất là các nước chậm phát triển và đang phát triển. Hai là CNXH, phong trào cộng sản và công nhân lâm vào khủng hoảng thoái trào làm thay đổi so sánh lực lượng trên trường quốc tế, có tác động đến sự vận động của thời đại, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất thời đại. Ba là nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi. Những xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, những xung đột về sắc tộc, tôn giáo vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Bốn là cộng đồng thế giới đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách đòi hỏi các nước phải có sự hợp tác đa phương để giải quyết. Năm là cùng với sự phân cực tính chỉnh thể của thế giới 3 ngày càng tăng, các nước có chế độ chính trị khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh cũng tồn tại hòa bình, hình thành nên các khu vực tập trung cho sự phát triển. Thứ nhất: Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất, bao trùm nhất và xuyên suốt nhất trong thời đại ngày nay. Cu ba vẫn còn bị cấm vận, đối với Việt Nam và Trung Quốc thì các thế lực thù địch không bao giờ muốn Đảng Cộng sản lãnh đạo, không bao giờ muốn ta xây dựng thành công CNXH. Cuộc đấu tranh ý thức hệ tư tưởng XHCN – hệ tư tưởng tư sản vẫn sôi động trước sự mất uy tín của CNTB và trước mưu đồ của CN đế quốc không muốn để CNXH ở Liên Xô và Đông Âu phục hồi và ngăn các nước khác đi vào CNXH, trước hết là các nước XHCN đang tồn tại. Tuy nhiên, mâu thuẫn này về nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới. Thể hiện trước đây từ đối đầu nay chuyển sang đối thoại, vừa hợp tác vừa đấu tranh cùng tồn tại hòa bình, sẵn sàng chuyển đối đầu, bất đồng sang thứ yếu để cùng hợp tác phát triển. Sự chuyển hóa ấy thể hiện dưới 3 dạng cụ thể: Thứ nhất, tiến hành diễn biến hòa bình và đấu tranh chống diễn biến hòa bình. Hiện nay Mỹ đang thực hiện chiến lược toàn cầu “vượt lên ngăn chặn” để thay thế cho chiến lược trước đây, đây thực chất là chiến lược mạnh bạo hơn nhưng biện pháp sử dụng một cách tòan diện hơn, sâu sắc hơn và tế nhị hơn. Ví dụ như : đối với khu vực Châu á – Thái bình dương. Trong quan hệ với Trung quốc thì một mặt Mỹ ủng hộ và quan hệ hợp tác với Trung quốc nhưng mặt khác Mỹ tìm cách kiềm chế không muốn cho Trung quốc mạnh lên, trong quan hệ với Việt Nam, Mỹ tìm cách xóa bỏ chế độ chính trị nhưng mặt khác vì lợi ích chiến lược lâu dài, Mỹ phải đầu tư vào Việt Nam nhưng Mỹ lại gây sức ép với Việt Nam về vấn đề nhân quyền, tôn giáo bởi vì Mỹ co rằng chính sách đối đầu về kinh tế dần dần sẽ làm thay đổi được tư tưởng chính trị của tầng lớp thanh niên thích hưởng thụ và khi đó mới tiến hành âm mưu lật đổ. Thứ hai là hành động lật đổ và đấu tranh, chống lật đổ. Thứ ba là áp đặt, can thiệp và đấu tranh chống áp đặt và can thiệp từ bên ngoài. Ví dụ như: dự luật HR 2431 được hạ viện Mỹ thông qua, trong đó đưa ra 36 nước để trừng phạt (trong đó có Việt Nam), chúng ta đã kịch liệt phản đối buộc Mỹ không thể tiến hành dự luật này. Thứ hai: Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân; Đây vẫn là mâu thuẫn vốn có trong lòng các nước CNTB. Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tại thì mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội này vẫn là khách quan, giai cấp công nhân vẫn là những người lao động làm thuê cho giai cấp tư sản. Hiện nay do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và những lực lượng tiến bộ trên thế giới, cùng với năng suất lao động cao do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tạo ra, chủ nghĩa tư bản có những điều chỉnh trong chính sách xã hội, thực hiện tăng phúc lợi xã hội. Nó có biểu hiện mới, nội dung, tính chất và hình thức tinh vi hơn, xảo nguyệt hơn, nhưng có vẻ êm dịu hơn. Do giai cấp tư sản tìm mọi cách để xoa dịu cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân như: chăm lo chính sách xã hội hơn; mua chuộc một bộ phận công nhân, trí thức; gắn lợi ích công nhân với lợi ích của các công ty thông qua việc bán cổ phần hoặc sử dụng mọi hình thức tuyên truyền tính ưu việt của xã hội tư bản nhưng về căn bản giai cấp tư sản không thể giải quyết được mâu thuẫn vốn có của nó giữa tư bản và lao động, giữa tính chất xã hội hóa rất cao của LLSX và chế độ sở hữu tư nhân TBCN. Song sự phân hoá giàu nghèo vẫn diễn ra quyết liệt, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng trong các nước tư bản chủ nghĩa. Nếu như trước đây trong các nước tư bản chủ nghĩamâu thuẫn cơ bản nổi lên giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản thì nay mâu thuẫn này đã phát triển thành mâu thuẫn rộng lớn hơn là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. Trong xã hội, không chỉ có giai cấp công nhân bị áp bức, bóc lột mà cả những người lao động khác cũng bị bóc lột; mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng mang tính xã hội hoá cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng gay gắt. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, một mặt giúp nâng cao mức sống cho xã hội, mặt khác làm cho tình trạng thất nghiệp của những người lao động trong xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng gia tăng. Cùng với nó là tình trạng tội phạm xã hội, ma tuý, sự suy thoái vềđạo đức, lối sống làm cho những mâu thuẫn vốn có trong xã hội tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Những mâu thuẫn đó chỉđược giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chếđộ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, với những âm mưu "diễn biến hoà bình" chống phá quyết liệt của kẻ thù, những 4 thủ đoạn nham hiểm của giai cấp tư sản, cùng với sự thiếu thống nhất, sự chia rẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay, cách mạng xã hội chủ nghĩa còn gặp rất nhiều khó khăn. Thứ ba: Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc và kém phát triển với chủ nghĩa đế quốc. Vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX, với ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, khoảng 100 nước đã đấu tranh thắng lợi giành được độc lập dân tộc ở những mức độ khác. Song, do các nước này có trình độ kinh tế, văn hoá thấp kém, cho nên vẫn đang còn lệ thuộc vào các nước tư bản chủ nghĩa về khoa học kỹ thuật, về tài chính, v.v. ở mức độ khác nhau nhau như: Về tiền công rẻ mạc; Về tài nguyên khai thác cạn kiệt với giá rẻ; Về thị trường bán hàng hoá cho các nước nghèo với giá cao; Về trao đổi không ngang giá giữa sản phẩm công nghệ cao với khoáng sản, nông sản sơ chế từ các nước nghèo. Từ sự phụ thuộc về kinh tế khiến họ tất yếu phải phụ thuộc các nước tư bản chủ nghĩa về chính trị. Bằng những biện pháp tinh vi, các nước tư bản chủ nghĩa đang bóc lột các nước dân tộc chủ nghĩa một cách thậm tệ, làm cho khoảng cách giữa các nước giàu và nước nghèo ngày càng gia tăng. Nhiều nước hiện nay không còn khả năng trả nợ. Theo quy luật của cơ chế thị trường, chất xám có xu hướng chảy từ nước nghèo sang nước giàu, do vậy, các nước chậm phát triển có nguy cơ chảy máu chất xám làm cho các nước này đã nghèo lại càng trở nên nghèo hơn. Tình trạng nghèo đói của các nước kinh tế chậm phát triển đã là nguyên nhân dẫn tới những xung đột dân tộc, tôn giáo ở những nước này gia tăng. Như vậy, hiện nay các nước chậm phát triển, một mặt phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại sự can thiệp và xâm lược bằng quân sự, bằng kinh tế, bằng văn hoá của các nước phương Tây; mặt khác, phải đấu tranh chống lại nghèo đói, bệnh tật, lạc hậu. Tình trạng trên làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gia tăng. Điều đó được biểu hiện qua sự gia tăng những cuộc chiến tranh trên thế giới thời gian gần đây. Thứ tư: Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Các nước tư bản có sự thống nhất với nhau về bản chất chế độ, về lợi ích giai cấp, về mục tiêu chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng, những lực lượng tiến bộ trên thế giới. Quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa, giữa các tập đoàn tư bản chủ nghĩa là quan hệ liên minh nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Song giữa các nước tư bản chủ nghĩa có những mâu thuẫn về lợi ích quốc gia, lợi ích của mỗi tập đoàn tư bản, do vậy, luôn luôn diễn ra những cuộc đấu tranh lúc công khai, lúc ngấm ngầm. Mâu thuẫn trên đã là nguyên nhân nổ ra hai cuộc chiến tranh trên thế giới. Hiện nay mâu thuẫn này được thể hiện thông qua mâu thuẫn giữa ba trung tâm tư bản lớn: Mỹ - Nhật - Tây Âu. Mỹ dựa vào tiềm lực kinh tế - tiềm lực quân sự tìm mọi cách tranh giành quyền lợi với Nhật và Tây Âu. Do vậy, Nhật, Tây Âu vừa là đồng minh chiến lược, vừa là đối thủ cạnh tranh với Mỹ. Trong cuốn sách xuất bản tháng 5/2000, Hubert Vedrin, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp viết “là bạn, là đồng minh, nhưng Pháp không chấp nhận phải đứng sau Mỹ”. Trong khi Mỹ lợi dụng “dân chủ, nhân quyền” để can thiệp vào các quốc gia độc lập thì ông Hubert Vedrin lại nói “nhiều nơi khát vọng dân chủ nhưng không nhất thiết là dân chủ giống hệt chúng ta” và “đừng quên là trong quá khứ, những nhà truyền giáo, quan chức và lính tráng của CN thực dân đã rao giảng rất nhiều về dân chủ, nhân quyền, những điều mà chính họ ít khi áp dụng. Đây là 4 mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay hiện đang tồn tại, có mặt phát triển sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện đã có nhiều nét mới. Chính sự vận động của các mâu thuẫn đó cùng với sự đấu tranh không mệt mỏi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới sẽ quyết định số phận của CNTB, của giai cấp tư sản. Vì thế, trong hoàn cảnh phức tạp của tình hình thế giới hiện nay, việc nhận thức đúng đắn về vấn đề thời đại là rất quan trọng và cần thiết, nó giúp thoát ra khỏi tình trạng hoang mang dao động, mất phương hướng và phát hiện kịp thời và đấu tranh kiên quyết với mọi hình thức và biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội và xét lại. Nhận diện những biểu hiện của nguy cơ chệnh hướng XHCN là vấn đề không phải đơn giản bởi tính phức tạp của sự nhận diện này bắt nguồn từ tính chất phức tạp của thời kỳ quá độ. Thời gian qua ở Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều những biểu hiện cơ hội, xét lại, cụ thể như : - Xu hướng đòi “đa nguyên chính trị” : trong quá trình đổi mới, đặc biệt vào những thời điểm có tính bước ngoặt, Đảng ta có những quyết sách rất quan trọng, trong đó có sự bác bỏ kiên quyết những mầm mống đầu tiên về đa nguyên chính trị chớm xuất hiện trong Đảng. Đây là một 5 quan điểm đúng đắn bởi xuất phát từ bài học kinh nghiệm ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Sự thực hiện “đa nguyên” “đa đảng”, dân chủ theo kiểu tư sản ở Liên Xô và Đông âu vừa qua, là một bài học đắt giá đối với các nước XHCN, đã làm cho CNXH bị khủng hoảng và lâm vào thoái trào. Đồng thời, thực tế cũng chứng minh rằng, các nước thực hiện sự cải cách hay đổi mới thu được những thắng lợi căn bản và vững bước đi theo con đường CNXH đều đã kiên trì nguyên tắc: nhất nguyên chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo duy nhất, đúng đắn của Đảng CS đối với hệ thống chính trị và toàn XH - Tìm mọi cách hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản : Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết đòi Việt Nam phải xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp năm 1992 (tức bỏ điều Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn XH) ngay trong giai đoạn Việt - Mỹ đang chuẩn bị Hiệp định thương mại, tư tưởng này cũng đã xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngược lại với quan điểm trên, Tổng thống Italia nói “chúng tôi hoàn toàn ủng hộ hệ thống chính trị Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo” - Đấu tranh với xu hướng đòi dân chủ hóa vô giới hạn ở Việt Nam (dân chủ phi giai cấp). - Đấu tranh với xu hướng đòi tách văn hóa văn nghệ ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước: một trong những âm mưu diễn biến hòa bình của CNTB đối với các nước XHCN trong đó có Việt Nam chính là việc kích động một số bộ phận văn nghệ sỹ đòi tách văn hóa, văn nghệ ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng bởi họ cho rằng nếu văn hóa, văn nghệ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thì bản thân nó sẽ không mang tính sáng tạo mà chỉ là công cụ tuyên truyền của Đảng. Chính bằng hình thức này cộng với sự tuyên truyền của Đài Châu Âu tự do cũng là 1 trong những nguyên nhân làm sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Thực tế thời gian qua công tác quản lý báo chí, văn hóa xuất bản của nước ta cũng còn nhiều mặt buông lỏng, để nảy sinh những khuynh hướng không lành mạnh làm suy giảm giá trị văn hóa, đạo đức xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhà nước. Để khắc phục những khuyết điểm trên, Đảng ta đã khẳng định: văn hóa văn nghệ có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH, quan hệ của nó trong quá trình biến đổi và cải biến to lớn này không thể trở thành cái đứng ngoài; mà phải là một sức mạnh trực tiếp góp phần vào quá trình phát triển. Do đó, văn hóa, văn nghệ không thể không đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước nhưng đồng thời nhà nước cũng phải đảm bảo tự do, dân chủ cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, tạo điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy hiệu quả của lao động nghệ thuật. Văn nghệ sỹ phải nêu cao trách nhiệm trước nhân dân, trước tổ quốc và CNXH. Đấu tranh với xu hướng đòi tư nhân hóa nền kinh tế theo kiểu TBCN. Đấu tranh với bọn cơ hội tìm cách tác động để sửa đổi luật pháp Việt Nam theo xu hướng TBCN. Đấu tranh với xu hướng đòi xét lại những thành quả cách mạng của dân tộc và của nhân dân. Tóm lại, Do nhận thức đúng đắn về thời đại nên trong những năm qua Đảng ta đã xác định đúng đắn đường lối chiến lược và sách lược, đưa đất nước Việt Nam đạt được từ thắng lợi này sang thắng lợi khác, giữ vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã từng bước đi lên vượt qua được khủng hoảng. Cuộc sống của nhân dân ngày càng cải thiện, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố. Các nước ngày càng tăng cường quan hệ hợp tác làm ăn với Việt Nam. Sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã cổ vũ động viên các nước trong đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, góp phần vào kho tàng lý luận của CN Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nhận thức và xác định đúng đắn vấn đề thời đại hiện nay cùng với xác định đúng hướng đi của đất nước, trong đó có đường lối chính sách đối ngoại. Đảng và nhân dân ta đã góp phần tích cực vào việc làm rõ xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người. Cho dù khúc quanh hiện nay của lịch sử đang là sự quá độ từ CNTB lên CNXH trên thế giới kép dài thêm nhưng nó không thể làm đảo ngược được tính chất và xu thế của thời đại. CNXH vẫn đang tồn tại thoát khỏi những khó khăn, đang tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế của mình. Loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH và theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH. Vấn đề 2: CNXH HIỆN THỰC - CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI XHCN LÀ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA CÁCH MẠNG VN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 6 Bài làm: Quá trình phát triển của lịch sử XH loài người mang bản chất luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng theo khuynh hướng tiến lên cải tổ. Do đó, công cuộc đổi mới hoàn thiện CNXH dưới sự lãnh đạo của chính đảng CS là đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển lịch sử. Và hơn thế nữa còn là sự đòi hỏi tất yếu của bản thân CNXH trên thế giới nói chung và CNXH ở nước ta nói riêng. Bằng lý luận quan hệ quốc tế, chúng ta phân tích làm rõ luận điểm trên. 1. Thành tựu và vai trò, vị trí của CNXH a. Vị trí, vai trò của CNXH : CNXH hiện thực ra đời là một tất yếu trong quá trình phát triển của lịch sử XH loài người. Đây là biểu hiện sự vận động không ngừng tiến lên của lịch sử. CN Mác-Lênin chỉ ra rằng: CNXH là sản phẩm trực tiếp của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, bởi CNXH là mục đích, là lý tưởng của giai cấp vô sản cần đạt tới, do vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản qui định; CNXH cũng là ước mơ, nguyện vọng của đông đảo nhân dân lao động. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác đã chỉ rõ: “Sự diệt vong của CNTB và sự thắng lợi của CNCS đều là tất yếu như nhau”. Các nhà kinh điển CN Mác-Lênin còn dự đoán thiên tài về một XH tương lai, XH CSCN. Đó là một XH mà trong đó mọi sự áp bức, bóc lột, bất công đều bị xóa bỏ, con người được hoàn toàn tự do và bình đẳng, có cuộc sống văn minh và hạnh phúc. Và chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới. Thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã đưa đến việc thiết lập một nhà nước XHCN đầu tiên trong lịch sử XH loài người, đánh dấu sự ra đời của CNXH hiện thực, mở ra thời đại mới cho lịch sử nhân loại. Đó cũng là thành quả vĩ đại, là sản phẩm trực tiếp của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cách mạng VN là một bộ phận không thể tách rời phong trào cách mạng thế giới. Đảng Cộng sản VN là một bộ phận của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là sản phẩm của của sự kết hợp CN Mác-Lênin với phong trào công nhân và CN yêu nước VN. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã xác định con đường đi lên của cách mạng VN là tiến tới CNXH. b. Những thành tựu của CNXH : Tuy mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển nhưng trước những năm 1980, các nước XHCN đã tạo ra được những thành tựu không thể phủ nhận trên các lĩnh vực của đời sống XH bằng sức mạnh tự thân, CNXH đã và đang vượt qua những khó khăn thử thách để trở thành đối trọng trước CNTB trong thời đại ngày nay. Trên thực tế, CNXH đã xác lập được chế độ xã hội của những người lao động, mà bản chất của nó là vì con người, phục vụ con người. Nhân dân lao động là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và quản lý xã hội. CNXH không ngừng tạo điều kiện cho người lao động cống hiến trí tuệ, năng lực của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN. Tuy các nước XHCN đều xuất phát từ một nền kinh tế có trình độ phát triển trung bình và lạc hậu, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn Liên Xô đã trở thành một cường quốc về kinh tế và quân sự đủ sức đánh bại CN phát xít trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt nước đi lên CNXH. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, chỉ sau thời gian không dài các nước XHCN đã xây dựng được một nền kinh tế khá phát triển. Nếu chỉ đơn giản so với hai nước Liên Xô và Mỹ, đứng đầu hai khối trong cùng một thời gian nhất định (đến năm 1985) về tổng sản lượng công nghiệp thì Liên Xô có tốc độ tăng trưởng cao hơn. (năm 1913 nước Nga sa hoàng chỉ đạt 12,5% so với Mỹ, đến năm 1949 Liên Xô đạt đến 40%, năm 1980 Liên Xô đạt 80%, đến năm 1985 đạt 85% so với Mỹ). Ngoài các nước XHCN cũng đạt những thành tựu rực rỡ trong một số ngành khoa học, đặc biệt là trong ngành nghiên cứu và chinh phục vũ trụ. Sức mạnh và sự tác động hệ thống các nước XHCN thế giới đã làm thay đổi bộ mặt của hành tinh. CNXH là lực lượng chủ yếu, là mũi tiến công quan trọng nhất trong công cuộc đấu tranh chống CN đế quốc. CNXH thực sự là hậu thuẫn, là chỗ dựa của phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc. Hệ thống XHCN đã là thành trì của hòa bình thế giới, là chỗ dựa tinh thần của giai cấp công nhân của các nước tư bản trong cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. CNXH (cụ 7 thể là Liên Xô) đã giành được thế cân bằng chắc chắn về vũ khí chiến lược, buộc CN đế quốc phải chấp nhận cùng tồn tại hòa bình, nhờ đó mà nhân loại bước vào giai đoạn mới, giai đoạn của hòa bình, hợp tác và phát triển. Thành tựu tại VN (ĐHXI): Kiểm điểm 5 năm thực hiện NQ ĐHX, nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, 20 năm thực hiện cương lĩnh năm 1991 - Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang có thu nhập trung bình. - Nhiều mục tiêu chủ yếu của chiến lược 2001-2010 đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. - Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168USD. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. - Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa và các lĩnh vực xã hội có tiến bộ; bảo vệ tài nguyên, môi trường được chú trọng hơn; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. - Chính trị - xã hội ổn định; Quốc phòng, an ninh, đối ngoại đượctăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. - Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước. - Phát huy dân chủ có tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố; Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên. - Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tăng cường, đạt một số kết quả tích cực. - Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra tiền đề quan trọng để đẩy nhanh CNH- HĐH và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. c. Những sai lầm của CNXH : Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu cơ bản đã đạt được trong quá trình phát triển của mình, các nước XHCN đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, những sai lầm đó đã đẩy CNXH thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. + Về chính trị: Vấn đề dân chủ trong thời gian dài, không được thực hiện đúng và đầy đủ bản chất nền dân chủ theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, mà là một nền dân chủ hình thức, cắt xén thậm chí có lúc là giả dối. Các Đảng Cộng sản chưa làm tròn vai trò của người chiến sĩ tiên phong, trong tư duy thể hiện sự giáo điều; về lý luận, biểu hiện sự lạc hậu, yếu kém chưa theo kịp sự phát triển thực tiễn và yêu cầu cách mạng; việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng nhiều nơi còn quá yếu, năng lực, trách nhiệm ở một số tổ chức cơ sở Đảng, cán bộ lãnh đạo chưa cao. Tổ chức bộ máy cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả, chế độ trách nhiệm không rõ ràng, nghị quyết ra nhiều nhưng làm ít, công tác kiểm tra thiếu kịp thời, xử lý chưa nghiêm minh, thậm chí cấp trên nói, cấp dưới không nghe. Nhà nước ở các nước XHCN vừa qua chưa thể hiện đúng là nhà nước của dân, do dân, vì dân; không coi trọng việc điều hành và quản lý XH bằng luật pháp; chồng chéo chức năng giữa các cơ quan hành pháp và lập pháp; lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh, chưa phát huy hết quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tệ tham nhũng, nạn mất dân chủ còn diễn ra ở nhiều nơi, nhiều vấn đề gây phiền hà cho nhân dân. 8 + Về kinh tế: sai lầm trong chế độ sở hữu, trong một thời gian dài không thực hiện đúng và đầy đủ những bản chất, những nguyên lý của chủ nghĩa Mác–Lênin về chế độ sở hữu mà dùng biện pháp hành chính, mệnh lệnh ép buộc, cưỡng bức chạy theo chỉ tiêu pháp lệnh. Không để cho nhân dân tự quyết định. Chính nguyên nhân này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, từ đó dẫn đến mất niềm tin với Đảng và nhà nước. Về sản xuất hàng hoá: Thời gian qua chưa nhận thức đầy đủ về nền sản xuất hàng hoá, cho rằng CNXH phải được xây dựng trên nền kinh tế sản xuất phi hàng hoá. Từ đó đã triệt tiêu động lực sản xuất, dẫn đến nền kinh tế chậm phát triển. Về chế độ phân phối nhiều nước XHCN mắc phải sai lầm, khuyết điểm là không thực hiện phân phối theo lao động mà thực hiện theo phân phối cấp bậc và kèm theo chủ nghĩa bình quân. Về quan hệ kinh tế đối ngoại: Thì chỉ quan hệ một chiều dựa vào sự giúp đỡ một bên chứ không phải quan hệ đôi bên cùng có lợi, từ đó làm nảy sinh sự trông chờ, ỷ lại và thực hiện nền kinh tế khép kín, cách biệt với nền kinh tế thế giới, chỉ biết quan hệ trong các nước XHCN mà thôi, chứ không cần quan hệ với các nước TBCN tức là CNXH đã ngủ quên trên những biến động của xã hội, say sưa với chiến thắng, thoả mãn với chế độ XHCN. CNXH đã mắc sai lầm biệt lập, đóng cửa với nền kinh tế thế giới. Do vậy, không tiếp thu được những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp hiện đại. Mặt khác, sự đóng khung các quan hệ kinh tế giữa các nước XHCN với nhau, đi ngược lại xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới, làm cho nền kinh tế của các nước XHCN không thể phát triển được. CNXH, trong thời gian dài đã không chú trọng đúng mức tới các ngành khoa học ứng dụng, chưa sử dụng đúng mức đội ngũ trí thức. Từ đó dẫn đến hậu quả chưa sử dụng hết tài năng, dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám từ các quốc gia XHCN sang các nước TBCN. Những sai lầm đó tích tụ lâu ngày, chậm được phát hiện, chậm được sửa chữa đã đưa đến hậu quả nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử phát triển của CNXH, dẫn đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng cộng sản, đối với Nhà nước và chế độ XHCN bị giảm sút; nạn chuyên quyền độc đoán, tham nhũng đã làm tổn thương nghiêm trọng đối với hình ảnh của CNXH. Mặt khác, CN đế quốc lợi dụng sai lầm đó để phản công lại CNXH, chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận sự phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người dẫn đến sự tam rã của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Tuy nhiên, chúng ta nhận thức rõ rằng sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu cũng như những hậu quả suy giảm KT-XH ở nước ta không phải là từ bản chất chế độ, cũng hoàn toàn không phải là cách lựa chọn sai lầm một sự “đẻ non”, Cách mạng tháng 10 Nga như những kẻ thù tư tưởng của CNXH, những kẻ cơ hội rêu rao, mà thực chất - như Đảng ta đã chỉ rõ - là do sai lầm về đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức của Ban lãnh đạo Đảng cộng sản các nước đó, duy trì quá lâu cơ chế cũ đã tỏ ra bất cập trước thực tiễn mới, đưa đến khủng hoảng kinh tế, xã hội, bên cạnh đó là sự chống phá điên cuồng, tinh vi, thâm độc và toàn diện của các thế lực đế quốc chủ nghĩa. CNXH hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào, song chủ nghĩa xã hội vẫn tỏ rõ sức sống của nó như ở Việt Nam, Trung Quốc, Cu ba và ở giá trị đích thực của CN Mác – Lênin Việt Nam - nằm trong hệ thống các nước XHCN - cũng vấp phải những sai lầm trong việc đề ra đường lối chính sách kinh tế xã hội trong giai đoạn từ trước năm 1986. Chúng ta một thời gian khá dài đã duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã dẫn đến sự kiềm hãm sự phát triển kinh tế và dẫn đến khủng hoảng trầm trọng, hành động trái với các quy luật khách quan, đẩy mạnh cải tạo quan hệ sản xuất trong khi lực lượng SX chưa phù hợp từ đó nảy sinh ra mâu thuẩn chủ yếu giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, nhiệm vụ công nghiệp hóa được đẩy lên một cách duy ý chí trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết. Bộ máy Đảng, nhà nước cồng kềnh, phân tán, cửa quyền. Từ những sai lầm về đường lối chỉ đạo này, dẫn đến nền kinh tế chậm phát triển, xã hội rơi vào khủng hoảng. Nhận thức được những sai lầm trên, các nước XHCN tiến hành cải tổ và đổi mới CNXH (từ những năm 1980). 2. Tính tất yếu và nội dung cải tổ, đổi mới CNXH nói chung và ở Việt Nam nói riêng. 9 a. Tính tất yếu: Chính những thất bại và sai lầm trên đòi hỏi để tồn tại chế độ XHCN, Đảng ta phải thực hiện công cuộc đổi mới, linh động, sáng tạo phù hợp với tình hình hiện nay. Hơn nữa, cho dù không mắc phải những sai lầm, việc cải tổ, đổi mới XHCN cũng phải được tiến hành để phù hợp với quy luật vận động tất yếu của lịch sử xã hội loài người. Nói cách khác, tính tất yếu của đổi mới là một tất yếu lịch sử khách quan do quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, đòi hỏi CNXH phải tiến hành đổi mới vì đó là con đường tồn tại và phát triển của một xã hội tương lai. Đổi mới không chỉ là sự đòi hỏi tất yếu của bản thân CNXH mà còn là biểu hiện lành mạnh của nhận thức đánh giá chính mình để khắc phục những sai lầm và tìm ra những con đường phát triển đúng đắn của CNXH. Cải tổ, đối mới không có nghĩa là bắt đầu một cuộc cách mạng khác mà là sự tiếp tục của cuộc cách mạng XHCN. Quá trình đó phù hợp với sự đòi hỏi của thời đại trong giai đoạn hiện nay, khi mà loài người tiến đến một giai đoạn mà sự tồn tại của các quốc gia tùy thuộc nhiều hơn vào những nhân tố KT-XH, và mối quan hệ quốc tế. Việc đổi mới này, đòi hỏi phải có những hình thức và bước đi phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử, hướng tới mục tiêu phát triển của CNXH. Phải thực hiện một cách đầy đủ những bản chất nhân đạo, dân chủ và văn minh. Đổi mới là quá trình tìm tòi sáng tạo để vươn lên, đổi mới phải tiến hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc đổi mới này, đòi hỏi phải có những hình thức và bước đi phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử, hướng tới mục tiêu phát triển của CNXH. Phải thực hiện một cách đầy đủ những bản chất nhân đạo, dân chủ và văn minh. b. Nội dung: Đổi mới là quá trình tìm tòi sáng tạo để vươn tới là một XH thật sự tốt đẹp, thì phải được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH. Về chính trị: Yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho các Đảng CS cầm quyền và nhà nước XHCN là phải mở rộng và phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân lao động phát huy trí sáng tạo trong công cuộc xây dựng CNXH. Muốn vậy, phải cương quyết khắc phục những quan hệ chính trị đã kiềm hãm sự phát triển KT-XH, xây dựng mối quan hệ mới trong hệ thống chính trị; tăng cường giáo dục lối sống theo phương châm: Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, giữ gìn kỷ cương và trật tự xã hội. Về kinh tế: Vấn đề hàng đầu của công cuộc đổi mới là sự thay đổi cơ chế quản lý bằng mệnh lệnh, tập trung, hành chánh bao cấp sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhiệm vụ này phải tiến hành ở tất cả các khâu của nền kinh tế, đa dạng hoá hình thức sở hữu. Trong đó sở hữu nhà nước và tập thể giữ vai trò nền tảng. Đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, giữ vững độc lập, tự chủ.v.v Về vấn đề xã hội, phải thật sự quan tâm đến vấn đề con người, con người vừa là mục đích, vừa là động lực thực hiện công cuộc đổi mới đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, sau nhiều năm tiến hành cải tổ, đổi mới ở các nước XHCN đưa đến kết quả không giống nhau. Một số nước càng lún sâu vào khủng hoảng và đi đến tan rã CNXH như Liên Xô và các nước Đông Âu, do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân xa rời các nguyên tắc mácxít Lêninnít về định hướng, mục tiêu và bước đi. Một số nước khác đã tiến hành công cuộc cải tổ, đổi mới giành được những thành tựu bước đầu quan trọng như: Trung Quốc, Việt Nam. c. Đổi mới ở Việt Nam: Năm 1986, Đại hội Đảng lần VI đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nhằm nhận thức đúng hơn và thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng CNXH. Đại hội đã đưa ra những nhận thức mới về cơ cấu kinh tế, về công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và thị trường, phê phán triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và khẳng định chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh. Đại hội chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp, coi trọng lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, chăm lo toàn diện và phát huy nhân tố con người, có nhận thức mới về 10 [...]... quốc tế của giai cấp công nhân Đây là phương châm cụ thể hóa để thực hiện nhiệm vụ của công tác đối ngoại; Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại Trong quan hệ quốc tế phải dựa vào sức mạnh của mình là chính, sức mạnh nội tại của VN là điều kiện quan trọng để mở rộng quan hệ quốc tế và không chỉ quan hệ về mặt nhà nước như trước đây mà quan hệ. .. vận và vấn đề quan hệ với Trung Quốc Trước hoàn cảnh đó, Đại hội VI và NQ 13 khóa VI của Bộ Chính trị đã xác định các chủ trương lớn trong quan hệ quốc tế đó là: chủ trương thêm bạn bớt thù; tiến tới bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và tiến tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ Có thể nói ĐH VI, ngoài việc khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước còn là ĐH chuyển hướng và mở cửa cho quan hệ ngoại giao... trong quan hệ quốc tế Tránh hợp tác một chiều, tránh đấu tranh một chiều và tránh trực diện đối đầu trong quan hệ quốc tế Vì nếu hợp tác một chiều chúng ta sẽ bị lệ thuộc và lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị; đấu tranh một chiều sẽ dẫn đến mất bạn bè quốc tế; Tham gia hợp tác khu vực và mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới VN đã và đang rất coi trọng và không thể thi u... tích cực hội nhập quốc tế , như vậy chúng ta không chỉ chủ động và tích cực hội nhập trong lĩnh vực kinh tế mà chủ động và tích cực tham gia ngày càng sâu, rộng vào đời sống mọi mặt của quan hệ quốc tế Thực tiến chứng tỏ, Hội nhập không giới hạn trong một lĩnh vực của đời sống quốc tế mà thể hiện ở mọi mặt trên cả cấp độ khu vực và toàn cầu Tham gia mọi mặt vào đời sống quan hệ quốc tế có nghĩa là phải... nhất trí cao về hội nhập quốc tế * Bài học kinh nghiệm của chiến lược đối ngoại rộng mở và hội nhập kinh tế quốc tế Qua quá trình thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta thời gian qua, có thể rút ra 6 bài học kinh nghiệm và cũng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình thực hiện việc mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế Đó là: Phải đảm bảo nguyên... phần quan trọng trong việc phá thế bao vây, cô lập và cấm vận của các thế lực thù địch; góp phần tạo dựng và giữ vững môi trường quốc tế hòa bình, ổn định và bảo vệ tổ quốc; vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao VN đã thi t lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước trong tổng số 200 nước trên thế giới; có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ Có quan. .. trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn cũng sẽ chi phối các quan hệ quốc tế Toàn cầu hóa và 14 cuộc CM KHCN phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xh thông tin và kinh tế tri thức Kinh tế thế giới dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; Cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công... mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế; bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc 11/1991 và Mỹ 11/7/1995, gia nhập khối ASEAN 28/7/1995, khai thông với ĐNA, Tây Âu, Bắc Âu; tiếp tục duy trì quan hệ với các nước Đông Âu; xác lập mối quan hệ mới với các nước CH của LX cũ và mở rộng qh với nhiều nước trên thế giới * Trên cơ sở những thành tựu của công... trung kinh tế chính trị trên thế giới Nêu cao tinh thần đoàn kết anh em với các nước đang phát triển và với phong trào không liên kết Tăng cường hoạt động ở Liên Hiệp quốc và các tổ chức quốc tế Phát triển quan hệ với các Đảng Cộng sản và công nhân, các lực lượng CM, độc lập dân tộc và tiến bộ; mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền và các Đảng khác Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các... nước ngoài khi thi t lập quan hệ và triển khai hợp tác với nước ta trên mọi lĩnh vực Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị đã đề ra chín nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đó là: Tiến hành tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức và có sự thống nhất hành động về hội nhập kinh tế quốc tế Xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế với một lộ trình

Ngày đăng: 11/02/2015, 23:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan