chuyên đề lịch sử 2013

7 280 3
chuyên đề lịch sử 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG LỊCH SỬ NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC GIÁO DỤC CHO HỌC SINH QUA BÀI HỌC LỊCH SỬ ”. I-Đặt vấn đề: Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, giáo dục và đào tạo ngày càng được coi trọng và trở thành vấn đề bức thiết trước sự bùng nổ thông tin của thế giới hiện đại. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu giáo dục hiện nay và quán triệt việc thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo ra các thế hệ con người phát triển toàn diện về mọi mặt Đức-Trí-Thể-Mỹ và Lao động. Bởi nguồn lực con người là vốn quý giá nhất của bất cứ một quốc gia nào. Trên tinh thần phát triển con người nói chung, sự nghiệp giáo dục ngày càng được đẩy mạnh và phát triển toàn diện. Đặc biệt, việc đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học đối với chương tŕnh giáo dục nói chung, trong đó có bộ môn Lịch sử đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, cải cách giáo dục là cả một quá tŕnh cần phải luôn luôn được tăng cường có hiệu quả. Do đặc trưng riêng biệt của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử phải dựa trên cơ sở nắm bắt sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Vì vậy, trong dạy học lịch sử, việc tạo biểu tượng có vai trò không kém phần quan trọng. Đặc biệt là trên cơ sở kiến thức đã cung cấp nhằm tạo biểu tượng lịch sử để nâng cao tính giáo dục cho học sinh, vì biểu tượng là sự phản ánh khách quan,trung thực nhất khi học sinh đã lĩnh hội kiến thức lịch sử qua bài dạy của người Thầy. Tuy nhiên, trong dạy học lịch sử vẫn còn một bộ phận giáo viên của chúng ta chưa thực sự khai thác các sự kiện lịch sử, chưa khắc họa sinh động về biểu tượng lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa tính giáo dục qua bài học lịch sử. Trên cơ sở đó để đi đến mục tiêu hình thành nhân cách cho học sinh có thái độ,hành vi đúng mực trong việc học tập bộ môn Lịch sử . Với những vấn đề cơ bản nêu trên là căn nguyên để tôi mạnh dạn đưa ra sinh hoạt thảo luận trong chuyên đề “Một số biện pháp tạo biểu tượngLịch sử nhằm nâng cao nhận thức giáo dục cho học sinh qua bài học lịch sử” . II- Mục tiêu của chuyên đề: Qua chuyên đề cần đạt được: - Ý nghĩa của việc tạo biểu tượng lịch sử trong việc giáo dục nhận thức cho học sinh. - Phương pháp xây dựng biểu tượng lịch sử qua bài học . - Vận dụng vào thiết kế bài soạn Lịch sử. III - Nội dung: 1-Ý nghĩa của việc tạo biểu tượng lịch sử trong việc nâng cao tính giáo dục cho học sinh. - Trong dạy học Lịch sử,việc tạo biểu tượng lịch sử trước tiên là khẳng định quá trình tri giác để tạo biểu tượng . Tức là những hình ảnh của các sự vật, hiện tượng không phải đang được tri giác mà đó là “ được tri giác trước đây”. Trong quá trình tri giác thế giới khách quan, con người phản ánh sự vật và hiện tượng xung quanh mình dưới dạng các hình ảnh và sự phản ánh đó mang tính trực quan. Nói cách khác, biểu tượng lịch sử là cơ sở để hình thành khái niệm . - Tạo biểu tượng lịch sử với nội hàm của Lịch sử bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: hoạt động của cá nhân, tập thể quần chúng … hay trong các mặt kinh tế,chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục, khoa học-kĩ thuật …của mỗi một giai đoạn, thời kì lịch sử tương ứng với nhau. Song khi xâu chuỗi lại qua tái tạo lịch sử bằng các biểu tượng cụ thể thì nó sẽ tạo ra được ấn tượng không nhỏ trong việc hướng HS đến tri thức đồng thời còn tạo ra được sự nhận thức,đánh giá khách quan từ biểu tượng lịch sử đã hình thành. - Tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử về những tấm gương người thật, việc thật có sức thuyết phục đặc biệt đối với học sinh. Biểu tượng sinh động gây cho các em hứng thú học tập lịch sử, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ những xúc cảm lịch sử đúng đắn, góp phần hình thành nên nhân cách học sinh. Bên cạnh đó, phát huy năng lực nhận thức độc lập ở các em khi hiểu sâu sắc sự kiện lịch sử. - Việc tạo biểu tượng lịch sử chân thực sẽ giúp học sinh hình dung được bức tranh lịch sử sinh động mà ở đó với nhiều hoạt động của xã hội loài người. Trên cơ sở đó, hình thành ở các em về thái độ khâm phục, biết ơn đối với các anh hùng dân tộc đã hi sinh cho cuộc sống độc lập tự do hôm nay. Đồng thời giúp học sinh nhận thức và đi đến kết luận chung nhất về quy luật phát triển tất yếu của lịch sử , biết được quá khứ đề vận dụng, hướng tới tương lai theo sự phát triển chung của nhân loại. Từ đó,các em có ý thức tự giác về trách nhiệm của mình trong cuộc sống hôm nay. - Trong dạy học, bộ môn lịch sử có vai trò giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm cho học sinh rất lớn. Đặc biệt việc tạo biểu tượng sinh động, hấp dẫn về các sự kiện, hiện tượng, về các nhân vật lịch sử sẽ có tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm các em. Các em không chỉ tri giác mà còn có những rung động, xúc cảm và sự nhập thân vào lịch sử. Biểu tượng lịch sử tác động không những lên trí tuệ , cả về tâm hồn và tình cảm, mà còn là yếu tố hình thành nên nhân cách của học sinh, giúp các em nhận thức được cái đẹp, cái xấu để chọn lọc học tập. Với ý nghĩa to lớn như vậy, trong quá trình dạy học lịch sử chúng ta cần chú trọng việc khai thác và tạo biểu tượng lịch sử sao cho phù hợp và hiệu quả là vấn đề cơ bản nhằm nâng cao sự nhận thức sâu sắc trong mỗi học sinh khi tham gia học tập bộ môn Lịch sử. Bản thân xin nêu lên một vài biện pháp thực hiện nội dung trên trong quá trình giảng dạy. 2-Biện pháp tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học Lịch sử : Như đã nêu ở trên biểu tượng lịch sử không phải đơn thuần chỉ là một lĩnh vực kinh tế hoặc văn hóa nào đó thôi, mà nó còn là biểu tượng lịch sử của một nhân vật lịch sử trong một bối cảnh khách quan hay cũng có thể là của cả một tập thể quần chúng trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vì vậy trong mỗi một bài học, mỗi một tiểu mục chúng ta cần phải xác định rõ cũng như giới hạn mục tiêu khai thác biểu tượng lịch sử đó phù hợp với yêu cầu chung của nội dung bài học. Sau đây, tôi xin nêu ra một vài biện pháp tạo biểu tượng lịch sử trong việc nâng cao nhận thức giáo dục học sinh qua bộ môn lịch sử ở trường Trung học cơ sở. a. Khai thác nhân vật tạo biểu tượng lịch sử để nâng cao nhận thức giáo dục: Bất kỳ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào cũng gắn liền với nhân vật lịch sử nhất định. Nói cách khác, nhân vật lịch sử gắn liền với hoạt động, công việc mà họ tiến hành trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa, vai trò to lớn của hoạt động mà nhân vật thực hiện, qua đó học sinh sẽ ghi nhớ, khắc sâu được về con người đó. Đặc biệt, khi nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với dân tộc và thế giới trong những thời điểm lịch sử nhất định, trong quá trình dạy học, người giáo viên thường hay dùng biện pháp này để tạo biểu tượng về chân dung con người họ. Đó có thể là lãnh tụ của một đất nước hay một thiên tài trong lĩnh vực nào đó. Chúng ta biết rằng mỗi nhân vật hoạt động trên một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau và ảnh hưởng của các nhân vật đó cũng sẽ khác nhau theo mỗi hoàn cảnh khác nhau của lịch sử đương đại. Vì vậy, vai trò lịch sử của họ cũng không giống nhau. Khi tiến hành biện pháp “Khai thác nhân vật lịch sử ” nhằm tạo biểu tượng nhân vật cho học sinh, giáo viên nêu lên vai trò hoạt động của nhân vật có tác động đến lịch sử. Từ đó gây sự chú ý cho các em hứng thú tìm hiểu về nhân vật đó . Đây chỉ là một nội dung nhỏ trong nội dung bài học lịch sử nên để làm sinh động bài học, gây hứng thú học tập cho HS, GV không nên tạo biểu tượng tỉ mỉ, sâu sắc về nhân vật thuộc lĩnh vực này, mà chỉ nêu đặc điểm ví dụ. Từ đó thấy được vai trò của nhân vật đó đối với lịch sử dân tộc hay đóng góp vào một lĩnh vực nào đó…. Mặt khác,lựa chọn kiến thức lịch sử về hoạt động của nhân vật để tạo biểu tượng về họ còn giúp GV chủ động phân bố và rút ngắn được thời gian, để kết hợp với nội dung lịch sử cơ bản của bài làm nên hiệu quả của tiết học. Ví dụ 1: Lịch sử lớp 9-Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 GV cùng với HS khai thác các sự kiện lịch sử về Nguyễn Ái Quốc : Tham gia - Hội những người yêu nước Việt Nam trên đất Pháp - Đọc Luận cương của Lê-nin - Sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc và thuộc địa - Thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ……………………… Trên cơ sở đó, hướng học sinh đi đến Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam. Từ đó, học sinh sẽ thấy được con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác hẳn với các nhà chí sĩ yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX bị bế tắc. Qua nội dung này, chúng ta đã định hướng đến việc giáo dục cho học sinh về lòng biết ơn đối với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc . Ví dụ 2: Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. Mục II. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.Khi nói đến nhân vật Crôm-oen với Cách mạng tư sản Anh 1640. GV giới thiệu mâu thuẫn sâu sắc giữa chính quyền chuyên chế nhà vua nước Anh với giai cấp Tư sản và Quí tộc mới, mâu thuẫn đó sẽ đưa đến xảy ra cuộc chiến tranh giữa phe nhà Vua với phe Tư sản và Quí tộc mới. Đồng thời GV trình bày cho HS thấy lịch sử nước Anh lúc này không phải yêu cầu một nhân vật đứng đầu chỉ huy, một sự chuyển biến chung chung mà là yêu cầu một nhân vật lịch sử cụ thể để lãnh đạo quân Quốc hội tiến hành một cuộc chiến tranh đánh thắng nhà Vua và bọn Quý tộc Phong kiến. Chính chính Crôm-oen đã đáp ứng nhu cầu đó. Với cách tạo biểu tượng lịch sử như vậy, là chúng ta đã khắc sâu được nhân vật lịch sử với cuộc cách mạng Tư sản ở nước Anh và giúp các em khác sâu và lĩnh hội được kiến thức bài học ngay tại lớp. Ví dụ 3:Ở lớp 6-Bài 18:Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. Khi trình bày mục 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) đã diễn ra như thế nào ? GV trình bày diễn biến cuộc kháng chiến, trong đó nêu rõ các chi tiết trận chiến ở Lãng Bạc,quân Hai Bài chiến đấu anh dũng rồi lui về Cổ Loa, Mê Linh và Cấm Khê. Sau đó hi sinh tại Cấm Khê. Qua các chi tiết đó, GV vừa cung cấp kiến thức vừa đồng thời khắc họa hình ảnh Hai Bà Trưng đã chiến đấu đến cùng để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Từ biểu tượng này đã tạo cho các em ấn tượng sâu sắc về lòng biết ơn đối với Hai Bà Trưng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm trong thời kì dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Với cách khai thác trên, HS không chỉ lĩnh hội kiến thức bài học mà việc giáo dục tư tưởng,tình cảm cho HS qua bài học cũng hết sức nhẹ nhàng và sâu sắc. b- Khai thác các số liệu lịch sử nhằm tạo biểu tượng lịch sử : Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng được tái tạo lại qua lăng kính theo thời gian. Gắn liền với các sự kiện là sự minh chứng của các yếu tố địa danh, con người, hiện vật….trong đó số liệu là không thể không thiếu được. Bởi gắn liền với các sự kiện, hiện tượng lịch sử là thời gian, không gian và cả các số liệu. Vì vậy, việc khai thác các số liệu trong mỗi một sự kiện là nhằm để minh chứng sử liệu của sự kiện, nâng cao tính thuyết phục và đồng thời thông qua từ những con số đó sẽ tạo ra được nhận thức sâu sắc về vấn đề của lịch sử. Điều đó GV cần khai thác nó để tạo ra biểu tượng và đi đến hình thành nhận thức của học sinh trong việc tỏ thái độ khách quan đúng mực từ những con số đó và cũng chính những con số đó GV bắt nó phải “Biết nói” hay từ nó tạo biểu tượng lịch sử sâu sắc về vấn đề được nêu ra. Ví dụ 1: Lịch sử lớp 9 - Bài 24 : Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân( 1945-1946) Ở mục I: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám. Giáo viên tạo biểu tượng cho học sinh qua các kiến thức về chính sách bóc lột của Thực dân Pháp, về thiên tai: nạn lụt, nạn vỡ đê…. để đi đến hậu quả nạn đói đã làm hơn 2 triệu người dân bị chết đói cuối 1944 đầu 1945.Từ biểu tượng lịch sử sẽ này tạo cho các em cảm xúc mạnh mẽ, xót thương cho đồng bào mình, căm thù thực dân Pháp xâm lược đã áp bức bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ. Ví dụ 2: Lịch sử lớp 8 - Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai( 1939-194511) Mục III: Kết cục chiến tranh .Sau khi cho HS nêu các số liệu: 60 triệu người chết,90 triệu người bị thương,thiệt hại vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất( hoặc dùng bảng số liệu so sánh về chiến tranh thế giới thứ I và chiến tranh thế giới thứ II).Từ những con số này sẽ hình thành nhận thức ở HS về hậu quả chiến tranh thế giới thứ hai gây ra, trên cơ sở này HS sẽ tỏ thái độ căm ghét chiến tranh và những kẻ phát động chiến tranh .Mặt khác sẽ nâng cao nhận thức cho HS về ý thức tham gia bảo vệ hòa bình ,lên án chiến tranh… Ví dụ 3: lớp 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ( 1428-1527) Mục III:Tình hình văn hóa,giáo dục .Khi cung cấp số liệu: Thời Lê sơ(1428-1527) tổ chức 26 khoa thi tiến sĩ,lấy đỗ 898 tiến sĩ,20 trạng nguyên. Riêng thời Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên… GV đã tạo ra biểu tượng mới về nền giáo dục nước ta thời Trần phát triển mạnh và tổ chức thường xuyên, có quy củ.Trên cơ sở đó HS nhận thức và hiểu rõ hơn tại sao thời Lê sơ đất nước ta phát triển hùng mạnh là nhờ có nhiều hiền tài . c.Khai thác kênh hình,sơ đồ,lược đồ để tạo biểu tượng lịch sử: Theo mục tiêu giáo dục đổi mới hiện nay thì việc tăng cường hệ thống kênh hình, giảm kênh chữ đang là vấn đề được giải quyết mạnh mẽ. Muốn cho HS có được biểu tượng lịch sử cụ thể, chính xác và sinh động thì bên cạnh kiến thức, ngôn ngữ của GV, còn có việc sử dụng các tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ hay chân dung nhân vật là một nội dung đóng vai trò quan trọng. Đây là một yếu tố trong hệ thống đồ dùng trực quan dạy học với các phương pháp đổi mới hiện đại. Khi sử dụng tranh ảnh, sơ đồ chân dung của nhân vật lịch sử, GV sử dụng một hệ thống các câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở, trao đổi với HS nhằm tạo biểu tượng lịch sử của vấn đề nêu ra. Trong chương trình Lịch sử bậc phổ thông GV không chỉ tập trung khai thác các tranh ảnh, lược đồ, chân dung nhân vật không chỉ là ở Sách giáo khoa mà còn phải tìm tòi, sưu tầm các nguồn tư liệu này từ bên ngoài vào nhằm làm phong phú cho nội dung bài dạy. Ví dụ 1: Lịch sử lớp 6 - Bài 15 : Nước Âu Lạc(TT) Khi giới thiệu Lược đồ về Khu thành Cổ Loa .GV kết hợp giới thiệu cấu trúc về các vòng thành được xây dựng bao gồm thành Ngoại, thành Trung và thành Nội ,các thành đều có hào bao quanh và thông với nhau ra con sông Hoàng .Từ biểu tượng về thành Cổ Loa GV hướng HS đi đến nhận xét việc thành xây dựng kiên cố, vững chắc. Trên cơ sở đó HS tỏ thái độ khâm phục cha ông ta từ xa xưa đã xây dựng nên những công trình kĩ thuật cao. Mặt khác GV cũng tích hợp được nội dung giáo dục ý thức bảo vệ các di tích lịch sử của dân tộc thông qua bài học giáo dục hết sức nhẹ nhàng cho các em . Ví dụ 2: Lịch sử lớp 9 - Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật Mục II:Ý nghĩa và tác động của khoa học và kĩ thuật .Khi nói về tác động tích cực và hạn chế của Khoa học- kĩ thuật đêm lại . GV khai thác kiến thức về hạn chế mà khoa học-kĩ thuật gây ra như: Nạn ô nhiễm môi trường,bệnh tật mới, sản xuất vũ khí hủy diệt….bằng các hình ảnh thu thập từ bên ngoài vào phục vụ cho bài học: Số liệu về lượng khí thải CO 2 của nước Mĩ, Trung Quốc, Nhật bản; Vũ khí hiện đại: máy bay tàng hình B 1 , bom than, bom hạch nhiệt….( Nếu dạy bằng Giáo án điện tử thì các hình ảnh này rất đầy đủ và sinh động). Từ đó tạo biều tượng lịch sử sâu sắc cho HS về ý thức tham gia các hoạt động thiết thực nhất tại trường học hay ở địa phương nơi em sinh sống trong việc bảo vệ môi trường, sự sống của hành tinh cũng như lên án việc chạy đua vũ trang của các quốc gia trên thế giới trong việc sản xuất vũ khí mới . Ví dụ 3: Lịch sử lớp 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX . Qua bức chân dung của: Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng. GV có thể tạo cho HS về hình ảnh của những Người lãnh đạo trong phong trào Cần Vương chống Pháp lúc bấy giờ. Họ xuất thân từ tầng lớp nho sĩ có tinh thần dân tộc sâu sắc và là những người kiên quyết đứng lên lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp một cách quyết liệt nhất. Trên cơ sở đó, ây cho HS ấn tượng mạnh mẽ về các nhà yêu nước thời Phong kiến lúc bấy giờ, họ đã hi sinh bản thân mình để đấu tranh chống vì một nền độc lập của dân tộc . 3-Một số lưu ý khi khai thác biểu tượng lịch sử để nâng cao tính giáo dục: - Phải căn cứ vào mục tiêu của bài học, nội dung chuẩn kiến thức –kĩ năng mà chương trình đã giới hạn. Đồng thời chú ý vào nội dung tích hợp của bài (nếu có) đề xây dựng kế hoạch bài học phù hợp và sinh động trong quá trình dạy học . - Trong quá trình khai thác nội dung bài dạy lịch sử, việc tạo biểu tượng lịch sử đòi hỏi Giáo viên phải chú ý đến đối tượng học sinh mà hình thành các nội dung câu hỏi từ phát hiện đến gợi mở (hoặc tư liệu sưu tầm nếu có) nhằm hướng học sinh khắc sâu sự kiện lịch sử nhưng cũng không nên quá chú trọng vào việc tạo biểu tượng mà dẫn đến bài học quá nhiều tình tiết hoặc tư liệu phong phú. Điều này không chỉ làm mất thời gian mà hiệu quả bài học sẽ không cao. - Việc khai thác sự kiện để tạo biểu tượng lịch sử nhằm nâng cao tính giáo dục cho học sinh là nội dung mà trong mỗi mục tiêu của bài học đều được đề cập đến và được thể hiện ở mỗi mức độ khác nhau. Vì vậy, khi thực hiện vấn đề này GV phải có những cách tiếp cận khác nhau, những hình thức và bước đi cụ thể trong tuyến trình bài dạy lịch sử khi thực hiện. Tránh việc tạo biểu tượng lịch sử từ bài học đưa đến việc giáo dục thái độ, hành vi, ý thức học sinh một cách máy móc, thụ động, mang tính hình thức. Điều này sẽ gây tác dụng phản, bài học không sinh động, học sinh không tập trung . Vì vậy việc nâng cao nhận thức giáo dục phải đảm bảo sự khéo léo, nhẹ nhàng của GV trong quá trình lồng ghép, tích hợp, gây ấn tượng sâu sắc cho học sinh từ những biểu tượng lịch sử đã hình thành. IV-KẾT LUẬN: Như vậy, việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử có vai trò to lớn trong qúa trình nhận thức nói chung, nhận thức lịch sử nói riêng. Việc cung cấp cho HS những sự kiện lịch sử cụ thể sinh động để tạo biểu tượng là bước đầu quan trọng của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Đồng thời, việc tạo biểu tượng lịch sử có ý nghĩa giáo dục lớn đối với HS vì thông qua những hình ảnh cụ thể, sinh động, có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của các em. Với vai trò, ý nghĩa đó biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng nhân vật lịch sử nói riêng là khâu không thể thiếu trong qúa trình nhận thức lịch sử. Sử dụng các biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nhằm giúp cho việc học tập lịch sử thêm sinh động, hấp dẫn và thu hút HS hơn. Trên cơ sở này, các biện pháp tạo biểu tượng lịch sử tái tạo lại nội dung kiến thức lịch sử cần đạt của bài và tạo hiệu quả giáo dục thiết thực nhất cho học sinh khi tham gia học tập và lĩnh hội. Hơn nữa, giải quyết tốt vấn đề này sẽ là cơ sở vận dụng một cách có hiệu quả trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.Vì vậy, yêu cầu cần thiết là GV phải luôn luôn trau dồi kiến thức lịch sử sâu sắc, đặc biệt là kiến thức liên quan đến yếu tố giáo dục đạo đức, hành vi và nhân cách con người trong thời đại mới. Đây cũng là mục tiêu của nền giáo dục nước nhà đã và đang thực hiện trong sự nghiệp trồng người. Thiết nghĩ với nội dung nêu trên trong quá trình trải nghiệm khi dạy học chắc chắn sẽ không thể không thiếu sót. Rất mong sự góp ý và bổ sung của đồng nghiệp để chuyên đề đạt hiệu quả cao nhất,xin chân thành cảm ơn ! Đại Minh tháng 1năm2013 Người viết Hồ Xuân Hải . thảo luận trong chuyên đề “Một số biện pháp tạo biểu tượngLịch sử nhằm nâng cao nhận thức giáo dục cho học sinh qua bài học lịch sử . II- Mục tiêu của chuyên đề: Qua chuyên đề cần đạt được: -. biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng nhân vật lịch sử nói riêng là khâu không thể thiếu trong qúa trình nhận thức lịch sử. Sử dụng các biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nhằm giúp. kiện, hiện tượng lịch sử nào cũng gắn liền với nhân vật lịch sử nhất định. Nói cách khác, nhân vật lịch sử gắn liền với hoạt động, công việc mà họ tiến hành trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể giúp

Ngày đăng: 11/02/2015, 08:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan