phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm

160 1.6K 12
phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NGHIỆM THU (Đãchỉnhsửatheogóp ý củaHộiđồngnghiệmthu) PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chủnhiệmđềtài: TS Lê Song Toàn TP HỒ CHÍ MINH - 2014 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lý luận và đặc điểm tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 11 1.1. Cơ sở lý luận về phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện 11 1.2. Một số đặc điểm liên quan đến tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 17 1.3. Tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 26 Chương 2: Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 59 2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng ngừa tội phạm, trong đó có tội phạm do người nước ngoài thực hiện của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 58 2.2. Hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa thành phố Hồ Chí Minh 68 2.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 103 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 113 3.1. Dự báo tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 113 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 117 3.3. Kiến nghị. 136 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức hút lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Vì vậy sốlượng người nước ngoài, Việt kiều nhập cảnh vàothành phố trong những năm gần đây ngày càng gia tăng về số lượng và đa dạng về mục đích.Theo “Báo cáo tình hình và công tác quản lý xuất nhập cảnh” của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố có khai báo tạm trú từ năm 2008 - 2013 là 10.062.226 lượt người, trong đó: năm 2008 là 1.788.878 lượt người, năm 2013 có 1.825.801 lượt người [Phụ lục I, bảng 1]. Tính trung bình mỗi năm người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố có khai báo tạm trú tăng 10%. Trong số đó có không ít người nước ngoài vào thành phố đã nảy sinh ý định phạm tội và nhiều đối tượng vào thành phố với mục đích hoạt động phạm tội. Từ năm 2008 - 2013 phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ trì và phối hợp kiểm tra, phát hiện xử lý 16.586 trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh [phụ lục I, bảng 2]. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: quá hạn tạm trú: 9.978 trường hợp; cư trú bất hợp pháp: 305 trường hợp; hoạt động sai mục đích nhập cảnh: 308 trường hợp; lao động không phép: 616 trường hợp; môi giới kết hôn: 102 trường hợp; hoạt động tôn giáo trái phép: 94 trường hợp; gây rối trật tự công cộng: 91 trường hợp. Hoạt động liên quan an ninh quốc gia có425 đoàn lâm thời nước ngoài đến thành phố, chủ yếu là Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy. Khi nhập cảnh nhiều đối tượng đã tìm cách tiếp xúc với số đối tượng chống đối chính trị để thu thập tin tức liên quan đến dân chủ, nhân quyền, dân tộc, 2 tôn giáo, kích động, ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động chống đối. Các tổ chức phản động người Việt lưu vong tăng cường cử thành viên (núp dưới danh nghĩa đầu tư, du lịch, thăm thân) nhập cảnh về thành phố để tiếp xúc, lôi kéo số đối tượng chống đối trong nước, dân khiếu kiện, kích động hoạt động chống Đảng, Nhà nước; thu thập tin tức để xuyên tạc vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Công an thành phố đã phối hợp các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an phát hiện xử lý 10 vụ với 25 đối tượng. Tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện trong những năm qua diễn biến phức tạp, với nhiều vụ án nghiêm trọng. Nếu như trước đây, tội phạm thường đến từ các nước có quan hệ truyền thống, gần gũi về mặt địa lýở khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, thì từ năm 2008 đến nay đã xuất hiện nhiều đối tượng có quốc tịch từ các quốc gia ở khu vực Trung Đông, Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ…vào thành phố hoạt động tội phạm. Từ năm 2008 - 2013, Công an thành phố đã phát hiện và xử lý 517 vụ phạm pháp mang tính chất hình sự với 1.013 đối tượng[Phụ lục I, bảng 3]. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử 109 vụ án với 143 bị cáo là người nước ngoài [Phụ lục I bảng 4]. Trong những năm qua, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý xuất nhập cảnh và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Công an thành phố và các ban, ngành chức năng đã tập trung lực lượngtiến hành nhiều biện pháp để phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện, thu được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên hoạt động phòng ngừa tội phạm vẫn còn nhiều hạn chế như: các tổ chức phản động lưu vong do Việt kiều quốc tịch các quốc gia như: Hoa Kỳ, Pháp, Australia vẫn móc nối với bọn phản động trong nước để hoạt động khủng bố, tuyên truyền chống nhà nước và âm mưu lật đổ chính quyền; số người nước ngoài không khai báo tạm trú, hoạt động sai mục đích nhập cảnh còn diễn ra phổ 3 biến; công tác quản lý lao động người nước ngoài còn lỏng lẻo; tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố không giảm mà còn diễn biến phức tạp, có chiều hướng tăng nhanh, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện với phương thức thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, tính chất phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt tội phạm có tổ chức hình thành những đường dây hoạt động xuyên quốc gia như tội phạm về ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản, tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoạt động ngày càng phức tạp. Tội phạm do người nước ngoài thực hiện với nguy cơ tiềm ẩn ngày càng khó lường và đã tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tạo nhiều bất bình trong quần chúng nhân dân. Từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài “Phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”để nghiên cứu. Đây là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn to lớn nhằm tìm ra các nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện. Góp phần đảm bảo an ninh, trật tự để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2.1. Ngoài nước Đã có một số bài viết, tài liệu nghiên cứu về tội phạm do người nước ngoài thực hiện đã được công bố như: - Ruwantissa Abeyratne, The use of forged passports of foreign nationals in international criminal activity,Joumal of Transportation Security, 2010. Bài báo viết nghiên cứu về tình hình sử dụng hộ chiếu giả của các đối tượng người nước ngoài trong hoạt động tội phạm quốc tế. - Van Daele, Stijn; Vander Be ken, Tom; Bruinsma, Gerben JN, Does the mobility of foreign offenders fit the general pattcrn of mobility?European 4 Joumal ofcriminology, 2012. Bài báo viết phân tích, so sánh sự giống và khác nhau về động cơ, mục đích phạm tội của các đối tượng tội phạm người nước ngoài. Chưa có tài liệu hay công trình khoa học nào ở ngoài nước nghiên cứu về tội phạm do người nước ngoài thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Trong nước Tội phạm do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong những năm qua diễn biến phức tạp, là vấn đề thời sự gây bức xúc trong dư luận xã hội và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này được công bố như: - TS Trần Phương Đạt, Phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài gây ra ở Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội - 2002. Nội dung tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động của tội phạm, thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam của lực lượng Cảnh sát nhân dân và các giải pháp phòng ngừa. - Phạm Hỗ, Tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Công an - 2003. Nội dung nghiên cứu thực trạng tình hình tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Công an. - Bùi Anh Dũng, Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam,Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội - 2005. Nội dung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân, từ đó đề đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam. 5 - PGS,TS Trịnh Văn Thanh, Hoạt động lừa đảo do người nước ngoài thực hiện tại các tỉnh thành phố phía Nam - Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số TC-2005-T48-039. Nội dung tập trung nghiên cứu về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện và hoạt động phòng ngừa đấu tranh của lực lượng CSND ở phạm vi địa bàn các tỉnh thành phố phía Nam. Từ đó đã đánh giá những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của khó khăn hạn chế và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện. - Phạm Ngọc Khương, Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an ninh đối với các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài cấp bộ, Bộ Công an, mã số BA-2006-08-047. Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác an ninh đối với các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002 - 2006, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này. - ThS Phan Anh Tuấn, Thực trạng hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các tổ chức phản động lưu vong tại thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp cơ sở, mã số SA-2008-08-158. Nội dung trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động an ninh quốc gia của các tổ chức phản động lưu vong tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004-2008, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - TS Lê Xuân Viên, Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trong lĩnh vực xuất nhập cảnh - lý luận và thực tiễn, Đề tài cấp bộ, Bộ Công an, mã số BA-2008-A18-18. Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, qua đó 6 đề ra các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. - ThS Dương Văn Quang, “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và điều tra tội phạm về ma túy do người nước ngoài thực hiện của lực lượng Cảnh sát nhân dân trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ”.Đề tài cấp bộ, Bộ Công an, mã số BX- 2010-T48-025. Đề tài nghiên cứu đặc điểm, tình hình,công tác phát hiện và điều tra tội phạm về ma túy do người nước ngoài thực hiện của lực lượng Cảnh sát nhân dân trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ. Trên cơ sở đó đánh giá những tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp phòng ngừa, đấu tranh của lực lượng Cảnh sát nhân dân. - Ngô Hữu Phước, Dẫn độ trong luật Quốc tế, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2012. Nội dung nghiên cứu về dẫn độ quốc tế đối với tội phạm theo luật quốc tế và một số vấn đề đặt ra đối với việc áp dụng ở nước ta. - Hồ Thanh Giang, Vấn đề phiên dịch trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí KHGD CSND số 18 tháng 1/2012. Bài báo đã nghiên cứu, đánh giá những khó khăn về vấn đề phiên dịch trong điều tra các vụ án hình sự do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp khắc phục. - Lê Thanh Hồng, Phương thức thủ đoạn của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người nước ngoài thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí KHGD CSND số 29 tháng 1/2013. Bài báo khoa học đã làm rõ một số phương thức thủ đoạn của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người nước ngoài thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra các giải pháp phòng ngừa. 7 Các công trình khoa học trên chỉ mới đề cập nghiên cứu ở những góc độ nội dung và địa bàn khác nhau. Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về tình hình tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả với loại tội phạm này trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Vì vậy đề tài Phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhkhông trùng lắp với các công trình khoa học khác đã công bố. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008-2013;từ đó làm rõ những nguyên nhân, điều kiện và đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm nàytrong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu cơ lý luận và đặc điểm tình hình liên quan đến tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu thực trạng tình hình tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu dự báo và các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 8 4. Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2013. - Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Chủ thể phòng ngừa:Các ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trịcủa thành phố Hồ Chí Minh theo chức năng, nhiệm vụ được phân công của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, trong đó vai trò nòng cốt, chủ công là lực lượng Công an. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Dựa trên cơ sở phương pháp luận Biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm do người nước ngoài thực hiện. 6.2. Phương pháp cụ thể - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. + Nghiên cứu các văn bản, tài liệu của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực an ninh trật tự và phòng ngừa tội phạm để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài. + Nghiên cứu các báo cáo sơ kết, tổng kết của Ủy ban nhân dân thành phố, lực lượng Công an và các ngành chức năng về phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạmdo người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để có nguồn tư liệu phục phục vụ nghiên cứu đề tài. [...]... do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Chương 2 Thực trạng phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 11 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM DO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN... MINH 1.1 Cơ sở lý luận về phòng ngừa tội phạm do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện 1.1.1 Nhận thức về người nước ngoài và tội phạm do người người nước ngoài thực hiện - Người nước ngoài Hiện nay các nhà nghiên cứu đều căn cứ vào quốc tịch để xác định người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam Theo Điều 2 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì:“Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là... dụng, góp phần hoàn thiện việc xây dựng các chủ trương, chính sách về quản lý người nước ngoài, phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 7.2 Về thực tiễn - Các giải pháp của đề tài là cơ sở khoa học để ngành Công an và các ban, ngành chức năng ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện, góp phần đảm bảo... như trên có thể đưa ra khái niệm tội phạm do người nước ngoài thực hiện như sau: Tội phạm do người nước ngoài thực hiện là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người nước ngoài có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; xâm phạm. .. phục vụ cho nghiên cứu đề tài - Phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát + Khảo sát thực tiễn để nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố + Khảo sát thực trạng tình hình triển khai, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện của lực lượng Công an và các ngành liên quan; những tồn tại và nguyên nhân - Phương... hành vi cố ý trực tiếp hoặc vô ý - Chủ thể của tội phạm: Bất kỳ người nước ngoài nàocó năng lực trách nhiệm hình sựđược quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 14 1.1.2 Nhận thức về phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện Phòng ngừa tội phạm là một khái niệm thuộc khoa học về tội phạm học Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân phòng ngừa tội phạm là sự vận dụng tổng hợp những biện pháp chính... - Phòng ngừa tội phạm là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức và mọi công dân Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ trong đấu tranh phòng chống tội phạm của cơ quan bảo vệ pháp luật thì Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, chủ công phòng ngừa tội phạm, trong đó có tội phạm do người nước ngoài thực hiện 1.2 Một số đặc điểm của thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến tội phạm do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện. .. nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 6.3 Kỹ thuật sử dụng Sử dụng kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm SPSS for Windowws, phiên bản 17 7 Tính mới về khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1 Về mặt khoa học - Đề tài góp phần làm rõ nhận thức về tội phạm do người nước ngoài thực hiện, cơ sở pháp lý về phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện - Đề tài là... phạm do người nước ngoài thực hiện - Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác phòng ngừa tội phạm tại địa phương; đưa các chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt Nghị quyết và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ, của Thành phố 1.1.3 Cơ sở pháp lý về phòng ngừa tội phạmdo người nước ngoài thực hiện Trong điều kiện... đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong thời gian vừa qua, dưới góc độ tội phạm học, chúng tôi nhận thức về phòng ngừa tội phạm như sau: Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và của mọi công dân; thực hiện tổng thể các biện pháp tác động trựctiếp nhằm ngăn ngừa tội phạm, loại bỏ những nguyên nhân, điều kiện phạm tội Căn cứ khái niệm trên, đồng thời căn cứNghị . đến tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu thực trạng tình hình tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa. tác phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 103 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa. hình liên quan đến tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Chương 2. Thực trạng phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ

Ngày đăng: 11/02/2015, 01:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan