tiểu luận quản trị cung ứng

19 394 0
tiểu luận quản trị cung ứng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH ……………….o0o………………. QUẢN TRỊ CUNG ỨNG Lớp: 210706503 GVHD: Võ Thị Thanh Thúy TP.HCM 11/2014 1 TIỂU LUẬN Danh sách nhóm STT Họ & Tên MSSV Ghi chú 1 Võ Ngân Hà 2 3 Lê Thị Kim Luyến 4 Phạm Nguyễn Hàn Ny 5 Phan Thị Phượng 6 Thạch Thị Quế Thi 7 Võ Thị Thanh Thủy 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái niệm hàng tồn kho: Hàng tồn kho là những tài sản:  Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường.  Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dỡ dang.  Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho bao gồm:  Hàng hóa mua về để bán: hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến.  Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.  Sản phẩm dở dang: sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.  Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồ kho, gửi đi gia công, chế biến và đã mua đang đi trên đường. 2. Mục tiêu quản trị hàng tồn kho: • Hàng tồn kho nào sẽ được tồn khử ở mỗi giai đoạn trong chuổi cung ứng? • Mức tồn kho là bao nhiêu cho nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm? • Xác định mức độ tồn kho và điểm tái đặt hàng tốt nhất là bao nhiêu? 3. Mục đích, chức năng quản trị hàng tồn kho: 3.1. Mục đích quản trị hàng tồn kho: Mục đích của quản trị hàng tồn kho là xác định được lượng tồn kho cần lưu trữ, bao giờ thì nên đặt lại và cần bổ sung bao nhiêu cho quá trình sản xuất. 3.2. Chức năng quản trị hàng tồn kho: 3.2.1.Chức năng liên kết: - Chức năng liên kết chủ yếu của quản trị hàng tồn kho là liên kết giữa quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm cho khách hàng. - Khi cung cấp hay nhu cầu về một loại hàng hóa nào đó không đều đặn giữa các thời điểm thì việc duy trì một lượng hàng tồn kho cho một thời điểm nào đó là một vấn đề hết sức cần thiết cho doanh nghiệp. - Thực hiện tốt chức năng này sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục và không gây lãng phí. 3.2.2.Chức năng khấu trừ theo số lượng Đối với nhà quản trị hàng tồn kho thì chức năng khấu trừ theo số lượng là một chức năng khá quan trọng. Hầu hết những nhà ứng dụng điều chấp nhận sẵn sàng khấu trừ cho những đơn đặt hàng với số lượng lớn. Việc mua hàng với số lượng lớn có thể làm giảm chi phí đặt hàng nhưng việc mua hàng với số lượng quá lớn có thể làm gia tăng chi phí tồn trữ hàng. Vì vậy, 3 trong quá trình quản trị hàng tồn kho cần phải xác định được một lượng hàng tồn kho tối ưu để vừa được hưởng khấu trừ mà dự trữ hàng gia tăng không đáng kể. 4. Khái quát hàng tồn kho 4.1. Vai trò, bản chất của hàng tồn kho: 4.1.1.Vai trò của hàng tồn kho: Trong nền kinh tế trường hiện nay,quản trị hàng tồn có vai trò đặt biệt quan trọng, với đặc điểm có tính cơ động cao,quản trị hàng tồn kho đảm bảo cho quá trình kinh doanh thương mại được tiến hành liên tục,thông suốt và có hiệu quả.Đồng thời góp phần làm ổn định thị trường hàng hóa. Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong công ty và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động của công ty. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả hàng hóa tồn kho có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với chi phí cấu thành nên giá gốc khác nhau.Xác định đúng,đủ các yếu tố chi phí giá thành nên giá gốc, hàng tồn kho sẽ góp phần tính toán và hạch toán đúng ,đủ,hợp lý giá gốc hàng tồn kho và chi phí hàng tồn kho làm cơ sở xác định lợi nhuận . Hàng tồn kho tham gia vào toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn ,qua đó hàng tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hóa thành những tài sản ngắn hạn khác như tiền tệ,sản phẩm dở dang hay thành phẩm Hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc tương lai. Trong một doanh nghiệp, hàng tồn kho bao giờ cũng là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó. Thông thường giá trị hàng tồn kho chiếm 40% - 50% tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp. Tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Người bán hàng nào cũng muốn nâng cao mức tồn kho để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng; nhân viên phụ trách sản xuất và tác nghiệp cũng thích có một lượng tồn kho lớn vì nhờ đó mà họ lập kế hoạch sản xuất dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với bộ phận tài vụ thì bao giờ cũng muốn hàng tồn kho được giữ ở mức thấp nhất, bởi vì tiền nằm ở hàng tồn kho sẽ không chi tiêu vào mục khác được. Do đó, kiểm tra tồn kho là việc làm không thể thiếu được, qua đó doanh nghiệp có thể giữ lượng tồn kho ở mức “vừa đủ”. Có nghĩa là không “quá nhiều” mà cũng đừng “quá ít”. 4.1.2.Bản chất của hàng tồn kho: • Hai vấn đề quan trọng trong mọi hoạch định tồn kho là: o Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu? o Khi nào thì tiến hành đặt hàng? 4 Hàng hóa tồn kho có thể bao gồm cả nhu cầu nguyên vật liệu phụ thuộc lẫn nhu cầu nguyên vật liệu độc lập. Trong tồn kho nhu cầu độc lập, nhu cầu tồn kho của một loại hàng tồn kho độc lập với nhu cầu tồn kho của bất kỳ loại hàng nào khác. Tồn kho có nhu cầu phụ thuộc bao gồm các loại hàng mà nhu cầu của nó phụ thuộc vào nhu cầu của hàng hóa khác trong tồn kho. Nói chung, nhu cầu về vật liệu và các phần tử có thể tính toán nếu chúng ta có thể ước lượng được nhu cầu của các loại thành phẩm cần sử dụng chúng. Các quyết định về lượng đặt hàng và điểm đặt hàng lại cho hàng hóa tồn kho phụ thuộc rất khác biệt với tồn kho độc lập. Những nguyên vật liệu, hàng hóa mua về đã được kiểm tra trước khi đưa vào các kho dự trữ. 4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho: ¶ Loại hình doanh nghiệp. ¶ Tính chất của quy trình sản xuất. ¶ Mối liên hệ giữa chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho. ¶ Các rủi ro trong quan hệ cung cầu. ¶ Các cơ hội bất thường. ¶ Tính dễ thay đổi trong các điều kiện sản xuất kinh doanh. ¶ Lạm phát. ¶ Quy trình, thủ tục làm việc của các cơ quan công quyền có liên quan. 4.3. Các yếu tố quyết định hàng tồn kho: 4.4. Cơ cấu hàng tồn kho: 4.4.1.Tồn kho nguyên vật liệu Là những nguyên vật liệu chính mà Việt Tiến mua, nhập khẩu để sử dụng trong quy trình sản xuất. Việc duy trì lượng tồn kho phù hợp sẽ tạo thuận lợi cho công ty trong hoạt động sản xuất. Trong doanh nghiệp, vật liệu bao gồm nhiều loại, có vai trò, công dụng, tính chất lý hóa khác nhau và biến động thường xuyên trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Để phục vụ cho công tác quản lý hàng tồn kho, tất yếu khách quan là phải phân loại nguyên vật liệu. Thông thường nguyên, vật liệu trong doanh nghiệp được chia thành các loại sau:  Nguyên vật liệu chính: Đây là đối tượng chủ yếu trong doanh nghiệp, hình thành nên thực thể của sản phẩm mới, tạo ra những tính chất cơ bản của sản phẩm, tỉ trọng của những nguyên vật liệu này chiếm phần lớn trong sản phẩm là bông trong công nghiệp dệt may, vải chính, vải lót, vải dựng, vải phối.  Vật liệu phụ: Là những vật liệu không tham gia vào tạo ra những tính chất cơ bản của sản phẩm, tỉ trọng của vật liệu này chiếm trong sản phẩm ít. Bao gồm: thuốc tẩy, thuốc nhuộm, gai đinh, dây dệt, vải 5 chỉ, nhãn vải phu, nút chặn nhựa, băng keo nhãn vải chính, giấy lụa, khoan kim loại, nhãn vải lụa. 4.4.2.Tồn kho sản phẩm dở dang Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm. Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường. Chi phí dịch vụ dở dang: bao gồm tất cả những mặt hàng chưa được hoàn chỉnh, hiện đang nằm trong một công đoạn nào đó cụ thể như: chưa đóng gói, dán nhãn ) Bán thành phẩm được dự trữ để chờ bước tiếp theo trong quy trình sản xuất. Cụ thể là các kiểu, loại áo sơ mi, quần tây chưa được đưa vào đóng gói hoặc chưa hoàn thành tất cả các công đoạn như đính nút, gắn nhãn hiệu, cắt chỉ, … 4.4.3.Tồn kho thành phẩm Các sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất, chuẩn bị đưa vào tiêu thụ. Hầu hết các tồn kho thành phẩm của Việt Tiến đều được dự trữ sẵn với khối lượng hợp lý. Bao gồm các mẫu quần áo đã được hoàn thành và được đóng gòi hoàn chỉnh, được gắn nhãn hiệu sản phẩm, đính nút, cắt chỉ thừa,… 4.5. Cơ cấu chi phí dự trữ hàng tồn kho: Cơ cấu chi phí dự trữ hàng tồn kho: • Chi phí tồn trữ: là tất cả các chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho. Nó phụ thuộc vào mức lưu giữ và thời gian lưu giữ. Đó là các chi phí: thuê kho hàng, chi phí sử dụng thiết bị hiện đại, chi phí nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý, thiệt hại do máy móc, hàng tồn kho hỏng hóc…. • Chi phí đặt hàng: phụ thuộc vào đơn hàng. Bao gồm: chi phí tìm kiếm nguồn hàng, chi phí vận chuyển, giao nhận, chi phí bốc xếp, lưu kho. • Chi phí thiếu hụt: xuất hiện khi nhu cầu không được đáp ứng vì không đủ hàng tồn kho. Khi đó công ty sẽ gặp phải không ít khó khăn trong duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. • Chi phí mua hàng: là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị sản phẩm. 6 5. Vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho. Trong đó Hệ số vòng quay hàng tồn kho cũng được tính cho 4 quý gần nhất theo công thức sau: Trong đó: Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thì trường tăng đột ngộ thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị trường. 7 Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp. 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 1. Giới thiệu về công ty Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến. Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION. Tên viết tắt : VTEC Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái BìnhDương kỹ nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m• với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân. Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIỆP SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật …. Chính vì thế, ngày •9/04/1995 TỔNG CTY DỆT MAY VIỆT NAM ra đời. Ngày 09 tháng 01 năm •007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết định : Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 2. Thị trường tiêu thụ Đối với thị trường xuất khẩu: Phải giữ vững thị trường đã có bằng cách: • Linh hoạt giá cả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng. • Sử dụng hiệu quả các loại QUOTA được cấp. • Phân tích lựa chọn khách hàng và có chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. Phát triển thị trường mới bằng cách: • Tăng cường công tác tiếp thị, tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế, hội thảo. • Coi trọng thị trường Asean để tận dụng các ưu thế khi gia nhập Aisa. • Tiếp tục mở rộng thị trường Nhật Bản và các thị trường Free Quota. • Từng bước nâng tỷ trọng sản xuất hàng mua nguyên liệu bán thành phẩm, thay dần phương thức gia công. • Có chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Tiến ra thị trường thế giới. Đối với thị trường nội địa: 9 • Hoàn thiện qui chế cho hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên phạm vi cả nước. • Mở rộng thêm các đại lý ở các địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế như khu vực phía Bắc, miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên đi đôi với chính sách cho từng khu vực. • Nghiên cứu chế thử và hoàn thiện thông số sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm từng vùng. • Duy trì hội nghị khách hàng tham gia các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, đẩy mạnh quảng cáo tiếp thị, tăng cường công tác hướng dẫn thị trường và người tiêu dùng. Có chính sách hậu mãi sau bán hàng. • Nâng cao tỷ trọng tiêu thụ nội địa lên từ 30% đến 35% trong tổng doanh thu hàng mua nguyên liệu và bán thành phẩm. Về thương hiệu :  Hiện nay công ty có các thương hiệu sau : o Việt Tiến o Smart Casual o TT-up o San Siaro o Manhattan o Việt Long o Camellia Về thị trường tiêu thụ : (Nguồn 4/•013) 3. Cơ cấu bộ máy tổ chức 10 [...]... đơn và nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty mở rộng năng lực sản xuất tại các đơn vị, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, cải tiến hợp lý hóa sản xuất bằng phương pháp Lean, áp dụng quy trình quản lý tiên tiến, tăng cường giá trị tăng thêm của sản phẩm, đẩy nhanh tăng năng suất lao động, cải thiện thu nhập và điều kiện làm việc cho người lao động Ngoài ra, doanh nghiệp tiếp tục khai thác và chiếm lĩnh thị trường... tục cho số cán bộ này nâng trình độ lên bậc đại học • Thường xuyên liên hệ với 3 trường đại học như Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật, Đại Học Sư Phạm Thủ Đức và Đại Học Bách Khoa, cung cấp những suất học bổng để qua đó tiếp nhận những nhân tài trong lĩnh vực may mặc, tạo nguồn lực dồi dào cho công ty • Nguồn lao động của ngành may luôn luôn bị biến động... cấp tại thị trường này Về chiến lược phân phối, thông qua đại sứ quán, các cuộc triển lãm, hội thảo, các khách hàng đã từng làm ăn với Việt Tiến… để tìm kiếm đối tác phân phối độc quyền chứ không tự ứng ra xây dựng kênh phân phối riêng Đây là cách làm đã áp dụng khá thành công tại hai nước Campuchia và Lào Công ty sử dụng hiệu quả các loại QUOTA được cấp, phân tích lựa chọn khách hàng và có chính... thống đại lý rộng khắp trên các thành phố trên cả nước 8.2 Khó khăn 16 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 1 2 Giải pháp  Kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu nhập về để giảm tạp chất rẵn lẫn trong cá nguyên liệu  Bảo quản tốt nguyên liệu trong vận chuyển và nhập để giảm nguyên liệu hỏng  Tuyển dụng công nhân làm việc lâu dài với công ty kết hợp đào tạo tay nghề và nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên liệu cho công nhân... kết: tìm hiểu kỹ đối tác trong và ngoài nước để liên doanh trong các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may – đặc biệt là nguyên liệu chínhTừ đó, công ty sẽ có nguồn cung cấp ổn định phục vụ cho sản xuất xuất khẩu & nội địa - Tiến hành các biện pháp chống nạn làm nhái,hàng giả của công ty Các biện pháp cụ thể là thông qua các cơ quan quyền... http://text.123doc.vn/document/693984-tong-quan-chung-ve-cong-ty-may-viettien.htm http://www.tonghemay.com/nd5/detail/trang-vang/tong-cong-ty-co-phan-may-viettien/189.002.html http://quynhtrangduong.wordpress.com/2013/11/22/chuoi -cung- ung-cua-viet-tien/ 19 . năng quản trị hàng tồn kho: 3.2.1.Chức năng liên kết: - Chức năng liên kết chủ yếu của quản trị hàng tồn kho là liên kết giữa quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm cho khách hàng. - Khi cung. tái đặt hàng tốt nhất là bao nhiêu? 3. Mục đích, chức năng quản trị hàng tồn kho: 3.1. Mục đích quản trị hàng tồn kho: Mục đích của quản trị hàng tồn kho là xác định được lượng tồn kho cần lưu trữ,. THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH ……………….o0o………………. QUẢN TRỊ CUNG ỨNG Lớp: 210706503 GVHD: Võ Thị Thanh Thúy TP.HCM 11/2014 1 TIỂU LUẬN Danh sách nhóm STT Họ & Tên MSSV Ghi chú 1 Võ Ngân

Ngày đăng: 11/02/2015, 09:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan