phân tích nguyên nhân và giải pháp chống lạm phát từ nay đến cuối năm 2011 ở việt nam

20 482 0
phân tích nguyên nhân và giải pháp chống lạm phát từ nay đến cuối năm 2011 ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Lạm phát là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sức khỏe nền kinh tế của mọi quốc gia (tỉ lệ tăng trưởng GDP, tỉ lệ lạm phát , tỉ lệ thất nghiệp, cán cân thanh toán). Hiện nay, ở Việt Nam chỉ số lạm phát đã leo vọt lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia và dự báo của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Diễn biến phức tạp của lạm phát đang tác động đến đời sống thường ngày của người dân, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như gây khó khăn đối với kinh tế vĩ mô. Đây cũng là một vấn đề trọng tâm mà Chính phủ đang tập trung theo dõi, nghiên cứu để tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành. Vậy nguyên nhân của tình trạng lạm phát này bắt nguồn từ đâu và liệu chúng ta phải làm gì để có thể làm dịu bớt tình hình lạm phát hiện nay? Đó là một câu hỏi lớn mà tất cả các chuyên gia kinh tế đều đang vào cuộc tìm câu trả lời. Với tầm quan trọng của vấn đề đó, chúng tôi đưa ra bài tiểu luận với đề tài: “Phân tích nguyên nhân và giải pháp chống lạm phát từ nay đến cuối năm 2011 ở Việt Nam”. Để làm rõ đề tài trên, chúng tôi chủ yếu dựa trên những lí thuyết và những số liệu thực tế, để từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh, đưa ra những luận điểm chính xác nhất và những dự báo có cơ sở cho tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam. Bài tiểu luận sẽ được chia thành 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về lạm phát Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân của lạm phát Chương 3: Giải pháp chống lạm phát Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện bài tiểu luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong có được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô cũng như những người quan tâm. Xin chân thành cảm ơn! 1 Chương I: Khái quát chung về lạm phát 1. Khái niệm của lạm phát. a) Quan niệm sai lầm: Lạm phát là sự tăng lên của giá cả tại một thời điểm nhất định, hay cứ có tăng lên của giá cả tức là xảy ra tình trạng lạm phát. b) Quan niệm đúng đắn: Lạm phát là sự tăng lên một cách nhanh chóng của giá cả và trong một thời gian dài. i. Trong kinh tế học: lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế ii. Trong nền kinh tế: Lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. 2. Phân loại lạm phát Đây là cách phân loại lạm phát theo mức độ: i. Thiểu phát: Mức lạm phát cực thấp, gần như không đáng kể. ii. Lạm phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3 đến dưới 10 phần trăm một năm. iii. Lạm phát cao( Lạm phát phi mã): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. Hiện nay thì Việt Nam đang rơi vào tình trạng lạm phát cao này. iv. Siêu lạm phát: Lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị, tốc độ tăng giá ở mức 3 con số 3. Cách đo lường lạm phát ở nước ta hiện nay. i. Trên thế giới( nhất là ở Mĩ và các nước phát triển) có rất nhiều cách để đo lường và tính toán chỉ số lạm phát như chỉ số giá sinh hoạt, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá bán buôn, chỉ số giá hàng hóa, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân,… ii. Ở Việt Nam: Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi, và là chỉ số quan trọng nhất đánh giá mức độ lạm phát của nền kinh tế. 2 Cách tính toán: Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được điều đó phải tiến hành như sau: 1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua. 2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm. 3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại. 4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau: CPI t = 100 x Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước. Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm. CPI còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng. 3 Chương II: Thực trạng và nguyên nhân của lạm phát 1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam a) Diễn biến lạm phát ở Vịêt Nam từ năm 2004- 2010 Tốc độ tăng GDP và CPI được thể hiện qua biểu đồ trên. Qua đó ta thấy được Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát trong giai đoạn 2004-2007 và 2009-2010 với chỉ số lạm phát chỉ dừng lại ở 1 con số. Tuy nhiên năm 2008 chỉ số lạm phát đã tăng đột biến vào năm 2008 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Qua việc xem xét lạm phát giai đoạn 2004-2010 ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay ( 3 quý đầu năm 2011) b)Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2011 Chỉ số CPI 8 tháng năm 2011( so với tháng trước nó) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 CPI 2,17 2,09 2,17 3,32 2,21 1,09 1,17 0,93 4 Chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng đầu năm có ít nhiều biến động. Từ đầu năm cho đến tháng 4 năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng và đạt cao nhất 3.32% vào tháng 4. Từ tháng 4 trở đi thì chỉ số giá tiêu dùng lại có xu hướng giảm. Sau 4 tháng chỉ số giá tiêu dùng đã giảm được 2.39%. Điều đó cho thấy phần nào chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ đã phát huy tác dụng. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2011 so với Tháng 12 năm 2010 Cùng kì năm 2010 So với tháng trước đó Chỉ số chung 115,68 123,02 100,93 Lương thực 110,53 127,87 100,43 Thực phẩm 128,08 138,63 101,55 Vàng 115,33 147,63 108,70 Đô la Mỹ 100,32 108,64 100,26 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2011 tăng 0,93% so với tháng trước, mức tăng đã giảm nhiều và đây là tháng có chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 1% sau 11 tháng. Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng này tăng 1,35% (Thực phẩm 5 tăng 1,55%), tuy cao hơn mức tăng chung nhưng đã giảm nhiều so với mức 2,12% của tháng trước (Thực phẩm tăng 3,20%). Nhóm giáo dục tăng 1,13%, cao hơn mức 0,26% của tháng Bảy, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng lên khi năm học mới bắt đầu. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác có mức tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm gồm: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,89%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,79%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,55%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,51%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,34%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,25%; giao thông tăng 0,21%; bưu chính viễn thông giảm 0,06%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2011 tăng 15,68% so với tháng 12/2010; tăng 23,02% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tám tháng năm nay tăng 17,64% so với bình quân cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá vàng tháng 8/2011 tăng 8,7% so với tháng trước; tăng 15,33% so với tháng 12/2011và tăng 47,63% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 8/2011 tăng 0,26% so với tháng trước; tăng 0,32% so với tháng 12/2011 và tăng 8,64% so với cùng kỳ năm 2010. Điều này có được là do rất nhiều nguyên nhân. Sau đây là một số nguyên nhân tiêu biểu. 2. Nguyên nhân của lạm phát a) Nguyên nhân khách quan Tình hình kinh tế thế giới có tác động sâu sắc đến tình hình lạm phát nước ta. Những tháng đầu năm 2011 có những diễn biến hết sức phức tạp và chịu tác động sâu sắc của các biến động chính trị ở Bắc Phi, Trung Ðông, thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản và khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Những biến động tiêu cực của kinh tế thế giới này những tháng đầu năm đã tác động trực tiếp đến kinh tế nước ta. Việt Nam là một nước nhập siêu, sản xuất trong nước chưa đủ cho đầu tư và tiêu dùng cuối cùng. Đầu tư và tiêu dùng vượt qua sản xuất lên đến trên dưới 10% hàng năm nên nước ta phải nhập siêu, vay nợ và dựa 6 vào những khoản viện trợ từ nước ngoài để bù đắp. Khi tổng cầu vượt quá tổng cung thì Việt Nam không chỉ ở vị thế nhập siêu, mà còn rất dễ rơi vào lạm phát cao. Do vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu và nguồn đầu tư FDI, ODA từ nước ngoài vào Việt Nam thì đều ảnh hưởng đến tình hình lạm phát ở nước ta. Thiên tai tại Nhật Bản đang khiến cho hệ thống sản xuất toàn cầu của một số mặt hàng điện tử, công nghệ cao chịu ảnh hưởng nặng nề, do khu vực chịu ảnh hưởng thiên tai ở Nhật Bản là nơi sản xuất chính ra thị trường thế giới. Nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh, trong khi nguồn cung xuất khẩu các chi tiết công nghệ của Nhật Bản cho các ngành sản xuất hàng điện tử của châu Á giảm, làm cho giá của chúng tăng (giá của các bộ mạch vi xử lý được sử dụng trong các thiết bị điện tử đã tăng 8%). Hơn nữa, FDI và ODA của Nhật sẽ được đưa về Nhật để phục vụ công cuộc tái thiết đất nước sẽ làm giảm một khoản đầu tư lớn vào Việt Nam. Khủng hoảng nợ công vẫn tiếp tục phủ bóng đen lên khu vực châu Âu. Theo báo cáo thường niên về tình hình tài chính công châu Âu của Ủy ban châu Âu công bố hôm 13/9, nợ công của 17 nước khu vực đồng tiền chung sẽ tiếp tục tăng và có thể lên tới 88,7% GDP vào năm 2012, bất chấp việc kinh tế tăng trưởng trở lại. Ngoài khu vực châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cũng đang đứng trước nguy cơ bị giảm mức xếp hạng tín dụng khi nợ công lên tới mức kỷ lục. Nợ công của Mỹ đã hơn 90% GDP. Nợ công của Nhật Bản trước khi xảy ra động đất, sóng thần cũng đã ở mức 200% GDP. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu sẽ làm chậm lại đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và đặc biệt là nền kinh tế Châu Âu. Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, khi nền kinh tế của các nước Châu Âu (khu vực có quan hệ thương mại và dòng vốn đầu tư khá lớn vào Việt Nam) lâm vào tình trạng khó khăn thì thu hút đầu tư FDI, viện trợ nước ngoài ODA cũng chịu những tác động tiêu cực về lâu dài do nhiều nước phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, hạn chế đầu tư, tập trung cho việc phát triển nền kinh tế nội địa. 7 Khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi, Trung Ðông làm cho giá xăng dầu liên tục leo thang. Không những mà thế giá của sắt thép, nguyên vật liệu,của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, hay giá của mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm tăng. Những mặt hàng này không sản xuất được trong nước hoặc sản xuất không đủ để phục vụ nhu cầu trong nước nên phải nhập khẩu chúng. Với cách thức này, thì ta đã “nhập khẩu lạm phát” của thế giới và đồng thời chịu lạm phát do chi phí đẩy tạo ra khi chịu cú sốc giá làm giá của các yếu tố đầu vào liên tục tăng, từ đó làm lạm phát nước ta liên tục tăng. Với những tác động của thế giới thì lạm phát tăng như một điều tất yếu nhưng nó không phải là nguyên nhân chủ yếu vì như ta có thể thấy trong thời gian qua thì chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam luôn cao hơn bất thường so với các nước trong khu vực hay các đối thủ cạnh tranh cũng như các nước có điều kiện tương tự. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,78%; CPI tăng tới 11,75%. Trong khi đó, những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tương đương Việt Nam như Indonesia (tăng 6%), Malaysia (tăng 6,8%), Thái Lan (tăng 7,6%) và Hàn Quốc (ăng 6%)… thì tốc độ tăng CPI của họ chỉ tương ứng 6,3%; 2%; 2,8% và 3,3%. Còn Trung Quốc, GDP tăng 10,1% nhưng CPI chỉ tăng 5,1%. Chỉ số này của Singapore tương ứng 14% và 3,5%; Đài Loan là 9,8% và 1,5%… Vậy nên nguyên nhân sâu xa là do nội tại xuất phát từ các chính sách điều hành quản lý của nhà nước chứ không phải hoàn toàn do yếu tố bên ngoài tác động. b) Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân trước hết đó là do nhà nước chủ trương phát triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá hơn là việc chú trọng lạm phát, đặc biệt bắt đầu từ nhiệm kỳ 5 năm vừa qua của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chính phủ đặt ra những chỉ tiêu phát triển không thực tế: 7%-7,5% mỗi năm trong 5 năm tới và 7%-8% trong 10 năm tới. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam trải qua nạn lạm phát 9,19% vào năm 8 2010 cao hơn tất cả những nước láng giềng tức là mục tiêu cấp bách là phải kiềm chế lạm phát thì nhà nước lại đề ra chính sách theo đuổi tăng trưởng bằng mọi cách. Ta thấy để có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì phải đánh đổi bằng lạm phát cao vậy nên nhà nước không thể nhắm vào mức phát triển kinh tế cao trong khi cần phải kiềm chế lạm phát. Lạm phát có nguyên nhân từ những yếu tố tiền tệ đó là về mặt tỷ giá, tín dụng. Về mặt tỷ giá, theo một nghiên cứu về lạm phát trong tình trạng đô la hóa ở Việt Nam của Michaël Goujon năm 2006 đã cho thấy sự tác động của tỷ giá lên lạm phát. Sự biến động của tý giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền. Sự mất giá của đồng nội tệ sẽ gia tăng cung tiền do giá trị bằng nội tệ của các tài sản theo ngoại tệ tăng cùng với sự phá giá đồng tiền. Nói cách khác, biến động tỷ giá ảnh hưởng đến chênh lệch tiền tệ giữa cung và cầu tiền tệ và lạm phát. Hơn nữa,sự phá giá đồng nội tệ có thể dẫn đến sự gia tăng giá của hàng sản xuất, tiêu dùng trong nước (thông qua việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào) và điều này ảnh hưởng đến cầu và cung của hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước. Cung của hàng hóa này có thể giảm trong khi cầu của chúng tăng sẽ tạo áp lực lên lạm phát. Thực tế, trong 15 tháng vừa qua (từ 30/5/2011), Việt Nam đã phá giá VNĐ tất cả 4 lần và trong khoảng thời gian này trị giá của VNĐ đã giảm tổng cộng khoảng 20% so với đồng US dollar (USD). Trong lần thứ tư xảy ra vào ngày 11/2/2011, VNĐ sụt giá 9.3% so với USD. Hối suất chính thức của VNĐ tăng từ 18,932 lến đến 20,693 cho một USD. NHNN quyết định phá giá VNĐ là để giảm bớt sự chênh lệch giữa hối suất chính thức và hối suất chợ đen, đôi khi sự cách biệt lên đến 9% và làm giảm sự khan hiếm ngoại tệ. Sự phá giá VNĐ làm tăng giá sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu sẽ gia tăng tính theo VNĐ làm tăng lạm phát. Không những thế, chính phủ còn theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá đồng tiền trong bối cảnh lạm phát luôn tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi lạm phát cao mà tỷ giá cứng nhắc sẽ làm cho hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả tiêu 9 thụ trong nước và xuất khẩu) trở nên đắt đỏ hơn so với hàng nhập khẩu. Điều này làm cho một lượng hàng hóa ít hơn sẽ được sản xuất ra trong nền kinh tế Việt Nam và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam bị giảm sút, điều này lại càng làm lạm phát tăng. Về mặt tín dụng, theo thống kê từ cuối năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Phó giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và các đồng nghiệp đã nghiên cứu và cho thấy việc lạm phát tăng cao thường có độ trễ khoảng 7 tháng so với các thời điểm bùng phát về tăng trưởng tín dụng và ngược lại, khi tín dụng được thắt chặt thì lạm phát cũng giảm sau đó khoảng hơn nửa năm, như vậy tốc độ gia tăng tín dụng trước năm 2011 có ảnh hưởng tới lạm phát năm 2011. Trong 10 năm qua, tốc độ gia tăng tín dụng quá cao, trên 20% đôi khi lên đến 50.2% vào 2007 và 45.6% vào năm 2009. Theo Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN), mức tín dụng tăng 27% trong năm 2010, vượt quá mục tiêu 25%. Mức tín dụng chỉ tiêu cho năm 2011 là 23%. Nay mới hạ xuống dưới 20%. Do đó, mặc dù tốc độ tăng tín dụng giảm thì quy mô tăng tín dụng rất lớn- đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát Việt Nam. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao nhưng chất lượng còn thấp, phần lớn những tín dụng này lại được ưu tiên dành cho những doanh nghiệp nhà nước, thường hoạt động kém hiệu quả, với những điều kiện thuận lợi. Đây cũng là một trong những chính sách tài khoá không phù hợp đã góp phần làm cho lạm phát tăng lên. Đó là tình trạng đầu tư công dàn trải và thiếu hiệu quả. Theo thống kê mỗi năm Việt Nam đầu tư công khoảng 17-20% GDP, trong khi các nước trong khu vực chỉ dưới 5% như Trung Quốc 3,5%, Indonesia 1,6%; nghiên cứu mới đây nhất của ông Vũ Anh Tuấn - Viện Kinh tế Việt Nam cho thấy quy mô vốn đầu tư công trong 10 năm qua đã tăng tới 3,2 lần, trung bình mỗi năm tăng 13,9 % . Tuy nhiên hiệu quả đầu tư công của Việt Nam hiện còn rất kém. Hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP) tại khu vực nhà nước là 10 [...]... của Việt Nam bị thương lái Trung Quốc gom hàng và đẩy giá lên rất cao Theo ước tính, CPI những tháng cuối năm sẽ tăng trong khoảng 0.4-0.7% mỗi tháng Với những con số này thì lạm phát cả năm 2011 sẽ dao động quanh mức từ 16-18% 2 Giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian tới: Nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2011 ở mức 17%, ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ Tài chính ban hành chủ trương từ nay. .. niềm tin vào hiệu quả chính sách Điều này thể hiện rất rõ nét qua những cơn sốt của thị trường vàng, đô la, hay bất động sản khi người dân đổ xô đầu tư và găm giữ các loại tài sản khác thay thế tiền đồng 12 Chương III: Giải pháp chống lạm phát 1 Dự báo về lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới: Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam sẽ dần được cải thiện trong các tháng cuối năm Tốc độ lạm phát dự kiến... hơn thu nhập và nhu cầu nhập khẩu cao hơn trị giá hàng xuất khẩu Hai sự thiếu hụt này tạo áp lực trên giá cả bằng cả hai tác động cầu kéo và chi phí đẩy, làm lạm phát tăng lên Ngoài các yếu tố cơ bản trên gây ra lạm phát thì còn có yếu tố tâm lý Người dân giảm lòng tin vào đồng tiền, chưa tin tưởng vào khả năng kiềm chế lạm phát là những nguyên nhân chính tạo ra lạm phát tâm lý” Một phân tích khoa học... điều nay làm cho xăng dầu (một trong những mặt hàng thiết yếu và là nguyên liệu cơ bản đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất) giảm giá theo Sự sụt giảm này sẽ góp phần kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối năm Một sự sụt giảm của giá dầu hay thậm chí chỉ cần ổn định, thì các chính sách đối phó với lạm phát của Việt Nam cũng sẽ trở nên “dễ thở” hơn Tác động của cung tiền đối với lạm phát thường... lý, một yếu tố rất khó dự đoán và tính toán” Nhìn lại quá trình phát triển thời gian qua, lạm phát luôn là một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất, làm tổn thương nhất đối với nền kinh tế Tâm lý người dân rất nhạy cảm với 11 lạm phát và thường có phản ứng đôi khi quá mức càng đẩy lạm phát lên cao Trong khi đó, các phản ứng của Chính phủ chống lại lạm phát thường chậm và thụ động, chính sách điều hành... giảm dần xuống khoảng 15% vào cuối năm, khi chính sách thắt chặt phát huy đầy đủ tác dụng Chính phủ Việt Nam đã có động thái tích cực nhằm phát huy tiềm năng nền kinh tế trong dài hạn, đặc biệt là những nỗ lực và động thái để giúp duy trì mức ổn định nhất định của nợ công cũng như tài khóa tốt hơn Ngoài ra, chính phủ Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã tập trung nhiều vào chính sách tiền tệ ví... sách tiền tệ ví dụ như bình ổn tỷ giá hối đoái và các biện pháp khác thực hiện để giảm phát Điều này sẽ giúp cho tình trạng lạm phát những tháng cuối năm có những chuyển biến tích cực Hiện tại tăng trưởng kinh tế thế giới đang có dấu hiệu chững lại Trong các dự báo mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều hạ triển vọng tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế chủ chốt trên thế... việc phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các Ngân hàng Thương mại để rút bỏ bớt tiền khỏi lưu thông Nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong những tháng cuối năm nay là tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chặt chẽ, thận trọng phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tăng dư nợ tín dụng ở mức... suất ngân hàng tăng 1%, chỉ gây ra lạm phát khoảng 0,03%; nhưng lạm phát tâm lý 1% thì có thể làm lạm phát tăng thêm 0,64% Một ví dụ khá thú vị về lạm phát tâm lý như sau khi giá điện tăng lên hồi đầu tháng 3 vừa qua, “một bát phở trước đây giá 15.000 đồng, khi giá điện tăng thì cũng tăng giá lên 20.000-25.000 đồng trong khi tỷ trọng điện trong chi phí để làm ra bát phở rất nhỏ” , điều này đã cho thấy... đồng Thêm vào đó, tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại diễn ra trong thời gian dài Trong hai năm 2009 và 2010 bội chi ngân sách tương đương với 8.9% và 5.9% của tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP) lần lượt trong hai năm 2009 và 2010 Cán cân thương mại thiếu hụt thường xuyên trong nhiều năm vừa qua Mức thiếu hụt này tương đương với 8.9% và 10.2% của GDP trong 2009 và 2010 . đang vào cuộc tìm câu trả lời. Với tầm quan trọng của vấn đề đó, chúng tôi đưa ra bài tiểu luận với đề tài: Phân tích nguyên nhân và giải pháp chống lạm phát từ nay đến cuối năm 2011 ở Việt Nam có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay ( 3 quý đầu năm 2011) b)Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2011 Chỉ số CPI 8 tháng năm 2011( so với tháng trước nó) Tháng 1 2. cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng. 3 Chương II: Thực trạng và nguyên nhân của lạm phát 1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam a) Diễn biến lạm phát ở Vịêt Nam

Ngày đăng: 11/02/2015, 11:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan