CAC DANG BAI TAP LTDH (HAY)

68 568 1
CAC DANG BAI TAP LTDH (HAY)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BÀI TẬP VỀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ ADN Có 2 dạng: Dạng 1: Tính số lượng nuclêôtit trong phân tử Dạng 2: tính số lượng và tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit trong phân tử. ***** Dạng 1: Tính số lượng nuclêôtit trong phân tử Công thức: 1. N = 2A + 2G (N = 2T + 2X do NTBS A = T; G = X) 2. Số lượng nuclêôtit 1 mạch:   = A(T) + G(X) 3. Dựa vào số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch đơn A = T = A 1 + A 2 = A 1 + T 1 = A 2 + T 2 = T 1 + T 2 G = X = G 1 + G 2 = G 1 + X 1 = G 2 + X 2 = X 1 + X 2 4. Chiều dài gen: L =   3,4  N =   (A 0 ) Đổi đơn vị: 1mm = 10 4  m; 1mm = 10 6 nm; 1mm = 10 7 A 0 . 5. Khối lượng phân tử ADN: M = N * 300 6. Số chu kì xoắn: C =   7. Số liên kết P-đieste (liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit): HT = N – 2 8. Dựa vào % một loại nuclêôtit trong phân tử: A% =   100 9. Dựa vào % một loại nuclêôtit trên 1 mạch: %A 1 =    100 10. Dựa vào % từng loại nuclêôtit của gen A% = T% =       A% + G% = 50% G% = X% =       Ví dụ 1: Trên một mạch của gen có chứa 2579 liên kết hóa trị (HT) giữa các đơn phân. Tính số nuclêôtit, số chu kì xoắn, khối lượng phân tử của gen nói trên. Giải *Tính số nuclêôtit của gen (N): Một mạch của gen có: HT = N/2 – 1  N/2 = HT + 1  N = 2 * (HT + 1) = 2 * (2579 + 1) = 5160 *Số chu kì xoắn: C = N/20 = 5160/20 = 258 *Khối lượng phân tử: M = N*300 = 5160 * 300 = 1548.10 3 đvC Ví dụ 2: Một gen có 120 chu kì xoắn. tính số nuclêôtit và chiều dài của gen. Giải *Tính N: Dựa vào số chu kì xoắn C C = N/20  N = C*20 = 120 * 20 = 2400 *Tính L: L = (N/2)*3,4 = Ví dụ 3: Trên một mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit G, T, X lần lượt là 20%, 15%, 40%. Số nuclêôtit loại A của mạch là 400 nuclêôtit. Xác định số nuclêôtit của gen. Giải *Tính %A trên mạch đơn: %A = 100% - (20% + 15% + 40%) = 25%. %A = [A : (N/2)]*100%  N/2 = (A * 100)/A% 2  N/2 = (400 * 100)/25 = 1600  N = 2 * 1600 = 3200 Ví dụ 4: Trên một mạch đơn thứ nhất của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit A 1 = 25%, T 1 = 15%. Số nuclêôtit loại G của gen là 600 nuclêôtit. Xác định số nuclêôtit của gen. Giải *Tính %G của gen: %A = (%A1 + %A2)/2 = 20% A% + G% = 50%  G% = 30% *Tính số nuclêôtit của gen: %G = G/N*100%  N = G/G%*100% = 600/30*100 = 2000. *****Dạng 2: tính số lượng và tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit trong phân tử. Công thức: Một số hệ phương trình thường dùng: 1. N = 2A + 2G và H = 2A + 3G 2. N = 2A + 2G và A/G = x 3. A% + G% = 50% và A/G = x 4. A% + G% = 50% và A% - %G = x% 5. H = 2A + 3G và A/G = x 6. H = 2A + 3G và A% (hoặc %G) = x% Bài tập áp dụng Ví dụ 1: Một phân tử ADN dài 3,4.10 6 A 0 . Số lượng nuclêôtit loại A bằng 20% số nuclêôtit của cả phân tử ADN. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử ADN? Giải Số lượng nuclêôtit của cả phân tử ADN N = 2L/3,4 = 2.10 6 . Số lượng nuclêôtit loại A là 20% * 2.10 6 = 4.10 5 . %A + %G = 50%  G% = 30% Số nuclêôtit loại G, X: G = X = 30%*2.10 6 = 6.10 5 . Ví dụ 2: Một gen dài 0,51m, có 3900 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có 250 nuclêôtit loại A, loại G chiếm tỉ lệ 20% số nuclêôtit của mạch. Xác định số lượng nuclêôtit từng loại của gen và trên mỗi mạch đơn của gen. Giải 1m = 10 4 A 0 . L = N/2*3,4 = 3000 N = 2A + 2G = 3000 H = 2A + 3G = 3900  A = T = 600, G = X = 900. A = A1 + T1  T1 = 600 – 250 = 350 G1 = 20%*3000/2 = 300 G = G1 + X1  X1 = 900 – 300 = 600 Vậy A1 = T2 = 250 T1 = A2 = 350 G1 = X2 = 300 X1 = G2 = 600 Ví dụ 3 (ĐH 2011-18/162): Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết và có 900 nu loại G. Mạch 1 của gen có số nu loại A chiếm 30% và số nu loại G chiếm 10% tổng số nu của mạch. Số nu mỗi loại ở mạch 1 của gen này là : A. A = 450 ; T = 150 ; G = 150 ; X = 750. B. A = 750 ; T = 150 ; G = 150 ; X = 150. C. A = 450 ; T = 150 ; G = 750 ; X = 150. D. A = 150 ; T = 450 ; G = 750 ; X = 150. Giải H = 2A + 3G = 3900 G = 900  A = 600 N/2 = A + G = 1500 A1 = 30%*1500 = 450 T1 = A – A1 = 600 – 450 = 150 G1 = 10%*1500 = 150 3 X1 = G – G1 = 900 – 150 = 750  Đáp án A CÁC CÂU TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG: ĐH 2012 – 279: Câu 44: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là A. 112. B. 448. C. 224. D. 336. Hướng dẫn: A1 = T1; G1 = 2A1; X1 = 3A1 A = T = 2A1 G = X = G1 + X1 = 2A1 + 3A1 = 5A1 2A + 2G = 2128  2.2A1 + 3.5A1 = 2128  19A1 = 2128  A1 = 112  Số nuclêôtit loại A của gen là 112 x 2 = 224 Câu 53: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ      thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là A. 20%. B. 40%. C. 25%. D. 10%. Hướng dẫn (A+T)/(G+X) = 1/4  A/G = 1/4  A = 0,25G (1) Ta có A + G = 50% = 0,5 (2) Thay (1) vào (2)  G = 0,4 = 40% ĐH 2008 – 502 Câu 47: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là      . Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là A. 0,2. B. 0,5. C. 2,0. D. 5,0. CĐ 2012 – 263: Câu 12: Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là A. 644. B. 506. C. 322. D. 480. CĐ 2011 – 953: Câu 3: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên là A. A = T = 900; G = X = 600. B. A = T = 300; G = X = 1200. C. A = T = 1200; G = X = 300. D. A = T = 600; G = X = 900. CĐ 2010 – 251: Câu 7: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là A. ADN có cấu trúc mạch đơn. B. ARN có cấu trúc mạch đơn. C. ADN có cấu trúc mạch kép. D. ARN có cấu trúc mạch kép. Câu 13: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là A. 2250. B. 1798. C. 1125. D. 3060. CĐ 2009 – 138: Câu 51: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là A. 1120. B. 1080. C. 990. D. 1020. BÀI TẬP VỀ NHÂN ĐÔI ADN Có 2 dạng: Dạng 1: Xác định số đợt tự nhân đôi của ADN Dạng 2: Xác định số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho phân tử và cho từng loại nuclêôtit của ADN (gen) tự nhân đôi k lần. *****Dạng 1: Xác định số đợt tự nhân đôi của ADN 4 + Gọi k là số đợt tự nhân đôi từ một phân tử ADN (gen) ban đầu:  Số phân tử ADN con được tạo ra ở đợt nhân đôi cuối cùng là: 2 k . + Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tạo ra số lượng phân tử ADN tương đương là 2 k – 1. + Số mạch mới hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường 2*(2 k – 1). + Số phân tử ADN hoàn toàn mới ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là 2 k – 2. Lưu ý: Giải thích dựa vào nguyên tắc bán bảo tồn. Ví dụ 1 (ĐH 2009-13/462): Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là: A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Giải Số mạch mới hoàn toàn: 2*(2 k – 1) 8*2*(2 k – 1) = 112  k = 3  Đáp án B. Ví dụ 2 (ĐH 2009-60/462): Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N 15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N 14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N 14 ? A. 32 B. 30 C. 16 D. 8 Giải Số phân tử ADN hoàn toàn mới: 2 k – 2.  Số phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N 14 là: 2 k – 2 = 2 5 – 2 = 32 – 2 = 30  Đáp án B. *****Dạng 2: Xác định số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho phân tử và cho từng loại nuclêôtit của ADN (gen) tự nhân đôi k lần. Bước 1: xác định số lượng nuclêôtit cả phân tử và từng loại nuclêôtit của gen ban đầu (áp dụng các dạng bài tập về cấu trúc ADN) Bước 2: xác định số lần nhân đôi của gen. Bước 3: áp dụng công thức: N môi trường = N*(2 k – 1). A môi trường = T môi trường = A*(2 k – 1). G môi trường = X môi trường = G*(2 k – 1). Ví dụ 1 (ĐH 2010-4/381): Người ta sử dụng một chuỗi poli nuclêôtit có     làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi poli nuclêôtit bổ sung có chiều dài bàng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là: A. A + G = 20%; T + X = 80%. B. A + G = 25%; T + X = 75%. C. A + G = 80% ; T + X = 20%. D. A + G = 75% ; T + X = 25%. Giải Lưu Ý : nguyên tắc bổ sung giữa 2 mạch A = T ; G = X. Trên mạch gốc : (T + X) / (A + G) = 0,25. Mạch bổ sung được tổng hợp có : (A + G) / (T + X) = 0,25 = 20%/80%  A + G = 20% ; T + X = 80%  Đáp án A. Ví dụ 2: Trên 1 mạch đơn của gen có số nu loại A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần, môi trường cung cấp số nu mỗi loại là : A. A = T = 90 ; G = X = 200. B. A = T = 180 ; G = X = 400. C. A = T = 630 ; G = X = 1400. D. A = T = 270 ; G = X = 600. Giải Đề cho mạch 1 : A1 = 60 ; T1 = 30 ; G1 = 120 ; X1 = 80. *Số lượng từng loại nu của gen : A = T = A1 + T1 = 60 + 30 = 90. G = X = G1 + X1 = 120 + 80 = 200. *Số nu từng loại môi trường cung cấp : 5 A môi trường = T môi trường = A*(2 k – 1) = 90*(2 3 – 1) = 630. G môi trường = X môi trường = G*(2 k – 1) = 200*(2 3 – 1) = 1400  Đáp án C Ví dụ 3: Một gen có chiều dài 5100A 0 , khi tế bào mang gen này trải qua 5 lần phân bào liên tiếp, môi trường cung cấp số nuclêôtit tự do là: A. 46500. B. 3000. C. 93000. D. 9000. Giải N = 2L/3,4 = 2*5100/3,4 = 3000 N môi trường = 3000 * (2 5 – 1) = 93000  Đáp án C. Ví dụ 4: Một gen khi tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành nên 3800 liên kết hiđrô, trong đó số liên kết hiđrô giữa các cặp G – X nhiều hơn số liên kết trong các cặp A – T là 1000. Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen nhân đôi liên tiếp 3 đợt là bao nhiêu? Giải 2 gen con có 3800 liên kết hiđrô  số liên kết hiđrô trong mỗi gen: 3800 : 2 = 1900  2A + 3G = 1900 (1) Số liên kết hiđrô giữa các cặp G – X nhiều hơn số liên kết giữa các cặp A – T trong 1 gen con là: 1000 : 2 = 500.  3G – 2A = 500 (2) Giải hệ pt (1) và (2)  A = T = 350; G = X = 400. A môi trường = T môi trường = A*(2 k – 1) = 350*(2 3 – 1) = 2450. G môi trường = X môi trường = G*(2 k – 1) = 400*(2 3 – 1) = 2800. CĐ 2013 – 864: Câu 54: Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là A. 190. B. 100. C. 90. D. 180. CĐ 2011 – 953: Câu 58: Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N 15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N 14 , quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E. coli có chứa N 15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. CĐ 2007 – 194: Câu 51: Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện sao mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số ribônuclêôtit tự do là A. 6000. B. 3000. C. 4500. D. 1500. BÀI TẬP MÃ DI TRUYỀN Mã di truyền là mã bộ ba: cứ 3 nuclêôtit  1 bộ ba Mỗi bộ ba: chứa 3 nuclêôtit cùng loại (AAA) hoặc khác loại (AAT, ATG). Trong toàn bộ phân tử ADN (gen) có 4 loại nuclêôtit  tạo ra: 4 3 = 64 bộ ba mã hóa. *Gọi a là số loại nuclêôtit cấu tạo nên đoạn ADN  Số bộ ba mã hóa = a 3 . Ví dụ: trên một đoạn ADN có 3 loại nuclêôtit A, T, G sẽ tạo ra bao nhiêu bộ ba mã hóa?  số bộ 3 mã hóa = 3 3 = 27. Kiến thức cần phải nhớ: - Mã mở đầu: AUG mã hóa axit amin mở đầu. - Ba mã kết thúc: UAA, UAG, UGA không mã hóa axit min nào cả, chỉ làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã. - Thay đổi trật tự nuclêôtit trong một mã là được một loại mã khác. Lưu ý chiều của mã bộ ba cùng chiều với chiều của mARN. Ví dụ 1: Từ 4 loại đơn phân A, T, G và X tạo ra 64 bộ ba. Xác định: a) Có bao nhiêu bộ ba không chứa A? b) Có bao nhiêu bộ ba chứa 1A? 6 c) Có bao nhiêu bộ ba chứa 2A? d) Có bao nhiêu bộ ba chứa ít nhất 1A? Giải a) Có 4 loại đơn phân A, T, G, X  không chứa A có 3 loại T, G, X  Số bộ 3 không chứa A: 3 3 = 27. b) Số bộ ba chứa 1A bao gồm: - Bộ ba chứa 1A với 1 loại nuclêôtit khác (T hoặc G hoặc X). Mỗi loại được 3 bộ ba (TTA, ATT, TAT)  có 9 bộ ba chứa 1A + 1 loại nuclêôtit khác. Cách 2: Bộ 3 chứa 1A: C 1 3 Với 1 loại nuclêôtit khác (T hoặc G hoặc X)  C 1 3 * 3 = 9 - Bộ ba chứa 1A với 2 loại nuclêôtit khác (T, G hoặc T, X hoặc G, X). Cách 1: Đảo trật tự các nuclêôtit Ví dụ: 1A + G, X: AGX, AXG; XAG, GAX; XGA, GXA: có 6 loại bộ ba  Có 18 loại bộ ba chứa 1A + 2 loại nuclêôtit khác. Cách 2: Tính tổ hợp Bộ ba chứa 1A: C 1 3 . 1A với 2 loại nuclêôtit khác: có 6 bộ ba.  có C 1 3 *6 = 18  Tổng số bộ ba chỉ chứa 1A: 9 + 18 = 27. c) số bộ ba chứa 2 A với một loại nuclêôtit khác (T hoặc G hoặc X) thay đổi trật tự mỗi loại có 3 loại bộ ba  9 bộ ba hoặc bộ ba chứa 2 A với 1 loại nuclêôtit khác C 2 3 . d) Xác định số bộ ba chứa ít nhất 1A - có 4 loại nuclêôtit A, T, G, X  số bộ ba = 4 3 = 64. - các bộ 3 không chứa A : 3 3 = 27.  Số bộ ba chứa ít nhất 1A = 64 – 27 = 37. Ví dụ 2: Trong thực nghiệm người ta tạo ra 1 phân tử mARN chỉ có 2U và X với tỉ lệ tương ứng là 4 : 1. Hãy xác định các bộ ba chứa 2U trong mARN trên. A. 16/125 B. 48/125. C. 4/125 D. 12/125 Giải Khả năng xuất hiện U là 4/5 Khả năng xuất hiện X là 1/5 Tỉ lệ bộ ba chứa 2U và X là UUX, UXU, XUU : 3 bộ ba (4/5) 2 * 3 * 1/5 = 48/125 BÀI TẬP VỀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ Công thức cơ bản: 1. Từng loại nu của mARN bằng mạch khuôn của gen : Am = T khuôn ; Um = A khuôn ; Gm = X khuôn ; Xm = G khuôn . 2. Số nu của phân tử mARN : N ARN = Am + Um + Gm + Xm ; N ARN =   N gen = A + G. 3. Chiều dài mARN : L ARN = L gen =   N * 3,4 4. Khối lượng mARN: M mARN = N ARN * 300 5. Số liên kết hóa trị: HT =   N – 1. 6. Liên quan giữa từng loại nuclêôtit của gen và mARN: A gen = T gen = Am + Um. G gen = X gen = Gm + Xm. %A = %T =      %G = %X =      7 *****Dạng bài tập: Tính số lượng từng loại nuclêôtit của ARN dựa vào cấu trúc của gen và quá trình phiên mã. Bước 1: Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen. Bước 2: Xác định mạch gốc dựa vào nguyên tắc bổ sung theo từng cặp nuclêôtit giữa mARN và mạch khuôn (lưu ý cách xác định mạch gốc bằng nhiều cách) Ví dụ: Môi trường cung cấp cho phiên mã loại U = 2000. Mạch 1 của gen có A1 = 500  2000 : 500 = 4  Mạch 1 làm khuôn và gen đã phiên mã là 4 lần. Ví dụ: Môi trường cung cấp cho phiên mã loại U = 2000. Mạch 1 của gen có T1 = 500  2000 : 500 = 4  Mạch 2 (T1 = A2) làm khuôn và gen đã phiên mã là 4 lần. Bước 3: Viết số nuclêôtit từng loại của mARN dựa vào mạch khuôn đã xác định theo NTBS (A – U; T – A; G – X; X – G). Ví dụ 1: Một gen có 2400 nu, trên một mạch của gen có A = 200, T = 300, X = 400. Gen phiên mã 1 số lần, môi trường cung cấp 1500 nu loại U. Tính số lượng mỗi loại nu của ARN và số lần phiên mã của gen nói trên. Giải - Giả sử mạch đã cho là mạch 1 : Số nu trên 1 mạch của gen : N : 2 = 1200  G = 300 Số nu mỗi loại trên mạch đã cho : A1 = 200 ; T1 = 300 ; X1 = 400 ; G1 = 300. Số nu mỗi loại trên mỗi mạch đơn : A1 = T2 = 200 ; T1 = A2 = 300 ; … *Xác định mạch gốc : Môi trường cung cấp 1500 nu loại U  1500 : 300 (A2) = 5  Vậy mạch 2 mới là mạch khuôn và số lần phiên mã là 5. - Số nuclêôtit từng loại của ARN: Am = T2 = 200 … Ví dụ 2: Một gen ở tế bào nhân sơ có 2400 nuclêôtit. Trên mạch 1 của gen, hiệu số % giữa A với T bằng 20% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2 có số nuclêôtit loại A chiếm 15% số nuclêôtit của mạch và bằng 1/2 số nuclêôtit của G. Khi gen phiên mã 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 180U. Xác định tỉ lệ % và số lượng nuclêôtit từng loại trên mARN. Giải % mỗi loại nuclêôtit trên từng mạch đơn: *giả thiết: A2 = 15% = T1 Theo giả thiết: A1 – T1 = 20%  A1 = 15% + 20% = 35% * NTBS và giả thiết: T2 = A1 = 35%; G2 = 2A2 = 30% % của loại nuclêôtit còn lại trên mỗi mạch: G1 = X2 = 100% - (15% + 35% + 30%) = 20%. *Giả thiết N = 2400  Số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch: A1 = T2 = 35%*1200 = 420 T1 = A2 = 15%*1200 = 180 G1 = X2 = 20%*1200 = 240 X1 = G2 = 30%*1200 = 360 *Môi trường cung cấp U = 180 = A2  mạch 2 là mạch khuôn. *Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của mARN: Am = T2 = 35% = 420… CÁC CÂU TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG: ĐH 2009 – 462: Câu 10: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là: A. G = X = 280, A = T = 320. B. G = X = 360, A = T = 240. C. G = X = 320, A = T = 280. D. G = X = 240, A = T = 360. CĐ 2008 – 106: Câu 47: Một gen cấu trúc thực hiện quá trình sao mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN thông tin 8 (mARN) là A. 15. B. 5. C. 10. D. 25. BÀI TẬP VỀ QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ *Công thức cơ bản: - Số aa tự do môi trường cung cấp để dịch mã được 1 chuỗi pp là:      =     (Bộ 3 kết thúc không mã hóa aa) - Số aa trong một chuỗi pp hoàn chỉnh (aa mở đầu đã tách ra) là:       =     - Số liên kết peptit được hình thành trong quá trình tổng hợp 1 chuỗi pp là: Số liên kết peptit = số aa cung cấp – 1 =       =     - Số lượng phân tử tARN đến dịch mã bằng số aa tự do môi trường cung cấp cho dịch mã:     - Sơ đồ cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền: ADN  ADN (gen)  mARN  prôtêin - Chú ý: + Chiều của mạch gốc là chiều 3’ – 5’. + Chiều dịch mã trên mARN là chiều 5’ – 3’tuân theo nguyên tắc bổ sung: Mạch bổ sung (5’ – 3’)  mạch gốc (3’ – 5’)  mARN (5’ – 3’)  tARN (3’ – 5’) Bài Tập Vận Dụng: Dạng 1: Xác định số lượng, thành phần và trình tự các aa trong chuỗi pp thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã Dạng 2: Xác định cấu trúc của gen, mARN, tARN dựa vào prôtêin tương ứng. *****Dạng 1: Xác định số lượng, thành phần và trình tự các aa trong chuỗi pp thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã Ví dụ 1 (ĐH2012-7/279): Cho biết các cođon mã hóa các aa tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là: 5’AGXXGAXXXGGG3’ Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pp có 4 aa thì trình tự của 4 aa đó là: A. Pro-Gly-Ser-Ala B. Ser-Ala-Gly-Pro C. Gly-Pro-Ser-Arg D. Ser-Arg-Pro-Gly Giải Cần lưu ý chiều mạch gốc 3’ – 5’  mạch mARN  trình tự aa của chuỗi pp  trên đoạn đã cho phải đọc từ đầu 3’GGGXXXAGXXGA5’ Theo nguyên tắc bổ sung thì mARN được đọc từ 5’XXXGGG – UXGGXU3’  Đáp án A Ví dụ 2: Một gen có chiều dài 5100A 0 , gen phiên mã 5 lần, mỗi mã sao có 10 ribôxôm trượt qua. Số aa do môi trường cung cấp cho việc tổng hợp các chuỗi pp là A. 25000 B. 30000 C. 24950 D. 24990 Giải Số nuclêôtit của gen là N = 3000 Số aa môi trường cung cấp cho 1 chuỗi pp là (phải tính luôn aa mở đầu): N/6 – 1 = 3000/6 – 1 = 499 Gen phiên mã 5 lần  5 mARN, mỗi ribôxôm trượt  1 chuỗi pp  Mỗi mARN có 10 ribôxôm cùng trượt sẽ giải phóng: 5x10 = 50 chuỗi pp  số aa cần cung cấp cho toàn bộ quá trình tổng hợp các chuỗi pp là 499 x 50 = 24950 aa 9  Đáp án C *****Dạng 2: Xác định cấu trúc của gen, mARN, tARN dựa vào prôtêin tương ứng. Ví dụ 1 (ĐH2009-11/462): Bộ ba đối mã (anticođon) của tARN vận chuyển aa metionin là A. 5’AUG3’ B. 3’XAU5’ C. 5’XAU3’ D. 3’AUG5’ Giải Chú ý : - Anticođon trên tARN ; cođon trên mARN - Các anticođon trên tARN khớp với bộ ba mã sao (cođon) trên mARN theo nguyên tắc bổ sung: A  U, G  X. - Trong quá trình dịch mã, ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều 5’  3’ Bộ ba mở đầu: 5’AUG3’ - tARN vận chuyển các aa theo chiều ngược lại: từ 3’  5’.  Anticođon của tARN vận chuyển aa Met là 5’XAU3’.  Đáp án C Ví dụ 2 (ĐH2012-2/279): Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là : A. 3’GAU5’ ; 3’AAU5’ ; 3’AUG5’ B. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’AGU5’ C. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’UGA5’ D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’ Giải Có 3 bộ ba kết thúc là : 5’UAA3’ ; 5’UAG3’ ; 5’UGA3’. Ta thấy U luôn đứng ở đầu 5’  Đáp án D Kiến thức cần phải nhớ : - Mã mở đầu : AUG mã hóa aa mở đầu - Ba mã kết thúc : UAA, UAG, UGA không mã hóa aa nào cả, chỉ làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã. - Trong quá trình dịch mã, ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều từ 5’  3’  Bộ 3 kết thúc cũng đọc theo chiều 5’  3’. Ví dụ 3: Một đoạn pp gồm các aa như sau: …Val – Trp – Lys – Pro… Biết rằng các aa được mã hóa bởi các bộ sau: Trp: UGG; Val: GUU; Lys: AAG; Pro: XXA. a. Viết trình tự các nu tương ứng trên mARN? b. Viết trình tự nu từ gen tổng hợp ra chuỗi pp đó. Giải a. Trình tự nu trên mARN là : 5’…GUU – UGG – AAG – XXA…3’ b. Trình tự nu của gen cấu trúc : 3’ …XAA – AXX – TTX – GGT… 5’ 5’ …GTT – TGG – AAG – XXA… 3’ CĐ 2012 – 263: Câu 4: Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là A. 5’AUG3’. B. 5’UAX3’. C. 3’AUG5’. D. 3’UAX5’. CĐ 2011 – 953: Câu 13: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: 5' XGA 3' mã hoá axit amin Acginin; 5' UXG 3' và 5' AGX 3' cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5' GXU 3' mã hoá axit amin Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là 5' GXTTXGXGATXG 3' . Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự các axit amin tương ứng với quá trình dịch mã là A. Xêrin – Alanin – Xêrin – Acginin. B. Acginin – Xêrin – Alanin – Xêrin. C. Xêrin – Acginin – Alanin – Acginin. D. Acginin – Xêrin – Acginin – Xêrin. CĐ 2009 – 138: Câu 38: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc? A. 3' AGU 5'. B. 3' UAG 5'. C. 3' UGA 5'. D. 5' AUG 3'. BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN GEN Dạng 1: Xác định dạng đột biến gen (đột biến điểm) Dạng 2: Xác định số lượng từ loại nuclêôtit trong gen đột biến. Dạng 3: Xác định hậu quả của dạng đột biến gen ảnh hưởng đến cấu trúc phân tử prôtêin. 10 *****Dạng 1: Xác định dạng đột biến gen (đột biến điểm) Có 3 dạng: - Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit - Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit - Đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit Nhận dạng đột biến dựa vào sự thay đổi của: * Số N gen  thay đổi L  thay đổi M * Số liên kết hyđrô trong gen * Cấu trúc prôtêin tương ứng (số lượng, thành phần, trình tự aa) a. Dựa vào sự thay đổi N, L, M của gen - Không làm thay đổi số lượng N  không thay đổi L, M của gen  Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit. - Làm giảm 2 nuclêôtit  giảm L, M của gen (giảm 3,4A 0 ; 600 đvC)  Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit. - Làm tăng 2 nuclêôtit  tăng L, M của gen (tăng 3,4A 0 ; 600 đvC)  Đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit. b. Dựa vào sự thay đổi liên kết H Chú ý: cặp A – T có 2 liên kết hyđrô ; cặp G – X có 3 liên kết hyđrô. - Nếu không thay đổi liên kết H  Đột biến thay thế 1 cặp A-T bởi 1 cặp T-A hoặc 1 cặp G-X bởi 1 cặp X-G. - Nếu tăng 1 liên kết H  Đột biến thay thế 1 cặp A-T bởi 1 cặp G-X - Nếu giảm 1 liên kết H  Đột biến thay thế 1 cặp G-X bởi 1 cặp A-T - Tăng 2 liên kết H  Đột biến thêm 1 cặp A-T (và mất thì ngược lại) - Tăng 3 liên kết H  Đột biến thêm 1 cặp G-X c. Dựa vào cấu trúc prôtêin + Không thay đổi số lượng, thành phần aa  Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit thứ 3 ở bộ ba thoái hóa (giải thích về bộ 3 thoái hóa giống nhau ở 2 nuclêôtit đầu tiên). VD: AAA và AAG cùng mã hoá Lizin + Giảm số lượng aa  thay thế 1 cặp nuclêôtit làm xuất hiện sớm mã kết thúc. + Thay đổi trình tự aa, không làm thay đổi số lượng aa  thay thế 1 cặp nuclêôtit  bộ 3 mới mã hóa aa mới  thay thế 1 aa. + Nếu thay đổi số lượng, trình tự aa  Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit ở 1 mã có nghĩa (mã hóa aa). Vì có sự sắp xếp lại trình tự các nu trong các mã di truyền <=> mã di truyền bị đọc sai từ điểm đột biến. Sự thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào vị trí cặp nu bị mất - Số cặp nuclêôtit bị mất càng về phía đầu của gen  thay đổi aa càng nhiều - Hiện tượng mất đi một cặp nuclêôtit nào đó  sắp xếp lại mã di truyền gọi là đột biến dịch khung (dịch khung đọc mã và thay đổi mã di truyền) + Nếu giảm số lượng aa, thay đổi trình tự aa  Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit  Sắp xếp lại mã di truyền làm xuất hiện sớm mã kết thúc. + Nếu đột biến mất đi mã mở đầu  không xảy ra quá trình dịch mã  ko có aa nào (đặc biệt) Vi dụ 1: Một gen cấu trúc có chiều dài 0,255m và 1950 liên kết H. Một đột biến làm chiều dài gen không thay đổi, gen đột biến có tỷ lệ A/G xấp xỉ 66,3%. Đột biến gen thuộc dạng nào? A. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T B. Mất 1 cặp G-X C. Thêm 1 cặp A-T D. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X Giải Số nuclêôtit mỗi loại của gen N = 1500 H = 1950  G = 450; A = 300 [...]... thế một cặp A T bằng một cặp G - X Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là: A A = T = 720 ; G = X = 480 B A = T = 419 ; G = X = 721 C A = T = 719 ; G = X = 481 D A = T = 721 ; G = X = 479 BAI TẬP VỀ GIẢM PHÂN Xác định số loại giao tử tạo ra trong quá trình giảm phân Kiến thức cần nhớ: - Mỗi tế bào 2n giảm phân cho 4 giao tử n Thực tế: * 1 tế bào sinh tinh (XY) cho 4 tinh trùng thuộc 2 loại: . 480. B. A = T = 419 ; G = X = 721. C. A = T = 719 ; G = X = 481. D. A = T = 721 ; G = X = 479. BAI TẬP VỀ GIẢM PHÂN Xác định số loại giao tử tạo ra trong quá trình giảm phân Kiến thức cần nhớ:

Ngày đăng: 11/02/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan